intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Suy sụp tinh thần sau sinh

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sinh con là một sự kiện trọng đại, là niềm vui lớn đối với phụ nữ. Nhưng sau khi sinh, một số bà mẹ lại thường lo lắng buồn phiền thái quá, thậm chí là bị suy sụp tinh thần. Tình trạng này được gọi là chứng suy sụp tinh thần sau sinh, xảy ra ở khoảng 15-20% bà mẹ sau sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Suy sụp tinh thần sau sinh

  1. Suy sụp tinh thần sau sinh Sinh con là một sự kiện trọng đại, là niềm vui lớn đối với phụ nữ. Nhưng sau khi sinh, một số bà mẹ lại thường lo lắng buồn phiền thái quá, thậm chí là bị suy sụp tinh thần. Tình trạng này được gọi là chứng suy sụp tinh thần sau sinh, xảy ra ở khoảng 15-20% bà mẹ sau sinh. Suy sụp tinh thần sau sinh - một chứng hậu sản (google image) Điều đáng lo là có nhiều chị em không biết chứng này, đã âm thầm chịu đựng, không dám thổ lộ với người khác vì sợ mọi người nghĩ “xấu” về mình. Thêm vào đó, nhiều người xung quanh, thậm chí là người thân cũng không biết về
  2. chứng này, thường nhìn những bà mẹ bị suy sụp tinh thần sau sinh bằng ánh mắt thiếu thiện cảm với những lời nhận xét như "bà mẹ ác độc, không thương con"... Do vậy mà những bà mẹ này cảm thấy rất cô đơn và không ít trường hợp trở bệnh nặng hơn. Xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên Chứng suy sụp tinh thần sau sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi em bé chào đời. Sau sinh, bà mẹ thấy dễ xúc động và hay lo lắng là chuyện bình thường; nhưng nếu tình trạng này kéo dài quá 2 tuần, thì người mẹ nên tìm đến chuyên viên tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để được giúp đỡ. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở những bà mẹ khi đẻ bị suy sụp tinh thần: - Cảm thấy xuống tinh thần, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống hằng ngày;
  3. - Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả; - Sinh đã được vài tháng rồi mà vẫn cảm thấy uể oải, kiệt lực; - Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn; - Đột nhiên thấy sợ hãi, không dám ở nhà một mình; - Không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai. Hiểu đúng để cảm thông và tích cực giúp đỡ Có con là một niềm vui lớn, nhưng cũng có thể mang đến những căng thẳng về mặt tinh thần và thể chất. Làm mẹ là một thiên chức khá vất vả, đầy trách nhiệm và thường bị mất ngủ. Vấn đề làm mẹ càng khó khăn hơn đối với phụ nữ nuôi con một mình hay những cặp vợ chồng không có thân nhân ở gần để giúp đỡ, nương tựa. Ngoài ra, khi cả hai vợ chồng đều phải đi làm thì người phụ
  4. nữ vừa phải cáng đáng công việc ở cơ quan, vừa làm bổn phận dâu con đối với 2 bên gia đình, vừa phải chăm lo con mọn từng chút… Tuy nhiên, một điều mọi người cần nhận thức đúng về chứng suy sụp sau khi sinh, không nên nghĩ và “tám” rằng bà mẹ ấy là “người xấu”, “bà mẹ ác độc”, bị “trời phạt”… Hiểu đúng sẽ dễ dàng cảm thông, sẵn sàng chăm sóc và tích cực giúp đỡ bà mẹ sau sinh cả về thể chất, tinh thần, để giúp bà mẹ sau sinh nhẹ nhàng thoát khỏi chứng này Phòng tránh không khó Để không bị suy sụp tinh thần sau sinh, nên chuẩn bị cẩn thận từ lúc mang thai: - Gần ngày sinh, cần tránh những thay đổi lớn nhu: dọn nhà, sửa nhà, thay đổi việc làm… - Chuẩn bị cho việc sinh con bằng cách tham gia khóa hướng dẫn trước sinh.
  5. - Giúp người chồng chuẩn bị tinh thần trong việc chăm vợ sau sinh cả về thể chất và tinh thần; và biết cách giúp vợ chăm sóc con, trông nom việc nhà. - Sắp xếp nhờ thân nhân, bạn bè giúp đỡ người mẹ sau khi sinh con - Nếu sản phụ đã từng bị suy sụp tinh thần thì nên báo cho bác sĩ biết khi đi thăm thai. BS Phạm Ngọc Thanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1) Theo NLĐ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2