intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu hướng dẫn điện công nghiệp Chương 8

Chia sẻ: Tran Van Ken | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

350
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

BÀI 8 ĐẤU NỐI VÀ VẬN HÀNH MẠCH ĐIỆN MÁY MÀI BPH20 I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM - Tìm hiểu các khí cụ điện trang bị cho mạch điện. - Khả năng đấu nối mạch điện cụ thể trên máy công nghiệp - Khả năng đọc nguyên lý một mạch điện trang bị trên máy công nghiệp. - Khả năng vận hành một mạch điện trang bị trên máy công nghiệp - Khả năng xử lý một số sự cố của mạch điện - Khả năng đo đạt các thông số làm việc của mạch điện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn điện công nghiệp Chương 8

  1. Tài liệu hướng dẫn thực tập Điện Công Nghiệp BÀI 8 ĐẤU NỐI VÀ VẬN HÀNH MẠCH ĐIỆN MÁY MÀI BPH20 I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM - Tìm hiểu các khí cụ điện trang bị cho mạch điện. - Khả năng đấu nối mạch điện cụ thể trên máy công nghiệp - Khả năng đọc nguyên lý một mạch điện trang bị trên máy công nghiệp. - Khả năng vận hành một mạch điện trang bị trên máy công nghiệp - Khả năng xử lý một số sự cố của mạch điện - Khả năng đo đạt các thông số làm việc của mạch điện II. ĐẶC ĐIỂM LÀM VIỆC CỦA MÁY MÀI BPH-20 - Máy mài phẳng có 2 loại: mài bằng biên đá và mặt đầu. Chi tiết đ ược kẹp chặt trên bàn máy tròn hoặc hình chữ nhật. - Ở máy mài biên đá, đá mài quay tròn và chuyển động tịnh tiến ngang so với chi tiết, bàn máy mang chi tiết chuyển động tịnh tiến qua lại. Chuyển động quay của đá là chuyển động chính, chuyển động ăn dao là di chuyển của đá (ăn dao ngang) hoặc chuyển động của của tiết (ăn dao dọc). - Ở máy mài bằng mặt đầu đá, bàn có thể tròn hoặc hình chữ nhật, chuyển động quay của đá là chuyển động chính, chuyển động ăn dao là chuyển động ngang của đá (ăn dao ngang) hoặc chuyển động tịnh tiến qua lại của bàn mang chi tiết (ăn dao dọc). - Truyền động chính trong phần lớn các máy mài không yêu cầu điều chỉnh tốc độ, nên thường sử dụng động cơ không đồng bộ ba pha roto lồng sóc để truyền động. - Truyền động quay chi tiết (ăn dao dọc) trong máy mài thường được truyền động bởi động cơ không đồng bộ một hoặc nhiều cấp tốc độ hoặc động cơ điện một chiều. Truyền động di chuyển ngang (ăn dao ngang) của đầu mài thường dùng hệ thống thủy lực. - Truyền động phụ trong máy mài và truyền động di chuyển nhanh đầu mài, bơm dầu của hệ thống bôi trơn, bơm nước của hệ thống làm mát thường được truyền động bởi các động cơ xoay chiều không đồng bộ. III. TRANG BỊ ĐIỆN CỦA MẠCH 1. Trang bị mạch động lực: - Động cơ M1 truyền động quay đá mài loại AP90S-2, công suất 1,5kW, điện áp 220/380VAC, tốc độ 2800 vòng/phút. - Động cơ M2 truyền động bơm nước làm mát loại AP63-2, công suất 0,25kW, điện áp 220/380VAC, tốc độ 2770 vòng/phút. - Động cơ M3 truyền động bơm thủy lực để di chuyển mang chi tiết mài loại AF322-4, công suất 1,5kW, điện áp 220/380VAC, tốc độ 1400 vòng/phút. - Động cơ M4 nâng hạ đá mài loại 2AP71-2, công suất 0,37kW, điện áp 220/380VAC, tốc độ 2770 vòng/phút. 2. Trang bị mạch điều khiển: Bộ môn Kỹ thuật Điện – Đại học Cần Thơ Trang 55
  2. Tài liệu hướng dẫn thực tập Điện Công Nghiệp K1: công tắc tơ động cơ trục chính - K2: công tắc tơ động cơ bơm nước, K3, K4: công tắc tơ động cơ nâng hạ - đá mài, K5: công tắc tơ hãm động cơ trục chính T1: rờ le thời gian - OLR1, OLR2: rờ le nhiệt bảo vệ quá tải - Đ1: đèn chiếu sáng khi làm việc, Đ2: đèn báo nguồn - ON1, ON2, ON3, ON4: nút ấn đơn thường mở dùng để mở máy - OFF1: nút ấn hai tầng tiếp điểm dùng để tắt máy và hãm động cơ, OFF2: - nút ấn đơn thường đóng dùng để tắt máy LS1, LS2: tiếp điểm thường đóng của công tắc hành trình LS1 và LS2 - CT: công tắc, CB: áptômát tổng, FUSE: cầu chì - 3. Sơ đồ mạch điện máy mài BPH-20 a) Sơ đồ mạch động lực b) Sơ đồ mạch điều khiển Bộ môn Kỹ thuật Điện – Đại học Cần Thơ Trang 56
  3. Tài liệu hướng dẫn thực tập Điện Công Nghiệp IV. NỘI DUNG THỰC HÀNH 1. Đấu nối mạch điện máy mài BPH20 - Sinh viên đấu nối mạch điều khiển và mạch động lực máy mài BPH20 theo sơ đồ hình vẽ trên dựa trên những khí cụ điện đã được lắp đặt trên bảng điện. - Mạch điều khiển sử dụng nguồn xoay chiều 220V thông qua CB 3 pha ở mạch động lực. - Động cơ trang bị cho mạch được đấu ở chế độ sao. - Đấu nối máy biến áp và bộ chỉnh lưu một chiều vào nguồn xoay chiều 220V và cấp nguồn một chiều 24VDC để hãm động cơ M1. - Kiểm tra lại mạch bằng Ohm kế. 2. Vận hành mạch điện máy mài BPH20 - Bật áptômát nguồn chính CB lên vị trí ON → đèn Đ2 sáng. - Chỉnh thời gian tác động trên rờle thời gian T1 (khoản 3 giây) - Ấn nút ấn ON1 → động cơ M1 hoạt động, động cơ M2 hoạt động. - Ấn nút ấn ON2 → động cơ M3 hoạt động. - Ấn nút ấn ON3 → động cơ M4 hoạt động. - Ấn vào cần tác động của công tắc hành trình LS1 → động cơ M4 ngừng hoạt động. - Ấn nút ấn ON4 → động cơ M4 hoạt động. - Ấn vào cần tác động của công tắc hành trình LS2 → động cơ M4 ngừng hoạt động. - Bật công tắc CT về vị trí ON (nếu cần) → Đ1 sáng. - Dùng VOM (đo áp) và ampe kiềm (đo dòng) của các động cơ khi làm việc, ghi vào bảng sau: Đại lượng đo M1 M2 M3 M4 Up (V) Ilv (A) - Ấn nút ấn OFF2 → ngừng động cơ M3. Bộ môn Kỹ thuật Điện – Đại học Cần Thơ Trang 57
  4. Tài liệu hướng dẫn thực tập Điện Công Nghiệp Ấn nút ấn OFF1 → ngừng động cơ M1, ngừng động cơ M2 và động cơ M1 - được hãm động năng. Để kết thúc bài thí nghiệm, phải dừng máy, ngắt nguồn bằng áptômát tổng - CB và tháo các dây nối. 2. Đọc nguyên lý mạch điện máy mài BPH20 - Dựa vào sơ đồ mạch điện và quá trình vận hành mạch đọc l ại nguyên lý chính xác mạch điện máy mài BPH-20 V. BÁO CÁO THỰC HÀNH - Trang bị điện mạch điện máy mài BPH-20 - Báo cáo trạng thái tác động khi vận hành mạch điện máy mài BPH-20 Trạng thái làm việc của động Thứ tự tác Trạng thái làm việc của khí cụ cơ và đèn báo động K1 K2 K3 K4 K5 T1 M1 M2 M3 M4 Đ1 Đ2 Bật CB Ấn ON1 Ấn ON2 Ấn ON3 Ấn LS1 Ấn ON4 Ấn LS2 Bật CT Ấn OFF2 Ấn OFF1 Báo cáo các giá trị đo đạt khi vận hành mạch điện - Đại lượng đo M1 M2 M3 M4 Up (V) Ilv (A) Ghi lại nguyên lý hoạt động của mạch điện máy mài BPH-20 - VI. CÂU HỎI - Sinh viên hãy đọc lại trình tự vận hành máy mài BPH-20 khi gia công sản phẩm? - Ý nghĩa của việc dùng công tắc hành trình LS1 và LS2 trong mạch điện trên? - Khi mạch điện đang làm việc thì động cơ M1 bị sự cố quá tải, quá trình hoạt động của mạch điện trên sẽ như thế nào? - Tại sao trên mạch động lực động cơ M1 và M3 được bảo vệ bởi các r ờ le nhiệt OLR1 và OLR2 còn động cơ M2 và M4 không được bảo vệ? - Tại sao nút ấn ON3 và ON4 điều khiển động cơ M4 không có tiếp điểm tự giữ? - Mái mài BPH-20 có được trang bị cơ cấu bơm dầu bôi trơn không? Nếu có, thì nó được truyền động bởi động cơ nào? Bộ môn Kỹ thuật Điện – Đại học Cần Thơ Trang 58
  5. Tài liệu hướng dẫn thực tập Điện Công Nghiệp Cơ cấu truyền động ăn dao trên máy mài BPH-20 được truyền động bởi - động cơ nào? Sinh viên hãy trình bày phương pháp truyền động trên? Bộ môn Kỹ thuật Điện – Đại học Cần Thơ Trang 59
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2