intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu tư pháp quốc tế - vấn đề 3

Chia sẻ: Trần Thị Thủy Tiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

342
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thừa kế được nghiên cứu trong tư pháp quốc tế là thừa kế có yếu tố nước ngoài. Tại Việt nam, yếu tố nước ngoài trong các quan hệ thừa kế được xác định theo điều 758 bộ luật dân sự, bao gồm 3 yếu tố

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu tư pháp quốc tế - vấn đề 3

  1. VĐ3. Thừa kế trong tư pháp quốc tế Phần bộ luật dân sự Các hiệp định tương trợ tư pháp quốc tế I Khái niệm thừa kế trong tư pháp quốc tế Luật dân sự nghiên cứu các lý luận chung : thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, hàng thừa kế, … khác với tư pháp quốc tế Thừa kế được nghiên cứu trong tư pháp quốc tế là thừa kế có yếu tố nước ngoài. Tại Việt nam, yếu tố nước ngoài trong các quan hệ thừa kế được xác định theo điều 758 bộ luật dân sự, bao gồm 3 yếu tố · Chủ thể · Căn cứ xác lập phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài Ví dụ Người Việt nam ra nước ngoài làm việc, lập di chúc để lại tài sản ở nước ngoài cho người thân ở Việt nam. Pháp luật nước ngoài qui định rất khác nhau về hình thức của di chúc nên phát sinh xung đột pháp luật · Tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài
  2. Ví dụ Người Việt nam hợp tác lao động và có tài sản ở Nga, nếu không để lại di chúc thì người thừa hưởng ở Việt nam sẽ dựa vào luật nào ? Pháp luật Việt nam sẽ được áp dụng để xác định năng lực lập di chúc. Nếu công dân đó có 2 quốc tịch, thì do Việt nam chỉ xem đó là người Việt nam định cư ở nước ngoài nên pháp luật Việt nam vẫn được áp dụng Hình thức di chúc được xác định theo pháp luật Việt nam hoặc pháp luật Nga Khi nghiên cứu quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, tư pháp quốc tế tập trung vào 3 vấn đề cơ bản · Xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ việc có yếu tố nước ngoài Tại Việt nam thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ việc có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều 410 ( thẩm quyền chung ) và điều 411 ( thẩm quyền riêng ) của luật tố tụng dân sự · Xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng nhằm giải quyết các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài · Công nhận và thi hành bản án quyết định của tòa án nước ngoài về các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài ( không bao gồm quyết định của trọng tài do trọng tài thường không có thẩm quyền giải quyết các vụ việc thừa kế, dân sự. Ngoại lệ là trọng tài Mỹ có thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình )
  3. II Gỉai quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo các điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên và pháp luật Việt nam 1 Gỉai quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo các hiệp định tương trợ tư pháp Việc gỉai quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo các hiệp định tương trợ tư pháp đều thừa nhận nguyên tắc chung : công dân của nước ký kết này được hưởng tài sản và các quyền khác trên lãnh thổ của nước ký kết kia theo chế độ thừa kế theo di chúc và theo chế độ thừa kế theo pháp luật . Công dân của bên ký kết này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình có trên lãnh thổ của bên ký kết kia. Quan điểm này dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản · Tự do di chúc · Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em 1.1 Gỉai quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc Năng lực lập thay đổi hủy bỏ di chúc Việc xác định năng lực lập thay đổi hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của bên ký kết mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm lập hay hủy bỏ di chúc Hình thức của di chúc
  4. Do pháp luật của bên ký kết mà người lập di chúc là công dân vào thời điểm lập di chúc hay vào thời điểm người đó chết qui định. Tuy nhiên di chúc cũng xem là hợp lệ nếu đáp ứng yêu cầu của pháp luật của bên ký kết nơi lập di chúc. Và nguyên tắc xác định luật trên cũng được áp dụng trong trường hợp hủy bỏ di chúc linh hoạt 1.2 Gỉai quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Đối với động sản, pháp luật của bên ký kết mà người để lại di sản thừa kế là công dân vào thời điểm chết sẽ được áp dụng để giải quyết. Đối với bất động sản, pháp luật của bên ký kết nơi có bất động sản sẽ được áp dụng để giải quyết Ví dụ Người hợp tác lao động tại Nga, chết không để lại di chúc hệ thống pháp luật di sản sẽ được giải quyết theo sau Bất động sản ở Việt nam Pháp luật Việt nam Bất động sản ở Nga Pháp luật Nga Động sản Pháp luật Việt nam Việc phân chia ( định danh ) động sản, bất động sản phải căn cứ vào pháp luật của bên ký kết nơi có tài sản điều chỉnh Theo qui định của các hiệp định tương trợ tư pháp, di sản thừa kế là động sản sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp của bên ký kết mà người để lại di sản là công dân. Đối với bất động sản sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan
  5. tư pháp của bên ký kết của nơi có bất động sản cho phép tòa án có thẩm quyền sử dụng pháp luật của chính nước mình 2 Gỉai quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Việt nam 2.1 Gỉai quyết xung đột pháp luật về di chúc Thừa kế theo di chúc được qui định tại điều 768 bộ luật dân sự 2005 : năng lực lập, thay đổi hủy bỏ di chúc phải theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc. Tuy nhiên nghị định 138 CP qui định nếu di chúc của công dân Việt nam được lập ở nước ngoài mà đáp ứng các yêu cầu của pháp luật Việt nam thì hình thức của di chúc đó cũng được công nhận ở Việt nam 2.2 Gỉai quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Hiện nay, pháp luật các nước có 2 quan điểm · Quan hệ thừa kế thuộc về quan hệ nhân thân ( quan điểm 1 chế định thừa kế thuật ngữ không chính xác, chỉ sử dụng theo thói quen ) : không phân chia động sản hay bất động sản, chỉ áp dụng luật nhân thân của người để lại di sản để điều chỉnh · Quan hệ thừa kế thuộc về quan hệ tài sản ( quan điểm 2 chế định thừa kế ): phân chia di sản ra động sản và bất động sản áp dụng pháp luật nơi có tài sản cho bất động sản, áp dụng pháp luật nhân thân cho động sản : Việt nam áp dụng
  6. Việc gỉai quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật ở Việt nam được qui định tại điều 767 bộ luật dân sự 2005 : áp dụng quan điểm 2 chế định thừa kế Động sản : áp dụng pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân Bất động sản : áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản 3 Gỉai quyết vấn đề di sản không người thừa kế 3.1 Gỉai quyết vấn đề di sản không người thừa kế theo pháp luật các nước Tư cách hưởng thừa kế Khi người chết không để lại di chúc hay di chúc vô hiệu : không có người thừa kế hay người thừa kế từ chối nhận di chúc tài sản sẽ thuộc về nhà nước Pháp luật các nước đều qui định di sản không người thừa kế thuộc về nhà nước, tuy nhiên pháp luật các nước qui định khác nhau về tư cách hưởng di sản không người thừa kế của nhà nước. · Pháp luật của hầu hết các nước EU qui định nhà nước hưởng di sản không người thừa kế với tư cách dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của người chết trước khi được hưởng tài sản · Pháp luật Hoa kỳ, Pháp qui định nhà nước hưởng di sản không người thừa kế với tư cách chiếm hữu tài sản vô chủ không phải thực hiện nghĩa vụ của người chết mà
  7. chỉ đơn thuần chiếm hữu tài sản Quan điểm khác nhau giữa các nước đã dẫn đến việc giải quyết di sản không người thừa kế có yếu tố nước ngoài tại các nước là khác nhau. · Các nước theo quan điểm nhà nước hưởng di sản không người thừa kế với tư cách thừa kế dân sự thì di sản được chia thành động sản và bất động sản : Động sản thuộc về nhà nước mà người để lại di sản có quốc tịch hay cư trú tùy theo quan điểm của mỗi hệ thống pháp luật. Bất động sản thuộc về nhà nước nơi có bất động sản đó. · Với quan điểm nhà nước hưởng di sản không người thừa kế với tư cách chiếm hữu tài sản vô chủ thì tài sản nằm tại quốc gia nào sẽ thuộc về nhà nước nơi có di sản đó mà không phân chia di sản ra động sản và bất động sản. không sử dụng qui phạm pháp luật xung đột để giải quyết mà chỉ sử dụng qui phạm thực chất nhằm chỉ định trực tiếp chủ sở hữu của di sản không người thừa kế 3.2 Gỉai quyết di sản không người thừa kế theo điều ước quốc tế mà Việt nam ký kết Nguyên tắc được thống nhất ghi nhận là · Đối với động sản ; thuôc về nhà nước của bên ký kết mà người để lại di sản là công dân
  8. · Đối với bất động sản : thuộc về nhà nước của bên ký kết nơi có bất động sản đó Việc phân chia tài sản ra động sản và bất động sản trong trường hợp này phải tuân theo pháp luật của nước nơi có tài sản 3.3 Gỉai quyết di sản không người thừa kế theo pháp luật Việt nam Điều 767 bộ luật dân sự, theo đó · Bất động sản thuộc về nhà nước nơi có bất động sản · Động sản thuộc về nhà nước mà người để lại di sản có quốc tịch trước khi chết Việc phân chia tài sản ra động sản và bất động sản trong trường hợp này phải tuân theo pháp luật của nước nơi có tài sản Điều 644 qui định việc hưởng di sản không người thừa kế của nhà nước theo tư cách dân sự
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2