intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng huyết áp ở trẻ em

Chia sẻ: Nguyễn Văn C C | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

96
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tăng huyết áp (THA) ở trẻ em khó chẩn đoán, bệnh gây hậu quả nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Bé N.A.T (8 tuổi, quê Đồng Nai) nhập Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) mới đây trong tình trạng sốt, nhức đầu, ói 3-4 lần trong ngày. Người nhà bé cho biết, T. có biểu hiện ho, sốt đến 7 ngày mà không thuyên giảm, nên gia đình đưa đi cấp cứu. Ban đầu, các bác sĩ khám, theo dõi, chẩn đoán bé bị viêm màng não. Sau đó, bệnh nhi xuất hiện thêm những biểu hiện như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng huyết áp ở trẻ em

  1. Tăng huyết áp ở trẻ em Tăng huyết áp (THA) ở trẻ em khó chẩn đoán, bệnh gây hậu quả nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Bé N.A.T (8 tuổi, quê Đồng Nai) nhập Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) mới đây trong tình trạng sốt, nhức đầu, ói 3-4 lần trong ngày. Người nhà bé cho biết, T. có biểu hiện ho, sốt đến 7 ngày mà không thuyên giảm, nên gia đình đưa đi cấp cứu. Ban đầu, các bác sĩ khám, theo dõi, chẩn đoán bé bị viêm màng não. Sau đó, bệnh nhi xuất hiện thêm những biểu hiện như la hét, co giật toàn thân, lơ mơ, huyết áp cao bất thường. Sau 1 tuần nhập viện, các bác sĩ đã tìm ra được bệnh. Bác sĩ Đỗ Nguyên Tín, Phó khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết THA ở trẻ em thường có biểu hiện không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Nhưng bố mẹ có thể chú ý một số biểu hiện ở trẻ như nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đỏ mặt, chảy máu cam, yếu liệt tay chân, co giật, ngất xỉu... THA ở trẻ em thay đổi theo tuổi và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Tần suất THA ở trẻ em ngày càng gia tăng nên việc chẩn đoán chính xác THA ở trẻ em là điều cần thiết.
  2. Trẻ béo phì dễ bị tăng huyết áp - Ảnh: Shutterstock THA có hai dạng, gồm: nguyên phát (THA không rõ nguyên nhân) và thứ phát (THA có nguyên nhân). Mặc dù không xác định được nguyên nhân nhưng THA nguyên phát ở trẻ được xác định liên quan đến một số yếu tố nguy cơ, như: tiền sử gia đình có người bị bệnh về tim mạch, béo phì, rối loạn giấc ngủ, và nhiều yếu tố nguy cơ khác. Trong số đó, tỷ lệ trẻ bị béo phì rất cao, chiếm khoảng 30-35% trường hợp, là một trong những nguyên nhân chính yếu nhất gây ra và làm kéo dài trong THA nguyên phát ở trẻ em. THA thứ phát chiếm đa số trong THA ở trẻ em. Theo bác sĩ Tín, có khoảng 80-90% trẻ em THA nặng có thể xác định được nguyên nhân mà phần lớn là bệnh từ thận như hẹp động mạch thận, viêm vi cầu thận cấp, hội chứng thận hư, nhiễm trùng tiểu tái phát. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh tim mạch,
  3. nội tiết như hẹp eo động mạch chủ, viêm động mạch; bệnh lý nội tiết như hội chứng Cushing, u não gây tăng áp lực nội sọ đưa đến cao huyết áp. THA nếu không kiểm soát kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như co giật, tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh lý về võng mạc, liệt thần kinh mặt, liệt nửa người, thậm chí tử vong. Bác sĩ Tín khuyến cáo, những trẻ bị THA do béo phì cần có chế độ giảm cân bằng việc tham vấn chuyên gia dinh dưỡng về giảm ăn ngọt và mặn, ăn nhiều rau. Ngoài ra, cần hoạt động thể lực điều hòa như tập thể dục, thể thao 30-90 phút/ngày, giúp trẻ duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý. Hạn chế cho trẻ dùng thực phẩm nhiều đường, mỡ, mặn, thức ăn nhanh; nên ăn nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây... Trẻ trên 3 tuổi cần được đưa đi kiểm tra huyết áp định kỳ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2