intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng sức đề kháng chống bệnh cảm cúm

Chia sẻ: A A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

87
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa mưa lạnh luôn kéo theo một “người bạn xấu” chẳng ai muốn gặp đó là cảm cúm. Thời tiết nắng mưa thất thường, sức đề kháng kém là cơ hội tốt để cảm cúm “hoành hành”. Bạn có thể tự nâng cao đề kháng bằng cách thức không quá phức tạp, như là thông qua ăn uống chẳng hạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng sức đề kháng chống bệnh cảm cúm

  1. Tăng sức đề kháng chống bệnh cảm cúm
  2. Mùa mưa lạnh luôn kéo theo một “người bạn xấu” chẳng ai muốn gặp đó là cảm cúm. Thời tiết nắng mưa thất thường, sức đề kháng kém là cơ hội tốt để cảm cúm “hoành hành”. Bạn có thể tự nâng cao đề kháng bằng cách thức không quá phức tạp, như là thông qua ăn uống chẳng hạn. “Nạp” đủ protein Protein cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng các tế bào, nhất là tế bào bạch cầu – những vệ sĩ phụ trách hệ miễn dịch. Do đó, cần bổ sung đầy đủ protein để giữ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Bổ sung protein từ các thực phẩm như thịt gà, thịt bò, thịt heo nạc, các loại cá, trứng, sữa, chế phẩm từ đậu nành… Ảnh: Corbis Bổ sung Omega-3
  3. Chất béo bão hoà, nhất là Omega-3 rất cần thiết cho cơ thể nhờ khả năng cải thiện hệ miễn dịch. Bạn nên ăn cá (hoặc hải sản) 3 lần mỗi tuần, nên sử dụng dầu thực vật (dầu ôliu, dầu hạt cải, dầu hạt lanh…) với liều lượng hợp lý trong bữa cơm gia đình, đó là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm các loại hạt như hạt hướng dương, hạt vừng, hạt điều và hạt lanh như món ăn vặt. Rau xanh và trái cây – không thể thiếu Các chất chống ôxy hoá có nhiều trong rau xanh và hoa quả giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do và tăng sức đề kháng trước sự tấn công của virus. Vì thế, hãy đảm bảo ít nhất 5 loại rau xanh và trái cây với các màu sắc đa dạng trong thực đơn mỗi ngày. Táo, nho, cà chua, cà rốt, rong biển… là các loại thực phẩm giàu tính kiềm, bạn nên bổ sung thức ăn nhiều tính kiềm vì vi rút thường khó phát triển trong môi trường kiềm. Ngoài ra, bổ sung vitamin C là lời khuyên phổ biến nhất khi cần tăng cường sức đề kháng. Các loại thực phẩm cam, quýt, lê, dâu tây, rau cần, ớt xanh … giàu vitamin C, nó sẽ hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, vitamin C còn có thể đẩy các chất có hại ra ngoài tế bào bạch huyết, phục hồi khả năng các tế bào bị thương tổn. Lúc bị cảm hoặc bị sốt, nồng độ vitamin C trong tế bào bạch huyết sẽ giảm thấp Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm Kẽm có thể trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của vi-rút cảm, đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể, được đặt cho biệt danh “khắc tinh của vi-rút”. Kẽm có nhiều trong hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng, các cây họ đậu…
  4. Nêm thêm tỏi, hành Thêm nhiều hành và tỏi trong các món ăn vào mùa đông có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể trước các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2