intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thanh toán qua mạng: Vẫn từ chối doanh nghiệp VN

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

348
lượt xem
126
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyện mua bán hàng và thanh toán qua mạng ngày nay đã trở thành giao dịch không thể thiếu trên thương trường thương mại điện tử nhưng tại VN hiện doanh nghiệp (DN) vẫn không thể tham gia vào sân chơi này. Thiệt hại từ việc không thể thanh toán qua mạng vừa ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của DN, vừa gây thất thu thuế cho Nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thanh toán qua mạng: Vẫn từ chối doanh nghiệp VN

  1. Thanh toán qua mạng: Vẫn từ chối doanh nghiệp VN Nguồn: Chungta.com Chuyện mua bán hàng và thanh toán qua mạng ngày nay đã trở thành giao dịch không thể thiếu trên thương trường thương mại điện tử nhưng tại VN hiện doanh nghiệp (DN) vẫn không thể tham gia vào sân chơi này. Thiệt hại từ việc không thể thanh toán qua mạng vừa ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của DN, vừa gây thất thu thuế cho Nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia. DN thiệt thòi Hiện nay, người VN muốn bán hàng qua mạng không thể đứng ra xin mở Tài khoản bán hàng - TKBH (Merchant Account). Chị Nguyễn Thùy Vũ, Giám đốc Công ty Trực Tuyến (sở hữu trang web bán hàng qua mạng thegioihoatuoi.com) cho hay: “Nhu cầu thanh toán qua mạng của DN VN hiện là rất lớn, nhất là trong bối cảnh chúng ta muốn mở rộng tầm giao dịch ra toàn cầu thế nhưng DN VN lại không thể mở TKBH để thực hiện giao dịch với khách hàng một cách thuận lợi nhất. Chúng tôi đã từng bị mất nhiều khách hàng nước ngoài chỉ vì không có Merchant Account”. Có lẽ đây không phải là trường hợp bức xúc cá biệt của một DN, theo ông Trần Thanh Hải, Vụ phó Vụ Thương mại điện tử: “Trong quá trình tôi làm việc và tiếp xúc với DN cũng đã có rất nhiều DN kêu ca về vấn đề này, có nhiều DN đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trong kế hoạch kinh doanh qua mạng nhưng chỉ vì bị vướng việc thanh toán nên đành phải trì hoãn lại”. Cũng theo ông Hải, việc DN VN chưa thể mở TKBH nằm ngoài khả năng giải quyết của Vụ Thương mại điện tử. “Đây là vấn đề của ngân hàng, bản thân tôi
  2. cũng mong muốn phía Ngân hàng Nhà nước sớm có quyết định để DN VN có thể tham gia vào thương trường quốc tế dễ dàng. Trở ngại này không chỉ gây thiệt thòi cho DN mà còn làm chậm lại nhịp độ phát triển của ngành thương mại điện tử VN” - ông Hải cho biết thêm. Theo lời khuyên của ông Hải, trong bối cảnh DN tạm thời chưa thể mở TKBH thì DN có thể chọn phương thức khác thay thế như tìm dịch vụ (bên thứ 3 - Third Party). Song theo nhiều DN đang kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử thì ngay cả việc dùng dịch vụ bên thứ 3 cũng chưa ổn. Không có sự lựa chọn Quy trình thanh toán qua mạng: 1. Khách hàng vào trang web bán hàng trên mạng đặt mua và khai báo thông tin trên thẻ tín dụng. 2. Thông tin của khách hàng được chuyển thẳng đến ngân hàng của người bán nếu người bán có TKBH (Merchant Account), nếu không thì thông tin này được chuyển đến bên thứ 3 (Third Party) là nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng mà người bán đã đăng ký dùng dịch vụ. Thông tin của khách hàng không lưu trên máy chủ của người bán. Như vậy sẽ
  3. hạn chế tin tặc (hacker) đánh cắp Một số DN chọn giải pháp nhờ người thân, bạn bè ở Mỹ, Thái Lan hoặc một số nước khác mở thông tin thẻ tín dụng. TKBH để đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế 3. Ngân hàng của người bán hoặc của khách hàng. “Chọn cách này thì rủi ro và của bên thứ 3 sẽ kiểm tra tính phiền toái cho người mở tài khoản dùm chẳng hợp lệ thông tin thẻ tín dụng của hạn như họ phải kê khai thu nhập để đóng thuế khách hàng thông qua Giao dịch cho quốc gia họ đang sinh sống, thông tin cá điện tử An Toàn (Secure nhân bị tiết lộ trên mạng cũng là điều bất lợi Electronic Transaction). Quá cho họ” - Anh Alain Nguyễn, một người hoạt trình này diễn ra chỉ mất vài giây. động trong lĩnh vực trực tuyến cho hay. 4. Ngân hàng phát hành thẻ sẽ Cũng có những DN phải chọn cách dùng nhà phản hồi cho ngân hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ thứ 3 như PayPal, WorldPay, kiểm tra tính hợp lệ của thẻ 2checkout… Điều đáng nói là PayPal , (thông tin đã được mã hóa). WorldPay, Google Checkout và một số tổ chức uy tín khác đã thẳng thừng từ chối những người 5. Sau đó thông tin này được giải bán hàng VN. mã để gửi về cho người bán. Chỉ có số ít chịu “mở cửa” cho DN VN như 6. Người bán dựa trên thông tin 2checkout, chấp nhận thì chấp nhận nhưng này quyết định bán hoặc không 2checkout không có hỗ trợ tiếng Việt, không hỗ và gởi email thông báo cho khách trợ kỹ thuật (do vậy chỉ có khách hàng là nhân hàng biết rõ đơn hàng của họ có viên kỹ thuật chuyên lập trình web, giỏi tiếng được chấp nhận và xử lý hay Anh thì mới có thể thực hiện giao dịch được với không. tổ chức này). 7. Doanh nghiệp bán hàng gửi Chị Thùy Vũ cho biết thêm: “Khi không mở hoá đơn thanh toán đến cho được TKBH tôi phải chọn 2checkout, thời gian người mua và giao hàng. đăng ký mất gần 1 tháng và chi phí mất khoảng (Theo vitanco.com) 50 USD xong đến nay công ty tôi vẫn chưa sử
  4. dụng được dịch vụ này. Ban đầu tôi cứ tưởng họ nhận tiền xong sẽ hỗ trợ để DN kết nối thanh toán trên trang web của mình nhưng sau khi thu tiền họ chẳng quan tâm xem mình có sử dụng được hay không. Dịch vụ hỗ trợ thì chỉ có những câu hỏi và trả lời thường xuyên bằng tiếng Anh dài lên đến cả trăm trang, email cho họ thì chẳng thấy trả lời. Chưa kể nếu có dùng được dịch vụ thì cũng tiếp tục tốn phí hoa hồng và phải tuân theo những điều khoản rắc rối, chỉ có lợi cho họ”. Được biết, có khá nhiều DN bán hàng không hài lòng khi dùng dịch vụ bên thứ 3 bởi các DN bên thứ 3 không quan tâm đến quyền lợi của DN. Cụ thể là khi có khách hàng đặt mua hàng trên website nhưng sau đó đổi ý không mua nữa dẫn đến giao dịch không thành thì người bán chẳng bán được gì mà phải mất phí giao dịch cho bên thứ 3. Thanh toán qua mạng tại VN: Bao giờ? Chúng tôi đã liên lạc nhiều lần với Cục Công nghệ tin học Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) để tìm hiểu nguyên nhân vì sao cho đến thời điểm này Ngân hàng vẫn chưa thể giúp DN VN mở TKBH nhưng không thể gặp được các lãnh đạo Cục (Cục trưởng, Cục phó), còn các nhân viên cấp dưới thì không thể trả lời. Trong môi trường làm ăn cạnh tranh như hiện nay DN rất cần có những công cụ giao dịch hiệu quả hỗ trợ việc kinh doanh như thanh toán qua mạng, trong khi đó DN lại không thể chủ động hoạt động trong lĩnh vực này. Đáng chú ý hơn, nếu không có biện pháp quản lý Nhà nước có thể bị thất thu thuế tiền tỷ nếu DN chọn giải pháp nhờ người trung gian mở tài khoản ở nước ngoài. Ngoài ra, khai thông thương trường thương mại điện tử cũng là cách khẳng định vị thế của thương hiệu VN, hòa mình vào sân chơi toàn cầu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2