intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thảo luận môn quản trị học

Chia sẻ: Đậu Ngọc Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

322
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Hiểu được bản chất của thông tin quản trị. 2. Biết được chức năng của thông tin quản trị trong một tổ chức 3. Nắm bắt được các yếu tố cơ bản của quá trình thông tin. 4. Hiểu được phương pháp thu thập, xử lý và phổ biến thông tin. 5. Biết cách tổ chức và quản trị hệ thống thông tin trong tổ chức một

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thảo luận môn quản trị học

  1. I. Mục đích của bài thảo luận: Học xong chương này người học có thể: A. Về thông tin quản trị 1. Hiểu được bản chất của thông tin quản trị. 2. Biết được chức năng của thông tin quản trị trong một tổ chức 3. Nắm bắt được các yếu tố cơ bản của quá trình thông tin. 4. Hiểu được phương pháp thu thập, xử lý và phổ biến thông tin. 5. Biết cách tổ chức và quản trị hệ thống thông tin trong tổ ch ức m ột cách hiệu quả. B. Ra quyết định trong quản trị 1. Khái niệm. 2. Các nguyên tắc cơ bản ra quyết định. 3. Yêu cầu với các quyết định. 4. Các bước ra quyết định. 5. Trở ngại của doanh nghiệp, người quản trị khi ra quyết định II. Một số nội dung lí thuyết THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ 1. Khái niệm, vai trò của thông tin trong quá trình quản trị kinh doanh 1.1. Khái niệm thông tin Thông tin là một khái niệm đã có từ lâu đời, là một khái niệm rất rộng. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực nghiên cứu, mà đưa ra nh ững định nghĩa khác nhau và giới hạn khái niệm đó lại phục vụ mục đích nghiên cứu. Chẳng hạn: • Thông tin là nội dung của thế giới bên ngoài được th ể hiện trong s ự nhận thức của con người (N.Viner). • Thông tin là sự chống lại của sự bất định (Shannon.K). - Thông tin là sự truyền đưa độ đa dạng (Esbi.R). • Thông tin là thực thể là độ đo tính phức tạp (Mole.A) - Thông tin là xác suất sự lựa chọn (Iaglom). • Thông tin là những tín hiệu được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định (các nhà quản lý kinh tế). • Thông tin là một phạm trù phản ánh nội dung và hình thức vận đ ộng của các sự vật và hiện tượng. Theo quan điểm hệ thống thì thông tin là sự hạn chế tính đa dạng của mỗi hệ thống sự vật đối với môi trường, 1
  2. thông tin là tính trật tự của các đối tượng vật chất có những mối liên hệ biện chứng (các nhà điều khiển học). • Thông tin là một phạm trù triết học phản ánh s ự vận đ ộng và t ương tác của các hiện tượng, sự vật và quá trình tư duy (các nhà triết học). Hay gọn hơn: thông tin là quá trình phản ánh và tiếp nh ận phản ánh, biến phản ánh thành hiểu biết, thành tri thức. • Thông tin quản lý trong hệ thống kinh tế xã h ội là s ự ph ản ánh n ội dung và hình thức vận động, liên hệ giữa các đối tượng, yếu tố của hệ thống đó và giữa hệ thống đó với môi trường (các nhà xã hội học). Từ những định nghĩa trên, có thể rút ra khái niệm sau: thông tin kinh tế là những tín hiệu, được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích trong việc ra quyết định quản trị kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Một số đặc trưng cơ bản của thông tin a. Thông tin gắn liền với quá trình điều khiển Bản thân thông tin không có mục đích tự thân. Nó chỉ tồn tại và có ý nghĩa trong một hệ thống điều khiển nào đó. Dù thông tin ở bất kỳ hình th ức nào: bảng biểu, ký hiệu, mã hiệu, biểu đồ, xung điện v.v... đều có thể d ễ dàng thấy rằng nó là yếu tố cơ bản của một quá trình thành l ập, l ựa ch ọn và phát ra quyết định để điều khiển một hệ thống nào đó, hệ thống này có th ể là trong tự nhiê, trong xã hội hoặc trong tư duy. b. Thông tin có tính tương đối Phương pháp phân tích hệ thống để khẳng định tính bất định c ủa m ột quá trình điều khiển phức tạp. Tính bất định đó chính là tình tr ạng không có đey đủ thông tin. Điều này cũng có nghĩa là mỗi thông tin ch ỉ là m ột s ự ph ản ánh chưa đầy đủ về hiện tượng vào sự vật được phản ánh, đồng th ời nó cũng phụ thuộc vào trình độ và khả năng của nơi phản ánh. Tính tương đối của thông tin thể hiện rất rõ nét đối với các hệ thống kinh tế xã hội, vì đây là các hệ thống động, hệ thống mờ, đối với nhiều mặt còn có thể coi là một hệ thống hộp đen. c. Tính định hướng của thông tin Thông tin phản ánh mối quan hệ giữa đối tượng được phản ánh và nơi nhận phản ánh. Đây là một quan hệ hai ngôi. 2
  3. Sơ đồ 1 Từ đối tượng được phản ánh tới chủ thể nhận phản ánh được coi là hướng của thông tin, thiếu một trong hai ngôi thông tin không có h ướng và thực tế không còn ý nghĩa của thông tin nữa. Trong th ực t ế, th ường đ ược hiểu hướng của thông tin là từ nơi phát đến nơi nhận. d. Mỗi thông tin đều có vật mang tin và lượng tin Hình thức vật lý cụ thể của thông tin là vật mang tin. Có thể so sánh thông tin là linh hồn còn vật mang tin là cái v ỏ vật ch ất. Đ ể rõ nét khi nói v ề vật mang tin người ta sử dụng khái niệm nội dung tin và vật mang tin. Nội dung tin bao giờ cũng phải có một vật mang tin nào đó. Trên một vật mang tin có thể có nhiều nội dung tin và thông tin thường thay đổi v ật mang tin trong quá trình lưu chuyển của mình. Khái niệm vật mang tin rất quan trọng trong tin h ọc - khoa h ọc nghiên cứu và xử lý thông tin tự động. Hiện nay, xử lý thông tin trên máy tính đi ện tử mới chỉ hoàn toàn xử lý lôgic và số h ọc vật mang tin. Còn máy tính suy lý hay nói cách khác máy tính xử lý theo nội dung tin thì đang là niềm hy vọng là mục tiêu phấn đấu tiến tới của khoa học máy tính và tin học. Lý thuyết thông tin có những đóng góp rất quan trọng mang ý nghĩa cách mạng đó là thông tin đo được. Một trong những đơn vị đo lường là sự đối nghịch của sự bất định (Entropi) do Shannon K. và M.Iaglom trên cơ sở xác suất toán học phát minh ra. Khái niệm khối lượng tin được dùng cho việc đo quy mô của vật mang tin. Đơn giản có thể gọi là độ dài bản tin. Đơn vị kĩ thuật tin học để đo bản tin hiện nay là Bit. Một thông tin được mã hóa sang h ệ nh ị phân (Binary Digit), số lượng chữ số nhị phân của bản tin đã mã hóa đó chính là đ ộ dài của thông tin. Trong lĩnh vực quản trị kinh tế - hệ thống phát triển cao nh ất của các hệ thống trong tự nhiên và xã hội, vấn đề thông tin được đề cập trong rất nhiều các công trình nghiên cứu. 3
  4. Thông tin quản trị kinh doanh là những đại lượng được đo lường, miêu tả các hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh một cách có chọn lọc để ph ục vụ quá trình quản trị kinh doanh. Thông tin kinh tế thường được thực hiện dưới các hình thức chủ y ếu sau: • Các sự kiện và sự hiểu biết của con người về các đối tượng và quá trình kinh tế, trong đó con người đồng thời cũng là thành ph ần của chính hệ thống đó. • Những mối liên hệ bên trong giữa các đối tượng và thành ph ần c ủa h ệ thống. • Những bộ phận và yếu tố phi vật chất của hệ thống như tri thức, phương hướng tư duy hoạt động, quan hệ tâm lý, yếu tố sinh lý. • Những thông báo vận động trong hệ thống, hoặc trao đổi giữa hệ thống này với hệ thống khác, giữa hệ thống và môi trường. • Những quy định nhận thức chung, hoặc pháp ch ế chung nh ất v ề s ự phối hợp hành động giữa các đối tượng và thành phần hệ thống. • Những mục tiêu và nhiệm vụ mà hệ thống và các phần tử trong đó cần phải thực hiện. 1.2. Vai trò thông tin trong quá trình quản trị kinh tế Để hiểu rõ vai trò thông tin trong quá trình quản trị càn ph ải xem xét khái niệm về các quá trình quản trị - một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng của môn khoa học quản lý. Như đã biết quản trị bao gi ờ cũng được xem xét trên hai mặt: mặt cơ cấu và mặt quá trình c ủa s ự tác đ ộng mà các chủ thể quản trị tiến hành đối với đối tượng quản trị. Mặt quá trình của sự tác động được biểu hiện trong những tác động thường xuyên và tác động định kỳ. Tác động quản trị thường xuyên do các chức năng quản lý, cơ cấu quản trị, các thể chế hiện hành v.v... gây ra. Tác động loại này có tính ổn định dài ngày và được tiến hành ít cần sự tham gia của hệ điều khiển. Tác động quản trị định kỳ kể cả tác động nhất thời, gắn liền với những quyết định quản trị cụ thể. Nó có đặc điểm là di ễn ra trong m ột th ời điểm nhất định và nhằm vào những mặt khác nhau của đối tượng quản trị trong những tình huống cụ thể. Do đó, nó được đưa ra và th ực hiện khi ch ủ doanh nghiệp trực tiếp tiến hành phân tích tình huống chuẩn bị các phương án quyết định quản trị và thực hiện các quyết định quản trị lựa chọn. Phương tiện tiến hành đặc trưng cho hoạt động quản trị là thông tin, bởi vì tác động quản trị đều được chuyển tới người ch ấp hành thông qua 4
  5. thông tin. Trong tổng thể tác nghiệp quản trị, các tác nghi ệp v ề thu nh ập, truyền đạt và lưu trữ thông tin chiếm tỉ trọng rất lớn. Mặt khác các ph ương tiện kĩ thuật được sử dụng trong bộ máy quản trị trong đó đa s ố có liên quan đến hệ thống thông tin cũng là các phương tiện trong quá trình qu ản lý - hai loại phương tiện tiến hành trên đây có quan hệ bổ sung nhau và đ ều g ắn liền với hoạt động trí tuệ của cán bộ nhân viên trong bộ máy quản trị. Ngay cả các hoạt động trí tuệ và suy luận của con người cũng được coi là hoạt đ ộng x ử lý thông tin cao cấp đặc biệt. Quá trình quản trị có thể được trình bày dưới góc độ khoa học hệ thống và tin học như sau: Sơ đồ 2 Đối tượng quản trị biến đổi các yếu tố đầu vào dạng vật ch ất (lao động, vốn, đất đai...) thành các yếu tố đầu ra nằm trong dạng vật chất c ụ thể (sản phẩm, dịch vụ...). Tóm lại, vai trò của thông tin trong quản trị kinh doanh là ở ch ỗ nó làm tiền đề, làm cơ sở và là công cụ của quản trị kinh doanh, quá trình quản trị kinh doanh là quá trình thông tin kinh tế. 1.3. Yêu cầu của thông tin kinh tế Thông tin kinh tế phải bảo đảm các yêu cầu sau: • Tính chính xác: Nếu đưa tin sai lệch thì quản lý sẽ thất bại. • Tính kịp thời: Thông tin mà không kịp th ời s ẽ không có giá tr ị trong việc đưa ra quyết định. • Tính đầy đủ, tính hệ thống, tính tổng hợp: Thông tin ph ải ph ản ánh được mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. • Tính pháp lý: quản lý là hoạt động làm giàu trong xã h ội nên nói ph ải tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế. 5
  6. • Tính có ích. • Tính có thẩm quyền: Tránh né, tránh đùn đẩy trách nhiệm. • Tính tối ưu, tính đầy đủ: Vì muốn có tin phải có ti ền, n ếu thu nh ập nhiều tin mà không thu nhập nhiều tin mà không dùng tới sẽ rất tốn kém. • Tính bí mật. 1.4. Vấn đề nhiễu trong hệ thống thông tin Một nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng tới chất lượng của thông tin trong hệ thống là vấn đề nhiễu trong quá trình truyền tin. Nhiễu thông tin là hiện tượng thông tin từ nguồn tới nơi nhận b ị sai lệch, méo mó. Có 3 nguyên nhân dẫn đến nhiễu là: • Nhiễu vật lý: Do sự cố kĩ thuật gây ra hoặc do ảnh h ưởng c ủa môi trường. Để khắc phục nhiễu này có thể dùng các biện pháp kĩ thuật. • Nhiễu ngữ nghĩa: Do các hiện tượng ngôn ngữ gây ra nh ư các t ừ đ ồng âm dị nghĩa, dị nghĩa đồng âm, các khái niệm chưa th ống nh ất ho ặc mắc lỗi văn phạm. • Nhiễu thực dụng: Do các hiện tượng xã hội gây ra. Tin của người phát và người nhận có một mối quan hệ về lợi ích. Đây là nguyên nhân thường xuyên và rất khó khắc phục. Khi xây dựng hệ thống thông tin cần phải sử dụng nhiều biện pháp đồng bộ như: giáo dục, kĩ thuật, tổ chức, hành chính, kinh tế v.v... để khắc phục tối đa nhiễu gây ra cho thông tin. 1.5. Cách tổ chức lấy tin Việc lấy tin có thể thông qua 3 hình thức: • Do các nhân viên và chuyên gia của bộ phận marketing • Đi mua tin từ các trung tâm tư vấn về tin. • Sử dụng nội gián và các hội nghị, các tư liệu trên hội trường. 2. Quyết định quản trị 2.1. Khái niệm Như đã đề cập ở trên. Quyết định quản trị là phương cách hành động mang tính sáng tạo của chủ doanh nghiệp (giám đốc) nhằm xử lý một vấn đề đã chín muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan c ủa hệ thống bị quản trị và việc phân tích các thông tin v ề hi ện tr ạng c ủa h ệ thống. Từ khái niệm này có thể xác định nội dung của một quy ết đ ịnh là nhằm để trả lời được các câu hỏi sau đây: Làm gì? Ai làm? Khi nào làm? Làm ở đâu? Điều kiện vật chất để thực hiện là gì? Làm như thế nào? Bao 6
  7. giờ kết thúc? Kết quả tối thiểu phải đạt là gì? Tổ ch ức kiểm tra và tổng k ết báo cáo như thế nào? 2.2. Các nguyên tắc cơ bản ra quyết định a. Nguyên tắc về định nghĩa Người ta chỉ có thể đạt được một quyết định lôgic khi vấn đề đã được định nghĩa. Muốn giải quyết có hiệu lực một vấn đề, đầu tiên phải hiểu rõ vấn đề đó. Thời gian dùng để tìm ra giải pháp cho m ột v ấn đ ề th ường là vô ích, bởi vì người ta hay tự thỏa mãn trong việc xử lý các diễn biến của nó mà quên không bàn tới nội dung sâu sắc của nó. b. Nguyên tắc về sự xác minh đầy đủ Một quyết định lôgic phải được bảo vệ bằng các lý do xác minh đúng đắn. Tất cả mọi quyết định lôgic phải được dựa trên những cơ sở vững chắc. Người ta phải bảo vệ được quyết định đã đề ra bằng cả một tổng th ể những sự việc hiển nhiên và có thể kiểm tra lại để chứng tỏ quyết định đó là hợp lý và lôgic. Mà một người khác nếu quan sát tình hình cũng dưới góc độ đó và trong hoàn cảnh đó, thì dù h ọ có thể có nh ững ý ki ến b ất đ ồng hay những định kiến và lợi ích khác thì họ càng buộc phải đi tới cùng kết lu ận đó. c. Nguyên tắc về sự đồng nhất Thực tế thường xảy ra tình trạng cùng một sự việc, có thể có nhiều quan điểm, nhiều cách nhìn nhận khác nhau tùy thuộc vào ng ười quan sát và không gian, thời gian diễn ra sự việc đó. Chẳng hạn, cạnh tranh dưới cơ chế quản lý bao cấp của các nước XHCN bị coi là một hiện tượng x ấu, thì ngày nay tất cả các nước thực hành nền kinh tế thị trường đều coi là một hiện tượng tất yếu và lành mạnh. Cho nên ta cần phải xác định một cách rõ ràng những sự việc và để làm việc đó, cần phải tin chắc rằng ta đã nghĩ tới những sự khác nhau có thể có do các sự thay đổi về địa điểm hay về th ời đại gây ra. 2.3. Yêu cầu với các quyết định a. Tính khách quan và khoa học Các quyết định là cơ sở quan trọng đảm bảo cho tính hiện th ực và hiệu quả của việc thực hiện chúng, cho nên nó không được chủ quan tùy tiện, thoát ly thực tế. Vì quyết định là sản phẩm ch ủ quan sáng t ạo c ủa con người, do đó đảm bảo tính khách quan không phải là việc đơn gi ản, nh ất là trong những trường hợp việc thực hiện các quyết định có liên quan đến lợi ích của người ra quyết định. 7
  8. Tính khoa học của các quyết định là sự thể hiện của những cơ sở, căn cứ, thông tin, nhận thức, kinh nghiệm của nhà quản trị trong vi ệc x ử lý, gi ải quyết những tình huống cụ thể xuất hiện đòi hỏi có sự can thiệp bằng các quyết định của họ, nó phải tuân thủ đòi hỏi của các quy luật khách quan. b. Tính có định hướng Một quyết định quản trị bao giờ cũng phải nhằm vào các đối tượng nhất định, có mục đích, mục tiêu, tiêu chuẩn xác đ ịnh. Vi ệc đ ịnh h ướng c ủa quyết định nhằm để người thực hiện thấy được phương hướng công việc cần làm, các mục tiêu phải đạt. Điều này đặc biệt quan trọng đ ối v ới các quyết định có tính lựa chọn mà người thực hiện được pháp linh hoạt h ơn, sáng tạo hơn trong quá trình thực hiện quyết định. c. Tính hệ thống Yêu cầu tính hệ thống đối với các quyết định trong quản trị kinh doanh đồi hỏi mỗi một quyết định đưa ra phải nhằm đạt được một nhiệm vụ nh ất định, nằm trong một tổng thể các quyết định đã có và sẽ có nhằm đ ạt tới mục đích chung. d. Tính tối ưu Trước mỗi vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp thường có thể xây dựng được nhiều phương án khác nhau cùng nhằm đạt tới mục tiêu. Yêu c ầu ph ải đảm bảo tính tối ưu có nghĩa là quyết định sẽ đưa ra để thực hiện phải là quyết định có phương án tốt hơn những phương án quản trị khác và trong trường hợp có thể được thì nó phải là phương án quyết định tốt nhất. e. Tính cô đọng dễ hiểu Dù được biểu hiện dưới hình thức nào các quyết định đều phải ngắn gọn, dễ hiểu, để một mặt tiết kiệm được thông tin tiện lợi cho vi ệc b ảo mật và di chuyển, mặt khác làm cho chúng đủ ph ức tạp giúp cho người th ực hiện tránh việc hiểu sai lệch về mục tiêu, phương tiện và cách th ức th ực hiện. f. Tính pháp lý Đòi hỏi các quyết định đưa ra phải hợp pháp và các cấp thực hiện phải thực hiện nghiêm chỉnh. g. Tính góc độ đa dạng hợp lý Trong nhiều trường hợp các quyết định có thể phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Những quyết định quá cứng nhắc sẽ khó thực hiện và khi có biến động của môi trường sẽ khó điều chỉnh được. h. Tính cụ thể về thời gian thực hiện 8
  9. Trong mỗi quyết định cần bảo đảm những quy định về mặt thời gian triển khai, thực hiện và hoàn thành để cấp thực hiện không được kéo dài thời gian thực hiện. 2.4. Các bước ra quyết định Sơ đồ 3 Quá trình đề ra quyết định bao gồm các bước sau: a. Sơ bộ đề ra nhiệm vụ Quá trình ra quyết định phải bắt đầu từ việc đề ra nhiệm vụ, nhưng không phải bao giờ cũng đề ra được ngay nhiệm vụ môt cách chính xác. Tùy theo mức độ nghiên cứu những vấn đề mới xuất hiện, giải quyết những vấn đề này có ảnh hưởng nhiều hay ít đến kết quả của quy ết định. Vì th ế, trong quá trình đề ra quyết định, phải làm rõ thêm nhiệm vụ đã đề ra và đôi khi phải thay đổi nhiệm vụ. Khi đề ra nhiệm vụ, nếu tương tự như những nhiệm vụ đã được quyết định trước đây, có thể sử dụng kinh nghiệm đã có và đạt ngay được mức độ chính xác cao. Khi quy ết định nh ững nhi ệm v ụ có nội mới ở bước đầu phải sơ bộ đề ra nhiệm vụ và làm rõ dần nó trong quá trình quyết định nhiệm vụ. Muốn đề ra nhiệm vụ, trước hết cen phải xác định: 9
  10. Vì sao phải đề ra nhiệm vụ, nhiệm vụ đó thuộc loại nào, tính cấp • bách của nó. • Tình huống nào trong sản xuất có liên quan đến nhi ệm vụ đ ề ra, những nhân tố ảnh hưởng đến nhiệm vụ. • Khối lượng thông tin cần thiết đã có để đề ra nhi ệm vụ, cách thu th ập những thông tin còn thiếu. b. Chọn tiêu chuẩn đánh giá các phương án và các mô hình xử lý Muốn so sánh các phương án một cách khách quan để lựa chọn phương án tốt nhất cũng như thấy rõ khả năng thực hiện mục đích đề ra cần phải có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả phải thể hiện được bằng số lượng, cố gắng phản ánh đầy đủ nhất những kết quả dự tính sẽ đạt, phải cụ thể, dễ hiểu và đơn giản. Thường các tiêu chuẩn được chọn từ các chỉ tiêu: chi phí nh ỏ nhất, năng suất cao nhất, sử dụng thiết bị nhiều nhất, sử dụng vốn sản xuất tốt nhất v.v... Tùy theo mục đích chính của nhiệm vụ được đề ra. Ngoài ra còn có nhiều chỉ tiêu: chất lượng sản phẩm làm ra, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường v.v... Việc chọn các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả là quá trình quan tr ọng và phức tạp. Nếu không chú ý đến điều này, khi đ ề ra nhi ệm v ụ d ễ nêu nh ững mục đích chung chung, do đó dẫn tới những khó khăn l ớn khi ch ọn quy ết định. Các phương án của những quyết định phức tạp được nghiên cứu bằng mô hình toán học. Mô hình phản ánh hoặc tái tạo đối t ượng, thay th ế đ ối tượng để sau khi nghiên cứu mô hình thu được những thông tin về đối tượng đó. Mô hình của đối tượng đơn giản hơn và chỉ ph ản ánh nh ững m ặt c ơ b ản để đạt mục tiêu. Các mô hình cho phép nghiên cứu các ph ương án c ủa quy ết định với hao phí về sức lực, phương tiện và thời gian. Nhờ mô hình và máy vi tính người ta xác định nhanh chóng hiệu quả các phương án theo tiêu chuẩn đánh giá đã chọn. Trên cơ s ở đó, có th ể ch ọn được phương án quyết định tối ưu. c. Thu thập thông tin để làm rõ nhiệm vụ đề ra Chỉ có thể giải quyết đúng đắn một vấn đề nào đó nếu như có thông tin đầy đủ và chính xác. Lượng thông tin cần thiết phụ thuộc vào tính ph ức tạp của nhiệm vụ được xét và phụ thuộc vào trình độ thành th ạo, kinh nghiệm của người ra quyết định. Người lãnh đạo lành ngh ề có kinh nghi ệm khi giải quyết những vấn đề thường gặp, có th ể bổ sung nh ững tin đã nh ận 10
  11. được, xuất phát từ kinh nghiệm của mình trong các trường h ợp t ương t ự. Nhưng cần thiết phải thu thập mọi thông tin, nếu đi ều ki ện cho phép, v ề tình huống nhất định. Nếu thông tin chưa đủ để quyết định v ấn đ ề m ột cách chắc chắn, phải có biện pháp bổ sung tin. Đôi khi cần giải quyết những vấn đề cấp bách và quan trọng, người lãnh đạo có thể trực tiếp tìm hiểu tình hình tại chỗ. Công việc này th ường không tốn nhiều thời gian mà lại giúp cho người lãnh đạo có thông tin c ần thiết, đầy đủ và chính xác nhất. Không phải tất cả mọi thông tin thu nhận được luôn luôn chính xác đầy đủ. Trong một số trường hợp, thông tin bị sai lệch đi một cách có ý th ức do xuất phát từ các lợi ích cục bộ, hoặc do phải truy ền đạt quá nhi ều c ấp bậc. Nhưng đôi khi thông tin bị méo đi một cách vô ý th ức vì cùng m ột hi ện tượng những người khác nhau có thể có những ý kiến chủ quan khác nhau hoặc trong cạnh tranh nhiều thông tin giả (nhiễu) được các đối thủ tung ra để đánh lạc hướng đối phương v.v... Cho nên, người lãnh đạo phải chú ý t ất cả những điều đó khi đánh giá các nguồn thông tin. d. Chính thức đề ra nhiệm vụ Bước này có ý nghĩa rất quan trọng để đề ra quy ết định đúng đắn. Ch ỉ có thể chính thức đề ra nhiệm vụ sau khi xử lý các thông tin thu đ ược do k ết quả nghiên cứu về tính chất của nhiệm vụ, tính cấp bách của việc giải quyết nhiệm vụ đó, tình huống phát sinh, việc xác định mục đích và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả. e. Dự kiến các phương án quyết định Nêu những phương án quyết định sơ bộ trình bày dưới dạng kiến nghị. Những phương án sơ bộ này thường xuất hiện ngay ở bước đề ra nhiệm vụ. Cần xem xét ko lưỡng mọi phương án quyết định có thể, ngay cả đối với những phương án mà mới nhìn qua tưởng như không th ực hiện được. Trước hết, nên sử dụng kinh nghiệm đã có khi giải quyết nh ững vấn đề t ương tự. Nếu như kinh nghiệm đó là kinh nghiệm tốt và những phương án riêng biệt đã cho những kết quả tốt thì nên đưa các ph ương án đó vào trong s ố các phương án quyết định. Tuy nhiên, không nên dừng lại ở đó mà nên tìm các phương pháp giải quyết nhiệm vụ có hiệu quả hơn. Có thể dùng phương pháp lập luận lôgic và trực giác của người lãnh đạo để lựa chọn phương án. Cần xác định xem xây dựng phương án nào thì có lợi, còn phương án nào khó thực hiện do nguyên nhân nào đó. Để lựa chọn lần cuối chỉ nên để 11
  12. lại những phương án quyết định thiết thực nhất, bởi vì số lượng các phương án càng nhiều thì càng khó phân tích, đánh giá hiệu quả của chúng. f. Đề ra quyết định Sau khi đánh giá những kết quả dự tính của quyết định và lựa ch ọn được phương án tốt nhất, chủ doanh nghiệp phải trực tiếp đ ề ra quy ết đ ịnh và chịu trách nhiệm trực tiếp về quyết định đó. g. Truyền đạt quyết định đến người thi hành và lập kế hoạch tổ chức Trước hết quyết định cần được nêu thành mệnh lệnh hay chỉ thị để có hiệu quả của một văn bản hành chính. Trong bản thân quyết định không phải chỉ dự tính làm cái gì mà còn phải quy định ai làm, ở đâu, khi nào làm và làm bằng cách nào, ai kiểm tra việc thực hiện quyết định, bao giờ thì kiểm tra và kiểm tra như thế nào? Tất cả những điều đó tạo thành nh ững ti ền đ ề cen thiết về tổ chức thực hiện quyết định. Tiếp theo là tuyên truyền và giải thích trong doanh nghiệp ý nghĩa và tầm quan trọng của quyết định đã đề ra, những kết quả có th ể đạt được c ủa quyết định ấy. Sau đó vạch phương trình thực hiện quyết định này. Kế hoạch tổ chức phải xuất phát từ việc quy định rõ giới hạn hiệu lực của quyết định và phải theo đúng thời hạn đó trong quá trình thực hiện. Việc tổ chức phải cụ thể và chi tiết, nghĩa là tùy theo tính ch ất và mức đ ộ phức tạp của nhiệm vụ đã đề ra mà phân định toàn bộ khối lượng công vi ệc theo các đối tượng và các khoảng thời gian. Trong kế ho ạch ph ải nêu rõ: Ai làm? Bao giờ thì bắt đầu? Lúc nào thì kết thúc? Thực hiện bằng phương tiện nào? Trước khi chỉ đạo tiến trình thực hiện kế hoạch, cần chú ý đặc biệt vấn đề tuyển chọn cán bộ với số lượng cần thiết và chuyên môn thích h ợp. Có ba yêu cầu quan trọng đối với cán bộ: có uy tín cao trong nh ững vấn đề mà họ sẽ chỉ đạo giải quyết, được giao toàn quyền khi chỉ đạo th ực hiện, có khả năng tiến hành kiểm tra. Người thực hiện việc kiểm tra nhất thiết không được dính líu về lợi ích vật chất với đối tượng bị kiểm tra. Kế hoạch tổ chức cần năng động, sao cho vào thời gian nhất định và tại một điểm nhất định có thể tập trung được lực lượng chủ yếu. h. Kiểm tra việc thực hiện quyết định Kiểm tra tình hình thực hiện quyết định có vai trò quan tr ọng và nó có hai ảnh hưởng tới thực tiễn kinh tế. Thứ nhất, kiểm tra tác động tới hành vi của con người, nâng cao trách nhiệm của họ và động viên họ thực hiện chính xác những hoạt động đã nằm trong kế hoach. Thứ hai, việc tiến hành kiểm 12
  13. tra liên tục thúc đẩy sự thực hiện kịp th ời và có trình t ự các nhi ệm v ụ đã đ ặt ra. Như vậy, tổ chức tốt việc kiểm tra sẽ đem lại cho quá trình th ực hi ện quyết định sự linh hoạt cần thiết nếu không, xã h ội s ẽ chịu nh ững thi ệt h ại lớn. Những thiệt hại đó bao hàm những sự trì trệ, sai hỏng v.v... xảy ra do các quyết định không được hoàn thành đúng thời hạn hoặc do kỉ luật lao động bị vi phạm. Từ đó, người ta thấy rõ mục đích của vi ệc ki ểm tra không chỉ là để kịp thời đề ra những biện pháp khắc phục những lệch l ạc đã th ấy, hoặc tốt hơn nữa là nhằm ngăn ngừa việc xảy ra những lệch lạc. Việc kiểm tra được tổ chức tốt sẽ là một sự liên hệ ngược có hiệu lực tốt, nếu không nó sẽ không giải quyết kịp th ời các vấn đ ề đang xu ất hiện, không khắc phục được các khâu yếu v.v... và quá trình quy ết định khó tiến hành một cách bình thường. i. Điều chỉnh quyết định Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải điều chỉnh quy ết định trong quá trình thực hiện chúng. Các nguyên nhân đó thường là: • Tổ chức không tốt việc thực hiện quyết định. • Có những thay đổi đột ngột do nguyên nhân bên ngoài gây ra. • Có sai lầm nghiêm trọng bản thân quyết định, và một số nguyên nhân khác. Không nên do dự trong việc điều chỉnh quyết định khi m ột tình huống đã hình thành làm cho một quyết định trước đây đã mất hi ệu l ực, không còn là một nhân tố tổ chức mà trái lại trên một chừng mực nào đó đang trở thành nhân tố phá hoại. Đối với các quyết định được đề ra trong điều kiện bất định, cần dự kiến trước những sửa đổi trong quá trình thực hiện chúng. Nh ững đi ều ki ện bất định thể hiện ở chỗ thông tin không đầy đủ, khiến cho tầm dự đoán bị thu hẹp đáng kể, nhưng nhiệm vụ lại yêu cầu phải đề ra quyết định không chờ đợi đến khi hoàn toàn hiểu rõ tình hình. Trong điều kiện như vậy, khi đề ra quyết định, chủ doanh nghiệp đã xuất phát từ chỗ là khi tình huống đã lộ rõ hoàn toàn hay khi đã tích lũy đ ược kinh nghiệm cần thiết thì quyết định sẽ được sửa đổi. Sự điều chỉnh quyết định không nhất thiết là do xuất hiện tình huống bất lợi. Chẳng hạn, trong quá trình thực hiện quyết định có th ể phát hi ện ra những khả năng mới mà trước đó ta chưa dự kiến được, đem lại kết quả cao hơn kết quả dự định, vì thế cần có những sửa đổi quyết định. 13
  14. Chủ doanh nghiệp cần có bản lĩnh, đôi khi phải khắc phục cả sự phản đối trực tiếp để điều chỉnh quyết định, tránh để tình trạng quy ết đ ịnh quá vô lý gây nên tâm trạng chán chường cho những người thi hành. Mặt khác, c ần chú ý rằng những sửa đổi nhỏ không căn bản sẽ tạo nên các xáo trộn về mặt tổ chức, gây ra sự mất tin tưởng ở tính ổn định của nhiệm vụ và dẫn đến những thiệt hại lớn hơn so với việc không sửa đổi. k. Tổng kết tình hình thực hiện quyết định Đây là một yếu tố quan trọng trong công tác quản lý quy ết đ ịnh doanh nghiệp.Trong mọi trường hợp, không kể là quyết định có được thực hiện đầy đủ và đúng hạn hay không, đều cần đúc kết các kết quả th ực hiện quyết định. Qua việc đúc kết các kết quả, các tập thể biết được h ọ có tầm quan trọng xã hội như thế nào. Đó cũng là sự h ọc tập th ực ti ễn ngay trên kinh nghiệm của mình, làm phong phú kho tàng kinh nghiệm quản lý, kiểm tra hiệu quả của cách đề ra và cách thực hiện quy ết định quản lý. Trong quá trình tổng kết các kết quả, cần xem xét chu đáo, tất cả các giai đo ạn công tác, phân tích rõ tất cả những thành công cũng như nh ững sai l ầm, thi ếu sót, phát hiện hết các tiềm năng chưa được sử dụng. Hệ thống mọi chỉ tiêu và nhân tố của hoạt động kinh tế, mối liên hệ qua lại và s ự ph ụ thuộc l ẫn nhau giữa chúng. Khi tổng kết cần xây dựng kế hoạch tổng kết, lựa chọn và kiểm tra những thông tin cần thiết, phân tích và so sánh các ch ỉ tiêu kinh t ế - kĩ thuật, tìm ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại và đánh giá tổng hợp. 2.5. Trở ngại của chủ doanh nghiệp khi ra quyết định Một vấn đề đã chín muồi và đã được đặt ra, song quy ết định có đưa ra thực hiện được hay không còn tùy thuộc vào động cơ và bản lĩnh của c ủa một giám đốc. Để có một quyết định đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào động cơ của người quyết định ra nó. Những động cơ ảnh hưởng trực tiếp đến vi ệc ra quyết định của giám đốc đó là: lợi ích kinh tế (bao gồm lợi ích cá nhân, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích của xã hội), các ràng bu ộc và uy tín, trách nhi ệm của giám đốc. Ngoài việc phụ thuộc vào động cơ, quyết định còn ph ụ thuộc vào b ản lĩnh của giám đốc tức là người giám đốc có dám chấp nhận rủi ro để vượt qua mọi trở ngại trong khi ra quyết định hay không. Các trở ngại thường xảy ra là sự thiếu chuẩn xác, thiếu đ ồng bộ ho ặc bất hợp lý của hệ thống luật pháp Nhà nước, mâu thu ẫn gi ữa tham v ọng và khả năng có hạn, cuối cùng là sự biến động hàng ngày của thị trường. Tất 14
  15. cả những khó khăn đó đòi hỏi giám đốc phải có nghị lực mới ra quyết định kịp thời và có hiệu quả. III. Bài tập tình huống BÀI 6: GIÁ TRỊ CỦA THÔNG TIN Câu 1: Bài học từ phillip A.Mos. Thông tin được coi là đối tượng lao động, là phương ti ện h ữu ích c ủa các nhà quản trị. Nó cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra quyết định quản trị: cung cấp các dữ liệu cần thiết liên quan đến ho ạt động c ủa t ổ ch ức, nhận dạng cơ hội, nguy cơ từ các yếu tố môi trường giúp nhà qu ản tr ị n ắm bắt tình hình một cách cụ thể chi tiết từ đó xây dựng và lựa ch ọn ph ương án tối ưu giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định đúng đắn và k ịp th ời. Trong tình huống này ta có thể thấy Phillip Amos đã n ắm b ắt và x ử lý thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác mà không phải bất cứ ai cũng có được khả năng đó. Thứ nhất ta học được ở Phillip khả năng nắm bắt và xử lý thông tin nhanh nhạy. Chỉ từ một mẩu tin ngắn với mấy chục ch ữ trên báo nói v ề tình hình bệnh dịch gia súc đang lan tràn ở Mêhico ông l ập tức nghĩ: n ếu th ực s ự Mêhico đang có dịch bệnh thì nhất định dịch bệnh đó phải t ừ bang California và bang Texas vùng biên giới nước Mỹ tràn vào bởi ông biết được rằng Mêhico chỉ nhập khẩu thịt gia súc từ hai bang này. Vì vậy ông nghĩ t ới th ị trường thực phẩm ở Mĩ - là thị trường mà công ty ông đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo phân tích của ông thì California và Texas là nguồn cung cấp thịt chủ yếu cho toàn nước Mỹ nên nếu bệnh dịch thực sự lan tràn thì mặt hàng thịt sẽ trở lên khan hiếm, thị trường cung ứng thịt sẽ căng thẳng và để ngăn chặn dịch bệnh chính phủ sẽ nghiêm cấm vận chuyển gia súc… Tất cả những điều đó sẽ làm giá thịt tăng vọt và ông cho rằng đây là cơ hội tốt cho công ty của mình để ki ếm l ợi nhu ận m ột cách d ễ dàng - mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh. Điều quan trọng thứ hai chúng ta có thể rút ra được từ câu chuy ện này đó là chúng ta phải kiểm định tính chính xác của thông tin tr ước khi s ử d ụng 15
  16. vì nếu thông tin không chính xác sẽ dẫn đến nh ững quy ết định sai l ầm và khó có thể cứu vãn được. Sau khi có thông tin và nhận thấy đó là m ột c ơ h ội tốt cho mình ki ểm định tính chính xác của thông tin là việc đầu tiên mà Phillip đã làm. Philip đã cho nhân viên của mình tới Mêhico thăm dò tình hình để kiểm định chắc chắn nguồn thông tin trên là đúng hay sai. Không những thế, sau khi đã có thông tin chính xác là dịch bệnh đang hoành hành ở đó, Phillip còn cho nhân viên theo dõi các công ty chuyên nhập khẩu và gia công gia súc khác - là đ ối thủ cạnh tranh của mình để từ đó đưa ra chiến lược hành động với b ước đi đúng đắn nhất. Khi được biết hầu hết những công ty l ớn đ ều h ạn ch ế ho ặc tạm dừng nhập khẩu và chế biến thịt gia súc ông nhận thấy đây là một cơ hội tốt cho mình. Trong khi các công ty khác đ ều né tránh c ơ h ội này thì ông đã mạnh dạn chớp thời cơ. Phillip đã gom tiền rồi tới bang California và bang Texas mua bò, lợn sống mau chóng vận chuy ển sang vùng Đông n ước Mĩ để tích trữ. Và đúng như theo tính toán của ông sau đó ít lâu, dịch b ệnh nhanh chóng tràn sang các bang lân cận. Chính ph ủ Mỹ h ạ l ệnh nghiêm c ấm vận chuyển thực phẩm gia súc từ bang này sang nơi khác nh ất là cấm vận chuyển sang vùng phía Đông nước Mỹ. Ngay lập tức mặt hàng th ực ph ẩm thịt trên toàn nước Mỹ trở nên khan hiếm, giá thịt tăng cao chóng mặt. Lợi dụng cơ hội này Phillip tung số hàng ông dự trữ ra th ị trường. Chiến l ược đúng đắn này cuối cùng đã mang lại cho công ty ông một khoản tiền lãi khổng lồ lên tới 9 triệu đôla chỉ trong vòng vài tháng. Như vậy có thể khẳng định rằng Phillip A.mos đã rất thành công trong chiến lược kinh doanh này. Đó là nhờ khả năng nắm bắt và xử lý thông tin nhanh nhạy, chính xác cùng những bước đi,quyết định h ết sức đúng đắn. Ch ỉ từ một mẩu tin nhỏ, ông đã không bỏ sót mà đã bỏ thời gian và suy nghĩ đ ể suy đoán, tìm tòi cơ hội cho doanh nghiệp của mình. Ông nh ận th ấy đó là c ơ hội tốt nhưng không hề vội vàng mà cử nhân viên đi xác minh l ại ngu ồn thông tin đó, trước khi lấy làm căn cứ ra quy ết đ ịnh quản tr ị. Có th ể nói, Phillip A.mos đã biết tận dụng được nguồn thông tin mà mình có m ột cách 16
  17. đầy đủ nhất. Điều đó chứng tỏ việc nắm bắt và xử lý thông tin là t ối c ần thiết đối với các nhà quản trị khi ra quyết định, trong đó y ếu tố chất lượng của thông tin là điều quan trọng làm cho thông tin thực sự có giá trị. Và Phillip A.Mos đã vận dụng tốt điều đó vào trong quyết định của mình và đã đem lại một khoản lợi nhuận lớn mà bất cứ nhà quản trị nào cũng mu ốn làm được như vậy. Câu 1: Rút ra được điều gì từ các nắm bắt và xử lí thông tin Cách nắm bắt thông tin ban đầu của ông chỉ là hoạt động hàng ngày của ông đó là đọc báo lấy được thông tin chứ không ph ải đi lùng s ục tìm kiếm thông tin, đó chỉ là một sự tình cờ. Với mấy chục chữ thông tin đó thì nó chẳng có ý nghĩa gì cả, nếu nó không được xử lý và phân tích. Nhưng với tầm hiểu biết về thị trường th ịt lợn, hiểu biết về địa bàn làm ăn của các doanh nghiệp khác, và kinh nghi ệm của 1 ông chủ công ty gia công thực phẩm công với vài chục chữ đó thì thông tin này thực sư có giá trị với ông. Ông đã phân tích thông tin một cách nhanh nhạy và chính xác. Phân tích của ông “nếu thực sự Mêhico đang có bệnh dịch thì nhất định dịch phải từ bang Califormia và bang Texas vùng biên giới nước Mỹ tràn vào. Và bang này cũng là nguồn cung cấp thịt chủ yếu cho toàn nước Mỹ. Nếu ở bang califormia và bang Texas thực sự có bệnh dịch thì nhất định thị trường cung ứng thịt sẽ trở nên căng thẳng, giá thịt sẽ tăng vọt”. Với cách xử lí thông tin một cách chính xác và tinh tế của ông đã khiến ông chủ động di tìm kiếm và thu thập thông tin để đưa ra m ột quy ết đ ịnh đúng đắn trong việc kinh doanh của ông. Với lượng thông tin ít ỏi ban đầu mà ông có thì v ẫn ch ưa th ể ra đ ược một quyết định đúng đắn nào cả. Ông rất cẩn thận bước đầu ông chỉ cho nhân viên của mình đi xác • nhận thông tin đó là thật hay do một sự sai lầm của báo chí. Khi có thông tin thì chúng ta không nên tin tưởng ngay vào nguồn thông tin đó dù nguồn tin đó lấy từ đâu. Vậy nên ban đầu chúng ta phải 17
  18. kiểm định lại nguồn tin đó là có thật hay chỉ do tin đồn hay do sự nhầm lẫn nào. Khi nhân viên của ông đã xác nhận ở bang Caloformia và bang Texas • đúng là có bệnh dịch đang hoành hành ở đó. Lúc này ông mới bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu thị trường giá súc ở bên califormia va taxas. Đ ặc biệt ông đã cho nhân viên tìm hiểu ở các công ti chuy ện nh ập kh ẩu và chế biến thịt gia xúc. Với một mẩu thông tin như thế ông đã biết khai thác tri ệt đ ể và biết cách tìm hiểu để phát triển thêm thông tin đó, để nó có giá tr ị h ơn với sự ra quyết định của ông (sự chắc chắn khi ra quyết định). Trong tình huống này phillip A.Mos là người không phải là người nhận thông tin rồi ra quyết định. Mà ông đã phân tích thông tin đó một cách bài bản rổi tiếp tục tìm kiếm phát triển thêm thông tin đó ra để đưa ra m ột quyết định cuối cùng. Câu 2: Đánh giá về giá trị thông tin đối với việc ra quyết định. Từ câu chuyện kinh doanh của Phillip Amos ta có th ể thấy thông tin có chất lượng, kịp thời, thích hợp, rõ ràng và đầy đủ, cô đọng và lôgic,… là r ất có giá trị và giữ vai trò to lớn trong việc đưa ra các quyết định của các nhà quản trị. Việc ra quyết định quản trị gắn chặt với y ếu tố thông tin, t ừ thu thập thông tin đến xử lý, phân tích, truyền đạt thông tin quản trị. Thông tin là cơ sở khoa học để các nhà quản trị ra các quyết định hoạt động của doanh nghiệp,tổ chức của mình để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Thông tin cung cấp các dữ liệu cần thiết liên quan đến hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Chẳng hạn như: thông tin về nhân sự, tình hình tài chính, về các chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của tổ chức… Thông tin giúp nhận dạng cơ hội, nguy cơ từ sự thay đổi của môi trường tác động đến hoạt động quản trị. Chẳng hạn trong trường h ợp của Phillip Amos nhờ nắm bắt kịp thời thông tin về sự thay đổi của môi trường mà Phillip đ ã ra quyết định đúng đắn mang l ại l ợi nhu ận không nh ỏ cho 18
  19. công ty. Thông tin còn giúp các nhà quản trị xây dựng, lựa ch ọn phương án tối ưu nhất để gải quyết các vấn đề nảy sinh. Nói tóm lại, nguồn thông tin kịp th ời, đầy đ ủ, thích h ợp và có ch ất lượng là nhân tố vô giá, không thể thiếu được trong quá trình ra quyết định quản trị. IV. Tình huống mở rộng. Phá sập hệ thống ngân hàng Anh Phần I. Kinh tế nước Anh đang trong giai đoạn suy thoái. NHTW của các nước công nghiệp phát triển đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ trong khi mặt bằng lãi suất của thế giới đang tăng cao. Trong giai đoạn này tình hình kinh tế nước Anh đang suy thoái nghiêm tr ọng phản ánh qua một số chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu a. Sự ra đời hệ thống tỷ giá Châu Âu (ERM) Vào 13/3/1979 Hệ thống tỷ giá Châu Âu (ERM) được thành lập, h ầu hết các đồng tiền của EU bị buộc vào nhau theo Cơ ch ế Tỷ giá Hối đoái (Exchange Rate Mechanism – ERM) của Hệ thống Tiền tệ Châu Âu (European Monetary System). Hệ thống tỷ giá song phương giữa các đồng tiền thành viên được dao động trong một biên độ nh ất định(2.25%). Riêng nước Anh và Ý là 6%. Đơn vị tiền tệ Châu Âu – ECU. Mặc dù đã gia nhập Cộng đồng kinh tế Âu Châu (ECC) t ừ tháng 4/1970 và đã kí hiệp định EMS nhưng nước Anh lại quyết định không tham gia hệ thống tỉ giá hối đoái của ECC. Theo thể thức EMS, tỷ giá hối đoái của các nước thành viên được duy trì trong các giới hạn cụ thể và cũng ràng buộc với đơn vị tiền tệ Châu Âu và các đồng tiền của các nước thành viên này đều được neo theo đồng Mark Đức đồng thời có thể dao động không quá 2,25% (trừ Ý là 6%). Nhưng đến tháng 10/1990, Anh quyết đ ịnh gia nh ập ERM cùng với sự đảm bảo của Chính Phủ là sẽ theo đuổi m ột chính sách kinh tế và tiền tệ sao cho có thể phòng ngừa được những biến động về tỷ giá giữa đồng Bảng Anh và đồng tiền của các nước khác thuộc ERM trong 19
  20. một biên độ giao động tỷ giá là 6%. Lúc này, đồng Pound được neo ở mức 1GBP= 2.95 DEM. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ ngày 9/11/1989, hai miền Đông và Tây Đức được thống nhất cả về địa lý lẫn chính trị và đồng Mark của Tây Đức được chọn là đồng tiền chung cho đất nước. Vào th ời đi ểm đó, 1 đ ồng Mark của Tây Đức đổi được 4 đồng Mark của Đông Đức. Tình hình l ạm phát tại Đức tăng cao do người dân ở Đông Đức đổ xô đi đổi ti ền Tây Đ ức. Để tránh sự ảnh hưởng của lạm phát cao đến nền kinh tế mới được thống nhất, NHTW Đức đã quyết định tăng lãi suất đồng Mark lên cao và duy trì lãi suất cao này trong một thời gian dài. Khi đồng Bảng Anh neo giá c ố đ ịnh theo đồng Mark Đức thì hiện tượng lãi suất cao tại Đức đã góp phần làm cho giá trị thực của đồng Bảng bị giảm sút nghiêm trọng. Cũng chính điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho NHTW Anh trong việc duy trì t ỷ giá h ối đoái c ố định và chỉ có hai phương án lựa chọn cho NHTW Anh mà thôi, đó là: Ngân hàng trung ương Anh phải chuẩn bị sẵn sàn để mua vào một • lượng đồng bảng Anh dư thừa trên thị trường bằng việc bán ra đồng DEM từ kho dự trữ của mình. Tăng lãi suất đồng bảng Anh lên một mức cao để khuy ến khích các • nhà quản lý danh mục đầu tư. b. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính nước Anh: ngày th ứ t ư đen t ối (Black Wednesday) Cơ chế tỷ giá ERM được xem là “cơ chế tỷ giá bò trườn” khi mà nó dựa trên một tỷ giá trung tâm, được tính toán dựa trên tỷ giá bình quân gia quyền của tỷ giá hối đoái của các nước thành viên với quy ền số được ấn định dựa trên tổng sản phẩm quốc dân và hoạt động mậu dịch nội bộ châu Âu tương ứng của các nước thành viên trong khi giới hạn tỷ giá đồng tiền của các nước thành viên dao động trong một biên độ hẹp (2.25%, trừ Ý và Anh là 6%). Khi có biến động bởi nền kinh tế Đức hồi phục quá nhanh đã làm rối loạn tiền tệ của cơ chế này và tỷ giá trung tâm phải điều chỉnh thường xuyên khiến cho nó trở nên mất ổn định. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2