intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị trường chứng khoán - phát triển và khủng hoảng

Chia sẻ: Le Kim Ngan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

181
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo thị trường chứng khoán ở thời kì

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị trường chứng khoán - phát triển và khủng hoảng

  1. Sau đó, chính người Hà Lan khởi xướng ra các công ty cổ phần, mà cổ đông có thể đầu tư vào để chia sẻ lợi nhuận cũng như thua lỗ. Năm 1602, Công ty Đông Ấn đã phát hành những cổ phiếu đầu tiên ra Sàn giao dịch chứng khoán Amsterdam. Đó là công ty đầu tiên trên thế giới phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Sàn giao dịch chứng khoán Amsterdam cũng được coi là sàn giao dịch đầu tiên trên thế giới hoạt động một cách liên tục. Chính người Hà Lan là những người nghĩ ra những nghiệp vụ giao dịch chứng khoán như "bán khống", "giao dịch quyền chọn", "nghiệp vụ swap nợ-cổ phần", "nghiệp vụ ngân hàng thương mại" và nhiều công cụ đầu cơ khác mà cho đến ngày nay người ta vẫn còn sử dụng. Ngày nay thì mọi quốc gia phát triển và hầu hết các nước đang phát triển đều có thị trường chứng khoán, một thị trường không thể thiếu với mọi nền kinh tế muốn phát triển vững mạnh vì các lý do sau: Thứ nhất, thị trường chứng khoán là một trong những kênh huy động vốn quan trọng nhất của các công ty, giúp các công ty có thể niêm yết công khai, tăng thêm vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh. Tính thanh khoản mà thị trường chứng khoán tạo ra cho phép các nhà đầu tư nhanh chóng va dễ dàng bán các loại chứng khoán khi có nhu cầu. Đó chính là một nét hấp dẫn của việc đầu tư vào cổ phiếu so với các hình thức đầu tư kém thanh khoản khác như đầu tư vào bất động sản chẳng hạn. Thứ hai, thị trường chứng khoán được coi là một chiếc phong vũ biểu của nền kinh tế. Lịch sử đã chỉ ra rằng, giá cổ phiếu và các loại tài sản tài chính khác là một phần quan trọng của hoạt động kinh tế và nó có thể gây ảnh hưởng hoặc là một thước đo đánh giá kỳ vọng của xã hội. Giá ổ phiếu tăng thường liên quan đến việc tăng lượng vốn đầu tư vào các hoạt động kinh doanh và ngược lại. Do đó, các ngân hàng trung ương luôn để mắt tới việc kiểm soát và ứng xử của thị trường chứng khoán và đến sự hoạt động trơn tru của hệ thống tài chính vì sự ổn định tài chính luôn là một trong những chức năng quan trọng nhất của các ngân hàng trung ương. Bong bóng và sụp đổ - Sụp đổ thị trường chứng khoán 1987 Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Câu chuyện Bong bóng và Sụp đổ của thị trường
  2. ( Bình chọn: 5 -- Thảo luận: 0 -- Số lần đọc: 13853) Một sự sụp đổ được dự báo trước nhưng không thể giải thích liệu có phải do chính hoạt động của Ủy Ban Chứng Khoán Mỹ (SEC), được thành lập theo yêu cầu của Tổng thống Franklin D. Roosevelt sau khi kết thúc Đại khủng hoảng. SEC được hình thành nhằm ngăn chặn những khả năng sụp đổ thị trường có thể xảy ra, ngăn chặn những hành vi lừa đảo đối với thị trường chứng khoán. SEC đã hoạt động rất tốt, dần dần lấy được lòng tin nhà đầu tư và họ bắt đầu quay trở lại với thị trường vào những năm 60. SEC tuy có thể giúp nhà đầu tư tiếp cận được những thông tin cần thiết nhưng không thể giúp nhà đầu tư suy nghĩ. Vào những năm đầu thập kỷ 60 và 70, nhà đầu tư rất ít quan tâm đến giá trị doanh nghiệp mà họ quan tâm đến hình ảnh, sự tiếp cận của doanh nghiệp đến công chúng, đến những ý kiến không chính thức về doanh nghiệp. Nhà đầu tư quan tâm đến những mẩu quảng cáo, mô tả ở mức thái quá về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn mẩu tin ngắn về một công ty Synergy Space-Bovubetribucs nào đó vừa tạo ra một thể sống để đưa lên mặt trăng: "Synergy Space-Bovubetribucs forges a new frontier in the introduction of organic entities into the ecosystem of the lunar-scape in order to promote greater synergy. This triumphant new paradigm will be enacted through a leveraged advantaged momentum initiator." Cho dù những dòng mô tả ngắn gọn và hết sức mù mờ, nhà đầu tư vẫn "mù quáng" đặt niềm tin, với họ nó dường như biểu hiện của những ý tưởng cao siêu. SEC đã yêu cầu những công ty này phải thông báo rõ ràng, chính xác rằng bản thân những công ty này không hề có tài sản đảm bảo hay thậm chí không có một cơ may nào để thực hiện những ý tưởng đó, nhưng nhà đầu tư vẫn cứ tin rằng tiềm năng của những công ty này là không có giới hạn. Tâm lý "tăng giá", ngoại trừ một số vụ vỡ nợ, sập tiệm, vẫn còn tiếp tục đến thập kỷ 80. Thập kỷ 80 cũng là giai đoạn mà những hoạt động tài chính diễn ra cực kỳ sôi động, đặc biệt là sự hình thành của nhiều tập đoàn lớn, hoạt động sáp nhập, thâu tóm. Thâu tóm và sáp nhập diễn ra ở khắp mọi nơi, ở mọi cấp độ, nhiều thương vụ được áp dụng kĩ thuật "Mua lại dựa trên vay nợ" thông qua phát hành những loại trái phiếu chất lượng thấp cho nhà
  3. đầu tư. Áp dụng công thức toán mang tên "nền kinh tế mới", tăng trưởng của những doanh nghiệp Mỹ sau sáp nhập được tính theo cấp số nhân chứ không còn đơn giản là cộng hai doanh nghiệp hợp nhất với nhau nữa. SEC không còn đủ khả năng để hạn chế những tập đoàn và những đợt phát hành ra công chúng mờ ám, thị trường, do đó, tiếp tục tăng trưởng liên tục trong suốt thập niên 80. Thâm chí cả đến những nhà đầu tư tổ chức và quỹ đầu tư, những đơn vị thường tin tưởng và những tính toán, phân tích trên các công cụ giao dịch, cũng bắt đầu gắn mình với câu thần chú "nếu một cổ phiếu lâu không tăng giá, hãy tìm một cổ phiếu khác." Vào đầu năm 1987, SEC đẩy mạnh một cách vội vàng và theo nhiều chuyên gia là thiếu tính toán, hoạt động điều tra các giao dịch nội gián. Ở vào thời điểm mà hầu hết nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến khả năng Wall Street sẽ cần phải xem xét lại chính sự tăng trưởng hiện tại của nó, thì hoạt động điều tra của SEC đã tạo lên không khí lo lắng đối với nhà đầu tư. Nhiều người bắt đầu quyết định rời khỏi "cuộc chơi mờ ám" của với cổ phiếu để chuyển sang những hoạt động đầu tư ổn định hơn, như trái phiếu. Ngày thứ hai, 19/10/1987 - ngày thứ hai đen tối - đã xảy ra một "cuộc di cư tập thể" ra khỏi thị trường cổ phiếu, nó tác động đến hệ thống quản lý giao dịch của NYSE. Hệ thống này tự đặt các ngưỡng dừng lỗ (stop loss) cho cổ phiếu và chuyển lệnh tới hệ thống DOT của NYSE. Lượng bán quá lớn được chuyển sang tức thì đã làm quá tải hệ thống máy in của DOT, làm trễ toàn hệ thống và nhà đầu tư, ở mọi cấp độ (cá nhân hay tổ chức) rơi vào tình trạng mất thông tin.
  4. DOT - Designated Order Turnaround - là hệ thống máy tính điện tử nhằm hỗ trợ hiệu quả giao dịch lệnh bằng cách chuyển các lệnh với chứng khoán niêm yết trực tiếp, không đi qua những nhà môi giới, tới các chuyên gia trên sàn của NYSE. Hệ thống này thường được áp dụng với những lệnh có quy mô nhỏ, lệnh giới hạn và lệnh giao dịch theo chương trình. Khủng hoảng lây truyền theo đám đông và nhà đầu tư bắt đầu đổ ra bán cổ phiếu không cần biết sẽ lỗ bao nhiêu hay liệu lệnh của họ có thể
  5. được thực hiện sớm hay muộn trong khi giá đang rơi thẳng đứng. Chỉ số Dow tụt 508,32 điểm (22,6%) và 500 tỉ USD biến mất. Thị trường ở các quốc gia khác trên toàn thế giới cũng sụp đổ theo cùng một kịch bản. Thậm chí có một số nhà môi giới vì quá nhiều khách hàng, không thể nghe điện thoại của một vài khách hàng gọi đến, đã bị nhà đầu tư đến đe dọa, thậm chí bắn, bị giết. May mắn là vị Chủ tịch mới của FED, Alan Greenspan, đã đóng góp rất lớn trong việc chèo lái nền kinh tế tránh khỏi một cuộc khủng hoảng nữa cho nền kinh tế Mỹ bằng cách hỗ trợ để các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư không bị vỡ nợ. Thị trường hồi phục, NYSE cũng tiến hành tinh chỉnh một số điểm nhỏ trong hệ thống giao dịch bao gồm cả hệ thống ngắt giao dịch khi thị trường tụt đến một mức nhất định đặt trước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2