intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị trường chứng khoán VN: Bàn tay thiếu ngón

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

54
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người mua bán Họ là nhà đầu tư (NĐT), mua bán chứng khoán (CK) của nhau trên chợ, sau khi mua của công ty phát hành bàn ra. NĐT ở ta mua mạnh khi giá lên, và bán nhiều khi giá xuống. Việc này làm giá cả CK lên xuống giống như hình răng cưa. Hơn nữa giá cả ấy lại không phản ánh giá trị thật của công ty hay công việc kinh doanh của họ mà là giá của tâm lý. Khi mua bán theo giá này NĐT ít nhìn đến nền tảng của giá cả; họ hùa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị trường chứng khoán VN: Bàn tay thiếu ngón

  1. Thị trường chứng khoán VN: Bàn tay thiếu ngón Người mua bán Họ là nhà đầu tư (NĐT), mua bán chứng khoán (CK) của nhau trên chợ, sau khi mua của công ty phát hành bàn ra. NĐT ở ta mua mạnh khi giá lên, và bán nhiều khi giá xuống. Việc này làm giá cả CK lên xuống giống như hình răng cưa. Hơn nữa giá cả ấy lại không phản ánh giá trị thật của công ty hay công việc kinh doanh của họ mà là giá của tâm lý. Khi mua bán theo giá này NĐT ít nhìn đến nền tảng của giá cả; họ hùa theo nhau, theo “tâm lý bầy đàn”. Mua bán theo giá tâm lý thì không ai có thể tiên đoán được và cũng chẳng có cơ quan nào có thể bảo vệ được họ. Ai có thể bảo vệ được ý nghĩ của người khác? Cho nên những yêu cầu đòi chính quyền phải bảo vệ NĐT là không đúng. Trên TTCK VN hiện nay chỉ có hai loại NĐT. Một là người liều lĩnh (speculator) và hai là người cẩn thận. Người sau ít mua bán vì họ nhìn vào triển vọng kinh doanh của công ty phát hành, hưởng cổ tức và khi cần tiền mới bán đi. Nếu cái chợ mà chỉ có những người này thì không còn là chợ nữa vì thiếu người bán, giống như ngân hàng mà không có người vay tiền. Có những ý kiến mong đợi số NĐT lâu dài này sẽ tăng lên trong năm 2008, tức là mong cho TTCK đìu hiu! NĐT liều lĩnh mới là những người làm cho cái chợ tấp nập. Họ mua đi bán lại và giúp thị trường có thanh khoản, lúc nào cũng có hàng và tiền trong
  2. chợ. Họ giống như những người vay tiền ở ngân hàng. Ở ta những người này được gọi là “lướt sóng” với ý chê bai (do sự hiểu sai danh từ “speculator” mà ra). Người liều lĩnh, nhờ khả năng tính toán của mình, mua bán ngược lại với NĐT cẩn thận, gánh chịu rủi ro về giá cả của thị trường; nhờ vậy NĐT cẩn thận được bảo vệ, chứ không phải chính quyền bảo vệ. Ở các nước phát triển, tập tục tạo nên TTCK chứ không phải chính quyền. Chính quyền chỉ củng cố TTCK bằng luật lệ để các tập tục được bảo vệ. Ở VN thì cái chợ TTCK được chính quyền thiết lập. Cái chợ do chính quyền Nếu ví TTCK VN như một bàn tay thì nó đang thiếu hai ngón và một đốt. Một ngón thiếu do bẩm sinh, ấy là không có chi phiếu. Ngón thứ hai bị cắt: ấy là tập tục vay CK để bán (ta gọi là bán khống). Còn một đốt bị cắt là luật cho công ty CK tự doanh, nhưng không ràng buộc họ. Về ngón thiếu do bẩm sinh, thì Luật hình sự và tập tục ngân hàng chưa phát triển để có chi phiếu và nó được củng cố. Vì thiếu ngón này nên luật CK buộc NĐT phải đến công ty CK nộp tiền mua khiến tiền vào công ty CK nhiều quá, Ngân hàng Nhà nước sợ nên buộc từ ngày 1-3 năm nay các NĐT phải nộp tiền cho ngân hàng (làm được hay không là chuyện khác). Tiền trả ở ngân hàng, mua bán ở công ty CK, làm sao để công ty CK biết NĐT đã trả tiền hay chưa? Đó sẽ là một khó khăn cho công ty CK. Làm sao để trả tiền vào một giờ thì được mua CK ngay giờ ấy? Lại là một khó khăn cho NĐT.
  3. Không giải quyết được hai câu hỏi này thì hoạt động của cái chợ bị chậm, nghĩa là bị giảm; vì cái chợ mở cửa không quá tám giờ một ngày. Ngón thứ hai bị cắt là vì quan niệm sai về NĐT liều lĩnh. Ta gọi họ là đầu cơ và nhìn họ như một người trong chợ bán nhu yếu phẩm. Họ liều lĩnh chứ không đầu cơ vì CK không phải là nhu yếu phẩm; nó là niềm tin nên khó đầu cơ lắm. Vì muốn loại bỏ người đầu cơ nên luật CK không cho bán khống. Thật ra, việc vay hàng để bán cũng bị cấm ở Hà Lan ở những năm 1610 và ở London năm 1773. Ở Mỹ người ta không cấm, nhưng từ năm 1929 nó bị khép vào khuôn khổ của luật pháp. Việc mượn hàng để bán xuất phát từ nhu cầu muốn làm giàu của NĐT và họ phải liều lĩnh. Là một nhu cầu nên nó cũng có trên thị trường mua bán vàng! Ví dụ giá vàng đang lên, người mua vàng để dành sợ giá sẽ lên nữa, tiền giữ trong tay bị mất giá và đổ xô đi mua. Người liều lĩnh, trái lại, nghĩ giá lên rồi sẽ xuống nên họ vay vàng trong hai tuần để bán ra với giá đang cao. Hai tuần sau, khi phải trả nợ, giá vàng xuống họ mua vào để thanh toán. Vậy là có lời. Còn nếu giá vàng cứ lên, đến hạn trả nợ họ cũng phải mua và chịu lỗ! Mượn hàng để bán trong TTCK cũng giống như vậy. Luật của ta biến TTCK của niềm tin trở thành TTCK của hiện vật, “tiền trao cháo múc”. Do vậy NĐT liều lĩnh đúng nghĩa không có. Ta chế ra “người lướt sóng” và mong họ không có nhiều. Cái chợ chỉ có toàn NĐT cẩn thận thì giá cả sẽ lên xuống như hình răng cưa là đương nhiên. Sang đến đốt ngón tay, đó là việc tự doanh của các công ty CK. Ở các nước khác, công ty CK là người tạo ra mua bán, ngay cả trong thị trường OTC. Họ phải mua vào khi CK xuống giá và bán ra khi giá lên. Ở ta, công ty CK
  4. không bị ràng buộc như thế nên khi giá lên họ tranh mua với NĐT, khi giá xuống họ bán trước NĐT nhờ có nhiều thông tin hơn! Vậy là hai cái phanh của TTCK để hãm đà giá tăng hay giảm đã bị cắt bỏ. Chính vì vậy giá cả lên xuống như hình răng cưa chứ không phải hình sóng nước. Sóng biển phải lăn tăn mới có nhiều người tắm, sóng cao hay thấp quá người ta sợ. Các nhà quản lý TTCK ít nhiều đều biết các việc trên nhưng thay vì họ nói ra để bàn luận sâu hơn về bàn tay thiếu ngón, rồi từ từ sửa chữa, đằng này ngược lại, họ cứ bắt Ngân hàng Nhà nước... chịu trận! Và Ngân hàng Nhà nước tìm cách chống đỡ. Nay họ không giới hạn mức dư nợ cho vay CK 3%; ngân hàng có thể cho vay bằng 20% vốn điều lệ và phải tăng mức dự phòng rủi ro ở mức 200-250%. Có người bảo... “liều thuốc đắng”! Việc cổ phần hóa Các công ty cổ phần hóa trước kia đều chuyển đổi trong cảnh tranh sáng (quyết định cổ phần hóa) tranh tối (bán cổ phiếu). Nhà nước thấy thiệt vì tài sản bị đánh giá thấp, cổ phiếu bán rẻ, do vậy buộc các công ty cổ phần hóa phải bán đấu giá. Nơi bán là TTCK, vốn thường bán đấu giá trái phiếu. CK có một mệnh giá nhưng nó thay đổi, khi lên cao, khi xuống thấp. Công ty đem CK đi đấu giá, họ không nói với NĐT rằng: “Đây là một món hàng có giá lên xuống, khi giá lên cao quí vị hưởng, khi giá xuống thấp quí vị lãnh, và có khi quí vị mất trắng nữa đấy”.
  5. Trái lại, họ nói: “Đây là CK của đại gia. Ai trả giá cao nhất tôi mới bán! Mua vô! Mại dzô!”. Và NĐT tranh nhau mua, trả giá cao gấp 9, 10 lần! Chỉ có NĐT ở ta mới làm như vậy! CK không đấu giá được mà phải định giá. Việc này do người bảo lãnh phát hành quyết định. Công ty phát hành muốn giá cao để có thặng dư vốn; người bảo lãnh sợ không bán được sau khi đã nhận bán nên họ muốn giá vừa phải. Xem xét kỹ càng tất cả các yếu tố của công ty phát hành, hai bên định giá. Giá vừa phải, bán hết sớm, người bảo lãnh ăn lời. Còn công ty phát hành đã được người bảo lãnh trả trước rồi nên an tâm kinh doanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2