intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

thiết kế hệ thống lạnh cho xí nghiệp, chương 10

Chia sẻ: Nguyen Van Dau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

226
lượt xem
110
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khảo sát hệ thống đường ống giúp cho người vận hành nắm bắt được vị trí của từng loại đường ống, đường ống dẫn môi chất, đường ống nước… Tìm hiểu về hệ thống đường ống giúp cho việc vận hành và sửa chữa được nhanh chóng và an toàn. Thông qua công việc khảo sát ta có thể tính xem thực tế đường ống có đủ công suất khi làm việc hay không. Cách bố trí đường ống trong hệ thống cấp đông băng chuyền thẳng. Hình 2.30: Bố trí đường ống từ máy nén tới BTH Việc khảo sát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: thiết kế hệ thống lạnh cho xí nghiệp, chương 10

  1. Chương 10: Khảo sát hệ thống đường ống Khảo sát hệ thống đường ống giúp cho người vận hành nắm bắt được vị trí của từng loại đường ống, đường ống dẫn môi chất, đường ống nước… Tìm hiểu về hệ thống đường ống giúp cho việc vận hành và sửa chữa được nhanh chóng và an toàn. Thông qua công việc khảo sát ta có thể tính xem thực tế đường ống có đủ công suất khi làm việc hay không. Cách bố trí đường ống trong hệ thống cấp đông băng chuyền thẳng. Hình 2.30: Bố trí đường ống từ máy nén tới BTH Việc khảo sát tìm hiểu về hệ thống đường ống cho ta đánh giá chính xác về tình trạng thực tế của đường ống để có biện pháp khác phục nếu có sự cố. Các thông số thực nghiệm của hệ thống đường ống. Đường kính ống hút d = 133mm
  2. Đường kính ống đẩy d = 70mm
  3. Đường kính ống dẫn môi chất d = 42mm. Hệ thống cấp đông băng chuyền thẳng sử dụng chủ yếu là các ống thép. Trên các đường ống đều được sơn màu khác nhau để phân biệt. 2.5. Trang bị điện cho hệ thống cấp đông băng chuyền IQF. 2.5.1. Mục đích và ý nghĩa. Trong quá trình vận hành hệ thống lạnh có rất nhiều các thông số biến đổi do những dòng nhiệt khác nhau từ bên ngoài xâm nhập cũng như các dòng nhiệt trong phòng và nhiệt độ của sản phẩm. Để hệ thống lạnh làm việc có hiệu quả và an toàn với các thông số biến đổi trong suốt quá trình làm đông thì phải duy trì chế độ làm việc ổn định hạn chế đến mức thấp nhất việc điều chỉnh các thông số. Việc điều chỉnh được một chế độ làm việc của hệ thống là rất khó khăn và phức tạp, vì vậy để duy trì chế độ làm việc đó một cách ổn định thì ta phải trang bị cho nó một hệ thống điều khiển tự động để điều chỉnh. Ngoài ra hệ thống điều chỉnh tự động còn báo những sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận hành đảm bảo hệ thống luôn làm việc ở chế độ cho phép. Khi hệ thống lạnh được trang bị điều khiển tự động hoá nó có ưu điểm hơn hẳn khi vận hành bằng tay, chế độ làm việc ổn định, các thông số biến đổi nằm trong giới hạn cho phép tương ứng với từng giai đoạn hoạt động của máy nén. Với việc được trang bị tự động hoá máy sẽ hoạt động tin cậy hơn tăng tuổi thọ, đảm bảo chất lượng của sản phẩm, giảm tiêu hao năng lượng không cần thiết và đặc biệt quan trọng là đảm bảo an toàn cho người vận hành Vì vậy việc trang bị tự động hoá cho máy lạnh là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết, nó phù hợp với xu thế phát triển của xã hội trong thời kỳ mới.
  4. 2.5.2. Các ký hiệu thường dùng trong hệ thống. Tiếp điểm thương đóng: là tiếp điểm luôn đóng khi cuộn dây điều khiển của nó không có điện. Khi cuộn dây điều khiển có điện nó sẽ mở ra. Ký hiệu tiếp điểm thường đóng: hay Tiếp điểm thường mở: là tiếp điểm luôn mở khi cuộn dây điều khiển nó không có điện. Khi cuộn dây điều khiển nó có điện thì nó sẽ đóng lại. Ký hiệu tiếp điểm thường mở: hay
  5. Các tiếp điểm được điều khiển bằng cuộn dây tạo ra nam châm điện hút thanh thép có mang tiếp điểm hoặc điều khiển băng b ộ cảm biến như cảm biến nhiệt độ, áp suất… Dựa theo nguyên tắc trên ta có nhiều mạch khác nhau. Ngoài những mạch điện đóng mở tức thời còn có những loại mạch trễ dùng rơ le thời gian. Nghĩa là khi tính thời gian được cấp điện thì sau một thời gian mới đóng hặc mở các tiếp điểm. Ký hiệu các tiếp điểm rơle thời gian: Tiếp điểm thường mở đóng trễ:. hay Tiếp điểm thường đóng mở trễ: hay - Các ký hiệu khác trên mạch điện. MCB: Thiết bị đóng ngắt Áptomat Cos: công tắc W OPS PS LPS TF Và TD SV H FS PS MC1
  6. : Rơle tắc phao. bảo vệ áp suất : Cuộn dây khởi động quạt giải nhiệt nước. : Rơle bảo vệ áp suất cao. : Rơle bảo vệ áp suất dầu :Rơle bảo vệ áp suất thấp : R ơ l e t h ờ i g i a n : Cuộn dây van điện từ : Công
  7. MC2: : Cuộn dây khởi động bơm nước : Cuộn dây khởi động sao của máy nén M S :Cuộn dây khởi động tam giác của máy nén M : Cuộn dây mô tơ máy nén D : Các cuộn dây của rơle bảo vệ M : Các cuộn dây để báo sự cố : Cuộn dây chuông. C3 X/A E/ A BZ thr: tiếp điểm của rơ le nhiệt độ : thanh lưỡng kim. : dây điện trở. 2.5.3. Sơ đồ mạch điện động lực và điều khiển
  8. 2.5.4. Nguyên lý hoạt động của mạch điện. Trước khi tiến hành khởi động hệ thống cần kiểm tra lại xem đã đủ điều kiện hoạt động hay chưa. Các nút nhấn dừng khẩn cấp(Emergency) xem có ở trạng thái nối mạch không, các thiết bị bảo vệ áp lực dầu, cao, thấp … có làm việc tốt không. Sau khi kiểm tra các thiết bị đủ điều kiện làm việc thì hệ thống đã sẵn sàng làm việc ta cấp điện vào mạch điện điều khiển. Mạch khởi động bơm quạt giải nhiệt: Bật START khi đó cuộn dây X/100 có điện làm đóng tất cả các tiếp điểm thường mở của nó và mở tất cả các tiếp điểm thường đóng. - Bật công tắc Cos3 và Cos4 ở chế độ Auto. Dòng điện sẽ đi qua tiếp điểm thường mở X-107 đã được cuộn dây X/107 đóng trước đó và đi tới cuộn dây MC/1 và MC/2 có điện lúc này bơm quạt giải nhiệt có điện và hoạt động thực hiện làm mát nước ra khỏi dàn ngưng. Mạch khởi động máy nén: - Khi khởi động máy nén thì các rơle áp lực dầu, áp lực cao, áp lực thấp sẽ kiểm soát nếu không đảm bảo an toàn thì nó sẽ không cho máy khởi động. Bình thường khi không có sự cố gì thì cuộn dây X/106 có điện. - Bật công tắc Cos5 về vị trí Auto. Lúc này mạch khởi động máy nén có điện máy nén thực hiện quá trình khởi động sao tam giác và hoạt động ở chế độ tam giác. Mạch giảm tải: - Khi khởi động máy nén để cho máy hoạt động được tốt trong suốt quá trình làm việc và tuổi thọ máy được kéo dài thì ta phải thực
  9. hiện giảm tải khi khởi động. Và khi tải nhiệt trong dàn lạnh giảm để tiết kiệm chi phí và điện năng ta cũng nên giảm tải cho máy. - Khi máy nén chạy thì cuộn dây X/100 có điện làm đóng tiếp điểm thường mở X-100 cấp điện vào cho cuộn dây van điện từ SV/102 thực hiện quá trình giảm tải. Thời gian giảm tải được cài đặt trên rơle thời gian T/2. - Nếu trong quá trình làm việc mà tải máy nén tăng quá cao thì công tắc F5 đóng lại cấp điện vào cuộn dây điện từ SV/102 để thực hiện giảm tải cho máy nén.
  10. Mạch cấp dịch: - Mạch cấp dịch trung gian: Bật công tắc Cos ở vị trí Auto. Khi máy nén hoạt động thì cuộn dây X/201 có điện làm đóng tiếp điểm thường mở của X-201 cấp điện cho cuộn dây điện từ SV/302 làm mở mạch cấp dịch cho môi chất vào làm mát tầm thấp. - Mạch cấp dịch thấp áp: Khi mức dịch lỏng trong bình tuần hoàn xuống thấp thì công tắc phao F8 đóng lại cấp điện vào cuộn dây van điện từ SV/301 mở cấp dịch cho môi chất qua tiết lưu vào bình tuần hoàn. - Mạch điều khiển bơm dịch. Bật công tắc Cos7 ở vị trí Auto. Khi máy nén chạy thì cuộn dây X/201 được cấp điện làm cho tiếp điểm thường mở của X-201 đóng lại cấp điện cho cuộn dây MC/5 bơm dịch có điện hoạt động bơm môi chất vào trong dàn lạnh. Mạch xả tuyết: - Trong quá trình làm việc do nhiệt độ trong môi trường rất thấp sau một thời gian thì trên bề mặt dàn lạnh bám một lớp tuyết dầy làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, làm chất lượng sản phẩm giảm.Vì vậy sau thời gian làm việc ta phải xả tuyết bám trên dàn lạnh để tăng khả năng trao đổi nhiệt của dàn lạnh với môi trường không khí trong tủ. Quá trình xả tuyết dàn lạnh bao gồm ba giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn hút dịch ra khỏi dàn lạnh. Nhấn START, cuộn dây XD/1 có điện làm đóng các tiếp điểm thường mở của XD-1 cấp điện cho cuộn dây XD/2 và rơle thời gian TD/1. Khi XD2 có điện thì tiếp điểm thường mở của XD2 đóng lại cấp điện cho cuộn dây XD0, các tiếp điểm thường mở của XD0 sẽ đóng lại còn tiếp
  11. điểm thường đóng sẽ mở ra làm mất điện vào cuộn dây MC/5 bơm dịch ngừng hoạt động, máy nén tiếp tục chạy để hút hết dịch trong dàn lạnh ra. Thời gian hút dịch được cài đặt trên rơle TD1 khoảng 6 phút. - Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn xả nước. Sau thời gian cài đặt 6 phút trên rơle TD1, tiếp điểm thường mở đóng chậm TD-1 đóng lại cấp điện cho cuộn dây XD/3 và rơle thời gian TD2. Tiếp điểm thường mở XD3 trên mạch bơm nước xả băng đóng lại
  12. cấp điện vào cho cuộn dây MC/4 và bơm nước hoạt động. Thời gian xả băng được cài trên rơle TD2 khoảng 15 phút. - Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn sấy khô dàn lạnh. Sau thời gian 15 phút cài đặt trên rơle TD2 thì tiếp điểm thường mở đóng chậm của TD2 đóng lại cấp điện cho cuộn dây XD4 và rơle TD3. Khi XD4 có điện thì thường mở XD4 đóng lại duy trì cấp điện cho mạch sấy khô. Tiếp điểm thuờng đóng XD4 mở ra ngắt điện vào cuộn dây XD3 làm tách tiếp điểm XD3 trên mạch bơm nước ra làm cho bơm nước ngừng. Thời gian sấy khô dàn lạnh được cài đặt trên rơle TD3. - Khi xả băng thì các tiếp điểm thường đóng XD3, XD4 mở ra làm mất điện vào cuộn dây X106 ngắt điện vào máy nén. Trong suốt quá trình xả băng cuộn dây XD1 luôn có điện. Mạch bảo vệ: - Mạch bảo vệ hiệu áp lực dầu. Khi khởi động máy nén nếu áp lực dầu xuống thấp thì F3 có điện tác động đóng lại đốt nóng thanh lưỡng kim nếu sau khoảng thời gian 20 đến 90 giây mà áp lực dầu đủ thì tiếp điểm thường mở của rơ le mở ra máy hoạt động bình thường. Nếu áp lực dầu không đủ thì thanh lưỡng kim bị dây điện trở đốt nóng bật ra làm cuộn dây X/105 mất điện đóng các tiếp điểm thường đóng X-105. Cuộn dây X/109 có tác động làm mở tiếp điểm thường đóng X-109 hở mạch điện hệ thống (Auto stop) Emergency stop, cuộn dây X/100 mất điện hệ thống ngừng hoạt động. Khi hệ thống làm việc mà xảy ra bất kỳ sự cố nào về áp suất nén cao, hiệu áp suất dầu thấp, áp suất nước thấp…thì mạch khởi động máy nén sẽ mất điện đồng thời mạch báo sự cố có điện để báo cho ng ười vận hành biết về sự cố để có biện pháp xử lý kịp thời.
  13. - Mạch bảo vệ áp suất cao. Khi áp suất nén trong hệ thống tăng cao công tắc F1 đóng lại cấp điện cho cuộn dây X/103, làm đóng các tiếp điểm thường mở X-103 cấp điện vào cho cuộn dây X/109. Tiếp điểm thường đóng của X-109 ở mạch START STOP mở ra ngắt điện vào cuộn dây X/100, tiếp điểm thường mở X-100 mở ra ngắt điện vào cuộn dây MC/3 máy nén mất điện ngừng hoạt động. - Mạch bảo vệ áp suất thấp.
  14. Khi áp suất hút xuống thấp th ì công tắc F2 đóng lại cấp điện cho cu ộn dây X/104 làm tiếp điểm thường đóng của X-104 mở ra ngắt điện vào cuộn dây X/106. Tiếp điểm th ường mở của X-106 mở ra ngắt điện vào cuộn dây MC/3 máy nén mất điện ngừng hoạt động. Đồng thời cuộn dây X/107 cũng m ất điện làm tiếp điểm thường mở của X-107 mở ra ngắt điện vào cuộn dây MC/1 và MC/2 bơm và qu ạt giải nhiệt mất điện ngừng h oạt động. - Mạch bảo vệ áp suất nước. Khi khởi động bơm nước nếu áp lực nước không đủ thì bơm chưa dừng ngay mà tiếp tục chạy, sau 30 giây được cài đặt trên rơle thời gian T W/1 nếu áp suất vẫn chưa đủ thì cuộn dây X/10 có điện làm ngắt tiếp điểm thường đóng X-10 ngắt điện vào cuộn dây MC/2 làm bơm nước ngừng. - Mạch bảo vệ mức dịch cao. Khi mức dịch trong bình tuần hoàn tăng lên cao công tắc phao F7 đóng lại rơle thời gian TF/1 có điện bắt đầu đếm thời gian. Sau 10 giây mà mức dịch không giảm thì tiếp điểm thường mở đóng trễ của TF-1 đóng lại cấp điện cho cuộn dây XF/1. Tiếp điểm thường đóng của XF-1 mở ra làm cuộn dây E7 mất điện, tiếp điểm thường mở E- 7 mở ra cắt điện vào cuộn dây X/100. cuộn dây MC/3 mất điện máy nén ngừng, đồng thời cuộn dây X/107 cũng mất điện làm cho các tiếp điểm thường mở của X-107 mở ra ngắt điện vào
  15. cuộn dây MC/1 và MC/2 bơm quạt giải nhiệt mất điện ngừng hoạt động. - Mạch bảo vệ mức dịch thấp. Khi mức dịch trong bình tuần hoàn xuống thấp công tắc phao F9 đóng lại, rơle thời gian TF/2 có điện bắt đầu đếm thời gian. Nếu sau 10 giây mà mức dịch vẫn thấp thì tiếp điểm thường đóng mở chậm TF-2 mở ra cấp điện vào XF/2 làm cho tiếp điểm thường mở XF-2 mở ra ngắt điện vào cuộn dây MC/5 bowm dịch mất điện ngừng hoạt động. Mạch báo sự cố: Khi xảy ra bất kỳ sự cố gì về áp suất cao, áp suất thấp, áp suất nước, máy nén, quạt giải nhiệt… thì mạch chuông và đèn báo sự cố có điện. Chuông kêu đèn sáng để nhắc cho người vận hành biết về sự cố và có biện pháp xử lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2