intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

thiết kế hệ thống lạnh cho xí nghiệp, chương 9

Chia sẻ: Nguyen Van Dau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

358
lượt xem
135
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rơ le bảo vệ áp suất - Đây là thiết bị bảo vệ cho hệ thống lạnh nó sẽ tác động ngắt máy nén nếu áp suất hút xuống quá thấp. - Thiết bị có tác dụng duy trì sự làm việc ổn định của toàn hệ thống. Nguyên lý cấu tạo của Rơle bảo vệ áp suất thấp được thể hiện trên Nối với mạch điều khiển. Nối với a/s thấp. Hình 2.20: Cấu tạo rơle áp suất thấp Rơle bảo vệ áp suất thấp có một số chi tiết như sau: Màng xếp có tác dụng co...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: thiết kế hệ thống lạnh cho xí nghiệp, chương 9

  1. Chương 9: Thiết bị bảo vệ a. Rơ le bảo vệ áp suất thấp. Công dụng: - Đây là thiết bị bảo vệ cho hệ thống lạnh nó sẽ tác động ngắt máy nén nếu áp suất hút xuống quá thấp. - Thiết bị có tác dụng duy trì sự làm việc ổn định của toàn hệ thống. Nguyên lý cấu tạo của Rơle bảo vệ áp suất thấp được thể hiện trên Hình 2.19 và được mô tả cụ thể trên Hình 2.20 Hình 2.19: Rơle áp suất thấp
  2. Vít 2 1 3 Nối với mạch điều khiển. Nối với a/s thấp. Hình 2.20: Cấu tạo rơle áp suất thấp Rơle bảo vệ áp suất thấp có một số chi tiết như sau: Màng xếp có tác dụng co dãn khi áp suất hút thay đổi Vít điều chỉnh có tác dụng điều khiển độ co dãn của lò xo nhằm làm thay đổi giá trị cài đặt. - Hoạt động: - Bình thường thì tiếp điểm 12 luôn đóng máy nén chạy bình thường. - Khi áp suất hút xuống thấp làm màng xếp co lại không thắng được lực căng của lò xo tiếp điểm 12 nhả ra ngắt máy nén hoạt động, đồng thời 13 đóng lại báo sự cố. - Khi muốn chạy lại phải nhấn Reset. b. Rơ le bảo vệ áp suất cao. Trong hệ thống lạnh nhiều vị trí có áp suất cao khi làm việc đặc biệt là máy nén. Trong quá trình làm việc áp suất tăng cao mà không có biện pháp gì can thiệp thì máy nén rất dễ bị hỏng, ngoài ra còn có
  3. thể gây nguy hiểm về áp lực cho toàn bộ hệ thống. Vì vậy cần trang bị rơle bảo vệ áp suất cao. Khi áp suất nén lên quá cao vượt khỏi giá trị cài đặt thì rơle sẽ tác động ngắt máy nén để bảo vệ thiết bị và máy nén. Nguyên lý cấu tạo của rơle bảo vệ áp suất cao thể hiện trên Hình 2.21 và được mô tả cụ thể trên Hình 2.22
  4. Hình 2.21: Rơle áp suất cao Về cơ bản rơle bảo vệ áp suất cao cũng giống như rơle bảo vệ áp suất thấp. Khác biệt lớn nhất của chúng là giá trị cài đặt của thiết bị. Rơle bảo vệ áp suất cao có giá trị cài đặt bảo vệ với áp suất rất cao. Vít 6 4 5 Nối với mạch điều khiển . Nối với a/s cao . Hình 2.22: Cấu tạo rơle áp suất cao - Hoạt động: - Bình thường tiếp điểm 4-5 đóng máy nén hoạt động bình thường
  5. - Khi áp suất nén lên cao đến giá trị cài đặt thì màng xếp dãn ra thắng lực căng của lò xo và làm tiếp điểm 4-5 mở ra 4-6 đóng lại ngắt điện vào máy nén đồng thời cấp điện cho mạch sự cố để báo sự cố. c. Rơ le hiệu áp lực dầu. Dầu bôi trơn đối với máy nén là rất quan trọng không thể thiếu được. Do áp suất dầu trong cacte luôn thay đổi. Chính vì vậy mà ta phải trang bị rơle để bảo vệ máy nén. Nguyên lý cấu tạo của rơle bảo vệ áp suất dầu được thể hiện trên Hình 2.23 và được mô tả cụ thể trên Hình 2.24 Hình 2.23: Rơle áp suất dầu 1-2. Tiếp điểm 3-4. Dây điện trở 5-6. Thanh lưỡng kim 9. Vít cố định 10. Ốc điều chỉnh 11. Màng xếp 12. Thang đo 13. Lò xo Hình 2.24: Cấu tạo rơle bảo vệ áp suất dầu
  6. Về cơ bản cấu tạo của rơle hiệu áp lực dầu cũng gồm các chi tiết cụ thể như : Màng xếp, tiếp điểm, vít điều chỉnh…
  7. - Hoạt động : - Khi lượng dầu trong cacte máy nén đủ thì rơle không tác động máy nén làm việc bình thường. - Khi hiệu áp lực dầu không đủ thì lúc này dây điện trở nung nóng thanh lưỡng kim làm nó bật ra ngắt điện vào máy nén đồng thời cấp điện cho mạch sự cố báo sự cố. d. Van an toàn. - Van an toàn được bố trí trên đầu của máy nén và thiết bị chịu áp lực của hệ thống như bình chứa cao áp. Loại van an toàn thường sử dụng là van an toàn loại lò xo. Khi áp suất trong thiết bị vượt quá giá trị cho phép thì van sẽ mở và xả một phần môi chất ra ngoài để làm giảm áp suất trong thiết bị xuống mức an toàn. Tránh được nguy cơ về áp lực. - Áp suất của môi chất R22 để van an toàn tác động: - Về phía cao áp là 24 at - Về phía thấp áp là 18 at. e. Van một chiều. Trong hệ thống lạnh để bảo vệ máy nén, bơm ta lắp van một chiều trên đầu đẩy. Van một chiều chỉ cho môi chất chảy theo một chiều duy nhất. - Tác dụng: - Tránh ngập lỏng: Khi hệ thống lạnh ngừng làm việc hơi môi chất còn lại trên đường ống đẩy có thể ngưng tụ thành lỏng và chảy về đầu đẩy của máy nén đến khi máy nén làm việc lại dễ xảy ra ngập lỏng. - Tránh áp lực cao thường xuyên tác động lên các clape máy nén. - Đối với hệ thống liên hoàn thì van một chiều cực kỳ quan trọng nó tránh tác động qua lại giữa các máy nén với nhau.
  8. f. Van điện từ. Là loại van đóng mở nhờ lực của cuộn dây điện từ hoặc nam châm. Van điện từ được lắp đặt trên đường dịch sau các thiết bị lọc, trước van tiết lưu để điều chỉnh lượng môi chất vào tiết lưu. Nguyên lý cấu tạo của van điện từ được thể hiện trên Hình 2.25 và được mô tả cụ thể trên Hình 2.26.
  9. Hình 2.25: Van điện từ Các thông số kỹ thuật của van điện từ. Công suất 13W Mode SXL70 – NB Điện áp 220V Hãng Nichiden – Kogyo – Japan. - Cấu tạo cơ bản của van điện từ được thể hiện trên Hình 2.26 Trên đế van số 1 có của ra và vào của môi chất Clappe 3 của van đóng mở trên đế van 2 nhờ chuyển động lên xuống của lõi sắt 5 khi có điện hoặc không có điện. Ống 4 vừa là ống dẫn hướng cho lõi sắt 5 vừa là khoang ngăn cách môi chất bên trong với môi trường bên ngoài nên được cố định và được làm kín cùng thân van. Bên ngoài ống 4 có cuộn dây điện từ. Vỏ cuộn dây điện từ được nối với thân van bằng vít 9.
  10. 1.Thân van 2. Đế van 3. Clappe 4. Ống dẫn hướng, ống ngăn cách khoang môi chất với bên ngoài. 5. Lõi sắt 6. Lõi cố định 7. Vỏ 8. Cuộn dây điện tù 9. Vít cố định 10. Vòng đoản mạch chống ồn 11. Dây tiếp điện 12. Mũ ốc nối vít 13. Lò xo Hình 2.26: Cấu tạo van điện từ - Hoạt động: Nếu không có điện vào cuộn dây thì lực lò xo 13 dãn ra, do trọng lượng của lõi sắt nên van đóng lại. Khi được tiếp điện thì lực hút điện từ cuộn dây hút lõi thép lên mở van cho dòng môi chất đi qua. g. Phin lọc. Trong qúa trình chế tạo lắp ráp các thiết bị lạnh thì chắc chắn có chất cặn bẩn nhỏ như bụi, rỉ, sét, vẩy hàn . . . lọt vào hệ thống lạnh. Để đảm bảo hệ thống làm việc an toàn thì cần phải có phin lọc. Bởi các bẩn này có thể làm tắc van tiết lưu, làm cho các chi tiết chuyển động mau mòn. Để loại bỏ cặn bẩn cơ học thì ta lắp phin lọc trên đường hơi hoặc đường lỏng trong hệ thống.
  11. Hình 2.27: Phin lọc
  12. Phin lọc đường lỏng được bố trí trên đường lỏng trước van tiết lưu và những thiết bị tự động khác. Đặc biệt đối với hệ thống sử dụng môi chất Frêon thì việc để lọt ẩm vào hệ thống có thể gây tắc ẩm làm cho hệ thống bị sự cố. 2.3.3. Tháp giải nhiệt. Trong hệ thống lạnh sử dụng dàn ngưng ống chùm vỏ bọc nằm ngang, nước sau khi trao đổi nhiệt với môi chất thì nhiệt độ tăng lên làm giảm khả năng ngưng tụ môi chất. Vì vậy để giải nhiệt cho nước ta sử dụng tháp giải nhiệt. - Cấu tạo: - Tháp giải nhiệt được làm bằng vật liệu nhựa composit khá bền, nhẹ và thuận tiện lắp đặt. Bên trong có các khối nhựa có tác dụng làm tơi nước tăng diện tích và thời gian tiếp xúc. Các tấm chắn 3 có tác dụng ngăn cản các hạt nước lên quạt để tránh cho quạt không bị cháy. - Nước trong bể sau thời gian l àm việc sẽ bị hao hụt đi v à được bổ xung qua van phao 11 . - Màng xếp 5 có tác dụng làm tơi các hạt nước để tăng thời gian tiếp xúc các hạt nước với không khí. - Phía trên đỉnh tháp có quạt hút gió có tác dụng hút không khí lên để làm mát nước sau ngưng tụ. - Phía dưới thân tháp có tấm lưới có tác dụng ngăn cản rác từ bên ngoài vào, có thể tháo ra để vệ sinh tháp. - Nguyên lý cấu tạo của tháp giải nhiệt được thể hiện trên Hình 2.28 1. Quạt hút 5. Màng 2. Vỏ tháp xếp 3. Tấm chắn 6. Cửa 4. Vòi phun gió
  13. 7. Bể nước 8. Ống hút 9. Nước sau ngưng 10. Phin lọc 11. Nước bổ xung 12. Van xả 13. Bơm nước. Bình Ngung Hình 2.28: Cấu tạo tháp giải nhiệt
  14. - Hoạt động: - Nước nóng sau khi ra khỏi dàn ngưng được bơm từ trên xuống, trong quá trình phun ống phun quay quanh trục và tưới đều lên các khối nhựa. - Không khí được quạt hút từ dưới lên và trao đổi nhiệt cưỡng bức với nước. - Nước sau khi được giải nhiệt sẽ xuống đáy bể và được bơm nước bơm đi trao đổi nhiệt với môi chất trong bình ngưng. 2.3.4. Bơm dịch Hiện nay có rất nhiều phương pháp cấp dịch vào cho dàn bay hơi, có thể cấp dịch trực tiếp, dùng bình chảy tràn hoặc dùng bơm dịch. Để quá trình làm lạnh diễn ra nhanh chóng thì ta phải cung cấp môi chất lỏng vào dàn lạnh đều đặn với lưu lượng đủ lớn. Chỉ có sử dụng bơm để thực hiện công việc đó. Trong hệ thống lạnh cấp đông băng chuyền thẳng sử dụng bình tuần hoàn có bơm dịch kèm theo. Bơm dịch sử dụng trong hệ thống. Hình 2.29: Bơm
  15. dịch Các thông số kỹ thuậ chủ yếu của bơm dịch: Hãng sản xuất Nikkoso Động cơ 3 pha, điện áp 200V Công suất 2,2Kw.
  16. Hệ thống sử dụng bơm dịch thường cung cấp vào dàn lạnh lượng môi chất rất lớn. Môi chất này bay hơi không hết do đó sau khi ra khỏi dàn lạnh chúng được dẫn về bình tuần hoàn để tách lỏng sơ bộ trước khi về máy nén.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2