intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông tin về Cổng giao tiếp điện tử_ Portals

Chia sẻ: Songngoc Songngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

850
lượt xem
177
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuật ngữ "Portal" đã trở nên rất phổ biến trong thời đại CNTT ngày nay. Portal áp dụng công nghệ Internet và 1 giao diện duyệt web chuẩn cho phép dùng có thể truy cập các thông tin liên quan đến hoạt động của một tổ chức. Mỗi người có một cách hiểu khác nhau về Portal...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông tin về Cổng giao tiếp điện tử_ Portals

  1. PORTALS 1. Portal definition and Types of portals Thuật ngữ “Portal” đã trở nên rất phổ biến trong thời đại CNTT ngày nay. Portal áp dụng công nghệ Internet và 1 giao diện duyệt web chuẩn cho phép người dùng có thể truy cập các thông tin liên quan đến đến hoạt động của một tổ chức. Mỗi người có một cách hiểu khác nhau về Portal. Nhìn chung, portal có thể chia thành 4 loại. Tuy nhiên, một portal có thể được kết hợp từ nhiều loại portal khác nhau. Bốn loại portal không loại trừ lẫn nhau mà phải có thể tích hợp được với nhau và cùng tồn tại. a. Corporate or Enterprise (Intranet) portals - Business to employee (B2E) portal EIP là các portal được thiết kế cho tiến trình xử lý và các hoạt động của B2E để cải thiện sự truy cập, xử lý và chia sẻ những thông tin có cấu trúc hoặc không cấu của một công ty. EIP cũng hợp nhất các quá trình, các workflow, sự cộng tác, quản lý nội dung, sưu tập và lưu giữ dữ liệu, các ứng dụng của công ty và các giải pháp Business intelligence. EIP cho phép nhân viên có thể truy cập vào nhiều portal khác nhau như E- business Portal, personal portal và public portal. Sự kết hợp giữa các portal độc lập hoặc nhóm thành một giải pháp portal dính kết (cohesive portal solution) được gọi là Federated Portal. EIP cũng cho phép truy cập đến các nội dung được cung cấp từ bên ngoài bởi những người không phải là nhân viên của công ty. Ví dụ như các thông tin phản hồi… Shilakes và Telyman đã định nghĩa EIP là các ứng dụng mà cho phép các công ty có thể tiết lộ các thông tin được lưu giữ bên trong, và cung cấp cho người dùng một cổng đơn (single gateway) để cá nhân hoá những thông tin và tri thức giúp tạo ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Ví dụ một EIP bao gồm: - Các Business Intelligence Portal: một Business Intelligence portal là một corporate portal cho phép người dùng có thể truy cập hoặc đưa ra các báo cáo trợ giúp cho mục đích tạo quyết định trong một cơ sở dữ liệu rộng lớn của công ty. Information Advantage là một trong những công ty đầu tiên đã kết hợp business intelligence portal với corporate portal. Một số công ty khác cũng đã làm như vậy gồm có Computer Associate (CA), IBM và Oracle. - Các Business Area (Intranet) portal: Business area portal cung cấp các chức năng hoặc quá trình đặc biệt và các ứng dụng trong một công ty. Ví dụ HR (human resource), ERP (), sales and marketing và Supply chain management. - Horizal Portal: bao gồm những ví dụ sau: o Collaboration- Enterprise Collaborative Portal (ECP): cung cấp các địa điểm ảo để mọi người làm việc cùng nhau. o Expertise - Enterprise Expertise Portals (EEP): cung cấp các kết nối giữa con người dựa vào khả năng của mỗi người. o Knowledge Management- Enterprise Knowledge Portal (EKP): cung cấp tất cả các chức năng của 2 cái trên và phân phối các kết nối tới nội dung và con người mà có liên quan trực tiếp đến các nhiệm vụ của người dùng. o Content management o Document management: ví dụ Documentum o Role portal: đang mở rộng để hỗ trợ 3 mô hình kinh doanh là B2E,B2C và B2B. Role portal cho B2E hỗ trợ việc truy cập và những thông tin đã được cá nhân hoá có thể dùng được cho các nhân viên cũng như các nhân viên self-service. Role portal cho B2C hỗ trợ các liên kết và mối quan hệ giữa các công ty và khách hàng của họ. Role portal cũng hỗ trợ các khách hàng self-service. Role portal cho B2B hỗ trợ luồng thông tin, các hoạt động kinh doanh và các quá trình xử lý trong một công ty và những nhà cung cấp dịch vụ, đối tác của họ cũng như các hoạt động quản lý supply chain. b. E-business (Extranet) portals
  2. E-business portal có 3 loại: - Extended enterprise portals Một trong những ví dụ của Extenđe Enterprise Portal là B2C mà mở rộng công ty hơn nữa tới khách hàng cho những mục đích như đặt hàng, thanh toán, dịch vụ khách hàng hay self-service. Bên cạnh đó còn có B2B với mục đích mởi rộng công ty tới những khách hàng và đối tác của mình. - E-marketplace portal: CommerceOne.net là một ví dụ của E-marketplace portal. CommerceOne.net cung cấp những dịch vụ có liên quan đến thương mại cho cộng đồng những người bán, người mua và những người tạo nên thị trường. Một ví dụ khác là VerticalNet. VerticalNet kết nối người bán và người mua trực tuyến bằng cách cung cấp cho họ những tin tức công nghiệp đặc biệt, các sản phẩm và thông tin dịch vụ liên quan. Người mua có thể tìm thấy những thông tin họ cần để xác định nhanh chóng nguồn, các sản phẩm mua bán và các dịch vụ trực tuyến. Người bán có thể tìm kiếm khách hàng của mình thông qua việc quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ của mình trên nhiều kênh thị trường. Một ví dụ thứ ba là Oracle Exchange. Oracle Exchange là một nơi cho phép trao đổi mua bán các hàng hoá và dịch vụ kinh doanh. Cuối cùng, GlobalNetExchange là một mạng B2B rộng lớn của các thương gia lớn, những thương nhân bán lẻ và bán buôn để mua, bán, trao đổi thương mại, hoặc bán đấu giá hàng hoá và các dịch vụ. - ASP portal ASP portal là các B2B portal cho phép những khách hàng doanh nhân cho thuê sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ như ServicePort của Portera, Salesforce.com, MySap.com của SAP và oraclesmallbusiness.com của Oracle. ServicePort vừa là portal thông tin web, vừa là portal ứng dụng cho ngành công nghiệp dịch vụ. Saleforce.com quản lý các quá trình bán hàng và báo cáo cho một đội bán hàng phân tán. MySAP.com và oraclesmallbusiness.com là các ví dụ của các hệ thống kinh doanh hoàn chỉnh sử dụng portal trên web. c. PERSONAL (WAP) portals Có 2 loại chính của Personal Portal: - Pervasive portal or mobility portals: các portal này được gắn vào điện thoại di động, PDA không dây, máy nhắn tin … Mobility portal đang ngày càng trở nên phổ biến và rất quan trọng cho khách hàng cũng như nhân viên để có thể lấy được các thông tin về dịch vụ, sản phẩm, giá cả; tình trạng đặt hàng, thưởng phạt, vận chuyển; những thông tin lập kế hoạch và cài đặt. - Appliance portals: những portal này được gắn vào Tivi (WebTV), ôtô (Onstart)… d. Public or Mega (Internet) portals Những công ty sử dụng các portal này đang trở thành những công ty “new media” và tập trung vào việc xây dựng Có 2 loại Public Portal chính: - General public portals hoặc mega portal: bao gồm Yahoo, Google, Overture, Altavista, AOL, MSN, Excite. - Industrial portals, vertical portals or vortals: Vertical portal hoặc vortal portal đã phát triển rất nhanh chóng và chỉ tập trung vào một số đối tượng nhất định như máy tính, ngân hàng, tài chính… 2. Portal in Business Arears Trong lĩnh vực kinh doanh, chúng ta thường nói đến 4 đối tượng có liên quan đến một công ty bao gồm cả bên trong và bên ngoài. Đó là nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ và đối tác thương mại. Mỗi đối tượng tạo ra và sử dụng những thông tin có liên quan đến những yêu cầu kinh doanh, các quá trình xử lý, các yếu tố cộng tác, các ứng dụng kế thừa và các công nghệ. Những thông tin này phụ thuộc vào yêu cầu của mỗi đối tượng và hỗ trợ đối tượng đó trong quá trình tạo dựng công việc kinh doanh. Để giải quyết vấn đề về thông tin, người ta đã sử dụng các giải pháp và kiến trúc portal. Các giải pháp này đã hỗ trợ cho các ứng dụng đang tồn tại để nâng cao kết quả kinh doanh. a. Employee community
  3. Tài sản lớn nhất của một công ty là con người. Và Employee portal được thiết kế để hỗ trợ các thành viên của một công ty làm việc hiệu quả và thành công nhất có thể. Hơn nữa, các công ty đang phân tán quyền lực và trách nhiệm cho các nhân viên chủ chốt; và cũng đang trao quyền cho các cá nhân cũng như các nhóm làm việc để họ có thể tạo ra các quyết định chính, xây dựng các hoạt động hàng ngày và nâng cao kết quả kinh doanh. Công việc này thường được áp dụng trong các lĩnh vực sau: - Human resource (Nguồn nhân lực) - Recruiting (tuyển nhân sự) - Training (đào tạo) - Accouting (kế toán) - Financial planning and analysis (phân tích và lập kế hoạch tài chính) - Legal (luật pháp) - IT (công nghệ thông tin) - Project management (quản lý dự án) - Research and development (nghiên cứu và phát triển) b. Customer community Trọng tâm của customer community portal là để hỗ trợ một công ty tăng khả năng tìm kiếm, phục vụ và giữ lại khách hàng của mình. Các công ty đang cạnh tranh nhau về khả năng thu hút khách hàng và thiết lập những mối quan hệ lâu dài và trung thành. Những khách hàng thân thiết, các mối quan hệ và các dịch vụ đang là thế mạnh cạnh tranh quan trọng hơn so với những đặc điểm của sản phẩm cũng như sự đổi mới. Với một portal an toàn, những nhà kinh doanh có thể chia sẻ các thông tin quan trọng, qua đó nhân viên và khách hàng của họ có thể xem sản phẩm và giá cả, lưu giữ đơn đặt hàng, kiểm kê, và quan sát tình trạng phân phối hàng cũng như tình trạng phục vụ. Nếu một công ty cho phép khách hàng của mình truy cập vào những thông tin nội bộ nào đó, họ sẽ hỗ trợ một cách hiệu quả nhất để có thể cung cấp cho khách hàng những thông tin tốt hơn. - Marketing - Prospecting (thăm dò) - Sales (bán hàng) - Field service (dịch vụ) - Relationship management (quản lý mối quan hệ) - Ordering (đặt hàng) - Customer service (dịch vụ khách hàng) - Support (hỗ trợ) Đây là xu hướng rất phù hợp khi các nhà kinh doanh đang cố gắng kết hợp B2E và B2C với nhau. c. Supplier community Mục đích của Supplier community portal là để hỗ trợ một công ty tăng khả năng xác định, duy trì và quản lý các nhà cung cấp dịch vụ của mình. Các công ty đang kết hợp và chuyển giao các hệ thống bán hàng của họ, và nhận ra rằng việc nhập thông tin từng phút sẽ giúp họ quản lý tốt hơn. Họ cũng đang cố gắng giảm bớt sự lãng phí, tăng thời gian bán hàng và giảm chi phí tổng thể. Những luồng thông tin của các tổ chức và hệ thống bán hàng sẽ cho phép các nhân viên có thể tạo ra các quyết định nhanh chóng và phù hợp với thực tế. - Ordering and fulfillment (đặt hàng và thực hiện) - Procurement (mua hàng) - Planning (lập kế hoạch) - Sourcing - Inventory control (kiểm soát hàng hoá) - Logistics and distribution (lập chiến lược và phân phối) - Manufacturing (sản xuất) Supplier community portal cho phép cả người sử dụng và các đối tác bên ngoài tại những nơi có hệ thống cung câp bán hàng có thể sử dụng thông tin một cách hiệu quả để tăng thời gian và các quá trình xử lý bán hàng, giảm giá và quản lý công việc kinh doanh một cách hiệu quả hơn. d. Partner community
  4. Các công ty đang ngày càng tập trung hơn nữa vào những nhân lực chủ chốt cũng như đang phụ thuộc hơn vào các đối tác của mình để tìm ra thế mạnh cạnh tranh trên thị trường ngày nay. Các công ty đang tìm cách để giảm chi phí, tăng hiệu suất làm việc, cũng như tăng cường mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ. Họ cần phải có sự linh hoạt và năng động trong mối quan hệ với các đối tác, dựa trên sự thay đổi và cạnh tranh của thị trường. Rất nhiều công ty như Cisco đã phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm của các đối tác để có thể có thời gian tập trung vào thị trường và phát huy những ưu thế cạnh tranh. Partner community portal cho phép các nhân viên của công ty cũng như các đối tác của họ có thể lấy được những thông tin của cả công ty và các đối tác khác. Một vài ví dụ bao gồm: - Share marketing documents, product release schedules (chia sẻ các tài liệu marketing, các kế hoạch về các sản phẩm mới) - Distribute leads to reseller channel (phân bổ lãnh đạo cho những kênh bán lại) - Manage forecasts from multiple channel partners (quản lý những dự báo của các đối tác) - Collect up to date partner profile information (thu thập các thông tin tiểu sử được cập nhập của các đối tác) - Collaboration on jont selling opportunities (hợp tác trong các cơ hội bán hàng) - Provide channel with a knowledge base for both sales and technical support (cung cấp kênh tri thức cơ sở cho cả người bán hàng và hỗ trợ kỹ thuật) - Provide access to partner-specific training, documents, etc. (cung cấp các tài liệu, các khoá đào tạo chuyên ngành.) - Schedule resources based on demand (sắp xếp tài nguyên dựa trên yêu cầu) - Collect feedback from partners on both sales and product issues (thu thập phản hồi từ các đối tác cả về mặt bán hàng và phát hành sản phẩm). Thông thường, các tổ chức thường muốn biết sản phẩm nào đang được bán, thu nhập được bao nhiêu, cũng như có những yêu cầu gì của khách hàng và cần phải có những yếu tố gì để đáp ứng được yêu cầu đó. Thêm vào đó, họ cũng muốn biết có những vướng mắc gì đang tồn tại và làm thế nào để cải tiến được những quá trình xử lý hiện thời. Các công ty sẽ sử dụng partner community portal để hỗ trợ việc truy cập và chia sẻ các thông tin đối với những đối tác tin cậy, để có thể hợp tác trong việc mua bán, phân bổ hàng hoá, cũng như phục vụ khách hàng. 3. Corporate Portal Framework Để có thể nhìn tổng quát về giải pháp portal, chúng ta sẽ chia các loại portal khác nhau theo các lớp phục vụ. Cách cơ cấu này cho phép một công ty tập hợp thành một cấu trúc rắn chắc của một hoặc nhiều portal, hơn là dựa vào một nhà cung cấp portal duy nhất. Một cơ cấu linh hoạt cho phép một portal của công ty có thể phát triển để tích hợp với những công nghệ và chức năng mới. Các công ty sẽ muốn pha trộn tất cả những yếu tố quan trọng và tốt nhất trong một giải pháp thông qua việc xem xét các lớp dịch vụ: a. Presentation services Lớp dịch vụ này của cơ cấu portal giải quyết vấn đề trình bày nội dung của portal (portlets) tới người sử dụng cuối và có nhiệm vụ như một giao diện web. Màn hình cửa sổ chính có thể chia thành các khung, mỗi khung ứng với một 1 ứng dụng riêng, hoặc khi mở một ứng dụng mới thì sẽ có một cửa sổ trình duyệt mới được mở ra. Phần giao diện này thường được viết bằng HTML, nhưng cũng có thể viết bằng WML để sử dụng cho các thiết bị không dây, hoặc các định dạng khác trong tương lai. Trong nhiều portal, mỗi porlet sẽ có một đoạn HTML của nó và sau đó sẽ được tập hợp lại thành một mã HTML hoàn chỉnh cho portal. Trong một vài portal khác, mỗi portlet là một dịch vụ web (web service), nên có thể return kết quả bằng định dạng XML và XSLT để sau đóportal có thể chuyển nó thành định dạng trình bày cuối cùng (final presentation format) b. Information services Một portal là tập hợp của một hoặc nhiều dịch vụ thông tin (information service). Một dịch vụ thông tin có thể hiểu được theo nghĩa của từ thông tin. Nó có thể là các nguồn dữ liệu được cấu trúc hoặc không cấu trúc bên trong một công ty,
  5. hoặc những thông tin bên ngoài ở trên trang web nội bộ hoặc công cộng. Thông tin có thể do một nguồn khác từ một dịch vụ web, hoặc các dạng tài liệu. Người sử dụng có thể chọn một hoặc nhiều dịch vụ thông tin dựa trên những yêu cầu cá nhân và có thể sắp xếp theo lựa chọn của mình. c. Infrastructure services Một cơ cấu portal tốt bao gồm nhiều lớp dịch vụ infrastructure, hỗ trợ một nền (platform) thống nhất và tích hợp toàn diện. Nó bao gồm các dịch vụ liên quan đến load balancing (cân bằng tại), caching, bảo mật, nâng cao hiệu suất… để hỗ trợ một cách tốt nhất cho server. Các giải pháp bảo mật ở đây có thể là firewall, VPN’s, hoặc LDAP, single-sign-on, hay các dịch vụ thẩm định quyền truy cập của portal. d. Identity management/security services Lớp dịch vụ nhận dạng (identify) này giải quyết các vấn đề bảo mật của portal và lớp ứng dụng. Nó bao gồm các dịch vụ kiểm tra quyền (authentication) như quản lý user name/password, đồng hoá LDAP, single sign-on, các nhóm… Nó cũng bao gồm các dịch vụ thẩm quyền mà có thể sắp xếp chức năng (role), quyền cho người sử dụng dựa vào các đặc điểm bảo mật cá nhân và phạm vi nội dung trong portal. Trong khi Infrastructure hỗ trợ quản lý việc kiểm tra quyền, thì người sử dụng có thể thiết lập sự bảo mật cho các portlet riêng biệt hoặc các thư mục nội dung thông qua các dịch vụ Administration/Management hoặc các dịch vụ content. Trong một cấu trúc portal được tích hợp tốt, phần front-end được cung cấp bởi các lớp này (Authentication and content) sẽ kết nối với một tập hợp các dịch vụ bảo mật cơ bản và độc lập. e. Administration/management services Các dịch vụ Admistration/management (quản trị/quản lý) rất cần thiết cho mỗi portal để có thể dễ quản trị và hỗ trợ hơn, cho phép những người dùng tiềm năng (power user) định cấu hình của cơ cấu portal cho mỗi cộng đồng người sử dụng. Thêm vào đó, các tổ chức IT có thể định cấu hình, quản lý và hỗ trợ cho môi trường làm việc. Các dịch vụ Administration của các portal thường được đưa ra trong một giao diện web, nhưng trong một số các trường hợp khác thì có một chương trình client/server riêng biệt để có thể kiểm tra quyền một cách dễ dàng hơn. Các dịch vụ này có thể bao gồm quản lý taxonomy, quản lý người sử dụng, quản lý định dạng cấu hình, quản lý chức năng, đăng ký các module và các dịch vụ thông tin. f. Access and integration services Một giải pháp portal tổng thể sẽ cung cấp một cấu trúc để nhập dữ liệu vào back-end database và các ứng dụng. Các lớp dịch vụ Access và Integration (truy cập và tích hợp) cung cấp chức năng này cho portal, thậm chí là các portlet riêng biệt. Lớp này có thể kết hợp với một giải pháp EAI đang có để truy cập vào back-end adapter bất kỳ hoặc API. Một lớp dịch vụ Access và Integration chuẩn sẽ cho phép mở rộng các adapter của một hệ thống khi cần thiết. g. Content services Các dịch vụ Content (nội dung) là một phần rất quan trọng của một giải pháp portal tổng thể. Dịch vụ này quản lý những tài sản số chưa được cấu trúc (unstructured digital assets) trong một portal. Nó thường bao gồm một full text indexing engine (máy chỉ mục văn bản), một tập hợp các crawler có khả năng đánh dấu và chỉ mục nội dung đang có, kho dữ liệu thô, và hệ thống quản lý nội dung để đệ trình (submit) và chấp nhận (approval) nội dung vào portal. Lớp dịch vụ này cũng bao gồm 1 bộ phận quản lý taxonomy. h. Collaboration service Các dịch vụ collaboration (hợp tác) cho phép người dùng của một portal làm việc cùng nhau một cách hiệu quả hơn bằng cách thiết lập một không gian làm việc chung, một kho dữ liệu chung, và các diễn đàn thảo luận chung. Dịch vụ collaboration cũng cho phép việc định nghĩa và thực thi các workflow bên trong và bên ngoài một công ty cho các nguồn nội dung khác nhau cũng như các hệ thống back-end. i. Development services Dịch vụ development (phát triển) là một môi trường cho phép phát triển các portal tuỳ chỉnh, các module portal tuỳ chỉnh, hoặc các portlet. Thông thường,
  6. các portlet hoạt động giống như tier của web service. Các dịch vụ development cho phép tạo ra các module này bằng cách hỗ trợ http, rendering, sự tuỳ biến, và các dịch vụ liên quan đến XML. Các dịch vụ này cũng bao gồm các công cụ hỗ trợ và các methodology (phương pháp luận) j. Application services Các dịch vụ application là các dịch vụ mà được sử dụng trong các portal engine, hoặc một trợ lý portal (portal assistant) thông qua một giao diện API (thường được gọi là các gadget hoặc các portlet) hoặc lớp EAI. Các ứng dụng này bao gồm các giao diện và các gói sản phẩm phần mềm tích hợp của công ty như các giải pháp ERP của SAP hoặc Oracle, giải pháp CRM của Siebel, giải pháp HR của PeopleSoft và giải pháp SCM của i2. Nó cũng cho phép truy cập đến các hệ thống khác của công ty, hệ thống quản lý nội dung, quản lý tài liệu và cộng tác. 4. Functional Components of Portals (các thành phần chức năng của portal) Portal là sự kết hợp của các chức năng có thể tuỳ biến, cho phép người sử dụng có thể tìm kiếm, quản lý, phân loại, và sử dụng các nội dung cũng như các ứng dụng. Không phải tất cả các portal đều có những đặc điểm sau đây, nhưng đó là những yếu tố quan trọng để có thể thiết kế một giải pháp portal. a. Taxonomy (nguyên tắc phân loại) Mặc dù 1 nguyên tắc phân loại có thể được định nghĩa đơn giản là danh mục nội dung cho những thông tin chưa cấu trúc của một công ty, nhưng nó có thể được phổ biến đến người sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Cả cốt lõi và cách hoạt động của danh mục đều định nghĩa một nguyên tắc phân loại hữu ích cho một công ty. Các liệt kê thụt thò (indented list), cây phân loại hoặc hệ đẳng cấp (hierachy) là những thuật ngữ khác được dùng để mô tả cấu trúc taxonomy. Hoặc là Folder và sub-forder, topic và sub-topic, categories và sub-categories cũng là cách nói khác. Dù có dùng thuật ngữ nào thì ý nghĩa của chúng vẫn là đưa ra cho người dùng một cách tổ chức nội dung thành một cấu trúc mà người dùng có thể duyệt dễ dàng. b. Directory (thư mục, danh mục) Danh mục của một portal là cách tổ chức nội dung của portal đó thành một cấu trúc phân loại. Danh mục là sự thực thi của taxonomy bên trong một portal. c. Browse/navigate documents (duyệt/đánh dấu tài liệu) Đặc điểm này cho phép người sử dụng có thể tự tìm nội dung thông qua cấu trúc danh mục. d. Search (tìm kiếm) Một phần cơ bản của portal là khả năng tìm kiếm của nó, chỉ mục (index) nội dung từ nhiều hệ thống lưu trữ, và cho phép người sử dụng có thể duyệt và lấy thông tin dựa trên các tiêu chuẩn lựa chọn. Tìm kiếm qua nhiều portal và các ứng dụng được tích hợp của chúng được gọi là liên đoàn (federate) hoặc mạng tìm kiếm. Trong trường hợp này, người dùng có thể xác định tiêu chuẩn tìm kiếm một lần, nhưng có thể lấy được các liên kết đến những nội dung liên quan từ các kho khác nhau. e. Content management (quản lý nội dung) Quản lý nội dung là tiến trình kiểm tra tác giả, xây dựng, duyệt lại, chấp nhận, xuất bản, phân phát và bảo trì các nội dung đã được tích hợp hoặc được truy cập từ một portal hoặc một website khác. Quản lý nội dung thường chỉ quản lý những nội dung về văn bản và đồ hoạ mà có thể xem được trên web f. Document management (quản lý tài liệu) Quản lý tài liệu cũng tương tự như quản lý nội dung, mặc dù chỉ quản lý về việc điều khiển và quản lý các tài liệu được lưu trữ trong các file của công ty, bao gồm cả các hình ảnh scan của tài liệu. Thành phần này cũng bao gồm cả nhiệm vụ kiểm tra đầu vào và đầu ra của tài liệu g. End user customization (tuỳ biến người sử dụng) Tuỳ biến là một đặc điểm của portal cho phép người sử dụng tuỳ ý lựa chọn giao diện người dùng theo ý của mình. Người dùng có thể tuỳ biến màu sắc, các module và cách sắp xếp các module đó, hoặc nội dung của một trang trên portal. h. Personalization (cá nhân hoá)
  7. Cá nhân hoá portal có thể xuất hiện ở nhiều lớp. Mỗi người sử dụng có thể có cách sắp xếp khác nhau cho mỗi chức năng của portal mà họ sử dụng. Một nhóm người sử dụng có thể có cùng cách sắp xếp và có thể được thiết lập tuỳ vào các mức tổ chức. Portal cung cấp cho người sử dụng một cơ chế để lưu giữ các cách sắp xếp và biến đổi nội dung theo ý muốn của họ. i. Expert locator () Để trợ giúp người sử dụng hơn nữa trong việc xác định vị trí các thông tin quan trọng đối với họ, portal đã rất có ích khi tìm kiếm “các chuyên gia” trong tổ chức. Ở đây, khái niệm tri thức của tổ chức bao gồm cả con người và các kĩ năng của họ. Trong một vài trường hợp, các kĩ năng này không thể hiện qua chức năng công việc cũng như các thông tin mà họ có. Nhưng trong một vài trường hợp khác là có. j. Collaboration (cộng tác) Một giải pháp EIP có thể là một công cụ hợp tác rất hữu ích. Các chức năng cộng tác cho phép một nhóm người sử dụng có thể làm việc cùng nhau để chia sẻ ý tưởng và cùng hoàn thành công việc của nhóm. Ở đây, khái niệm cộng tác là sự tương tác giữa nhiều người ở những địa điểm địa lý khác nhau trong cùng một thời điểm (đồng bộ hoá) hoặc những thời điểm khác nhau (không đồng bộ). Các dạng của cộng tác là hệ thống nhắn tin trực tuyến (chat, tán gẫu), không gian làm việc theo nhóm (team workspace), và các diễn đàn thảo luận, chia sẻ tài liệu, hội nghị ảo, hoặc hội nghị vô tuyến. k. Bussiness intelligence Phần lớn các portal đều có tích hợp các thành phần khác nhau của giải pháp business intelligence, trợ giúp người sử dụng để có thể tạo ra các quyết định tốt hơn. BI bao gồm các báo cáo tổng thể, báo cáo đặc biệt, xử lý trực tuyến và đa chiều, các báo cáo ngoại lệ khác. l. Alerts (cảnh báo) Một lời cảnh báo là sự thông báo một sự kiện hoặc một thay đổi dựa trên một hoặc nhiều điều kiện bao gồm một hoặc nhiều thông tin, hoặc các tài nguyên ứng dụng. Những lời cảnh báo này có thể được đưa ra trong portal cũng như bằng các công cụ khác như e-mail hoặc các thiết bị không dây. Cảnh báo thường phụ thuộc vào sở thích của mỗi các nhân, ví như các kiểu cảnh báo hoặc công cụ cảnh báo, điều kiện để đưa ra lời cảnh báo, hoặc tần xuất xuất hiện cảnh báo. m. Subscribe/what’s new Nhiều portal (và các trang web cũng như các ứng dụng khác) đều cho phép các cá nhân đăng ký (subscribe) một phần hoặc một nội dung nào đó mà họ quan tâm. Portal sẽ thông báo cho người sử dụng khi nội dung đó thay đổi hoặc có thêm một phần mới được thêm vào. n. Workflow Workflow cho phép quản lý một cách có hiệu quả một tiến trình kinh doanh, bao gồm các chức năng, nhiệm vụ, khuôn mẫu, các trạm kiểm soát (checkpoint), sự phê chuẩn, và quá trình thực hiện. Hệ thống workflow được thực hiện và tích hợp bên trong portal để giúp các module thành phần khác nhau của portal có thể tương tác với nhau trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Và thêm vào đó, mỗi bước thực hiện hoặc một nhiệm vụ của workflow sẽ được thông báo đến những người có liên quan thông qua portal. o. Single sign-on (đăng nhập một lần) Single sign-on cho phép người sử dụng có thể xem thông tin của nhiều hệ thống, nhiều định dạng chỉ thông qua một trang web hiển thị duy nhất. Có lẽ đây là lợi ích lớn nhất của portal đối với người sử dụng. Kết quả của việc này là chi phí định hướng nhân viên và đào tạo được giảm bớt, cũng như tiết kiệm thời gian cho người sử dụng khi phải quản lý và cập nhập nhiều hệ thống. Thêm vào đó, các hệ thống cũng có thể được an toàn trước những người dùng đã đăng ký. Giải pháp single sign-on làm cho việc điều hướng giữa các hệ thống được dễ dàng hơn thông qua một lược đồ thẩm định quyền cá nhân. 5. Technical Components of Portals (các thành phần kỹ thuật của portal) Một giải pháp portal tổng thể kết hợp nhiều thành phần khác nhau của internet và công nghệ ứng dụng. Mục đích của portal là cung cấp cho người sử dụng một giao diện duy nhất
  8. (single view) của các thông tin đến từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy, có rất nhiều giải pháp kỹ thuật có thể được áp dụng vào portal. Danh sách dưới đây là một trong những giải pháp hay sử dụng nhất trong portal. Một vài công nghệ đang ngày càng phát triển (vd như các dịch vụ Web), trong khi đó, một số khác lại tương đối ổn định (như các CSDL của portal, thường là CSDL SQL). a. Application server (máy chủ ứng dụng) Application server thường được viết trên nền J2EE và cung cấp cho portal một nền tảng phát triển vững chắc. Những ví dụ của application server gồm có iPlanet, BEA Weblogic, IBM websphere, Oracle9iAS, và Sybase Application Server. Rất nhiều nhà sản xuất application server đang kết hợp ‘portal’ vào trong sản phẩm của họ. Ví dụ IBM websphere Portal server, Oracle Portal, BEA portal và Sybase Enterprise Portal là portal của các application server tương ứng, và trong một vài trường hợp khác thì được đóng gói để bán. Một vài sản phẩm portal độc lập như Plumtree, Epicentric và Corechange, có các thành phần Java hoặc có nền tảng Java, và có các ưu điểm của application server. b. Web server Web server cùng làm việc với application server để cung cấp môi trường thực cho các yêu cầu từ máy khách. Web server dùng cho portal là các web server HTTP chuẩn, vd như Microsoft Internet Information Server (IIS), apache…Khi người sử dụng đưa ra yêu cầu một trang portal, thì trình duyệt web sẽ tạo ra một yêu cầu tới web server. Sau đó, web server chuyển yêu cầu đó tới application server. Portal (và các portlet của nó) chỉ chạy trên application server. c. Database Phần lớn Portal đều có một CSDL cơ sở (Vd như oracle, D2B, Sybase, hoặc SQL server) để lưu trữ những thông tin cụ thể của portal như thông tin người sử dụng, cách bố trí cá nhân (personalization setting), các dịch vụ web/portlet và bảo mật. Những CSDL này được thêm vào cùng với hệ thống CSDL sẵn có (Vd hệ thống ERP, CRM, hoặc SCM) để portal có thể lấy các các dữ liệu cụ thể từ các ứng dụng hiện tại phục vụ cho người sử dụng. d. Taxonomy Taxonomy là một biểu đồ phân loại tổ chức thông tin. Theo lý thuyết, taxonomy sẽ đưa ra một tập hợp các tài liệu và làm cho việc duyệt, tìm kiếm hoặc đánh dấu thông tin một cách dễ dàng hơn. Một taxonomy thì tương tụ như cấu trúc thư mục, thêm vào một số thành phần chức năng của metadata cho việc phân loại tài liệu. Phần lớn các portal đều có 1 taxonomy cho mục đích này, cũng như có thể có một vài taxonomy có thể tự động phát sinh dựa trên các metadata được cung cấp. e. Crawler Crawler là một quá trình tự động đọc, đánh dấu, và phân loại tài liệu trong một khoảng thời gian đã được xác định. Ví dụ, một web crawler sẽ kiểm tra định kỳ một trang web nào đấy để xác định xem nội dung của nó có thay đổi không. Nội dung này sau đó được đánh dấu (index) vào taxonomy để người sử dụng có thể dễ dàng tìm thấy nó. Crawler không cần thiết phải tạo ra một bản sao của tài liệu đó, nó chỉ cần đánh dấu tài liệu này bằng cách tạo ra một thẻ ảo (virtual card) mô tả tài liệu. Thẻ này sau đó sẽ được lưu trong mục lục của portal. f. Metadata repository Metadata repository bao gồm metadata về nội dung của portal và metadata về cấu trúc của nội dung đó. Nó bao gồm metadata về taxonomy, cũng như metadata cho các tài liệu riêng biệt. Ví dụ, mỗi tài liệu được đặt trong một thư mục Client có thể có một trường metadata (metadata field) gọi là “Client”. Trường metadata này có thể có một hoặc nhiều giá trị. Giá trị của trường Client của mỗi tài liệu riêng biệt thì là metadata của tài liệu đó. g. Portlet Một portlet có thể xem như một “khối nhà” của portal. Nó là một giao diện người sử dụng, được dùng để biểu diễn (present) dữ liệu và chức năng của nhiều trình ứng dụng trên một trang web. Các portlet bao gồm lớp trình bày (presentation layer) và cũng liên kết với các nguồn dữ liệu back-end. Mỗi nhà sản xuất lại có một cách gọi portlet khác nhau (portlet, gadgets, blocks,web modules, web parts). Nhiều nhà sản xuất đã có các portlet dùng để kết nối với các hệ thống
  9. của công ty (ví dụ SAP, Siebel,…) cũng như dùng cho việc cộng tác (collaboration) và các chức năng khác. h. Categorization engine (công cụ phân loại) Công cụ phân loại dùng để sắp xếp dữ liệu thành các folder của taxonomy dựa vào metadata của tài liệu, các chức năng kinh doanh, nội dung tài liệu, các tiêu chuẩn tìm kiếm hoặc bộ lọc, hoặc một vài biểu đồ khác. i. Filter Một bộ lọc thường được sử dụng trong taxonomy để hạn chế số lượng các tài liệu của một folder, hoặc những tài liệu tìm thấy sau khi tìm kiếm. Một bộ lọc có thể dựa trên một từ (vd một tài liệu có một từ IBM), một khái niệm (vd một tài liệu giống một tài liệu khác) hoặc chức năng (vd trường Client có giá trị là IBM) j. Index Một chỉ mục là một tập hợp thông tin dùng để hỗ trợ việc tìm kiếm và lấy ra thông tin một cách nhanh nhất. Trong portal, một chỉ mục thường là sự kết hợp của chỉ mục văn bản đủ (full-text index) và kho thông tin dữ liệu (metadata repository) của các tài liệu/nội dung có trong portal k. Virtual card Trong index hoặc metadata repository, virtual card là một sự mô tả của một tài liệu hoặc một phần nội dung của portal. Thẻ này thường bao gồm thông tin về vị trí của tài liệu, và bao gồm một hoặc nhiều giá trị của các trường metadata của tài liệu đó. Thẻ này là một Placeholder (giữ chỗ) cho tài liệu bên trong portal. l. Web service Dịch vụ web là một chương trình được sử dụng để chấp nhận và trả lời các yêu cầu trên Internet. Thông thường, một dịch vụ web chấp nhận các yêu cầu theo định dạng XML. Định dạng của các yêu cầu và câu trả lời phụ thuộc vào các chuẩn XML đang được sử dụng. Một trong những chuẩn đấy là SOAP. Có nhiều registry và ngôn ngữ - vd UDDI, WSDL- đang được dùng cho việc đăng ký các dịch vụ web khác nhau. Một chương trình gọi có thể yêu cầu registry (UDDI) tìm kiếm một dịch vụ web thích hợp, sau đó sử dụng WSDL để tìm ra các thông số nào dịch vụ cần, và cuối cùng dùng giao thức gọi và chuẩn XML như SOAP để tạo ra lời gọi tới dịch vụ web đó. m. Development standards and protocols Một thành phần rất quan trọng của bất kỳ dự án phát triển nào là hiểu được các chuẩn công nghiệp hiện thời nào đang dùng trong các giải pháp portal và chúng có liên quan đến nhau như thế nào. Một số những chuẩn thông dụng sẽ được tóm tắt sau đây: - XML (Extensible Markup Language) XML là một ngôn ngữ dùng để biểu diễn hầu hết các loại dữ liệu. XML cũng tương tự như HTML (chúng đều là phiên bản của SGML, một ngôn ngữ đánh dấu rất thông dụng). Trong khi HTML được dùng để chỉ dẫn cho trình duyệt web cách hiển thị thông tin đến người sử dụng, thì XML thường được dùng để gửi thông tin giữa các chương trình. Các file XML thường không có thông tin về cách hiển thị thông tin. Các thông tin về cách hiển thị này thường được quản lý bằng các định dạng kiểu XSL hoặc XSTL. Cấu trúc của file XML được định nghĩa bằng DTD của nó (document type definition) hoặc XSD (XML schema definition) - XSL,XSLT (Extensible StyleSheet Language, Extensible StyleSheet language Transfomation) Trong khi các tài liệu XML bao gồm dữ liệu, thì các tài liệu XSL bao gồm các qui tắc của việc chuyển dữ liệu đó thành một định dạng mà người dùng có thể hiểu được. Những định dạng ngày có thể là HTML cho trình duyêt web hoặc có thể là WML cho các thiết bị không dây hoặc PDF để in tài liệu - DTD và XSD (document type definition, XML schema definition) Cả hai định nghĩa này đều là các cách định nghĩa cấu trúc và cách trình bày của một tài liệu XML. DTD và XSD rất quan trọng trong việc xác nhận xem một tài liệu XML đã ở đúng định dạng của nó chưa để chuyển thông tin giữa các hệ thống khác nhau, hoặc chuyển thông tin từ hệ thống back-end tới portal. - WSDL (Web Service Description Language)
  10. WSDL cho phép một dịch vụ web mô tả những hành động mà nó hỗ trợ. Ví dụ một dịch vụ web về thị trường chứng khoán có 2 hành động mà các chương trình khác có thể gọi ra. Đó là getStockQuote và getTickerSymbol. GetStockQuote đưa ra giá cổ phiếu lúc đóng cửa và 1 ticker symbol (xác nhận mua cổ phiếu). GetTickerSymbol đưa ra tên của công ty niêm yết và trả lại một hoặc nhiều ticker symbol. WSDL là một ngôn ngữ dựa vào XML, cho phép gọi cả chương trình và các dịch vụ web để chỉ ra những cách hợp lệ gọi chương trình. WSDL rất quan trọng cho portal vì portal sẽ kết hợp thông tin từ nhiều dịch vụ web vào trong một màn hình duy nhất và rất cần thiết để kết nối mỗi cái vào một định dạng phù hợp. - SOAP (Simple Object Access Protocol) SOAP là một chuẩn dựa trên XML, được dùng để tạo ra các lời gọi chức năng từ Internet tới ứng dụng khác. SOAP cung cấp giao thức gọi cơ bản (có thể được dùng giống như GET/POST của HTML), trình bao bọc (wrapper) để các ứng dụng gọi có thể gửi các thông số đến các chương trình mà nó đang gọi, và một phương thức để lấy kết quả lại từ chương trình. Vì SOAP dựa trên XML nên nó là một nền độc lập hoàn chỉnh. SOAP đang nhanh chong trở thành một giao thức quan trọng trong việc gọi và lấy kết quả từ các dịch vụ web. - UDDI (Universal Description Discovry and Integration) UDDI là một đặc tả (specification) dùng để tìm kiếm các dịch vụ web và là một public registry để các dịch vụ web có thể xuất bản thông tin của nó. UDDI có thể được dùng để lấy lại các thông tin miêu tả (descriptive information) của các dịch vụ web. Các thông tin miêu tả có thể là một định dạng của XML như WSDL. - WSUI (Web Service User Interface) WSUI là một đặc tả dùng để chuẩn hoá cách hiển thị của các dịch vụ web với người sử dụng. Khái niệm này còn mở rộng ra với các mô hình dịch vụ web truyền thống (được dùng để lấy ra các dữ liệu XML) bằng cách cung cấp một cơ cấu (framework) cho biết dữ liệu sẽ được hiển thị tới người sử dụng như thể nào. WSUI cũng hơi giống với cách chuẩn hoá để mô tả portlet. Trong mô hình WSUI, một portlet tạo ra một lời gọi tới dịch vụ web, nhận lại XML, và sử dụng XSLT để chuyển XML đó sang HTML. HTML có thể hiển thị được trên portal. n. User profiles Mỗi portal có một hồ sơ người sử dụng của nó. Hồ sơ này được dùng cho việc tuỳ chọn và cá nhân hoá portal của mỗi người sử dụng. Mỗi portlet trong portal có thể truy cập vào hồ sơ này và sử dụng chúng để lưu giữ các thông tin về sở thích của người sử dụng hoặc một nhóm người sử dụng. Hồ sơ này cũng lưu giữ thông tin về cách sắp xếp trang chủ của một portal, lựa chọn portlet nào xuất hiện và những thông tin nào được chỉ ra. o. Content management system Phần lớn các portal đều có hệ thống quản lý nội dung. Hệ thống này cho phép những người sử dụng đã được chấp nhận có thể đưa thông tin vào portal. CMS có thể hiểu và hiển thị các tài liệu theo các định dạng ban đầu của chúng (Microsoft Word, PDF…) hoặc có thể bao gồm các đặc điểm cho phép người sử dụng sửa chữa các trang web. p. EAI (enterprise application integration) Các ứng dụng của công ty ở đây bao gồm tất cả các phần mềm cũng như các dịch vụ khác. Việc tích hợp các ứng dụng lại với nhau có thể sẽ là một vấn đề khó khăn và rất tốn kém. Một số nhà sản xuất đã phát minh ra các phần mềm để có thể làm cho công việc này có hiệu quả và dễ dàng hơn (vd Crossworlds, WebMethods, Tibco, NEON và MQ). EAI có ảnh hưởng đến portal vì portal theo lý thuyết thì sẽ đưa ra các thông tin được hợp nhất từ nhiều hệ thống back-end khác nhau. Một lớp EAI là rất cần thiết. 6. Portals and Infrastructure (cơ sở hạ tầng) Portal tập hợp thông tin từ nhiều nguồn và các ứng dụng khác nhau. Do vậy, các vấn đề cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định cho thành công của việc triển khai một portal. Trong tài liệu
  11. này, vấn đề cơ sở hạ tầng được đề cập nhiều về phần kết nối giữa phần cứng và phần mềm. Sau đây là một vài vấn đề có liên quan đến cơ sở hạ tầng của portal: a. Hosting Service Providers (các nhà cung cấp dịch vụ host) Các nhà cung cấp dịch vụ có nhiệm vụ vận hành và bảo trì các dịch vụ portal. Họ có thể là nhân viên trong tổ chức như bộ phận IT, hoặc có thể là những người bên ngoài như nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (Application Service Provider ASP) hoặc nhà cung cấp các dịch vụ hosting off-site. Công việc của các nhà cung cấp dịch vụ hosting thực hiện là quản lý các hệ thống và quản trị site (vị trí trang web) b. Service Level Agreement (hợp đồng mức dịch vụ) SLA định nghĩa các mức dịch vụ thích hợp để cung cấp cho các hệ thống của người sử dụng. c. Platform (nền) Có một vài loại platform khác nhau đã được phát triển. Platform có ảnh hưởng nhiều nhất là Hệ điều hành. Trên thị trường ngày nay đang tồn tại nhiều hệ điều hành và được sử dụng nhiều nhất là hệ điều hành Windows của Mircrosoft và MacIntosh dùng cho máy khách, cùng với WindowsNT, Windows2000, Unix và các phiên bản khác của nó (vd Sun Solaris, IBM AIX, OS/390, Linux) dùng cho máy chủ, và các hệ điều hành dùng cho mainframe truyền thống (vd OS/390, OS/400). - Client layer Máy khách thường bao gồm một hệ điều hành, một trình duyệt web, một trình nhận mail (vd Lotus Notes hoặc Microsoft Outlock). Phần mềm tại máy khách thường được kiến trúc với tầng biểu diễn (presentation layer), tầng ứng dụng (application layer) và tầng dữ liệu (data layer). Trong các ứng dụng web, cũng có thể bao gồm cả plug-in và các điều khiển ActiveX, phụ thuộc vào trình duyệt. - Presentation server Thường hỗ trợ cho các thao tác giao diện người dùng của một portal. Đây thường là một web server, như Apache, Microsoft IIS, hoặc NetScape iPlanet (còn các web server khác nữa nhưng đây là 3 web server được sử dụng nhiều nhất). Các máy chủ trình diễn hướng tới việc hỗ trợ các ứng dụng web. - Application server Application server thường được phân biệt với Presentation server qua chức năng của nó. Application server xử lý các thông tin được nhập vào từ khách hàng và một số công việc khác do presentation server đưa ra khi thực hiện công việc. Một số các application server tiêu biểu gồm có BEA Weblogic, Oracle 9iAS, IBM Websphere, và Microsoft MTS - Integration server Integration server là một loại của application server. IBM MQ Series server là một ví dụ của integration server. - Data server Dẫn đầu trong lĩnh vực này gồm có Oracle, IBM (với DB2), Microsoft (với MS SQLServer) và Sybase. Tuy nhiên, không phải tất cả dữ liệu đều được lưu giữ trong các database. Các công cụ tìm kiếm High-end (đầu trên), vd như Autonomy, lưu giữ dữ liệu trong các file cờ (flat file) d. System management (quản lý hệ thống) Quản lý hệ thống có thể chia làm 2 phần: quản lý các thao tác và quản lý máy móc. Quản lý các thao tác tập trung vào những nhiệm vụ yêu cầu hàng ngày để vận hành và bảo trì hệ thống. e. Network (mạng) Khái niệm trung tâm của portal chính là khái niệm về mạng. Portal là một công cụ để tổ chức giao diện nền của một cá nhân bên trong một mạng. Nó xác định vị trí màn hình phù hợp cho mỗi dịch vụ mà portal cung cấp. f. Interoperability (thao tác giữa các phần) Sự tích hợp các thành phần là một yếu tố quan trọng của một portal. Portal tích hợp các ứng dụng web (có thể là các ứng dụng có kiến trúc khác nhau, như của kiến trúc của Microsoft và Sun), các ứng dụng khác nhau (vd các ứng dụng XML và các ứng dụng CSDL) với các ứng dụng truyền thống (vd các bộ xử lý word và
  12. các bảng tính). Mặc dù sử dụng nhiều công nghệ khác nhau nhưng các thành phần này (và còn nhiều hơn nữa) vẫn có thể được hợp nhất vào trong một màn hình nền duy nhất và có tổ chức. g. Deployment technology (kỹ thuật triển khai) Một khi việc triển khai được thực hiện thì một quá trình hoạt động bắt đầu . Quá trình hoạt động bao gồm công việc bảo dưỡng hàng ngày các dịch vụ vốn có của một ứng dụng, tốt nhất là theo hợp đồng mức dịch vụ. Liên quan đến vấn đề này là các yếu tố hiệu suất và lợi ích của ứng dụng. Mỗi yếu tố hướng đến các nhiệm vụ khác nhau trong một tổ chức. (một cái nói về vấn đề ứng dụng không hoạt động tốt thì không thích hợp, còn một cái là ứng dụng không thích hợp thì không sử dụng) - Sự thực thi (performance): Sự thực thi là một yếu tố quan trọng của bất kỳ portal nào. Một portal mà không hoạt động thì sẽ không thấy được những lợi ích của nhóm làm việc. Việc quản lý sự thực thi ứng dụng bao gồm 2 nhiệm vụ chính: quản lý tại thời gian chạy thực và quản lý theo thời gian lâu dài. - Lợi ích: Một mục đích khác của kỹ thuật triển khai chính là lợi ích của ứng dụng đó mang lại. Một hệ thống phải đạt được những lợi ích như mong đợi. Để đảm bảo được lợi ích, một tiến trình QA sẽ được thực hiện trong suốt quá trình phát triển. h. Unified development environment (môi trường phát triển hợp nhất) Một môi trường phát triển hợp nhất sẽ làm đơn giản việc thực thi của portal. Trong thực tế, xu hướng là sự kết hợp của môi trường hướng Microsoft và môi trường Java. Tuy nhiên, chúng đều có thể phối hợp làm việc trong một môi trường máy trạm dùng hệ điều hành Microsoft. i. Unity (tính đồng nhất) Lợi ích lớn nhất của portal là khả năng tích hợp nhiều công nghệ trong một giao diện web duy nhất. Các giao diện này sẽ có thể hỗ trợ cho việc tích hợp các công nghệ trên nhiều platform trong một portal high-end. Tính đồng nhất trong việc thực thi của portal rất cần để có thể tương tác đựơc với tất cả các tầng trong một khối lượng lớn các ứng dụng. 7. Portals and Security (bảo mật) Portal tập hợp các dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp khác nhau và sắp xếp chúng một cách có tổ chức để phù hợp với công việc của người sử dụng. Các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng nhiều hệ thống, mỗi hệ thống lại có những phần cứng khác nhau, các hệ điều hành khác nhau, và các mô hình bảo mật khác nhau. a. Single Sign-on (đăng nhập một lần) Công nghệ Single Sign-on (đăng nhập một lần) là một trong những ưu điểm của portal. Nói một cách ngắn gọn, portal cần phải tập hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như các web site, data stores, XML feed…Tất cả các hệ thống này đều có những mô hình bảo mật khác nhau và sẽ gây phiền phức cho người sử dụng khi phải đăng nhập nhiều lần vào các hệ thống. Giải pháp Single Sign-on đã giải quyết được vấn đề này. Người sử dụng chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất mà vẫn có lấy thông tin được từ nhiều hệ thống khác nhau. Một số các nhà cung cấp tiêu biểu cho lĩnh vực này là Netegrity, Oblix, IBM và Entrust b. Delegated management (quản lý người được ủy nhiệm) Đây là sự phát triển lên của công nghệ Single Sign-on. Trong khi SSO cố gắng làm cho hoạt động được đơn giản hơn thì delegated management lại hoạt động như một single point (điểm vào duy nhất) để quản lý tất cả các ứng dụng và các vấn đề bảo mật của hệ điều hành. Các hệ thống Delegated management sẽ thay thế các hệ thống SSO khi nó được hoàn thiện. Hiện nay có Netegrity và IBM đang đi theo hướng này. c. Firewalls (tường lửa) Tường lửa là các máy tính có cài đặt phần mềm để phân tích và lọc ra các gói tin trên mạng, sau đó đưa ra các quyết định về bảo mật dựa tuỳ thuộc vào từng gói tin đó. d. Intrusion detection (phát hiện sự xâm nhập) Phần mềm phát hiện xâm nhập cũng phân tích các mẫu hoạt động trong mạng để phát hiện xem có phải là đang chuẩn bị tấn công hay không. e. Cryptography (mật mã)
  13. Hệ thống mật mã cung cấp một cách thức thẩm định quyền và mã hoá khắt khe dựa trên toán học. Các portal bảo mật cao đều có mật mã cho tất cả các tiến trình bảo mật này. f. Access controls (điều khiển truy cập) Hệ thống điều khiển truy cập bắt buộc các thực thể phải tuân theo các qui luật để xác định xem thực thể đó có được truy cập hay không, thuộc bộ phận hay nhóm nào, và có thể có một mức truy cập thích hợp để thực hiện một thao tác với một tài nguyên nào đó. Hệ thống bảo mật máy tính là sự kết hợp giữa điều khiển truy cập và các công nghệ mật mã. Tất cả các portal đều sử dụng điều khiển truy cập g. Authentication (thẩm định quyển) Thẩm định quyền có 2 hình thức: hình thức mật mã và hình thức điều khiển truy cập. Các hình thức thẩm định quyền bằng mật mã sử dụng một biểu đồ chứng nhận để đảm bảo các thực thể. Hình thức điều khiển truy cập thì đơn giản hơn, chỉ cần sử dụng thông tin chứng nhận như user_name/password h. Non-repudiation Mô hình bảo mật này nhằm ngăn chặn sự giả mạo tài liệu bằng cách sử dụng các công nghệ khoá công cộng và các hàm băm mật mã (cryptographic hash function). Các portal về tài chính và chăm sóc sức khoẻ thường sử dụng mô hình bảo mật này. i. Authorization (sự cấp phép) Đây là một chức năng đặc biệt của điều khiển truy câp. Portal duy trì một danh sách quyền (danh sách điều khiển truy cập) để xác định mức truy cập tài nguyên hợp lệ cho mỗi thực thể. Một hệ thống phân quyền sẽ xác định xem thực thể đó đã được cấp quyền hay chưa, sau đó mới cho phép thực thể thực hiện thao tác trên tài nguyên. j. Policy (chính sách) Trước khi thực hiện một mô hình bảo mật, một tổ chức cần phải thiết lập một chính sách bảo mật. Chính sách này sẽ phác thảo ra các yếu tố kinh doanh cần thiết phải bảo mật và thủ tục để thực hiện các yếu tố đó. Những chính sách như thế đựơc dùng để định nghĩa các chính sách điều khiển truy cập và chứng nhận. k. Certificates (chứng nhận) Chứng nhận số là một phần của chuẩn X.509. Đây là các tài liệu công cộng dựa trên cơ sở khoá công cộng để cung cấp các dịch vụ bảo mật như thẩm định quyền, mã hoá và non-repudiation. Portal có thể sử dụng chúng để bảo mật cho giao dịch và tránh sự giả mạo dữ liệu. Về mặt kỹ thuật, một chứng nhận số bao gồm thông tin về thực thể, ít nhât là một chìa khoá công cộng do Certificate authority cung cấp, và một khoá công cộng để xác định thực thể khi nghi ngờ. l. Groups (các nhóm) Nhóm là tập hợp các thực thể. Portal cần phải quản lý các nhóm thực thể để có thể quản lý được các dữ liệu cá nhân cũng như các dữ liệu quan trọng m. Roles (các chức năng) n. LDAP (lightweight directory access protocol) LDAP là một giao thức phần mềm thuộc chuẩn X.500, chuẩn cho các dịch vụ thư mục trong một mạng. Một thư mục LDAP thường có cấu trúc cây. Portal sử dụng các cấu trúc thư mục này để xác nhận thông tin người dùng, thông tin tổ chức, cũng như các thông tin điều khiển truy cập và chứng nhận mật mã. o. Certificate authorities (quyền chứng nhận) CA có thể chứng minh tính hợp lệ cho một thực thể số (digital identity) nhưng không có tính chất về mặt pháp lý. Do đó nó chưa được chấp nhận rộng rãi. Hiện nay đã có nhiều CA công cộng nhưng các công ty vẫn đang tự đưa ra các chứng nhận của riêng mình. p. Validation authorities (quyền xác nhận tính hợp lệ) Không phải tất cả các chứng nhận của các công ty đều giống nhau. Khi các công ty trao đổi chứng nhận trước khi thực hiện việc kinh doanh điện tử, công ty nguồn sẽ chỉ đạo việc duy trì chứng nhận. VA cho phép công ty đích thực hiện thao tác “thu hồi chứng nhận cục bộ”, do đó sẽ làm giảm bớt phiền phức trong các giao dịch đã được chứng nhận mã hoá giữa 2 công ty. VA có khả năng xác nhận tính hợp lệ theo thời gian thực, phù hợp với các môi trường đòi hỏi tính bảo
  14. mật cao. VA sẽ rất hữu ích cho portal vì có thể hỗ trợ bảo vệ khách hàng bằng mật mã, duy trì mức độ thao tác giữa các phần ở mức cao nhất. q. Public key infrastructure Mật mã khoá công cộng được sử dụng trong việc mã hoá, non-repudiation, và thẩm định quyền. Phương pháp này quản lý một cách hiệu quả hơn so với phương pháp khoá đối xứng (symmetric key)truyền thống. Portal sẽ sử dụng phương pháp này khi chọn mô hình bảo mật bằng mật mã. r. Secure sockets layer Mô hình này được sử dụng để hỗ trợ cho việc thẩm định quyền (2 chiều) và mã hoá thông tin được gửi qua khe TCP/IP. Thường được sử dụng trong các portal về tài chính và giao dịch chăm sóc sức khoẻ. s. Secure access markup language Ngôn ngữ này được phát triển để dùng cho delegated management. Các nhà sản xuất phần mềm sẽ nhúng SAML vào sản phẩm của họ để làm cho việc đăng nhập một lần được dễ dàng hơn. t. Digital signatures (chữ ký điện tử) Chữ ký điện tử được thực hiện dựa trên tính năng non-repudiation của khoá công cộng (PKI). Đây là một công cụ mã hoá để đảm bảo rằng dữ liệu vẫn duy trì được tính toàn vẹn của nó. 8. Strategy and Implementation (chiến lược và sự thực thi) Bạn biết rằng công ty của bạn cần một Portal, nhưng bạn có biết thực hiện như thế nào và cần những công nghệ nào không? Khi hoạt động, portal sẽ cung cấp cho người sử dụng một “cổng” cá nhân để truy cập vào các thông tin và dịch vụ then chốt của công ty. Các chủ đề dưới đây rất quan trọng trong việc lập kế hoạch và thực hiện một portal thành công: a. Strategy (chiến lược) Việc điều tra, tính toán, thực thi và duy trì giải pháp portal của bạn phải là các nhân tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty bạn. Hiểu một cách đơn giản, chiến lược tổng thể có thể cho phép bạn sắp xếp những thành phần chức năng vào đúng vị trí thích hợp của nó để công ty bạn có thể thu được nhiều lợi ích nhất. b. Trends (xu hướng) Trên thị trường ngày nay, portal đang là một trong những giải pháp được ưu tiên số một. Việc nhận biết được các xu hướng mới đáng chú ý của thị trường portal là một công việc quan trọng của người quản lý dự án khi xác định chiến lược triển khai portal cho công ty mình. c. Planning and investigating (lập kế hoạch và nghiên cứu điều tra) Công việc đầu tiên khi bắt đầu thực hiện một portal là nghiên cứu và nêu ra các hoạt động kinh doanh nổi bật của công ty. Bên cạnh đó cũng cần phải xem xét các tài liệu nghiên cứu liên quan đến những giải pháp và phương pháp của những nhà cung cấp dịch vụ. d. Business case Khi xây dựng portal, bạn cần phải chỉ ra được những yêu cầu của khách hàng đối với công việc kinh doanh của mình và những ảnh hưởng về tài chính khi các yêu cầu đó được thực hiện. e. Feasibility study (nghiên cứu tính khả thi) Đối với các portal, việc nghiên cứu tính khả thi sẽ mang lại lợi ích rất lớn. Mục tiêu của công việc này là : 1> xác định các yêu cầu kinh doanh; 2> xác định tính khả thi của khái niệm cơ bản; 3> xác định và cân nhắc các vấn đề xung quanh việc thực thi; 4> xác định các nhân tố thành công quan trọng; 5> xác định chi phí dựa trên lược đồ phác thảo. Tính khả thi của một portal có thể được nhìn thấy thông qua một mẫu ban đầu (prototype) hoặc thí điểm của giải pháp được đưa ra. f. Critical success factors (các nhân tố thành công quan trọng) Các nhân tố dẫn đến thành công của một portal bao gồm: đáp ứng tốt các yêu cầu, hỗ trợ việc quản lý mức cao, thể hiện được lĩnh vực kinh doanh, và hỗ trợ sự hợp tác cũng như làm việc theo nhóm. Bên cạnh đó còn có nhiều các yếu tố quan trọng khác liên quan đến những vấn đề đối trọng nhau như: tập trung và phân tán, dễ sử dụng và bảo mật… g. Return on Investment (ROI)
  15. Chúng ta cần phải tính toán xem sẽ tiết kiệm và kiếm được bao nhiêu tiền từ việc đầu tư vào một giải pháp portal. h. Information requirement (yêu cầu thông tin) Hiểu được cách sử dụng thông tin kinh doanh chính là bước quan trọng đầu tiên trước khi chọn lựa công nghệ portal. Để làm được việc này, chúng ta cần phải biết: 1> ai là người sử dụng thông tin; 2> thông tin được sử dụng như thế nào; 3> thông tin này đến từ đâu, từ bên trong hay bên ngoài. Thông thường, thông tin được sử dụng theo 3 cách sau đây: - Sử dụng trong một ứng dụng, trong một nhóm người sử dụng (B2E) - Business - to - business (B2B) - Business - to - consumer (B2C) Bước tiếp theo là xác định xem những tài liệu, ứng dụng và công cụ nào cần thiết cho việc thiết lập một portal i. Business process/workflow Những hiểu biết của những người có liên quan đến công ty (nhân viên, khách hàng, …)về hoạt động kinh doanh của công ty là một trong những yếu tố quan trọng có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí. Một portal nhất thiết phải làm được điều này. j. Enterprise architechture Cấu trúc này bao gồm các kế hoạch, các phương pháp, và các công cụ được sử dụng nhằm nhắm tới mục tiêu cung cấp một “cổng” truy cập duy nhất vào thông tin và các ứng dụng trong toàn công ty. Kiến trúc tổng thể đưa ra một bản kế hoạch kỹ thuật chi tiết để có thể hiểu được các thành phần kỹ thuật trong portal ăn khớp với nhau như thế nào. k. Implementation and deployment Sau một khoảng thời gian thu thập và tìm hiểu thông tin, đã đến lúc bạn thực thi và triển khai portal. Việc thực thi và triển khai luôn luôn song hành cùng nhau. Khi bắt đầu thực thi portal cũng là lúc bắt đầu công việc triển khai vì trong quá trình thực thi portal, có thể bạn sẽ thêm vào các ứng dụng cũng như nguồn nội dung cho portal.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2