intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT

Chia sẻ: Son Pham | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

209
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 26/2009/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2009 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC MẶC ĐỒNG PHỤC VÀ LỄ PHỤC TỐT NGHIỆP CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên. 2. Đối tượng áp dụng a) Quy định về đồng phục áp dụng đối với học sinh, sinh viên. b) Quy định về lễ phục áp dụng đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng Điều 2. Đồng phục, lễ phục 1. Đồng phục là trang phục được sử dụng cho toàn bộ học sinh, sinh viên của một trường mặc khi đến trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào với truyền thống của nhà trường, thể hiện sự bình đẳng giữa các học sinh, sinh viên góp phần xây dựng môi trường học tập, nếp sống văn hoá. Đồng phục bao gồm: Quần đồng màu, áo đồng màu (áo sơ mi, áo khoác hoặc áo dài), phù hiệu, giày hoặc dép. 2. Lễ phục là trang phục được sử dụng cho học sinh, sinh viên của một trường (hoặc một ngành) mặc trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp, tạo sự trang trọng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào của người học, tôn vinh nghề nghiệp, thể hiện nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam. Lễ phục bao gồm: áo, mũ và biểu trưng (logo) của trường (nếu có). Điều 3. Nguyên tắc mặc đồng phục, lễ phục
  2. 1. Nguyên tắc mặc đồng phục a) Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường. b) Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác. c) Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường. 2. Nguyên tắc mặc lễ phục a) Bảo đảm tính thống nhất trong từng trường hoặc từng ngành đào tạo. b) Đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp. c) Đảm bảo phân biệt người tốt nghiệp các trình độ được đào tạo: trung cấp, đại học. d) Đảm bảo tính khoa học, thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. 3. Trường hợp được các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ kinh phí thì đồng phục, lễ phục phải đảm bảo quy định tại văn bản này, không được lạm dụng việc tài trợ để quảng cáo. 4. Khuyến khích học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số sử dụng trang phục dân tộc mình trong ngày lễ, ngày tết, ngày hội và trong những ngày nhà trường không quy định mặc đồng phục. Điều 4. Tiêu chuẩn đồng phục 1. Đồng phục mùa hè bao gồm: a) áo sơ mi và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống. b) Giày hoặc dép có quai hậu. c) Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học). Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối. Nếu chọn bộ áo dài làm đồng phục thì chỉ thực hiện đối với nữ sinh trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học. 2. Đồng phục mùa đông bao gồm: a) áo khoác. b) Quần âu hoặc váy như đồng phục mùa hè (đối với nữ).
  3. c) Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên cơ sở giáo dục đại học) 3. Ngoài những ngày quy định mặc đồng phục, các ngày còn lại khi đến trường học sinh, sinh viên phải mặc gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo tính nghiêm túc. Điều 5. Tiêu chuẩn lễ phục 1. áo: áo khoác ngoài nhẹ, rộng, dài quá đầu gối, chất liệu vải thoáng, mát, trang trí lịch sự, trang trọng thích hợp cho dùng cả mùa hè và mùa đông, thể hiện tính hiện đại và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. 2. Mũ: màu của mũ phù hợp với màu của áo, đảm bảo tính thẩm mỹ, trang trọng. 3. Biểu trưng (logo) của trường được gắn ở ngực áo bên trái. 4. Khi nhà trường chưa quy định được lễ phục riêng, có thể sử dụng: bộ comple màu sẫm, áo sơ mi, cravat đối với nam; bộ comple hoặc bộ áo dài truyền thống đối với nữ. Điều 6. Trách nhiệm của Giám đốc sở giáo dục và đào tạo 1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi phụ trách tổ chức triển khai thực hiện quy định tại Thông tư này. 2. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện mặc đồng phục đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi phụ trách. Điều 7. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông 1. Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được cha mẹ học sinh đồng thuận về chủ trương, Hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần. 2. Trường hợp cần có sự thay đổi kiểu dáng, màu sắc đồng phục phải được sự đồng ý của Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh. 3. Phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của nhà trường. Điều 8. Trách nhiệm của các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp 1. Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được sự đồng thuận về chủ trương của Hội đồng trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường (nếu có), Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp quyết định việc mặc đồng phục, lễ phục, quy định về kiểu dáng, màu sắc và chỉ đạo tổ chức mặc lễ phục của học sinh, sinh viên tốt nghiệp. 2. Học sinh, sinh viên hoặc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường (nếu có) tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của nhà trường.
  4. Điều 9. Kinh phí Kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi. Điều 10. Hiệu lực thi hành Các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2009. Điều 11. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp và Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - UBVHGDTNTN&NĐ của Quốc hội; Nguyễn Vinh Hiển - Ban Tuyên giáo Trung ương; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Các Website: Chính phủ, Bộ GD&ĐT; - Các sở giáo dục & đào tạo; các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; - Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ; - Lưu: VT, Vụ PC, Vụ CTHSSV.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2