intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thông tư: Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản

Chia sẻ: Hoang Van Phuc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

409
lượt xem
124
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông tư này quy định về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh gi ống thu ỷ sản nuôi trồng. Thông tư này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản trên lãnh thổ Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thông tư: Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /2010/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày tháng năm 2010 THÔNG TƯ Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy đ ịnh chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức c ủa Bộ Nông nghi ệp và Phát tri ển nông thôn; Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về đi ều ki ện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản; Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy đ ịnh chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y; Căn cứ Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định quản lý sản xuất, kinh doanh gi ống thu ỷ s ản như sau: Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng 1. Thông tư này quy định về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh gi ống thu ỷ sản nuôi trồng. 2. Thông tư này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân tham gia ho ạt đ ộng s ản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản trên lãnh thổ Việt Nam và các c ơ quan quản lý nhà n ước có liên quan. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong thông tư này một số từ ngữ được hiểu như sau: 1. Thủy sản là các loài động vật, thực vật sống trong nước bao gồm các loài cá, giáp xác, nhuyễn thể, da gai, hải miên, xoang tràng, giun, đ ộng vật l ưỡng c ư, đ ộng v ật phù du, rong, tảo. 2. Giống thuỷ sản là thủy sản được sử dụng để sản xuất giống, làm con giống cho nuôi trồng với các mục đích làm thực phẩm, làm c ảnh, làm th ức ăn cho th ủy s ản, nghiên cứu khoa học và mục đích khác. 3. Sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản bao gồm các hoạt động nhân gi ống, ương nuôi, thuần dưỡng, vận chuyển, dịch vụ giống thuỷ sản.
  2. Chương II QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG THUỶ SẢN Điều 3. Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản Tổ chức, cá nhân khi sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 c ủa Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản, cụ thể như sau: 1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thuỷ sản do c ơ quan qu ản lý nhà nước có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp hộ gia đình ương nuôi, thuần dưỡng, làm dịch vụ giống thuỷ sản quy mô nhỏ, có thu nhập thấp thì không ph ải đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 c ủa Chính phủ về đăng ký kinh doanh và Khoản 3 Điều 2 của Nghị định 59/2005/NĐ-CP). 2. Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh gi ống thu ỷ sản phải theo quy hoạch của địa phương. 3. Quy mô và cơ sở vật chất kỹ thuật, các trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống cấp và thoát nước, xử lý nước thải, phương tiện vận chuyển, lưu giữ của c ơ sở phải đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh từng đối tượng và phẩm cấp gi ống thu ỷ sản theo các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam đã quy định. 4. Phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y thuỷ sản và được chứng nhận theo quy định tại Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2010 c ủa B ộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 5. Có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống: Đối với cơ sở sinh sản nhân tạo cá giống phải có hồ sơ theo dõi lý lịch các cá th ể trong đàn cá bố mẹ. Những loài có trọng lượng lớn phải được đánh d ấu b ằng các cách như gắn chip, đeo số, cắt dấu trên vây, đánh số trên đầu. Hồ sơ ghi rõ nguồn gốc đảm bảo chất lượng dòng thuần, thời gian tuyển chọn, trọng lượng, các đặc đi ểm, số l ần tham gia sinh sản, kết quả đẻ trứng; chế độ nuôi vỗ (thức ăn và cách cho ăn, ch ế đ ộ kích thích nước, khả năng phát dục qua các lần kiểm tra); kết quả sản xuất từng lô gi ống (số cá thể tham gia, trọng lượng, việc sử dụng kích dục tố, đi ều ki ện môi tr ường khi cho đ ẻ, kết quả số lượng trứng và số lượng cá bột của mỗi lứa đẻ...). Đối với cơ sở sinh sản nhân tạo tôm giống (tôm sú, tôm th ẻ chân tr ắng, tôm càng xanh) phải có hồ sơ theo dõi đàn tôm bố mẹ, xuất xứ rõ ràng, th ời gian s ử d ụng, ch ế đ ộ chăm sóc và sử dụng thức ăn, tình hình sức khoẻ và kiểm tra bệnh, sự phát d ục trong quá trình nuôi dưỡng, điều kiện môi trường, kết quả các đợt sản xuất. Đối với cơ sở ương, dưỡng giống phải có ao, bể cách ly gi ống m ới mua v ề và nuôi cách ly 1-2 ngày để theo dõi bệnh và sức kho ẻ đàn gi ống đảm bảo không nhi ễm bệnh trước khi đưa vào ương nuôi; có hồ sơ theo dõi quá trình ương nuôi từng lô gi ống (xuất xứ nơi mua ấu trùng, thời gian ương, số lượng, chế độ chăm sóc, sử dụng thức ăn, diễn biến thời tiết, các biểu hiện của giống ương, tình hình phát tri ển, d ịch b ệnh), khi bán giống ghi rõ cơ sở mua giống, số lượng, chấp hành kiểm dịch. 6. Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống bố mẹ, giống thương phẩm phải có nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật sản xuất giống thuỷ sản ho ặc nuôi trồng thuỷ sản; 2
  3. 7. Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn gi ống ông bà phải có nhân viên kỹ thuật có văn bằng chứng nhận trình đ ộ t ừ đ ại h ọc tr ở lên v ề chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản hoặc ngành sinh học. 8. Cơ sở nhập khẩu giống thuỷ sản để kinh doanh phải có khu nuôi cách ly để theo dõi tình hình sức khoẻ, dịch bệnh và có chứng nhận cơ sở đ ảm b ảo đi ều ki ện v ệ sinh thú y thuỷ sản. Điều 4. Thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc áp dụng Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống thuỷ sản phải thực hiện quy trình k ỹ thu ật và đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường n ước theo quy định tại Thông t ư 02/2006/TT- BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2005/NĐ-CP và Quyết định số 21/2006/QĐ-BTS ngày 01/12/2006 của Bộ Thuỷ sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v/v ban hành Danh m ục gi ống thu ỷ sản ph ải áp d ụng tiêu chuẩn ngành (được thay thế bằng tiêu chuẩn Việt Nam). Đối với giống khai thác tự nhiên phải qua ương dưỡng, thuần hoá đạt kích cỡ thích hợp theo tiêu chuẩn ngành mới được đưa ra thị trường. Việc sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất tẩy rửa vệ sinh và xử lý môi trường trong sản xuất giống thuỷ sản phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành. Điều 5. Sử dụng đàn giống bố mẹ để sản xuất giống thương phẩm 1. Cơ sở sinh sản giống cá tra, sản xuất rô phi đơn tính phải s ử d ụng đàn b ố m ẹ đảm bảo chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam, có chứng nh ận xu ất xứ dòng thu ần đ ược tiếp nhận từ các Trung tâm giống thuỷ sản hoặc từ cơ sở có đăng ký kinh doanh đàn giống thuần chủng, đàn giống ông bà, đàn giống bố mẹ; mỗi cá thể cho sinh sản trong một năm không quá 2 lần đối với cá tra và không quá 5 lần đối với cá rô phi. 2. Cơ sở sinh sản tôm sú sử dụng tôm bố m ẹ phải có ch ứng nh ận ki ểm d ịch, ch ỉ cho sinh sản nhân tạo không quá 3 lần/cá thể. 3. Cơ sở sinh sản nhân tạo tôm he chân trắng phải sử d ụng đàn b ố m ẹ dòng s ạch bệnh (SPF – Specific Pathogen Free) hoặc kháng bệnh (SPR – Specific Pathogen Resistant) nguồn gốc Hawaii, có chứng nhận kiểm dịch, thời gian cho sinh sản không quá 6 tháng và phải tuân thủ các quy định về quy mô trại sản xuất, kiểm dịch gi ống khi xu ất tr ại theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 4. Cơ sở sinh sản các loại giống tôm, cá khác khuyến khích sử d ụng đàn b ố m ẹ theo Tiêu chuẩn Việt nam đã được ban hành. Điều 6. Công bố hợp quy 1. Cơ sở sản xuất các đối tượng giống thủy sản nuôi ch ủ l ực d ưới đây b ắt bu ộc phải thực hiện công bố sản phẩm giống của cơ sở hợp quy: a) Giáp xác nuôi nước lợ - mặn: tôm sú (Penaeus momodon), tôm chân trắng (Penaeus vannamei); b) Cá biển: cá chẽm (Lates calcarifer), các loài cá song (Epinephelus sp), cá giò (Rachycentron canadum); c) Nhuyễn thể: nghêu Bến Tre (Meretrix meretrix); 3
  4. d) Thuỷ sản nuôi nước ngọt: cá tra (Pangasius hypophythalmus), cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). 2. Các đối tượng giống thuỷ sản khác khi đưa ra thị trường được khuyến khích thực hiện công bố sản phẩm hợp quy. 3. Nội dung, trình tự, thủ tục công bố sản phẩm giống thuỷ sản hợp quy được thực hiện theo quy định tại Điều 17, Điều 18, Điều 19 và Điều 20 c ủa Quyết đ ịnh s ố 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Về vi ệc ban hành “Quy định chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận h ợp quy và công b ố h ợp chu ẩn, công bố hợp quy”. Điều 7. Ghi nhãn hàng hoá Các đối tượng giống thuỷ sản được nêu tại khoản 1 thuộc Điều 6 của thông tư này khi lưu thông bắt buộc phải ghi nhãn hàng hoá. Nội dung ghi nhãn cho các lô giống thuỷ sản thực hiện theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về Nhãn hàng hoá và Thông t ư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng d ẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về Nhãn hàng hoá, phải đủ các n ội dung sau: 1. Tên đối tượng giống thuỷ sản (kèm tên khoa học); 2. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về giống thuỷ sản; 3. Xuất xứ giống (đối với giống sản xuất tại Vi ệt Nam đ ể l ưu thông trong n ước, đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra giống đó thì không bắt buộc phải ghi xuất xứ giống); 4. Định lượng (số lượng giống); 5. Số ngày tuổi, hoặc kích cỡ chiều dài con giống, n ếu là gi ống b ố m ẹ thì ghi rõ khối lượng, giai đoạn phát dục; 6. Ngày sản xuất (ngày xuất xưởng hoặc ngày xuất bán); 7. Hạn sử dụng; 8. Hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, hướng dẫn bảo quản. Điều 8. Kiểm dịch giống thủy sản 1. Trình tự, thủ tục kiểm dịch giống thủy sản được thực hi ện theo quy đ ịnh t ại Thông tư số 06/2010/TT–BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản. 2. Đối tượng và loại bệnh bắt buộc phải kiểm dịch a) Tôm giống khi đưa ra thị trường bắt buộc phải kiểm dịch đ ảm bảo không có mầm các loại bệnh nguy hiểm; đối với tôm sú kiểm dịch các bệnh: đ ốm tr ắng (WSSV), đầu vàng (YHV), MBV; đối với tôm he chân trắng ki ểm d ịch các b ệnh: tauza, MBV; tôm càng xanh kiểm dịch bệnh đục cơ (trắng đuôi) do virus MrNV ( Macrobrachium rosenbergii Nodavirus) và XSV (extra small virus).” b) Cá tra giống khi đưa ra thị trường bắt buộc phải kiểm d ịch không nhi ễm m ầm bệnh nguy hiểm gan thận mủ và trắng mang do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. 4
  5. c) Tôm hùm giống khi đưa ra thị trường bắt buộc phải kiểm dịch b ệnh đen mang, bệnh đỏ thân, triệu chứng bệnh tôm sữa. d) Các đối tượng giống thuỷ sản thương phẩm khác khi lưu thông ph ải đ ược kiểm dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có phi ếu ki ểm d ịch của cơ quan thẩm quyền ở nơi sản xuất. 3. Khai báo phát hiện giống nhiễm bệnh Cơ sở sản xuất giống phát hiện lô giống bị nhiễm bệnh, ho ặc người mua giống tự đến cơ sở lấy mẫu để kiểm tra bệnh trước khi mua thông qua các tổ chức, cá nhân đ ủ năng lực kiểm tra bệnh bằng phương pháp tiên tiến (PCR,...) có k ết qu ả lô gi ống đó b ị nhiễm các bệnh được nêu trong khoản 2 Điều 8 của thông tư này và thông báo l ại thì c ơ sở không được bán lô giống đã nhiễm bệnh đó, phải báo ngay cho c ơ quan qu ản lý th ủy sản địa phương hướng dẫn tiêu huỷ toàn bộ và thực hiện khử trùng làm sạch khu v ực trước khi tiếp tục sản xuất lô mới. Điều 9. Kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản (bao gồm cả đi ều kiện vệ sinh thú y thủy sản). 1. Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gi ổng thủy sản do c ơ quan qu ản lý đầu tư địa phương thực hiện theo quy định hiện hành. 2. Việc thẩm định kỹ thuật và chứng nhận đủ điều kiện để thành lập c ơ sở sản xuất, kinh doanh giống do cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh thực hiện. Tổ chức, cá nhân muốn thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh gi ống thủy sản phải gửi hồ sơ tới Chi cục Nuôi trồng thủy sản/Chi cục thủy sản. - Hồ sơ bao gồm: + Đơn xin thẩm định vị trí và dự án đầu tư xây dựng cơ sở có xác nhận c ủa UBND xã/phường và cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp huyện n ơi xây d ựng c ơ s ở s ản xuất, kinh doanh giống thủy sản (mẫu số 01). + Dự án hoặc kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở. + Thiết kế kỹ thuật: hồ sơ thiết kế kỹ thuật, công suất cơ sở, mặt cắt ngang, c ắt đứng, vị trí mặt bằng ghi chú cụ thể về khoảng cách 4 phía ti ếp giáp hộ dân gần nh ất, Quốc lộ, các công trình công cộng khác. + Giấy tờ liên quan đến việc thành lập cơ sở: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng mục đích hoặc hợp đồng thuê mặt bằng, bản sao hộ khẩu thường trú, gi ấy ch ứng minh nhân dân. - Thời gian giải quyết: Trong phạm vi 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, c ơ quan quản lý chuyên ngành thẩm định và thông báo cho chủ cơ sở thời gian tiến hành kiểm tra tại đ ịa bàn ngay sau đó 01-02 ngày; khi kiểm tra xong chậm nhất sau 02 ngày phải gửi văn b ản xác nh ận dự án đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho chủ cơ sở. Nếu chưa đảm b ảo các yêu c ầu ph ải g ửi văn bản trả lời để chủ cơ sở bổ sung, khắc phục những nội dung ch ưa đạt và đ ề ngh ị kiểm tra lại. Khi đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản là căn c ứ để các c ấp có th ẩm quyền c ấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, cho phép đầu tư xây d ựng c ơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản. 2. Kiểm tra cơ sở đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản: 5
  6. a) Kiểm tra cơ sở giống khi bắt đầu hoạt động Khi cơ sở giống thủy sản xây dựng xong và bước vào ho ạt động ho ặc c ơ s ở t ạm ngưng hoạt động từ 03 tháng trở lên khi hoạt động trở lại chủ c ơ sở phải báo cáo với cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh trước ít nhất 15 ngày để kiểm tra điều ki ện sản xuất, kinh doanh. - Hồ sơ đăng ký bao gồm: + Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh. (mẫu số 02) + Giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh (photo công chứng). + Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thành lập c ơ sở (gi ấy chứng nhận quy ền sử dụng đất đúng mục đích hoặc hợp đồng thuê mặt b ằng, bản sao h ộ kh ẩu th ường trú, giấy chứng minh nhân dân). + Giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y thủy sản. - Thời gian giải quyết: Trong phạm vi 15 ngày kề từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, c ơ quan qu ản lý nuôi trồng thủy sản tiến hành kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh gi ống th ủy sản c ủa c ơ sở (hồ sơ kiểm tra theo mẫu 03). Nếu cơ sở đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, làm biên bản xác nhận kiểm tra đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản (mẫu số 04). Nếu cơ sở không đảm bảo yêu cầu thì yêu cầu chủ cơ sở tổ chức sửa chữa, khắc phục những n ội dung chưa đạt yêu cầu đề nghị kiểm tra lại. Trường hợp cơ sở tạm ngưng ho ạt động, chủ cơ sở phải thông báo với cơ quan quản lý chuyên ngành để thu hồi biên bản ki ểm tra xác nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản. b) Kiểm tra trong quá trình sản xuất Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thường xuyên, hoặc đột xuất theo kế hoạch công tác. Nội dung ki ểm tra theo quy đ ịnh t ừ Đi ều 3 đ ến Điều 7 của Thông tư này và ghi biên bản kiểm tra. Nếu phát hiện cơ sở không đủ điều kiện thì trong biên bản yêu cầu những nội dung và thời gian bắt bu ộc ph ải th ực hi ện đúng quy định. Khi kiểm tra lại, cơ sở không chấp hành thực hi ện xử lý theo Nghi đ ịnh s ố 31/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử ph ạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Điều 10. Xuất, nhập khẩu giống thuỷ sản Việc xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 60/2009/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 9 năm 2009 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi ti ết thi hành Lu ật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Đối với các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản phải xin phép (những đối tượng chưa có trong Danh mục các gi ống thu ỷ sản đ ược phép sản xuất kinh doanh), tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ xin cấp phép về Tổng C ục Thu ỷ sản - B ộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định hồ sơ và cấp phép. Điều 11. Thu và sử dụng phí, lệ phí Các hoạt động quản lý nhà nước về giống thuỷ sản và dịch vụ ki ểm nghi ệm chất lượng, kiểm dịch giống thuỷ sản được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp lu ật hi ện hành; mức thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí được áp dụng theo Quyết định số 60/2008/QĐ- 6
  7. BTC ngày 31/7/2008 của Bộ Tài chính v/v quy định chế độ thu n ộp, qu ản lý và s ử d ụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thú y thu ỷ sản; khi có s ửa đ ổi b ổ sung quyết định trên sẽ thực hiện theo quy định mới. Chương III THANH TRA, KIỂM TRA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Điều 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát sản xuất giống thuỷ sản 1. Mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản trên đ ịa bàn t ỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu sự thanh tra, kiểm tra và giám sát c ủa S ở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại. 2. Tổng Cục Thuỷ sản tổ chức chỉ đạo thống nhất công tác thanh tra, ki ểm tra vi ệc thực hiện các quy định pháp luật đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh gi ống thu ỷ sản; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ trong quy chế này của các đơn vị trực thuộc và các S ở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trực tiếp kiểm tra ho ạt động c ủa các c ơ sở gi ống thuỷ sản thuộc trung ương và các cơ sở sản xuất, kinh doanh gi ống c ủa tổ ch ức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; trực tiếp kiểm tra hoặc phối hợp v ới các c ơ quan nhà n ước liên quan để thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh gi ống thu ỷ sản ở các đ ịa phương. 3. Tổng Cục Thuỷ sản hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết. Điều 13. Nội dung thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản 1. Thanh tra, kiểm tra những nội dung được cấp phép trong đăng ký sản xu ất, kinh doanh với hoạt động thực tế mà tổ chức, cá nhân đó đang tiến hành, bao gồm: a) Điều kiện của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống; b) Thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc áp dụng c) Nguồn giống bố mẹ được dùng để sinh sản nhân tạo; d) Sử dụng đàn giống bố mẹ để sản xuất giống thương phẩm; e) Phương pháp sản xuất giống; f) Chất lượng giống được sản xuất; g) Lịch trình và thời vụ sản xuất; h) Phương thức và thiết bị vận chuyển giống; i) Nhãn mác, mã số nguồn giống hoặc tài liệu giới thiệu giống được công bố; k) Việc chấp hành các quy định về vệ sinh thú y, môi trường, kiểm dịch; 2. Ngoài các nội dung nói trên, còn kiểm tra các n ội dung khác có liên quan v ới s ản xuất giống khi có khiếu kiện của khách hàng. Chương IV KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO Điều 14. Khen thưởng và xử lý vi phạm: 7
  8. 1. Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong ho ạt đ ộng sản xu ất, kinh doanh gi ống thuỷ sản sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành. 2. Khi thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện những vi phạm cơ sở kinh doanh gi ống thuỷ sản sẽ xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành; mọi chi phí cho quá trình xử lý chủ hàng phải chịu trách nhiệm. 3. Đối với tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan quản lý nhà nước vi phạm các quy định của pháp luật trong quản lý giống thuỷ sản, gây thiệt hại cho sản xuất thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành. 4. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà n ước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý và trong s ản xu ất, kinh doanh giống thuỷ sản theo quy định của pháp luật về khi ếu n ại t ố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Chương V TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Điều 15. Phân cấp quản lý: 1. Tổng Cục Thuỷ sản có trách nhiệm: a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh gi ống thu ỷ sản trên phạm vi cả nước. b) Thẩm định hồ sơ, cấp phép nhập khẩu giống thuỷ sản mới để sản xuất, kinh doanh hoặc khảo nghiệm, thử nghiệm. c) Tổ chức thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy định quản lý đối với các khu sản xuất giống thuỷ sản tập trung. d) Kiểm tra, công nhận cơ sở được khảo nghiệm, kiểm nghiệm, ki ểm đ ịnh gi ống thủy sản. e) Phối hợp với Cục Thú y trong việc chỉ đạo phòng ch ống d ịch b ệnh trong s ản xuất kinh doanh giống thuỷ sản, công bố dịch thủy sản. f) Phối hợp với các Viện nghiên cứu trong ngành và các c ơ quan quản lý nhà n ước liên quan trong việc hướng dẫn, chỉ đạo ho ạt động sản xu ất, kinh doanh gi ống thu ỷ s ản bảo đảm các quy định. 2. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm: a) Thực hiện quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản trên phạm vi tỉnh, thành phố; b) Phân công và chỉ đạo cơ quan quản lý về nuôi trồng thủy sản trực thuộc Sở (Chi cục Nuôi trồng thủy sản hoặc Chi cục Thủy sản) thực hiện việc kiểm tra, giám sát c ơ sở đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản. c) Phân công và chỉ đạo cơ quan quản lý thú y trực thuộc Sở thực hiện kiểm tra xử lý việc chấp hành quy định kiểm dịch giống thuỷ sản vận chuyển trên địa bàn t ỉnh và ch ủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý về nuôi trồng thủy sản th ực hi ện vi ệc phòng, ch ống dịch, công bố dịch, phục hồi môi trường sau khi dập tắt dịch c) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định quản lý đối v ới các c ơ sở giống thuỷ sản trên địa bàn tỉnh, thành phố quản lý; 8
  9. d) Định kỳ báo cáo với Tổng Cục Thuỷ sản về công tác quản lý gi ống thu ỷ s ản trên địa bàn tỉnh, thành phố mỗi năm 2 lần vào tháng 4 và 11hàng năm. 3. Cục Thú y có trách nhiệm kiểm dịch giống thủy sản nhập khẩu, xuất khẩu; kiểm tra và chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y theo quy định đối với Trung tâm qu ốc gia giống thủy sản, cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung do Trung ương quản lý, khu cách ly kiểm dịch thủy sản xuất, nhập khẩu; tham mưu xây dựng văn b ản qu ản lý v ề thú y thủy sản; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn vi ệc tổ chức thực hi ện phòng, ch ống dịch, công bố dịch thủy sản, phục hồi môi trường sau khi d ập tắt d ịch, vi ệc ki ểm d ịch giống thuỷ sản vận chuyển trong nước; hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan quản lý thú y th ủy sản địa phương kiểm dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ương d ưỡng gi ống th ủy sản, kiểm tra chấp hành thủ tục kiểm dịch giống thủy sản lưu thông. 4. Cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp cấp huyện có trách nhiệm: a) Quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh gi ống thuỷ sản trên đ ịa bàn, t ổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành th ủy s ản, ph ối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra vi ệc thi hành pháp lu ật và tham m ưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết các tranh chấp, khi ếu n ại, tố cáo v ề sản xu ất kinh doanh giống thủy sản b) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức, hướng dẫn sản xuất gi ống tsa theo mùa vụ và những quy định quản lý cộng đồng c ủa địa phương, khi phát hi ện có d ịch bệnh phải xử lý ngay theo đúng sự hướng dẫn về phòng trừ dịch bệnh c ủa c ơ quan thú y thuỷ sản. Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 16. Trách nhiệm và hiệu lực Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thu ộc trung ương, chịu trách nhiệm thi hành. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc hoặc phát hiện những vấn đề mới phát sinh kịp thời báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi bổ sung./. Nơi nhận: BỘ TRƯỞNG - Như Điều 3; - Văn phòng CP; - Bộ Công thương, Bộ Tài chính; - Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ TP; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng; - Công báo; - Website Chính phủ; - Lưu VT, NTTS. 9
  10. Mẫu số 01 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN THẨM ĐỊNH VỊ TRÍ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG THỦY SẢN Kính gửi: - UBND xã (phường).................................................................... - Phòng ………………….. …………………………………….. - Chi cục ………………………………………………………….. Họ và tên chủ dự án: …………………………………………………………. Số CMND:……………… do Công an ………………… cấp ngày …/…/… Hộ khẩu thường trú ……………………………………………………. Hiện nay đang cư ngụ tại ……………………………………………………... ………………………………………………………………………………. Tôi làm đơn này kính chuyển đến quý cơ quan xin được thẩm định vị trí và dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, đ ịa chỉ tại……………………….............................................................................................. .................................................................................................................. Rất mong được quý cơ quan xem xét giải quyết Xin chân thành cảm ơn. ………… ngày ……..tháng …năm 20… NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA UBND XÁC NHẬN CỦA PHÒNG CẤP XÃ QUẢN LÝ THỦY SẢN CẤP (Ký tên, đóng dấu) HUYỆN (Ký tên, đóng dấu) 10
  11. Mẫu số 02 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH, GIỐNG THỦY SẢN Số: …………/ĐK-KTĐKSXKD Kính gửi: ......................................................................................................... Họ tên chủ cơ sở (hoặc người đại diện): …………………………………….. Địa chỉ giao dịch: …………………………………………………………… Chứng minh nhân dân số: …………… cấp ngày …/…/…. Tại …………… ……………………………………………………………………………… Điện thoại: …………………… Fax: ……………. Email:…………………….. Đề nghị Quý cơ quan kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản cho cơ sở: ……………………………………………………………………. Địa điểm tại: ………………………………………………………………. Vị trí và dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản đã được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản thẩm định vào ngày …………………………....... Đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư số: ……………… cấp tại………………………………….. Mục đích: sản xuất giống……………………………….. phục vụ nuôi trồng. Các giấy tờ liên quan: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Dự kiến thời gian cơ sở bắt đầu hoạt động ngày ………………………… Tôi xin chân thành cảm ơn. …………, ngày….tháng….năm 20… Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NUÔI CHỦ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ TRỒNG THỦY SẢN CẤP TỈNH (ký, ghi rõ họ tên) 11
  12. Đăng ký tại:………………………………. Đồng ý kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh cho cơ sở……………………………… Thời gian kiểm tra ….giờ, ngày….../…/20… Vào sổ đăng ký số…… ngày…./…/20…. (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Mẫu 03 HỒ SƠ KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG THỦY SẢN Tên cơ sở: ………………………………………………………………………………… Địa chỉ: ………………………………………………………………………………… Ngày kiểm tra: …………………………………………………………. Kết quả kiểm tra các điều kiện của cơ sở: TT Danh mục kiểm tra Đạt Không đạt Ghi chú (hoặc có) (hoặc không có) 1 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thuỷ sản 2 Địa điểm: - Phù hợp quy hoạch của địa phương - Vị trí đảm bảo đk vệ sinh thú y thủy sản 3 Thiết kế kỹ thuật - Quy mô …………. triệu giống - Công suất thực tế …….. triệu giống 4 Giấy tờ liên quan đến việc thành lập cơ sở 5 Cơ sở vật chất kỹ thuật - Trang thiết bị kỹ thuật đầy đủ - Hệ thống cấp nước 12
  13. + Nguồn nước đảm bảo + Có bể lắng lọc - Hệ thống xử lý nước thải (bể lắng, lọc sinh học, có mái che) - Phương tiện vận chuyển - Nơi bảo quản thuốc, chế phẩm sinh học thức ăn riêng biệt không ẩm thấp 6 Hệ thống bể sinh sản đảm bảo yêu cầu 7 Bể cách ly giống mới nhập 8 Hệ thống bể/ao ương giống 9 Sử dụng giống bố mẹ - Có hồ sơ mua giống bố mẹ, nguồn gốc - Kiểm dịch giống bố mẹ - Có hồ sơ theo dõi quá trình sử dụng giống bố mẹ 10 Nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ chuyên môn phù hợp 11 Sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học theo quy định 12 Thực hiện quy trình bắt buộc 13 Thực hiện công bố chất lượng, dán nhãn mác sản phẩm 14 Thực hiện khai báo, kiểm dịch 15 Tình hình dịch bệnh trước đây ở cơ sở CÁN BỘ KIỂM TRA 1 CÁN BỘ KIỂM TRA 2 CHỦ CƠ SỞ (ký, ghi rõ họ tên, chức vụ) (ký, ghi rõ họ tên, chức (ký, ghi rõ họ tên) vụ) 13
  14. Mẫu 04 SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT…….. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHI CỤC ………………… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ……, ngày tháng năm 20.... CHI CỤC ………………. TỈNH ……….. CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐẢM BẢO ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG THUỶ SẢN Cơ sở: ………………………………………………………………………. Lĩnh vực hoạt động: …………………. …………………………………….. (ghi theo đối tượng: sản xuất giống tôm sú, tôm he chân trắng, v.v….) Địa chỉ: ………………………………………………………………………. Đã đáp ứng các yêu cầu đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản (bao gồm vệ sinh thú y thủy sản) theo quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ Về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản và Quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thủy sản ban hành kèm theo Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư số …/2008/TT-BNN ngày ...tháng … năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung 14
  15. một số điều trong Quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản ban hành kèm theo Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN. Giấy chứng nhận có giá trị đến ngày ….tháng … năm 20… CHI CỤC TRƯỞNG (ký tên, đóng dấu) 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2