intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Chứng từ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Chia sẻ: Sfdsf Sdfsd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

456
lượt xem
95
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỗi loại chứng từ đều có một vai trò quan trọng riêng trong việc đảm bảo lợi ích của các bên khi tham gia giao dịch trên thị trường quốc tế. Trong bài tiểu luận này, chúng tôi xin được đề cập đến một trong những loại chứng từ trên. Đó là chứng từ bảo hiểm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Chứng từ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

  1. Tiểu luận Chứng từ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
  2. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 3 I. KHÁI NIỆM: ............................................................................................................... 5 II. NGƯỜI PHÁT HÀNH: ............................................................................................... 6 III. CHỨC NĂNG: .......................................................................................................... 6 IV. NỘI DUNG: .............................................................................................................. 6 1.Tên và địa chỉ của công ty bảo hiểm: ......................................................................... 6 2. Tiêu đề: .................................................................................................................... 6 3. Ngày tháng lập chứng từ bảo hiểm: .......................................................................... 7 4. Số chứng từ bảo hiểm: .............................................................................................. 7 5. Người được bảo hiểm: .............................................................................................. 7 6. Tên con tàu và số hiệu con tàu: ................................................................................. 7 7. Giao hàng từ … đến: ................................................................................................ 7 8. Điều kiện bảo hiểm: .................................................................................................7 FPA (Free from Particular Average): điều kiện miễn tổn thất riêng....................... 8 WA (With Particular Average): điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng ........................ 9 AR (All Risk): điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro ....................................................... 9 WR (War Risk): điều kiện bảo hiểm các rủi ro chiến tranh ................................. 10 SRCC: điều kiện bảo hiểm rủi ro đình công ........................................................ 11 Bảng tổng kết 3 điều kiện FPA, WA, AR của ICC 1963 ............................................. 11 Điều khoản bảo hiểm A: ...................................................................................... 12 Điều khoản bảo hiểm B: ...................................................................................... 13 Điều khoản bảo hiểm C: ...................................................................................... 14 Bảng tổng kết các điều kiện A,B,C của ICC 1982 ...................................................... 14 9. Giá trị bảo hiểm:..................................................................................................... 15 10. Phí: ....................................................................................................................... 16 11. Nơi thanh toán bồi thường bảo hiểm: .................................................................... 17 12. Tham chiếu L/C loại, ngày mở, số (nếu có) .......................................................... 17 13. Mô tả hàng hóa: .................................................................................................... 17 1
  3. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế 14. Ngày gửi hàng: ..................................................................................................... 17 15. Số B/L: ................................................................................................................. 17 16. Ký hiệu bao bì hàng hóa ....................................................................................... 18 17. Chữ ký của người có thẩm quyền: ........................................................................ 18 18. Trên đơn bảo hiểm luôn thể hiện rõ đó là bản gốc hay bản phụ: ............................ 18 19. Điều khoản chung: thường được in ở mặt sau của đơn bảo hiểm........................... 18 V. PHẦN MỞ RỘNG: ................................................................................................... 18 1. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi có hàng hóa bị tổn thất: ............................. 18 a. Thông báo tổn thất: ............................................................................................. 18 b. Đề phòng hạn chế tổn thất: .................................................................................. 19 c. Những chứng từ khiếu nại: .................................................................................. 19 d. Ký giấy biên nhận tiền và thế quyền:................................................................... 20 2. Nghĩa vụ của người bảo hiểm: ............................................................................... 20 a. Giám định tổn thất: .............................................................................................. 20 b. Bồi thường tổn thất riêng: ................................................................................... 22 c. Bồi thường tổn thất chung: .................................................................................. 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................................................ 23 PHỤ LỤC:..................................................................................................................... 23 2
  4. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế LỜI MỞ ĐẦU Hầu hết các nước trên thế giới khi thực hiện đường lối phát triển kinh tế đều lựa chọn tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi buôn bán hàng hoá với các quốc gia khác để phát huy lợi thế so sánh của đất nước trong thương mại quốc tế. Những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng đáng khích lệ. Đóng góp vào thành công chung đó không thể không kể đến vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt, với những sự kiện đáng chú ý trong những năm gần đây như Việt Nam gia nhập WTO hay Quốc hội Mỹ chính thức phê chuẩn Quy chế bình thường hóa quan hệ thương mại vĩnh viễn với Việt Nam hứa hẹn hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa của ta với thế giới chắc chắn sẽ còn được mở rộng hơn nữa. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, phương thức tín dụng chứng từ đóng vai trò quan trọng không thể thiếu để đảm bảo quyền lợi của nhà xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Chính vì thế mà trong năm 2006, Văn phòng thương mại quốc tế ICC đã nghiên cứu, bổ sung, chỉnh lý và ban hành ấn bản mới của Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 600) chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007 để thay thế cho UCP 500 nhằm duy trì và phát triển vai trò của phương thức tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế. Thông thường, bộ chứng từ sử dụng trong thanh toán quốc tế gồm chứng từ thương mại như hối phiếu, giấy nhận nợ, séc,…và chứng từ thương mại như hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải hay chứng từ bảo hiểm,… Mỗi loại chứng từ đều có một vai trò quan trọng riêng trong việc đảm bảo lợi ích của các bên khi tham gia giao dịch trên thị trường quốc tế. Trong bài tiểu luận này, chúng tôi xin được đề cập đến một trong những loại chứng từ trên. Đó là chứng từ bảo hiểm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài, mặc dù di chuyển bằng đường biển hay đường hàng không thì cũng không tránh khỏi nguy cơ gặp rủi ro. Vì vậy, hiện nay bảo hiểm được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để các chủ hàng khắc phục được khó khăn khi hàng hóa của họ bị tổn thất trong quá trình chuyên chở 3
  5. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế Với lợi thế nằm cạnh biển Đông, có hai mặt giáp biển, tổng chiều dài đường bờ biển hơn 3.300km nên trong hoạt động xuất nhập khẩu, hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ lâu đã là một hình thức phổ biến và là một thế mạnh của nước ta. Do đó, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một lĩnh vực quan trọng và đầy cơ hội. Vì những lý do trên, đề tài của chúng tôi chủ yếu chỉ đề cập đến bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. Thông qua bài tiểu luận này, chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích về những nội dung cơ bản trong chứng từ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tới mọi người. Mọi ý kiến đóng góp đều được hoan nghênh. Chân thành cảm ơn! Tác giả 4
  6. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế I. KHÁI NIỆM: Chứng từ bảo hiểm (Insurance Documents): là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm hàng hóa trong quá trình chuyên chở hàng hóa và quyền được bồi thường bảo hiểm. Về hình thức, chứng từ bảo hiểm có những loại sau: - Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm, thể hiện những điều kiện chung và có tính chất thường xuyên về quy định trách nhiệm ràng buộc của người bảo hiểm. Bên cạnh đó còn quy định các điều kiện riêng biệt cụ thể như đối tượng bảo hiểm, trị giá bảo hiểm, phí bảo hiểm,… Bảo hiểm đơn thể hiện được tất cả các điều khoản cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm, đưa ra những chi tiết đầy đủ về các rủi ro được bảo hiểm. Do vậy, bảo hiểm đơn có giá trị và được sử dụng nhiều nhất. - Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm gần giống như nội dung của bảo hiểm đơn về các điều khoản như đối tượng bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm được cấp trong mỗi chuyến hàng dựa trên hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, giấy chứng nhận bảo hiểm không có những điều khoản chung và có tính chất thường xuyên về quy định trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm, chỉ đưa ra những chi tiết ngắn gọn về các rủi ro được bảo hiểm. Bảo hiểm đơn và giấy chứng nhận bảo hiểm đều là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm đều có giá trị như nhau để yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường khi có tổn thất xảy ra. - Ngoài hai loại trên, còn có phiếu bảo hiểm (Cover note) là chứng từ do người môi giới bảo hiểm cấp trong khi chờ lập chứng từ bảo hiểm. Đây là chưng từ mang tính chất tạm thời không có giá trị lưu thông và không có giá trị để giải quyết tranh chấp khi tổn thất xảy ra nên Ngân hàng từ chối tiếp nhận phiếu baỏ hiểm. 5
  7. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế II. NGƯỜI PHÁT HÀNH: Chứng từ bảo hiểm là do một công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý hoặc người được ủy quyền của họ ký và phát hành Theo điều 28 UCP 600, chứng từ bảo hiểm phải thể hiện trên bề mặt là được công ty bảo hiểm hoặc đại lý của công ty bảo hiểm phát hành và ký tên. Các phiếu bảo hiểm do người môi giới sẽ không được chấp nhận, trừ khi có quy định rõ trong L/C. Tuy nhiên theo điều 172 ISBP bổ sung thêm, chứng từ bảo hiểm do người môi giới bảo hiểm có thể được chấp nhận nếu với điều kiện là chứng từ đó vẫn do công ty bảo hiểm hoặc đại lý của nó đã ký tên, người môi giới có thể ký tên với tư cách đại diện bảo hiểm hoặc do người bảo hiểm chỉ định. III. CHỨC NĂNG: Bảo hiểm đơn là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm. Bảo hiểm đơn có tác dụng: - Là chứng từ xác nhận đã ký kết một hợp đồng bảo hiểm và các điều kiện trong hợp đồng đó. - Xác nhận việc trả phí bảo hiểm, do đó thừa nhận rằng hợp đồng bảo hiểm nói trên đã có hiệu lực. - Là chứng từ cần thiết để khiếu nại hãng bảo hiểm và nhận tiền bồi thường bảo hiểm khi có tranh chấp, kiện tụng xảy ra. IV. NỘI DUNG: Chứng từ bảo hiểm thường có những nội dung chính sau: 1.Tên và địa chỉ của công ty bảo hiểm: Được ghi ở đầu trang của đơn bảo hiểm. Ví dụ: BAO VIET INSURANCE… 2. Tiêu đề: Đơn bảo hiểm phải ghi tiêu đề là “INSURANCE POLICY” được in với cỡ chữ to nhằm phân biệt đơn bảo hiểm với các chứng từ khác đang lưu thông trên thị trường. 6
  8. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế 3. Ngày tháng lập chứng từ bảo hiểm: Ngày lập chứng từ được ghi ở góc dưới bên phải phía sau từ “on” trong cụm “Issued in…on…” hoặc trước cụm từ “Date of issue”. Ngày kí chứng từ bảo hiểm thường được xem như ngày có hiều lực của bảo hiểm, trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ một ngày không chậm hơn ngày giao hàng. Ngày lập chứng từ bảo hiểm phải trước hoặc trùng với ngày ký B/L hay ngày bốc hàng lên tàu. Ngày lập chứng từ bảo hiểm là mốc thời gian để phân định rủi ro bảo hiểm xảy ra trước hay sau kí hợp đồng bảo hiểm, để giải quết khi có bảo hiểm trùng lắp. 4. Số chứng từ bảo hiểm: Là số chứng từ do người ký phát đơn bảo hiểm ghi ngay dưới tiêu đề trên đơn bảo hiểm. 5. Người được bảo hiểm: Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm nếu L/C không có quy định gì thì đó là tên và địa chỉ của người gửi hàng (nhà xuất khẩu). Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm phải được ghi rõ ràng, đầy đủ sau cụm từ “ NAME OF ASSURED” 6. Tên con tàu và số hiệu con tàu: Tên, số hiệu con tàu hoặc phương tiện vận chuyển khác: được ghi sau chữ “Name of Vessel or No.of flight” hoặc “Name and/or No, of Vessel/Flight”. Tên con tàu hay phương tiện vận chuyển khác phải đồng nhất với L/C hay các chứng từ khác. 7. Giao hàng từ … đến: Trong hợp đồng bảo hiểm ghi rõ nơi khởi hành “From:”, nơi đến “To:” và nơi chuyển tải nếu có “Transhipment:”. 8. Điều kiện bảo hiểm: Điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm là điều kiện đã được thỏa thuận giữa người mua bảo hiểm và người bán bảo hiểm. Điều kiện bảo hiểm ghi theo yêu cầu của người được bảo hiểm đúng như ghi trong tín dụng thư ngân hàng (L/C), không thêm không bớt nếu thanh toán bằng L/C. Điều kiện bảo hiểm được ghi sau chữ “Condition or special 7
  9. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế coverage”, “condition of insurance”. Trong hợp đồng bảo hiểm phải ghi rõ điều kiện bảo hiểm (A, B, C…) Dưới đây là giới thiệu tổng quát về điều kiện bảo hiểm: Điều kiện bảo hiểm là sự quy định trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm (hàng hoá) về các mặt: rủi ro tổn thất, thời gian, không gian - hay chính là sự khoanh vùng các rủi ro bảo hiểm Các điều kiện bảo hiểm của Anh: Do Uỷ ban kỹ thuật và điều khoản (Technical and clauses committee) thuộc Hiệp hội những người bảo hiểm London (Institute of London Underwriters - ILU) soạn thảo. Các điều kiện bảo hiểm này được gọi tắt là các ICC (Institute Cargo Clauses):  ICC 1963:  FPA (Free from Particular Average): điều kiện miễn tổn thất riêng Theo điều kiện bảo hiểm này, người bảo hiểm không chiụ trách nhiệm về tổn thất riêng. Điều này dễ dẫn đến làm người ta hiểu lầm là chỉ bảo hiểm tổn thất chung và coi đây là điều kiện bảo hiểm tổn thất chung. Thực tế điều kiện bảo hiểm FPA có bảo hiểm tổn thất chung và trên nguyên tắc thì không bảo hiểm tổn thất riêng nhưng nếu tổn thất riêng do hậu quả của bốn rủi ro chính: mắc cạn, đắm, cháy, đâm va và rủi ro mất nguyên kiện hàng trong khi xếp dỡ chuyển tải thì vẫn được bảo hiểm. Cụ thể bảo hiểm bồi thường 6 trường hợp: - TH1: Tổn thất toàn bộ vì:  Thiên tai: biển động, bão trên cấp sáu, gió lốc…  Tai nạn bất ngờ: mắc cạn, đắm, cháy, đâm va, mất tích.  Dỡ hàng ở cảng lánh nạn với điều kiện những mất mát hư hại hàng hóa ở cảng lánh nạn là tổn thất riêng. - TH2: Tổn thất bộ phận do mất rủi ro chính - TH3: Mất nguyên đai, nguyên kiện hàng trong khi xếp dỡ chuyển tải - TH4: Các chi phí: 8
  10. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế + Chi phí đóng góp tổn thất chung mà chủ hàng phải chịu + Chi phí cứu nạn của bản thân lô hàng được bảo hiểm + Chi phí bốc xếp lưu kho, chuyển tiếp hàng hóa từ cảng lánh nạn với điều kiện những chi phí này là tổn thất riêng. + Chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất như cứu vớt hàng hóa. + Chi phí giám định, xác định tổn thất. + Chi phí khiếu nại, tố tụng.  Chú ý: - Trách nhiệm chứng minh tổn thất thuộc về người được bảo hiểm. - FPA không áp dụng mức miễn thường. - Là điều kiện bảo hiểm phạm vi hẹp nên chỉ thích hợp với những hàng hóa ít giá trị, xếp trên boong.  WA (With Particular Average): điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng Theo điều khoản này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm bảo hiểm tất cả tổn thất, hư hỏng hàng hóa như trong FPA. Ngoài ra người bảo hiểm còn chịu trách nhiệm: tổn thất bộ phận do rủi ro được bảo hiểm gây ra không chỉ hạn chế ở 4 rủi ro chính.  Chú ý: - Điều khoản bảo hiểm tổn thất riêng WA luôn đi kèm với mức miễn thường. - Mức miễn thường chỉ tính giá trị thực tế của thiệt hại giá trị hàng hóa mà không tính cho các chi phí. - Người được bảo hiểm được phép cộng các tổn thất nhỏ xảy ra trong suốt quá trình đẻ đạt mức miễn thường. - Mỗi xà lan được tính là một đơn vị tàu khi tính miễn thường. - Miễn thường không được tính cho 4 rủi ro chính. - Người được bảo hiểm được chọn cách tĩnh miễn thường có lợi cho mình.  AR (All Risk): điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro 9
  11. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi trách nhiệm rộng nhất, bao gồm mọi rủi ro gây ra mất mát thiệt hại cho hàng hóa trừ trường hợp rủi ro loại trừ gây ra. Điều khoản bảo hiểm AR bao gồm: - FPA - WA - Những rủi ro phụ: thiếu hụt, cháy, va chạm, hỏng, đổ vỡ, móc cẩu, lây hại, lây bẩn, hấp hơi, nước mưa, nước biển, rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, thối nát, máy lạnh hỏng, mất trộm, mất cắp, giao thiếu hàng, không giao hàng và hiểm hoạ khác khi có thoả thuận thêm. Trách nhiệm chứng minh tổn thất thuộc về người bảo hiểm. FPA và AR không đề ra mức miễn thường.  WR (War Risk): điều kiện bảo hiểm các rủi ro chiến tranh Các rủi ro được bảo hiểm: loại bảo hiểm này bao gồm các mất mát hư hại cho vật được bảo hiểm gây ra bởi: - Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, bạo loạn - Cầm tù, bắt giữ, quản chế, giam cầm phát sinh từ chiến tranh, nội chiến - Mìn, thủy lôi, bom vô chủ hoặc vũ khí chiến tranh - Bảo hiểm tổn thất chung và chi phí cứu hộ được sửa đổi hoặc xác định theo hợp đồng thuê tàu. Ngoại lệ: bất cứ lý do gì, loại bảo hiểm này không bao gồm mất mát hư hại do: - Hành vi gian trá cố tình của người được bảo hiểm - Rò rỉ, mất mát về trọng lượng hoặc khối lượng thông thường của vật được bảo hiểm - Đóng gói bao bì không đầy đủ hoặc không phù hợp do sự chuẩn bị của người được bảo hiểm. - Khuyết tật sẵn có 10
  12. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế - Chậm trẽ kể cả chậm trễ do rủi ro được bảo hiểm gây ra. - Mất khả năng thanh toán hoặc thiếu khả năng thanh toán của người chủ tàu - Mọi khiếu nại căn cứ trên việc hủy bỏ hay thất bại của chuyến bay - Sử dụng thù nghịch của bất kỳ vũ khí chiến tranh áp dụng sự phân đôi hoặc hỗn hợp hạt nhân nguyên tử. - Không có khả năng đi biển của tàu, không thích hợp tàu, phương tiện vận chuyển, hoặc người bảo hiểm biết được tình trạng trên vào lúc hàng được xếp lên tàu - Người bảo hiểm từ chối mọi vi phạm các bảo đảm hiểu ngầm về khả năng đi biển của tàu  SRCC: điều kiện bảo hiểm rủi ro đình công Rủi ro được bảo hiểm: - Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc người tham gia các cuộc nội loạn của công nhân, của quần chúng. - Bất cứ kẻ khủng bố hoặc người hành động nào với động cơ chính trị. - Bảo hiểm thổn thất chung và các chi phí cứu hộ, được sửa đổi hoặc xác định theo hợp đồng thuê tàu. Các loại trừ: tương tự như rủi ro loại trừ của AR FPA, WA, AR là ba điều kiện bảo hiểm gốc, điều kiện WR & SRCC là điều kiện bảo hiểm các rủi ro đặc biệt. Bảng tổng kết 3 điều kiện FPA, WA, AR của ICC 1963 Mục so sánh FPA WA AR I. Phạm vi, trách nhiệm về rủi ro, tổn thất: 1. Tổn thất toàn bộ vì thiên tai, tai nạn bất ngờ x x x 2. Tổn thất bộ phận vì thiên tai, tai nạn bất ngờ do x x x bốn rủi ro chính 3. Mất nguyên kiện hàng trong khi xếp dỡ chuyển 11
  13. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế tải. x x x 4. Các chi phí: Chi phí đóng góp tổn thất chung x x x Chi phí cứu nạn x x x Chi phí tại cảng lánh nạn x x x Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất x x x Chi phí tố tụng và khiếu nại x x x Chi phí giám định tổn thất x x x 5. Tổn thất bộ phận vì thiên tai, tai nạn ngoài bốn - x x rủi ro chính 6. Tổn thất do những rủi ro phụ gây nên - - x II. Trách nhiệm chứng minh tổn thất: NĐBH NĐBH NBH III. Áp dụng mức miễn thường không có không IV. Mức phí thấp trung cao nhất nhất bình  ICC 1982:  Điều khoản bảo hiểm A: Người bảo hiểm chịu trách nhiệm mọi rủi ro gây ra mất mát hư hại cho hàng hóa được bảo hiểm, trừ những loại trừ: Loại trừ chung: bao gồm các rủi ro không được bảo hiểm như sau: - Hành vi gian trá cố tình của người được bảo hiểm - Rò rỉ, mất mát về trọng lượng hoặc khối lượng thông thường của vật được bảo hiểm 12
  14. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế - Đóng gói bao bì không đầy đủ hoặc không phù hợp do sự chuẩn bị của người được bảo hiểm. - Khuyết tật sẵn có - Chậm trẽ kể cả chậm trễ do rủi ro được bảo hiểm gây ra. - Mất khả năng thanh toán hoặc thiếu khả năng thanh toán của người chủ tàu - Sử dụng thù nghịch của bất kỳ vũ khí chiến tranh áp dụng sự phân đôi hoặc hỗn hợp hạt nhân nguyên tử. Loại trừ riêng: bao gồm rủi ro chiến tranh và rủi ro đình công. Điều khoản bảo hiểm A tương đương điều khoản bảo hiểm AR nhưng có một số sửa đổi: - Cách diễn đạt liệt kê toàn bộ các rủi ro loại trừ. - Lấy chữ cái đặt tên cho điều kiện bảo hiểm. - Đưa thêm rủi ro mất khả năng tài chính của chủ tàu và rủi ro loại trừ. - Coi rủi ro cướp biển không là rủi ro chiến tranh. - Trách nhiệm chứng minh tổn thất thuộc về người được bảo hiểm.  Điều khoản bảo hiểm B: Người bảo hiểm chịu trách nhiệm về những mất mát hư hại hàng hóa có thể xảy ra quy cho các rủi ro sau đây: - Động đất, núi lửa phun, sét đánh. - Cháy nổ. - Tàu hay xà lan bị mắc cạn, chìm đắm hoặc lật úp. - Phương tiện vận chuyển trên bộ bị lật đổ hay trật bánh. - Đâm va vào bất cứ vật thể gì. - Dỡ hàng tại cảng lánh nạn. - Những mất mát hư hại hàng hóa được bảo hiểm do các nguyên nhân gây ra: - Hi sinh tổn thất chung. - Ném hàng ra khỏi tàu hoặc nước biển cuốn trôi khỏi tàu. - Nước biển, sông, hồ xâm nhập hầm hàng, xà lan, container nơi chứa hàng. 13
  15. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế - Tổn thất toàn bộ của bất kì kiện hàng nào rơi khỏi tàu trong quá trình xếp dỡ, chuyển tải. Loại trừ bảo hiểm: toàn bộ các rủi ro loại trừ trong điều kiện A và hư hại hoặc phá hủy hàng hóa do chủ tàu hoặc hành động sai trái của thủy thủ đoàn hoặc cướp biển.  Điều khoản bảo hiểm C: Đây là điều khoản bảo hiểm có phạm vi trách nhiệm hẹp nhất. Về các rủi ro đảm bảo và rủi ro loại trừ như điều kiện B nhưng điều kiện C còn loại trừ thêm một số các rủi ro sau: - Động đất, núi lửa phun, sét đánh. - Nước biển, nước sông, nước hồ tràn vào tàu, hầm hàng, xà lan, phương tiện vận chuyển hoặc nơi chứa hàng - Tổn thất toàn bộ của bất kỳ một kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp dỡ hàng hoá Bảng tổng kết các điều kiện A,B,C của ICC 1982 Các rủi ro A B C 1. Những mất mát hư hại hàng hóa hợp lý qui cho là: - Cháy hoặc nổ x x x - Mắc cạn, chìm lật x x x -Đâm va vào bất kỳ vật thể gì (trừ nước) x x x - Dỡ hàng tại cảng lánh nạn x x x - Phương tiện vận chuyển trên bộ bị lật đổ hay trật x x x bánh - Động đất, núi lửa phun, sét đánh. x x - 2. Mất mát hư hại hàng hóa gây ra bởi: 14
  16. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế - Hi sinh tổn thất chung x x x - Ném hàng ra khỏi tàu hoặc nước cuốn trôi khỏi x x x tàu - Nước biển, sông, hồ xâm nhập hầm hàng. x x - 3. Mất nguyên liệu hàng khi xếp dỡ chuyển tải x - - 4. Rủi ro bất ngờ khác - Trách nhiệm chứng minh tổn thất NĐBH NĐBH NĐBH - Áp dụng mức miễn thường Không không Không 9. Giá trị bảo hiểm: Giá trị bảo hiểm là giá trị của đối tượng bảo hiểm ban đầu, cộng thêm phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác Theo định nghĩa trên, giá trị bảo hiểm của tàu bằng giá trị con tàu ban đầu bảo hiểm, cộng thêm phí bảo hiểm toàn bộ con tàu. Giá trị bảo hiểm của hàng bằng giá hàng tại cảng đi (C) cộng với phí bảo hiểm (I) và cước phí vận chuyển đến cảng đến (F), tức là bằng giá CIF hoặc CIP của hàng hóa. Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi của mình, người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả khoản lãi dự tính do việc xuất, nhập khẩu mang lại Như vậy giá trị bảo hiểm của hàng hóa xuất nhập khẩu được tính bằng gía trị của hàng hóa đó tại nơi đến, có thể cộng thêm tiền lãi tùy từng trường hợp. Khi xuất, nhập khẩu theo điều kiện FOB hoặc CFR thì giá trị bảo hiểm được tính bằng giá CIF của hàng. Giá CIF = C + I + F. Trong công thức này C và F đã biết. Phí bảo hiểm (I) được tính theo tỉ lệ phí bảo hiểm (R) do công ty bảo hiểm đề ra và tính theo phần trăm của giá trị bảo hiểm. Tỷ lệ phí bảo hiểm cao hay thấp phụ thuộc vào tính chất, địa điểm của hàng hóa, phương tiện vận chuyển, điều kiện bảo hiểm… 15
  17. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế Ta có: Phí bảo hiểm I = R*CIF, trong đó: Giá CIF= C + R*CIF + F = ( C + F )/(1- R) Và giá trị bảo hiểm (V) = giá CIF = (C +F)/(1-R) Khi xuất, nhập khẩu theo điều kiện CIF hoặc CIP thì theo tập quán, giá trị bảo hiểm sẽ bao gồm cả (10%) lãi dự tính. Như vậy, xuất, nhập khẩu theo điều kiện CIP thì V= CIP + 10% 10. Phí: Phí bảo hiểm (I) là một khản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro đã thỏa thuận gây nên. Phí bảo hiểm thường được tính toán trên cơ sở xác suất của những rủi ro gây ra tổn thất, hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo trang trải tiền bồi thường và còn có lãi. Như đã nói ở trên, phí bảo hiểm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được tính trên cơ sở tỷ lệ phí bảo hiểm, và phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm. Như vậy: I = R*A nếu A < V hoặc I = R*V nếu A = V Khi xác định R phải cộng thêm cả phụ phí bảo hiểm (chuyển tải, chiến tranh, đình công…) Với: A: Số tiền bảo hiểm R: Tỷ lệ phí bảo hiểm V: Giá trị bảo hiểm Khi xuất nhập khẩu theo điều kiện FOB hoặc CFR thì: I = R*CIF = R*(C+F)/(1-R) Còn xuất, nhập khẩu theo điều kiện CIF hay CIP thì I = R*110% CIF (hay CIP) 16
  18. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế 11. Nơi thanh toán bồi thường bảo hiểm: Do người được bảo hiểm quyết định. Được ghi sau chữ “claim, if any payable at” 12. Tham chiếu L/C loại, ngày mở, số (nếu có)  Số hiệu L/C (L/C number): Mỗi L/C đều có số hiệu riêng dùng để ghi vào các chứng từ à là cơ sở để trao đổi thông tin liên quan L/C của các đối tượng tham gia. Ví dụ: 20 documentary credit number.  Ngày mở L/C: (issuing date): là ngày bắt đầu thực hiện cam kết thanh toán của ngân hàng mở L/C với nhà xuất khẩu, là ngày bắt đầu thời hạn hiệu lực của L/C, cơ sở để nhà xuất khẩu kiểm tra nhà nhập khẩu có mở L/C đúng với quy định đã thỏa thuận hay không ? Ví dụ: 31C: date of issue: 080330  Loại: Có nhiều loại L/C nên cần phải ghi rõ L/C thuộc loại gì Một số loại thư tín dụng (L/C) như: Thư tín dụng không thể hủy ngang, Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận, Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi, Thư tín dụng chuyển nhượng, Thư tín dụng tuần hoàn, … 13. Mô tả hàng hóa: Tên, số lượng, đơn giá, tổng giá trị hợp đồng, quy cách, bao bì, ký hiệu, trọng lượng tịnh,… 14. Ngày gửi hàng: Được ghi rõ sau “Sailing on or about” 15. Số B/L: Được ghi sau “B/L No” 17
  19. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế 16. Ký hiệu bao bì hàng hóa 17. Chữ ký của người có thẩm quyền: Chữ ký của đại lý hoặc của người được ủy quyền phải chỉ rõ là đại lý hoặc người được ủy quyền đã ký thay hoặc là đại diện cho công ty bảo hiểm hoặc người bảo hiểm (điều 28 UCP 600). 18. Trên đơn bảo hiểm luôn thể hiện rõ đó là bản gốc hay bản phụ: ORIGINAL hay COPY được viết sát lề bên phải tại cạnh tiêu đề. 19. Điều khoản chung: thường được in ở mặt sau của đơn bảo hiểm. Các điều khoản chung mang tính chất thường xuyên do công ty bảo hiểm quy định, và thường được in sẵn tại mặt sau của đơn bảo hiểm. Các điều khoản này thường quy định trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm theo từng điều kiện bảo hiểm, các quy tắc về giám định, quy trình và hồ sơ khiếu nại. V. PHẦN MỞ RỘNG: Bồi thường tổn thất hàng hóa 1. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi có hàng hóa bị tổn thất: a. Thông báo tổn thất: Phải thông báo ngay cho nhà bảo hiểm hay đại lý được nhà bảo hiểm chỉ định đến giám định. Theo chỉ dẫn của nhà bảo hiểm, người được bảo hiểm phải thu xếp cho việc giám định. Những tổn thất là hư hại hàng hóa thì phải thông báo cho chủ tàu hoặc đại lý biết và cùng có mặt để xác định mức độ và nguyên nhân tổn thất. Cần phải thông báo ngay, nếu công việc xác định mức độ tổn thất cũng như nguyên nhân gây tổn thất sẽ rất khó khăn, ảnh hưởng đến việc xét bồi thường sau này. Khi hàng bị tổn thất do tàu gây ra, phải yêu cầu phía chủ tàu cũng có mặt để họ xác định trách nhiệm của họ gây ra tổn thất. Nếu hàng bị nghi ngờ tổn hại từ bên trong thì phải thông báo cho chủ tàu biết trong vòng 3 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu. Nếu không thông báo như vậy thì coi như hàng đã 18
  20. TN09ĐB2 - Nhóm 5 Thanh toán quốc tế nhận đủ, tốt. Việc qui định 3 ngày là phù hợp với công ước quốc tế và phù hợp với qui định của luật hàng hải Việt Nam Nếu hàng bị thiếu hụt đã có báo cáo của cảng thì cũng thông báo số hàng thiếu cho chủ tàu và bảo lưu quyền khiếu nại b. Đề phòng hạn chế tổn thất: Phải cố gắng hết sức đề phòng hạn chế tổn thất, người gửi hàng, người nhận hàng cần phải hành động một cách thận trọng, hợp lý nhất coi như mình chưa bảo hiểm Phải bảo lưu đầy đủ cho nhà bảo hiểm quyền khiếu nại đối với người chuyên chở, người nhận ủy thác: - Khiếu nại vận chuyển, người quản thủ hàng về hàng hóa bị mất - Mời các bên có liên quan đến chứng kiến giám định - Khi nhận hàng có hiện tượng tổn thất không rõ rang phải làm giấy kháng nghị bảo lưu - Nếu thấy hàng nghi bị tổn thất bên trong thì phải gửi thông báo cho chủ tàu trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận hàng Mục tiêu của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa không phải là gánh thay trách nhiệm cho chủ tàu, chủ hàng. Trách nhiệm của người này vẫn giữ nguyên dù hàng có được bảo hiểm hay không Bảo lưu quyền khiếu nại đòi người thứ ba Gửi khiếu nại đòi bồi thường cho nhà bảo hiểm trong vòng 9 tháng kể từ ngày phát sinh quyền khiếu nại để nhà bảo hiểm có điều kiện thực hiện quyền truy đòi tàu. Trong đó phải lý giải và nêu rõ số tiền đòi bồi thường . c. Những chứng từ khiếu nại: 1. Thư khiếu nại 2. Đơn bảo hiểm ( bản gốc) 3. Hóa đơn (Invoice) 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2