intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN " HIỆN TRẠNG SUY THOÁI ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM SUY THOÁI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở THÔN VĨNH PHƯỚC"

Chia sẻ: Nguyễn đình Diệp | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

829
lượt xem
102
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái niệm, đất là một vật thể tự nhiên được hình thành qua một thời gian dài do tác động tổng hợp của năm yếu tố : đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Ngoài ra, đất là còn là tư liệu sản xuất, là đối tượng lao động, là vật mang được đặc thù bởi tính chất độc đáo mà không vật thể tự nhiên nào thay thế được – đó là độ phì nhiêu. * Vai trò của đất được thể hiện qua hai mặt: •Trực tiếp: là nơi sinh sống của con người và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN " HIỆN TRẠNG SUY THOÁI ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM SUY THOÁI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở THÔN VĨNH PHƯỚC"

  1. PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC HUẾ TẠI QUẢNG TRỊ BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Lớp: CNKTMT K1  BÀI TIỂU LUẬN HIỆN TRẠNG SUY THOÁI ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM SUY THOÁI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở THÔN VĨNH PHƯỚC NGUYỄN ĐÌNH DIỆP SINH VIÊN: Đông Hà, ngày 15 tháng 3 năm 2011 1
  2. Đặt vấn đề Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay đều luôn gắn liềnvới đất và sống nhờ vào đất. Thật ra, còn hơn thế nữa, đất hay thổ nhưỡng lànguồn tài nguyên quan trọng bậc nhất trong việc duy trì sự sống cho cả hành tinhchúng ta. Tuy nhiên, do tình trạng tăng dân số, nhu cầu lương thực ngày càng cao nênviệc khai thác sử dụng đất trong năm rất cao, nhiều nơi khai thác đất rất triệt để,trồng lúa 7 vụ/ 2 năm…Từ đó đã đưa đến sự bạc màu về mặt lý hóa học và dinh dưỡng trong đất. Hiện nay có khoảng 500 triệu ha đất trên thế giới đã bị suy thoái dưới dạng này. Khi đất bị suy thoái sẽ mất độ màu mỡ tự nhiên quan trọng. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã làm giảm diện tích đất một cách đáng kể; cùng với quá trình thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, sử dụngmột lượng lớn phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật đã khiến đất bị ô nhiễm trầm trọng, mất đi độ phì nhiêu, khả năng tự lọc sạch của đất,…dẫn đến hàng loạt các vấn đề như: các hệ sinh vật đất thay đổi, giảm đa dạng loài, giảm mật số vi sinh vật đất, năng suất cây trồng giảm…Chính vì vậy, nguồn tài nguyên đất ngày càng suy giảm lại càng khiến con người rơi vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Vì vậy, việc học tập, nghiên cứu về đất cũng như hiểu rõ những nguyên nhân, hậu quả của sự suy thoái, ô nhiễm đất để từ đó tìm ra những biện pháp hạn chế và khắc phục suy thoái, ô nhiễm đất là rất quan trọng. Do đó, tôi đã thực hiện tiểu luận nhỏ với chủ đề “ Hiện trạng suy thoái đất trên thế giới và ở Việt Nam _ Suy thoái đất nông nghiệp ở thôn Vĩnh Phước” I. Hiện trạng suy thoái đất trên thế giới và ở Việt Nam 1.1 Khái niệm về đất Khái niệm, đất là một vật thể tự nhiên được hình thành qua một thời gian dài do tác động tổng hợp của năm yếu tố : đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Ngoài ra, đất là còn là tư liệu sản xuất, là đối tượng lao đ ộng, là vật mang được đặc thù bởi tính chất độc đáo mà không vật thể tự nhiên nào thay thế được – đó là độ phì nhiêu. * Vai trò của đất được thể hiện qua hai mặt: •Trực tiếp: là nơi sinh sống của con người và sinh vật ở cạn, là nền móng, là địa bàn cho mọi hoạt động sống, là nơi thiết đặt các hệ thống nông- lâm ngư nghiệp để sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và muôn loài. •Gián tiếp: là nơi tạo ra môi trường sống cho con người và mọi sinh vật trên Trái Đất, đồng thời thông qua cơ chế điều hòa của đất, nước, rừng và khí quy ển tạo ra các đi ều kiện môi trường khác nhau. * Đất có 5 chức năng cơ bản sau: Là môi trường sống để con người và sinh vật ở trên cạn sinh trưởng và phát triển; Là địa bàn cho các quá trình biến đổi và ph ân hủy các phế thải khoáng và hữu cơ; Nơi cư trú cho các động vật, thực vật đất ; Địa bàn cho các công trình xây dựng ; Địa bàn để lọc nước và cung cấp nước. 1.2 Khái niệm về suy thoái đất Theo định nghĩa của FAO: suy thoái đất là quá trình làm suy giảm khả năng sản xuất ra hàng hóa và các nhu cầu sử dụng đất của con người. Suy thoái đất thường liên quan đến: Quá trình xói mòn, rửa trôi đất và hệ quả làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có của đất hoặc làm gia tăng các chất bất lợi: keo nhôm, keo sắt, quá trình laterit hóa; Sự xáo trộn cấu trúc đất làm tăng quá trình phèn hóa, axit hóa, giảm pH của đất, không thuận lợi cho sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp; Quá trình 2
  3. đô thị hóa, công nghiệp hóa thành phố gây ảnh hưởng đến tính chất lý học, hóa học của đất: xói mòn, nén chặt, phá hủy cấu trúc đất do hoạt động xây dựng. Về mặt hóa học: các chất thải khí, nước, chất thải rắn đều có tác động đ ến đ ất. Bên cạnh đó, trong các hoạt động công nghiệp hiện nay có chứa nhiều các chất nguy h ại, độc tính cao, khó phân hủy sinh học có thể tích lũy trong đất trong thời gian dài gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. I.3Nguyên nhân gây suy thoái đất Nguyên nhân tự nhiên I.3.1 Các yếu tố tự nhiên như địa hình quá dốc, khí hậu thay đổi bất thường, lượng mưa quá lớn, nắng hạn kéo dài, núi lửa phun trào, động đất… đều có thể làm cho đất bị suy thoái. Đất bị suy thoái do các yếu tố tự nhiên thường xảy ra ở mức độ rất tr ầm trọng và trên diện rộng, việc phòng ngừa và khắc phục đất bị suy thoái do tự nhiên thường phức tạp và tốn kém. Nguyên nhân nhân tạo I.3.2 Sử dụng không hợp lí và quản lí tài nguyên đất không tốt, phát thải ra môi trường không khí, nước và đất nhiều tác nhân gây ô nhiễm là nguyên nhân chính trực tiếp dẫn đến suy thoái đât. Các hoạt động liên quan đến con người dẫn đ ến suy thoái đất bao gồm : - Phát quang và sử dụng đất nông nghiệp không hợp lí. - Khai thác quá mức lớp thảm thực vật trên đất. - Không có thời gian để nghỉ hợp lí trong nông nghiệp luân canh. - Chăn thả quá mức. - Không áp dụng các biện pháp quản lí nhằm bảo tồn đất. - Thâm canh ở những vùng có điều kiện tự nhiên dễ gây suy thoái đất. - Luân canh cây trồng không phù hợp. - Sử dụng phân bón mất cân đối. - Lượng nước ngầm khai thác vượt quá lượng nước bổ sung. - Quy hoạch và vận hành hệ thống thuỷ lợi không tốt. I.4 Các loại hình suy thoái đất 1.4.1 Suy thoái đất do bị xói mòn và rửa trôi : sức gió và sức nước có thể làm cho lớp đất có độ màu mỡ cao bị lấp dưới lớp đất có độ màu mỡ thấp dẫn đ ến đất bị suy thoái => suy thoái do tích tụ, bồi lắng. - Nguyên nhân đẫn đến đất bị suy thoái do xói mòn là do lớp đất mặt chứa các chất mùn và khoáng chất thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật cũng như vi sinh vật trong đất bị mang đi dưới tác động của các yếu tố tự nhiên cũng như nhân tạo. 1.4.2 Đá hoá và sa mạc hoá : một trong các dạng suy thoái đất thường gặp là đá hoá và sa mạc hoá đất. Hiện tượng đất bị đá hoá thường xảy ra ở những nơi đ ất bị khai quật quá mức, trong khi sa mạc hoá lại thường xảy ra ở khu vực bán khô. Tuy vậy, tài nguyên đất ở các khu vực có điều kiện khí hậu không khô nhưng tầng đất canh tác mỏng, mật độ dân số đông đúc và công tác bổ sung cho đất kém cũng rất dễ bị sa mạc hoá. 1.4.3 Đất bị suy thoái vì bị mặn hoá : mặn hoá do quá trình xâm nhập và tích tụ muối và các kim loại kiềm trong môi trường sinh thái đất là một trong các dạng suy thoái đất nghiêm trọng. 3
  4. - Nguyên nhân : Nước mặn xâm nhập, sự di chuyển của nước ngầm theo mao quản và sự bay hơi của bề mặt làm cho muối tập trung với nồng độ cao, quá trình mặn hoá diễn ra thường xuyên hơn… Viêt Nam có gần 2 triệu ha đất bị nhiễm mặn, phân bố ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, các tỉnh ven biển Miền Trung. 1.4.4 Ô nhiễm đất : Ô nhiễm đất là sự xâm nhập các chất vào môi trường đất vượt quá tiêu chuẩn cho phép hoặc có hại cho các quá trình sinh học diễn ra trong hệ sinh thái đất. Ô nhiễm đất có thể do tự nhiên hay nhân tạo * Tự nhiên: - Nhiễm phèn: do nước phèn tự một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-. pH môi trường giảm gây ngộ độc cho con người trong môi trường đó. - Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối,… nồng độ áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lí cho thực vật - Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH 4, N2O, CO2, H2S. FeS,..) * Nhân tạo: - Chất thải công nghiệp: khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon, các loại thuốc nhộm, các kim loại nặng tích tụ trên lớp đất mặt làm đất bị chai, xấu, thoái hóa không canh tác tiếp được. - Chất thải sinh hoạt: + Rác và phân xả vào môi trường đất: rác gồm cành lá cây,rau, thức ăn thừa , vải vụn , gạch ,vữa, polime, túi nylon.... +Rác sinh hoạt thường là hỗn hợp của các chất vô cơ và hữu cơ độ ẩm cao nhiều vi khuẩn vi trùng gây bệnh. +Nước thải sinh hoạt theo cống rãnh đổ ra mương và có thể đổ ra đồng ruộng kéo theo phân rác và làm ô nhiễm đất - Chất thải nông nghiệp: + Phân và nước tiểu động vật + Sử dụng dư thừa các sản phẩm hóa học như phân bón hóa học, chất kích thích sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, tồn tại lâu trong đất, tích tụ sinh học, thay đổi cân bằng sinh học giữa đất và cây trồng + Lan truyền từ môi trường đã ô nhiễm (không khí, nước), từ xác bã thực, động vật Để phân loại ô nhiễm môi trường đất có thể dựa theo các tác nhân gây ô nhiễm có: • Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v...). • Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v...). • Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (Uran, Thori, Sr90, I131, Cs137) 4
  5. 1.4.5 Đất bị laterit hoá : hiện tượng lateirit hoá hay còn gọi là đá ong hoá là quá trình rửa trôi và tích tụ tuyệt đối các cation Fe2+, Fe3+, Al3+, Mn6+ tại một nơi nhất định với mật độ cao. Các cation này tồn tại trong môi trường đất từ các nguồn nước mưa, dòng thấm, nước ngầm và cả trong đất. Qúa trình laterit hoá chỉ có thể xảy ra ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, còn vùng khí hậu ôn đới không có hiện tượng này. 1.5 Tình hình suy thoái đất trên thế giới và ở Việt Nam 1.5.1 Tình hình suy thoái đất trên thế giới Tổng diện tích 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đ ất không phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 tri ệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ trọng đất đang canh tác trên đ ất có kh ả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36%. Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá. Tỷ trọng đóng góp suy thoái đất trên thế giới Sales Mất rừng 30% Khai thác rừng quá mức 7 % Chăn thả gia súc quá mức 35% Canh tác nông nghiệp không hợp lí 28% Công nghiệp hoá gây ô nhiễm 1% Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá 5
  6. môi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới. Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục không giống nhau: ở Châu Âu, châu á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, châu Đại Dương và châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp. Xói mòn rửa trôi : Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai trò, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực. • Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích trái đ ất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hoá đe doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người. 1.5.2 Tình hình suy thoái đất ở Việt Nam Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 33.104 nghìn ha, là nước có qui mô trung bình, xếp thứ 59 trong tổng số 200 nước trên thế giới nhưng đông dân vào thứ 14 khoảng 84 triệu người (2007) nên bình quân diện tích đất đai theo bình quân đầu người rất thấp(0.45 ha/người) chỉ bằng 1/5 mức trung bình của thế giới (đứng thứ 9 trong 10 nước ở Đông Nam Á và thứ 125 trong số 200 nước trên thế giới). Suy thoái tài nguyên đất Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều quá trình tự nhiên xã hội khác nhau đồng thời tác động. Những quá trình thoái hoá đất nghiêm trọng ở Việt Nam là: 1- Xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp lý, chăn thả quá mức. Theo Trần Văn ý – Nguyễn Quang Mỹ (1999) >60% lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng của xói mòn tiềm năng ở mức >50tấn/ha/năm; 2- Chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu, mất cân bằng dinh dưỡng...Tỷ lệ bón phân N : P2O5 : K2O trung bình trên thế giới là 100 : 33 : 17, còn ở Việt Nam là 100 : 29 : 7, thiếu lân và kali nghiêm trọng. Việt Nam phấn đấu đến 2010 đất nông nghiệp sẽ đạt 10 triệu ha, trong đó có 4,2 - 4,3 triệu ha lúa, 2,8 - 3 triệu ha cây lâu năm, 0,7 triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo cung ứng 48 - 55 triệu tấn l ương thực (cả màu); Đất lâm nghiệp đạt 18,6 triệu ha (50% độ che phủ), trong đó có 6 triệu ha rừng phòng hộ, 3 triệu ha rừng đặc dụng, 9,7 triệu ha rừng sản xuất; Cảnh quan tự nhiên (ch ủ yếu là sông, suối, núi đá,...) còn 1,7 triệu ha. Trong đó, với đặc thù về địa hình có ¾ là đồi núi, độ dốc cao, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa cao, tình hình khai thác rừng bừa bãi cho nên xói mòn, r ửa trôi là loại hình gây suy thoái đất lớn nhất ở Việt Nam. II. Hiện trạng suy thoái tài nguyên đất ở thôn Vĩnh Phước 2.1 Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên Thôn Vĩnh Phước là một thôn thuộc phường Đông Lương - Đông Hà - Quảng Trị, nằm ở phía đông nam của thành phố Đông Hà.Có diện tích tự nhiên và khoảng 500 ha, có hai mặt giáp sông Vĩnh Phước, là một nhánh sông nhỏ của sông Hiếu. Mùa mưa, nước lũ lên rất nhanh và rút cũng nhanh, thường thì nước dâng khoảng 3 – 5 ngày => Thường thì dòng chảy siết, mạnh dễ gây xói mòn và bồi lắng kém. Mùa khô thì nước sông cạn kiệt, hiện tượng xâm nhập mặn vì thế xảy ra mạnh hơn. Phía tây là cụm công nghiệp nam 6
  7. Đông Hà, nơi có ngành sản xuất chủ yếu là chế biến gỗ công nghiệp với các công ty điển hình như COVSECO, Tín Đạt Thành, Đại Thành … Diện tích đất tự nhiên vào khoảng 1000 ha, đất nông nghiệp đang được sử dụng vào khoảng 75 ha, trong đó đất trồng lúa là 60 ha, đất trồng cây hoa màu là 5 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 10 ha, còn lại là đất ở và đất trồng cây lấy gỗ như tràm, bạch đàn… 2.1.2 Điều kiện khí hậu : Điều kiện khí hậu giống với điều kiện khí hậu ở vùng đồng bằng ven biển ở Quảng Trị. Đó là, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm, ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn. Nhiệt độ tối cao trong năm vào các tháng nóng, ở vùng đồng bằng trên 40 oC và ở vùng núi thấp 34-35 oC. Nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xuống tới 8-10 oC ở vùng đồng bằng và 3-5 oC ở vùng núi cao. Lượng mưa: Mùa mưa diễn ra từ tháng 9 đến tháng 1, lượng mưa khoảng 75-85% tổng l ượng mưa cả năm. Các tháng mưa kéo dài, lớn là tháng 9-11 (khoảng 600 mm). Tháng ít mưa nhất là tháng 2- tháng 7 (thấp nhất là 40mm/tháng). Tổng lượng mưa cả năm dao đ ộng khoảng 2000-2700 mm, số ngày mưa 130-180 ngày. Gió tây nam khô nóng, thường gọi là "gió Lào", thường xuất hiện vào tháng 3-9 và gay gắt nhất tháng 4-5 đến tháng 8. Hàng năm có 40-60 ngày khô nóng. Mùa bão ở Quảng Trị diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, trong đó tháng 9-10 nhiều bão nhất. Theo số liệu thống kê trong 98 năm có 75 cơn bão đổ bộ vào khu vực Bình Trị Thiên, bình quân 0,8 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Trị, có năm không có bão, nhưng lại có năm liên tiếp 2-3 cơn bão đổ bộ trực tiếp. ảnh hưởng tai hại nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa to dài ngày (2-5 ngày) gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Tỷ lệ mưa do bão và áp thấp nhiệt đới ngây ra chiếm tới 40-50% tổng lượng mưa trong các tháng 7-10. Lượng mưa do một cơn bão gây ra khoảng 300-400 mm, có khi 1000mm. 2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội : Gồm có 104 hộ gia đình với khoảng hơn 500 nhân khẩu. Trong đó, chủ yếu là làm nghề nông với trồng lúa là chính, sản lượng nông nghiệp đóng vai trò c ực kì quan tr ọng trong đời sống. Vì vậy, bảo vệ nguồn đất chính là bảo vệ nguồn sống của người dân. 2.1.4 Thuận lợi Là thôn nằm ở điểm giao nhau của quốc lộ 1A với đường 9D xuyên Lào, có chợ trung tâm phường Đông Lương, nên có điều kiện để giao lưu, buôn bán các mặt hàng nông sản, thuỷ sản. Xung quanh được bao bọc bởi sông Vĩnh Phước nên có khả năng đánh b ắt thuỷ sản, vừa có nguồn cung cấp nước cho tưới tiêu, sinh hoạt. Mặt bằng dân trí vào loại khá ( hàng năm luôn có trên dưới 10 học sinh thi đổ vào các trường đại học) cùng đội ngũ cán bộ quản lí được đào tạo tốt nên khả năng tiếp nhận khoa học kĩ thuật rất cao. 2.1.5 Khó khăn Là vùng nằm trong miền khí hậu khắc nghiệt nên gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Vào mùa hè, khi gió Lào hoạt động rất dễ xảy ra hạn hán, thiếu nước tưới tiêu. Mùa mưa, nước lụt lên nhanh làm ngập úng nông sản. Bên cạnh đó, với đặc thù là đất pha cát và đất phèn nên năng suất cây lúa không cao. Khó khăn lại càng l ớn hơn khi số lượng đất nông nghiệp bị suy giảm do quá trình đô thị hoá diễn ra. 2.2 Đặc điểm loại hình đất : 2.2.1 Loại đất 7
  8. Trong 75 ha đất nông nghiệp ở địa phương, có hai loại đất chủ yếu là đất phèn nóng và đất cát pha được phân bố theo địa hình cụ thể như sau : Đất phèn nóng chủ yếu ở vùng đồng Voi và Bàu Dài, Bàu Sen. Còn lại là đất cát pha ở các vùng như Ruộng Chạp, Con Lóc, vùng Tràm, Bến Phà… 2.2.2 Đặc điểm loại hình đất a. Đất phèn Đất phèn nóng chủ yếu do sunphat sắt tạo thành FeSO4, Fe(SO4)3 ít nhôm và sunphat nhôm, mức độ độc hại ít. Trên mặt nước thường có một lớp váng vàng, váng này thường dính vào tay chân khi làm ruộng, gây ngứa và mục quần áo. Thành phần cơ giới : Các hạt sét, cát và bùn có trong đất. Hoá tính đất phèn : Bao gồm các thành phần hoá học như sau mùn và chất hữu cơ, đạm, lân, kali, natri, canxi, Mg2+, mangan và vi lượng các chất khác như đồng, kẽm, coban…Độ pH đất phèn : độ pH biến động theo mùa, theo tháng, theo ngày. Thường thì độ pH < 6 và phụ thuộc vào sự có mặt của các cation kiềm và kiềm thổ : Na +, K+, Ca2+, Mg2+, Mn4+ làm cho đất có độ pH cao. Ngược lại, sự có mặt của Al 3+, H+, Fe2+, Fe3+, H2SO4, SO42-, HCl làm cho độ pH giảm. b. Đất cát pha Đất cát pha là loại hình đất trung gian giữa đất cát và đất thịt, đ ược hình thành do quá trình bồi lấp, lắng tụ phù sa từ sông hay do lũ lụt…Thành phần cơ giới : chủ yếu là cát và bùn, thành phần hạt sét nhiều hay ít tuỳ thuộc vào vùng đất, pH trung tính. Phẩu diện đất cát pha ở thôn Vĩnh phước Tầng đất Đặc điểm mô tả 0-18cm đất có mầu xám nâu , ẩm, thành phần cơ giới cát pha thịt, kết cấu hạt nhỏ, xốp, mềm, nhiều rễ lúa, chuyển lớp từ từ về màu sắc. 18-32cm màu xám xanh, ẩm, thành phần cơ giới thịt pha cát, kết cấu hạt nhỏ, ít xốp, glây trung bình, chuyển lớp từ từ về màu sắc. 32-105cm màu xanh xám , ẩm, thành phần cơ giới thịt pha cát, kết cấu hạt nhỏ, chặt 2.3 Thực trạng suy thoái đất ở thôn Vĩnh Phước Với nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng do đặc thù địa hình ở địa phương nên bài này chỉ thảo luận về vấn đề ô nhiễm đất là nguyên nhân chĩnh dẫn đến tình trạng suy thoái đất ở địa phương. 2.3.1 Ô nhiễm đất 1. Ô nhiễm đất vì nước thải Nguyên nhân là không biết cách lợi dụng một cách khoa học các loại nước thải đ ể tưới cho cây trồng. Sử dụng hợp lý nguồn nước thải tưới đồng ruộng sẽ tận d ụng đ ược lượng Nitơ, Photpho, Kaki... trong nước, có lợi cho cây trồng. Nhưng nếu như nước ô nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các chất có hại trong nguồn nước vào đất gây ô nhiễm. Nguồn nước thải thải về các cánh đồng ở thôn Vĩnh Phước và các thôn bạn chủ yếu xuất phát từ Cụm công nghiệp nam Đông Hà, nơi tập trung các công ty chuyên chế biến gỗ xuất khẩu. Nước được thải trực tiếp vào cống rảnh chảy ra sông Vĩnh Phước mà chưa qua xử lý. Nước có màu đen, hôi thối dẫn đến ô nhiễm cả dòng sông. Vào mùa khô, cá chết nổi trắng sông. 8
  9. 2. Ô nhiễm đất bởi nông nghiệp hiện đại Ô nhiễm đất xảy ra chủ yếu ở nông thôn. Trước hết là do sự bành trướng của kỹ thuật canh tác hiện đại. Nông nghiệp hiện nay phải sản xuất một lượng lớn thức ăn trong khi đất trồng trọt tính theo đầu người ngày càng giảm vì dân số gia tăng và cũng vì sự phát triển thành phố, kỹ nghệ và những sử dụng phi nông nghiệp. Người ta cần phải thâm canh mạnh hơn, dẫn tới việc làm xáo trộn dòng năng lượng và chu trình vật chất trong hệ sinh thái nông nghiệp. Phân bón hóa học chắc chắn đã gia tăng năng suất, nhưng việc sử dụng lặp lại, với liều rất cao gây ra sự ô nhiễm đất do các tạp chất lẫn vào. Hơn nữa Nitrat và Phosphat rải một cách dư thừa sẽ chảy theo nước mặt và làm ô nhiễm các mực thủy c ấp. Cũng th ế, nông dược vô cơ hay hữu cơ cũng có thể làm ô nhiễm đất và sinh khối. Trong nhiều hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, người ta có thể phân biệt các chất khoáng (vô cơ) và các chất hữu cơ tổng hợp. Chúng là các chất gây ô nhi ễm th ượng nguồn của đất trồng. Thâm canh không ngừng của nông nghiệp, sử dụng ngày càng nhiều các chất nhân tạo (phân hóa học, nông dược...) làm cho đất ô nhiễm tuy chậm nhưng chắc, không hoàn lại (irreversible), đất sẽ kém phì nhiêu đi. a. Ô nhiễm đất do phân hóa học Phân hóa học được rãi trong đất nhằm gia tăng năng suất cây trồng. Nguyên tắc là khi người ta lấy đi của đất các chất cần thiết cho cây thì người ta s ẽ trả l ại đ ất qua hình thức bón phân. Ước tính mỗi vụ người ta sử dụng phân bón hoá học 15 kg/sào, do đó có khoảng 9 tấn phân bón hoá học trên cánh đồng 60 ha của thôn. Trong các phân hóa học sử dụng nhiều nhất, ta có thể kể phân đạm, phân lân và phân kali. Trong một số đất phèn người ta còn bón vôi, thạch cao. Do đó một số lượng lớn phân bón (chủ yếu là N, P, K) được rãi lên đất trồng. Vì lý do lợi nhuận, các chất trên không được tinh khiết. Do đó chúng chứa nhiều tạp chất kim loại và á kim đ ộc và ít di động trong đất . Chúng có thể tích tụ ở các tầng mặt của đất nơi có rễ cây. Các loại phân hóa học thuộc nhóm chua sinh lý (urea, (NH4)2SO4, K2SO4, KCl, super photphat) còn tồn dư acid đã làm chua đất, nghèo kiệt các ion bazơ và xuất hiện nhiều độc tố đối với cây trồng như : Al3+, Mn2+, Fe3+; làm giảm hoạt tính sinh học của đất. Bón nhiều phân đạm vào thời kỳ muôn cho rau quả, đã làm tăng đáng kể hàm lượng NO 3- trong sản phẩm. Tập quán sử dụng phân Bắc, phân chuồng tươi trong canh tác nông nghiệp còn phổ biến. Các loại phân này khi đưa vào sử dụng đều không qua kiểm nghiệm nên đa số đ ều nhiễm các loại vi sinh vật nguy hiểm gây ô nhiễm đất. b. Ô nhiễm đất do nông dược Các nông dược hiện đại đa số là chất hữu cơ tổng hợp. Thuật ngữ pesticides là do từ tiếng Anh pest là loài gây hại, nên pesticides còn gọi là chất diệt dịch hay diệt họa. Có các loại: - Thuốc trừ sâu (insectides) - Thuốc trừ nấm (fongicides) - Thuốc trừ cỏ (herbicides) - Thuốc trừ chuột (gặm nhấm = rodenticides) - Thuốc trừ tuyến trùng (nématocides) 9
  10. Sự sử dụng có hệ thống một lượng nông dược ngày càng tăng ở nông thôn là một dẫn chứng cho một thảm họa sinh thái từ việc sử dụng thiếu suy nghĩ của một kỹ thuật mới. Nông dược chiếm một vị trí nổi bật trong các ô nhiễm môi trường. Khác với các chất ô nhiễm khác, nông dược được rải một cách tự nguyện vào môi trường tự nhiên nhằm tiêu diệt các ký sinh của động vật nuôi và con người hay vào nông thôn để triệt hạ các loài phá hại mùa màng. Vì số lượng lớn nông dược tích luỹ trong đất, đặc biệt là các thuốc có chứa các nguyên tố như chì, asen, thuỷ ngân... có độc tính lớn, thời gian lưu lại trong đất dài, có loại nông dược thời gian lưu trong đất tới 10 đến 30 năm, những loại nông dược này có th ể được cây trồng hấp thu, tích trong quả và lá và đi vào cơ thể người và đ ộng vật qua th ực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt các côn trùng gây hại, cũng gây độc đối với các vi sinh vật và côn trùng có ích, các loại chim, cá... và ngược lại một số loại sâu bệnh thì lại sinh ra tính kháng thuốc. Theo điều tra của tổ chức nông lương thế giới: năm 1965, có 182 loài côn trùng gây hại có khả năng kháng thuốc, năm 1968, tăng lên 228 loài và đến 1979 lên tới 364 loài. Trong số 25 loài sâu h ại nông nghi ệp chủ yếu ở các nông trường California Mỹ thì có 17 loài đã có khả năng kháng đối với một hoặc vài loại thuốc, mỗi năm, số sâu hại kháng thuốc này làm thiệt hại mấy ch ục tri ệu đôla cho nông nghiệp vùng này. 3 . Ô nhiễm đất do vi sinh vật Nguồn gây ô nhiễm này chủ yếu là chất thải chưa qua xử lý của người và đ ộng vật, nước thải trại chăn nuôi, nước thải sinh hoạt... Rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất, bám vào các cây trồng nông nghiệp và truyền vào cơ thể người, động vật. Ngoài những nguồn ô nhiễm trên, các hoạt động tưới không thích đáng, khai hoang... cũng tạo thành các hiện tượng rửa trôi, bạc mầu, nhiễm phèn... trong đất. 2.3.2 Suy thoái đất do chuyển đổi cơ cấu đất trồng Trong năm 2007, khoảng 10 ha đất trồng lúa ở vùng Bến Phà đ ược vận động chuyển sang làm đất nuôi tôm. Biến vùng đất này thành nhưng hồ tôm rộng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Tạo công ăn việc làm cho khoảng gần 100 lao đ ộng trong thôn. Bên cạnh mặt tích cực mà việc chuyển đổi ấy mang lại, cũng tạo ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường, trong đó có môi trường đất. Tác động tiêu cực : - Làm thay đổi hệ sinh thái môi trường đất - Nước thải từ các hộ nuôi tôm chứa nhiều tạp chất độc hại và đặc biệt là nước mặn do vậy làm mặn đất, ô nhiễm môi trường gây hại đến mùa màng. 2.3.3 Mất đất nông nghiệp do xây dựng công trình kiến trúc : Năm 2008, gần 1 ha đất trồng lúa vùng Đồng Tràm bị thu hồi để xây dựng nhà văn hoá Phường. Dự kiến trong năm 2012 khoảng 4 ha đất ruộng bị mất do xây dựng tuyến đường nối liền đ ường xuyên Á với cây cầu bắc qua xã Triệu Độ huyện Triệu Phong ( bờ bên kia sông Vĩnh Phước). 2.3.4 Đất bị khô hạn do thiếu nước Vào mùa khô, khoảng 5 mẫu ruộng vùng phía trên vùng nuôi tôm bị bỏ hoang do thiếu nước tưới. Mặc dù ban quản lí hợp tác xã đã cố gắng cải tạo hệ thống thuỷ lợi nhưng đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả. 2.4 Tác động của việc suy thoái đất nông nghiệp ở thôn Vĩnh Phước 10
  11. Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. - Việc lợi dụng nước thải để tưới ruộng gây ô nhiễm đất, ảnh hưởng tới người và gia súc. - Tác hại của việc sử dụng phân bón. Ngoài việc ô nhiễm nước do dư lượng Nitrat và Phosphat, các phân bón còn làm ô nhiễm thức ăn. Lượng đạm cao vậy là có tác hại cho sức khỏe vì chúng gây chứng methemoglobinemie, thể hiện qua việc ion NO2 kết hợp với Hemoglobin, làm cho hô hấp (tiếp nhận O2) khó khăn. Khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, khi trữ trong tủ lạnh hay do hoạt động của vi khuẩn đường ruột, Nitrat biến thành Nitrit rất độc. Nhưng nguy hại hơn, Nitrit được thành lập trong ống tiêu hóa có thể biến thành Nitrosamine, là một chất gây ung thư mạnh. Nhưng lạm dụng phân bón không chỉ đe dọa sức khỏe con người, mà còn làm mất ổn định hệ sinh thái nông nghiệp. Kiểu canh tác dùng nhiều phân vô cơ, kết hợp v ới việc ngưng quay vòng của chất hữu cơ trong đất trồng, tạo nên một đe dọa nghiêm tr ọng trong việc giữ phì nhiêu của đất. Là do sự tích lũy liên tục các chất tạp (kim loại, á kim) có trong phân hóa học và sự biến đổi cấu trúc của đất. Thành phần chất hữu cơ của đất bị giảm nhanh và khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi. Chất mùn không còn quay về đất. Sự nghèo mùn làm phá hủy cấu trúc của đất, giảm phức hợp hấp thụ sét mùn (complexe absorbant argilo humique) nên giảm độ phì của đất. Phân động vật và thực vật không quay về với đất mà chất đống sẽ ô nhiễm mực thủy cấp sau khi lên men amoniac. Hoặc chúng bị đem thiêu đốt bỏ, không về đất được. Sự đốt rác có nghĩa là thay đổi ô nhiễm điạ phương của đất bằng sự ô nhiễm không khí ở diện rộng hơn nhiều. - Ảnh hưởng của việc sử dụng nông dược: Dùng thuốc diệt cỏ sẽ làm thay đổi thảm thực vật của hệ sinh thái nông nghiệp. Vì ảnh hưởng của chúng ở đồng ruộng và ở các vùng phụ cận, vì cây 2 lá mầm rất nhạy cảm với thuốc trừ cỏ trong gieo trồng ngũ cốc. Ða số các hậu quả của sinh thái học của vi ệc dùng nông dược là ảnh hưởng gián tiếp thể hiện sớm hay muộn. Ảnh hưởng của sự nhiễm độc mãn tính là do hấp thụ liên tục các nông dược cùng với thức ăn. Nó gây chết cho các độ tuổi và làm giảm tiềm năng sinh học, nên làm giảm sự gia tăng của các quần thể bị nhiễm, dẫn đến sự diệt chủng của loài. 2.5 Kiến nghị và biện pháp nhằm giảm thiểu suy thoái đất Các biện pháp chống ô nhiễm đất Có thể thấy rằng, chống ô nhiễm đất đang là vấn đề bức thiết đặt ra cho nhiều quốc gia. Một số biện pháp cơ bản hiện nay là: Thứ 1 khống chế các chất thải rắn, lỏng, khí. Mở rộng và phát triển công nghệ tuần hoàn kín hoặc xử lý chất thải để giảm hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm; khi lợi dụng nước thải để tưới ruộng, cần nắm được thành phần chất ô nhiễm, hàm lượng và trang thái, khống chế số lượng nước tưới hoặc thực hiện xử lý chần thiết Thứ 2 là nên khống chế việc sử dụng nông dược hoá học, hạn chế sử dụng các thuốc có độc tính cao, khả năng tồn tại lớn, phát triển các loại thuốc nông nghiệp mới có hiệu quả cao, độc tính thấp, lượng tồn trữ ít. Bón phân hoá học một cách hợp lý Tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gen có năng 11
  12. suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó khăn, duy trì độ phì của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh cây trồng, sử dụng hệ thống cây hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi tổng hợp . Thứ 3, nên tích cực áp dụng rộng rãi các kỹ thuật sinh học phòng trị sâu hại, lợi dụng các loài chim có ích, côn trùng có ích và một số vi sinh vật gây bệnh để chống lại các loại sâu hại, biện pháp này đang được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng.Đ ất, nước và không khí là những điều kiện cơ bản cho sự sinh tồn của con người, những hiệu ứng phụ của khoa học công nghệ hiện đại đã hạn chế lớn tới sự phát triển lành mạnh của xã hội loài người, nếu chúng ta không có biện pháp từ hôm nay, chúng ta sẽ chết dần chết mòn trên những mảnh đất ô nhiễm ấy. Phân vô cơ có nhiều tác dụng, đó là yếu tố thật cần thiết cho thâm canh tăng năng suất, thiếu phân vô cơ sẽ không thể cho năng suất cây trồng cao. Tuynhiên, điều quan trọng là phải sử dụng đúng kỹ thuật vì hầu hết các trường hợp gây ra hậu quả không tốt do phân bón là do sử dụng không đúng kỹ thuật. Phân hữu cơ có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất, nhưng cũng cần phải bón phân hợp lý nếu không sẽ gây ô nhiễm đất. - Vận động nông dân ý thức tự giác tiêu hủy bao bì thuốc BVTV và tránh lạm dụng thuốc hóa học để giảm thiểu tác hại đến môi trường sống. Trong sản xuất chúng ta phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sản xuất đối với người tiêu dùng. Không nên vì lợi ích trước mắt mà làm cho thiên nhiên nghèo đi, môi tr ường sống của cả cộng đồng bị ô nhiễm. - Tăng cường quy hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có các biện pháp giảm nhẹ thiên tai, cung cấp nước cho các vùng hạn hán nghiêm tr ọng,xoá đói giảm nghèo... cũng đang được coi là giải pháp hữu hiệu trong cuộc chiến chống thoái hoá, sa mạc đất. - Tăng độ che phủ của rừng bảo vệ đất, TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Lê Tuyết Minh, 2006. Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước, không khí. Đại học Cần Thơ. 2.Lê Huy Bá, 1996. Sinh thái môi trường đất. NXB Nông Nghiệp 3.Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, 2006. Hướng dẫn sử dụng đất đai theo nông nghiệp bền vững. NXB Lao động. 4.Lê Văn Khoa, 2004. Sinh thái và môi trường đất. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 12
  13. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2