intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn triết học: Tư tưởng triết học của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt

Chia sẻ: Hgfch Hgfch | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

516
lượt xem
207
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận môn triết học: Tư tưởng triết học của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt trình bày về sự hình thành và phát triển của Nho giáo, nội dung chính của tư tưởng triết học của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn triết học: Tư tưởng triết học của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐĐề tài số 02: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NHO GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT Học viên thực hiện : Đinh Văn Bình Lớp : Đêm 1 Khoá : Cao học khoá 19 GVHD : TS Bùi Văn Mưa TP.HCM, tháng 03 năm 2010
  2. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU..........................................................................................................................2 I. SỰ HÌNH TH ÀNH VÀ PH ÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO… ...........................3 1. Sự hình thành và phát triển của Nho giáo Trung Quốc ...................................3 2. Sự hình thành và phát triển của Nho giáo Việt Nam ........................................5 2.1 Nho giáo Việt Nam từ buổi đầu du nhập - đến thế kỷ XIV .................................5 2.2 Nho giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ XV- đến thế kỷ thứ XX .................................8 II. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NHO GIÁO .................................................10 1. Các tác phẩm kinh điển của Nho giáo ................................................................10 1.1 Tứ Thư ..................................................................................................................10 1.2 Ngũ Kinh ..................................................................................................................12 2. Nội dung cơ bản của Nho giáo..............................................................................13 2.1 Tu thân ..................................................................................................................14 2.2 Hành đạo ..................................................................................................................16 III. ẢNH HƯỞ NG CỦA NHO GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐ NG VĂN HOÁ TINH THẦN C ỦA NGƯỜI VIỆT .......................................................................................17 1. Ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội Việt Nam thời kỳ trước cách mạng..17 1.1. Ảnh hưởng tích cực................................................................................................19 1.2. Ảnh hưởng tiêu cực................................................................................................21 2. Ảnh hưởng của Nho giáo trong thời kỳ cách m ạng dân tộc Việt Nam .......22 3. Ảnh hưởng của Nho giáo trong thời đại này nay ở Việt Nam.......................23 KẾT LUẬN ..................................................................................................................26 TÀI LIỆU THAM KH ẢO .........................................................................................27 Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 1
  3. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa MỞ ĐẦU Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm trên thế giới, với nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học. Có thể nói văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Bên cạnh những phát minh về khoa học, văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học, có ảnh hưởng lớn đến nền văn minh châu Á và thế giới Trong số các học thuyết triết học đó phải kể đến trường phái triết học Nho giáo. Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hoặc trí thức chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng Tử đã hệ thống hoá những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là Nho học- Nho giáo hay “ Khổng học” – gắn với tên người sáng lập ra nó. Kể từ lúc xuất hiện từ vài thế kỷ trước công nguyên cho đến thời nhà Hán (Hán Vũ Đế đã loại bỏ hàng trăm trường phái triết học khác để ủng hộ Khổng Tử), thực chất là biến nước Trung Hoa thành một nhà nước Khổng giáo, Nho giáo đã chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn và luôn giữ vị trí đó cho đến ngày cuối cùng của chế độ phong kiến. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á đó là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nét đặc thù của triết học Nho giáo là đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị- đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị nước, thông qua đức trị. Ngay từ khi Nho giáo xâm nhập vào Việt Nam, nó đã thích nghi và phát triển mạnh mẽ, nó có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Việt Nam, đề tài: “Tư tưởng triết học của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hoá tinh thần của người Việt ”, được thực hiện nhằm hiểu rõ hơn những ảnh hưởng sâu sắc của nó đến xã hội Việt Nam xưa và nay. I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 2
  4. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa 1. Sự hình thành và phát triển của Nho giáo Trung Quốc Khổng Tử là người sáng lập học thuyết Nho giáo ở Trung Quốc. Hơn hai 2000 năm qua, tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng đối với Trung Quốc không chỉ về chính trị, văn hoá…mà còn thể hiện trong hành vi và phương thức tư duy của mỗi người dân Trung Quốc, được xem như tư tưởng tôn giáo của Trung Quốc, là tư tưởng chính thống trong xã hội phong kiến hơn hai nghìn năm ở Trung Quốc và có sự ảnh hưởng tới một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam), và đến nay sự ảnh hưởng này đã ra toàn thế giới, vì người Trung Quốc sống khắp nơi trên thế giới. Hiện nay đã có hơn 40 học viện Khổng Tử trên toàn thế giới. Khổng Tử sống trong thời xuân thu, thời kỳ này thể chế quốc gia thống nhất bị phá vỡ, sản sinh ra nhiều nước Chư hầu lớn nhỏ. Khổng Tử sinh sống trong nước Lỗ là nước có nền văn hóa tương đối phát triển lúc đó. Tại sao học thuyết của Khổng Tử lại chiếm vị thế thống trị trong thời đại phong kiến Trung Quốc? Đây là vấn đề không dễ giải thích trong một vài câu. Nói một cách đơn giản là tư tưởng đẳng cấp nghiêm ngặt và tư tưởng chính trị của ông p hù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, có lợi cho ổn định xã hội lúc bấy giờ, xúc tiến xã hội phát triển. K hổng Tử nhấn mạnh qui phạm và trật tự luân lý nghiêm ngặt, cho rằng nếu làm trái với cấp trên hoặc trái với cha mẹ đều là tội nghiêm trọng. Theo lý luận này, vương quân phải quản lý tốt đất nước, thường dân phải trung thành với vương quân. Mỗi người đều có nhiều thân phận, có thể là con, có thể là cha, có thể là thần...nhưng đều cần phải duy trì ranh giới nghiêm khắc. Như vậy nhà nước mới thái bình, nhân dân mới có cuộc sống yên ổn. Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 3
  5. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa Tử. Thời kỳ này Nho giáo bị chia thành 8 phái, trong đó có phái của Tuân Tử và phái của Mạnh Tử là mạnh nhất. Tuân Tử (315- 230 TCN) phát triển Nho giáo theo xu hướng duy vật, còn Mạnh Tử (372-298 TCN) phát triển Nho giáo theo hướng duy tâm. Họ bất đồng nhau trong việc lý giải bản tính con người. Tuy nhiên, Mạnh Tử đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Nho giáo nguyên thuỷ. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo Tiên Tần (trước đời Tần). Đến triều Hán Vũ Đế (140 – 87 TCN), Nho giáo được đưa lên ngôi vị "độc tôn". Nhưng về thực chất, đây không còn là thứ Nho giáo thời Tiên Tần nữa, mà là một thứ "N ho giáo cải biên" do Đổ ng Trọng Thư (179 – 104 TCN) thiết kế, nhằm lấy đó làm chỗ dựa để thống nhất tư tưởng hiện đang năm bè bảy phái của người Trung Quốc hồi bấy giờ. Trên đại thể, thứ Nho giáo mới này bao gồm ba thành tố : "âm dương ngũ hành", "vương quyền thần thụ" và "tam cương ngũ thường". Tư tưởng "âm dương ngũ hành" như ta biết, vốn rất thịnh hành vào thời Hán. Lợi dụng tình hình này, Đổng Trọng Thư đã đem tư tưởng "thiên mệnh", tư tưởng "thiên nhân cảm ứng", cùng tư tưởng "tông pháp" của Nho giáo nguyên thuỷ nhào nặn với tư tưỏng "âm dương ngũ hành" để làm nên thuyết "vương quyền thần thụ". "Vương quyền" (quyền lực nhà vua) ở đây được Đổng Trọng Thư luận chứng như là do "Trời" (thần) ban cấp. Trời là chủ tể của muôn loài, mà vua (Hoàng đế) là con của Trời (Thiên tử), người thể hiện quyền lực và ý chí của Trời, thay mặt Trời để cai trị nhân gian. Quyền lực của nhà vua do vậy cũng được xem như tối thượng, thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mặt khác, Khổng Tử từng nói "quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử". Đổng Trọng Thư đã đem nguyên tắc ứng xử này lồng ghép với quan niệm thần học "dương tôn, âm ti " để thành thuyết "tam cương ngũ thường". "Tam cương" (quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi thê cương) là phỏng theo mối quan hệ giữa trời và đất, âm và dương, trong đó bề tôi, con cái, thê thiếp đều thuộc "âm" ; còn vua, cha, chồng đều thuộc "dương" ; "âm" tất yếu phải theo "dương". Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 4
  6. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa "Ngũ thường" (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) là năm chuẩn mực về đạo đức tương ứng với "ngũ hành", lấy "tam cương" làm nền tảng. Đổng Trọng Thư coi "tam cương ngũ thường" là "ý trời" (thiên ý), và cho rằng "Trời không thay đổi, đạo cũng không thay đổi" (Thiên bất biến, đạo diệc bất biến). Từ đó về sau, "tam cương ngũ thường" đã trở thành gông cùm về mặt tinh thần đối với người dân Trung Quốc. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị". Thời kỳ, Tống Nho do Chu Đôn Di (1017 – 1073), Thiệu Ung (1011 – 1077), Trình Hiệu (1032 – 1085), Trình Di (1033 – 1107), Trương Tải (1020 – 1077) đều là người Bắc Tống khai sáng, và tiếp đó được Chu Hy (1130 – 1200) người Nam Tống tập đại thành. So với Nho giáo nguyên thuỷ thời Tiên Tần và Nho giáo thần hoá thời Lưỡng Hán thì Lý học đời Tống có thể gọi là một thứ Nho giáo phát triển, mang đậm tính tư biện và triết lý. Khi luận chứng về tính tất yếu của cương thường danh giáo, các nhà Tống Nho đã vất bỏ lập luận "vương đạo thông tam" có phần đơn giản và thô thiển của Đổng Trọng Thư. Thay vào đó, họ đưa ra khái niệm "thiên lý" siêu hình để nói về tính thống nhất của thế giới tự nhiên và các hiện tượng xã hội. Họ nhấn mạnh thế giới hiện tượng có một nguyên nhân cuối cùng là "thiên lý". Phạm trù cốt lõi này là một sáng tạo của Tống Nho, như chính một nhân vật quan trọng trong số họ đã tự nhận : "Cái học của ta tuy có chỗ tiếp thu từ nơi này nơi khác, nhưng riêng hai chữ "thiên lý" thì thực do tự ta thể nhận ra" (Trình Hạo ngữ. Nhị Trình ngoại thư, Q. 12). Sang đời M inh, Vương Thủ Nhân (1472 – 1529) xuất hiện với tư cách một nhà triết học "đi ngược lại truyền thống" (phản truyền thống). Khác với Tống Nho, ông cho rằng cái "lý" của muôn sự muôn vật đều ở trong tâm ta. Và cũng không giống với các nhà Lý học Trình Chu, ông chủ trương : "hiểu biết và hành động gắn với nhau làm một". Dù vậy, Vương Thủ Nhân vẫn đứng trong hàng ngũ những nhà "Lý học" nổi tiếng đương thời, các triết thuyết của ông đã góp phần Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 5
  7. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa làm cho Nho giáo thời kỳ Tống Minh trở thành hệ tư tưởng chính thống của xã hội Trung Quốc kể từ đầu đời Minh cho đến cuối đời Thanh. 2. Sự hình thành và phát triển của Nho giáo Việt Nam 2.1 Nho giáo Việt Nam từ buổi đầu du nhập- đến hết thế kỷ XIV Vào cuối thời Tây Hán và đầu thời Đông Hán, cùng với chính sách cai trị và "Hán hóa" vùng đất nước cổ Việt Nam thời đó gọi là Giao Chỉ, Cửu Chân, văn hóa Hán bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam, với tên tuổi hai viên quan mà sử sách Việt Nam cũng như sử sách Trung Quốc đều ca ngợi họ có công lao trong việc "khai hóa" lễ nghĩa, mở mang phong tục mới...là Tích Quang và Nhâm Diên. Nho giáo là một thành phần của văn hóa Hán, tất nhiên cũng sớm có mặt tại Việt Nam như là một công cụ Hán hóa nước Việt. Nhưng sự hiện diện tương đối rõ nét của Nho giáo ở nước ta có lẽ chỉ thật sự bắt đầu vào cuối đời Đông Hán với vai trò tích cực của Sĩ Nhiếp (187-226 Cn) trong việc làm cho nước ta "thông thi thư, tập lễ nhạc" như sử thần Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV) từng bình luận trong sách Đại Việt sử ký toàn thư. Ở Trung Quốc từ sau loạn Vương Mãng (năm 27 tr.Cn) trở đi tới cuối đời Đông Hán, rất đông sĩ phu nhà H án liên tục tránh nội nạn chạy sang cư trú ở Việt Nam. Thí dụ vào thời Sĩ Nhiếp có hàng trăm danh sĩ nhà Hán bỏ sang Việt Nam nương nhờ Sĩ Nhiếp. Những sĩ phu trí thức này trở thành lực lượng quan trọng trong quá trình truyền bá Nho giáo ở Việt Nam. Từ thời Tích Quang-Nhâm Diên rồi Sĩ Nhiếp đến trước đời Đường (618- 907Cn), Nho giáo được truyền bá sang Việt Nam là H án nho. Từ thời Tùy-Đường thống trị Việt Nam đến khi Ngô Quyền giành lại được quyền độc lập năm 938, Nho giáo cùng văn hóa Hán vẫn tiếp tục được truyền bá sang Việt Nam, nhưng trong mấy trăm năm này, diện mạo Nho giáo như thế nào sử sách không ghi chép. Trong khi đó ở Giao Châu (tức là ở Việt Nam) mà nhà Đường đổi làm An Nam đô hộ phủ, Phật giáo phát triển mạnh mẽ, kết hợp với Đạo giáo phù thủy phổ biến tràn lan. Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 6
  8. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa Trong hàng nghìn năm bị lệ thuộc phong kiến phương Bắc, Nho giáo được đưa vào Việt Nam chủ yếu với tư cách là công cụ phục vụ cho chính sách cai trị và đồng hóa Việt Nam về văn hóa, nghĩa là người Việt Nam tiếp nhận Nho giáo vẫn với thái độ thụ động. Nho giáo chỉ được người Việt Nam chủ động thừa nhận như là một văn hóa chủ thể và xác lập địa vị cao của nó khi nền độc lập dân tộc được hoàn toàn ổn định vững chắc và đi vào phục hưng dân tộc ở vương triều Lý bắt đầu từ năm 1010 – năm triều Lý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Năm 1070, dưới thời Lý Thánh Tông (1054-1072), triều đình cho xây miếu thờ Khổng Tử, tức Văn miếu, đắp tượng Khổng Tử, phụ thờ Nhan Uyên, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử là 4 học trò nổi tiếng của Khổng Tử cùng 72 người học trò giỏi khác của Khổng Tử, định ra nghi lễ bốn mùa cúng tế. Bên cạnh đó là Quốc tử giám, nơi các hoàng thái tử đến học tập. Năm 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông (1072-1128) triều đình cho mở khoa thi Minh kinh bác sĩ và thi Nho học tam trường. Hai sự việc này trở thành cái mốc quan trọng đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa lịch sử đối với vai trò của Nho giáo trong đời sống văn hóa, giáo dục ở Việt Nam. Khổng miếu và Quốc tử giám được xây dựng chính thức mở đầu cho nền giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam, nhưng dưới triều Lý (1010-1225) và triều Trần (1225-1400), Phật giáo giữ vai trò Quốc giáo. Bộ mặt văn hóa Việt Nam thời Lý - Trần là văn hóa Phật giáo. Nho giáo ở Việt Nam giai đoạn cuối triều Trần và triều Hồ (1400-1407) là Tống Nho, song diện mạo tư tưởng chưa thật rõ nét. Tóm lại, Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam trong hàng ngàn năm Bắc thuộc, chủ yếu là Hán nho. Từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XV, Tống Nho chi phối ảnh hưởng ở Việt Nam. Nhưng nhìn chung, Nho giáo ở Việt Nam trong suốt Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 7
  9. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa thời kỳ dài hơn 1000 năm đó, Hán Nho cũng như Tống Nho, diện mạo tư tưởng đều chưa được thể hiện rõ nét. 2.2 Nho giáo Việt Nam từ thế kỷ XV- đến đầu thế kỷ XX Năm 1406, đế quốc M inh đem quân xâm lược Việt Nam. Năm 1407, cuộc kháng chiến của triều Hồ thất bại. Nhà Minh đổi nước Việt thành quận Giao Chỉ, rồi chia ra phủ, vệ, thiết lập bộ máy cai trị và tiến hành đồng hóa mạnh mẽ. Nhằm Hán hóa Việt Nam về văn hóa, tư tưởng, nhà Minh cho lập Văn miếu thờ Khổng Tử ở các phủ, châu, huyện trên toàn quốc và bắt các địa phương xây nhiều đền miếu thờ cúng, cầu đạo theo nghi lễ Trung Quốc. Đạo sĩ thầy cúng được khuyến khích hành nghề khắp nơi. Để đào tạo ra những người biết chữ phục vụ bộ máy thống trị của nhà M inh tại Việt Nam, nhà M inh cho mở trường ở các phủ, châu, huyện. Mở trường dạy học nhưng không có thi cử. Hàng năm, quan lại đô hộ nhà Minh chỉ lựa chọn lấy một số học sinh đủ tiêu chuẩn rồi sử dụng. Nội dung chương trình dạy và học hoàn toàn theo sách giáo khoa của nhà Minh, gồm có Tứ thư (Luận ngữ, Mạnh tử, Trung dung, Đại học), Ngũ kinh (Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu) và Tính lý đại toàn, tức là bộ sách do nhóm Hồ Quảng theo lệnh vua Minh soạn, gồm 70 quyển, thâu thái thuyết Tống Nho bàn về hơn 100 nhà, chia thành môn loại như lý khí, quỷ thần, tính lý, thánh hiền... Những sách vở này được chở từ Trung Quốc sang Việt Nam cấp phát cho các thôn, huyện. Giảng dạy tại các trường học ở phủ, châu, huyện, chủ yếu là thầy cúng, thầy bói, đạo sĩ được nhà Minh tuyển dụng, phong làm Giáo quan. Sau khi đánh đuổi hết quân Minh, giải phóng đất nước, vương triều Lê chính thức được thiết lập (1428) và bắt đầu công việc xây dựng, phát triển nền văn hóa độc lập dân tộc. Việc đầu tiên Thái Tổ Lê Lợi (1428-1433) làm là sai quan đi tế các thần linh ở núi sông, đền miếu ở các xứ trong nước và lăng tẩm của các triều đại Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 8
  10. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa trước. Lê Thái Tổ đặc biệt quan tâm đến việc phong thần, muốn mượn uy danh thần linh bảo vệ vương triều và đất nước được bình yên. Năm Đinh Tỵ (1437), Lê Thái Tông (1434-1442) tiến hành gia phong các thần linh trong nước và tổ chức tế lễ, khấn cáo long trọng. Đến thời Lê Nhân Tông (1443-1459) năm Kỷ Tỵ (1449), triều Lê cho lập các đàn thờ Đại thành hoàng ở kinh thành Thăng Long, thờ thần Gió, thần Mây, thần M ưa, thần Sấm để bảo vệ kinh thành. Một mặt tôn thờ thần linh, mặt khác để thống nhất tư tưởng xã hội, thống nhất văn hóa, củng cố đời sống tinh thần, nhà Lê đã chủ động chọn Nho giáo làm ngọn cờ tư tưởng của vương triều phục vụ cho công cuộc xây dựng chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Lê Thái Tông lên ngôi năm Giáp Dần (1434). Thái Tông đã họp triều đình bàn định việc mở khoa thi Tiến sĩ và đưa ra điều lệ thi Hương, thi Hội cùng phép thi ở các kỳ. Nhưng phải tới tháng 3 năm Nhâm Tuất (1442), thời Lê Nhân Tông, triều Lê mới chính thức cho thi đối sách ở sân điện để lấy Tiến sĩ và cũng bắt đầu cho dựng bia khắc văn nói về việc mở khoa thi Tiến sĩ, khắc tên những người đỗ Tiến sĩ. Khoa thi Tiến sĩ năm Nhâm Tuất là cái mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho giáo ở Việt Nam hồi thế kỷ XV. Để tỏ rõ lòng tôn sùng Nho giáo, vào tháng 2 mùa xuân năm Ất Mão (1435), vua Lê Thái Tông cho chọn ngày Thượng đinh, sai Thiếu bảo Lê Quốc Hưng làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn miếu, vị tổ khai sáng ra Nho giáo, từ đấy về sau định làm thường lệ. Văn miếu thờ Khổng Tử tại các lộ được Nhà nước cấp phu trông nom quét dọn. Đạo đức Nho giáo như lòng trung với vua, sự tiết hạnh của phụ nữ được cổ vũ, tuyên dương. Nho giáo ở thời Lê thế kỷ XV đến triều Thánh Tông Thuần Hoàng đế (1460- 1497) thì đạt tới đỉnh cao thịnh vượng. Đến đời Lê Thánh Tông, diện mạo của Nho giáo đã rõ ràng với những đặc điểm khá cụ thể, dễ nhận biết. Người xưa học Nho giáo có hai phép: học nghĩa lý và học từ chương. Học từ chương là học kinh nghĩa, thơ phú, văn sách, cốt để đi Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 9
  11. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa thi làm quan. Cũng gọi là học khoa cử. Còn học nghĩa lý là học chuyên sâu vào huấn hỗ học, lý học, Hán học,...với mục đích dò tới nguồn gốc của Nho giáo. Để tôn vinh Nho học, tôn vinh người đỗ đạt và để biểu thị lòng quý trọng kẻ sĩ chân Nho của triều đình, Lê Thánh Tông cho dựng bia khắc tên họ những người đỗ Tiến sĩ từ khoa thi năm Nhâm Tuất (1442) đời Thái Tông trở đi đặt tại nhà Quốc học. Có thể thấy từ nửa sau thế kỷ XV, dưới sự bảo trợ của triều đình, hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng phát huy tác dụng và trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội. Phật giáo, Đạo giáo ... cũng từ đó bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Và được kéo dài mãi ở Việt Nam cho đến tận cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Xét về tính chất, thì Nho giáo Việt Nam từ Lê sơ cho đến cuối Nguyễn chủ yếu vẫn là "Lý học" đời Tống. Như vậy Nho giáo truyền nhập vào Việt Nam khoảng 2000 năm, nhưng có vị trí chi phối và phát triển cao nhất từ thế kỷ thứ 15 đến đầu thế kỷ thứ 20 được xem như là quốc giáo ở Việt Nam, đến năm 1919 khoa cử nho học bị bãi bỏ. II. TƯ TƯỞ NG TRIẾT HỌC CỦA NHO GIÁO 1. Các tác phẩm kinh điển của Nho giáo Các sách kinh điển của Nho giáo đều hình thành từ thời kỳ Nho giáo nguyên thủy. Sách kinh điển gồm 2 bộ : Ngũ Kinh và Tứ Thư. Hệ thống kinh điển đó hầu hết viết về xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa, ít viết về tự nhiên. Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị, về đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho giáo 1.1 Tứ Thư Là bốn quyển sách kinh điển của văn học Trung Hoa được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn làm nền tảng cho triết học Trung Hoa và Khổng giáo. Chúng bao gồm : Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử. • Đại học: Sách Đại học dùng để dạy cho học trò từ 15 tuổi trở lên, khi bước vào bậc đại học, dạy cho biết cách xử sự ở đời để lớn lên ra gánh vác việc nước. Sách Đại Học do Tăng Tử làm ra để diễn giải các lời nói của Khổng Tử. Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 10
  12. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa Mục đích và tôn chỉ của sách này là nói về đạo quân tử, trước hết phải sửa cái đức của mình cho sáng tỏ để mọi người noi theo, làm sao cho đến chỗ chí thiện. Muốn được vậy, phải sử dụng Bát điều mục (tám điều): cánh vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Cái gốc của đạo quân tử là sự “tu thân”. Cho nên trong sách Đại học có câu : “Tự thiên tữ dĩ chí ư thứ nhân, nhứt thị giai dĩ tu thân vi bổn” (Nghĩa là : “từ vua cho đến thường dân, ai ai cũng đều lấy sự sửa của mình làm gốc”). • Trung Dung: sách Trung Dung do Tử Tư làm ra. Tử Tư là học trò của Tăng Tử, cháu nội của Khổng Tử, thọ được cái học tâm truyền của Tăng Tử. Trong sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Không Tử nói về đạo “trung dung”, tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân. Cả hai quyển sách Đại Học và Trung Dung trước đây là những thiên trong Kinh Lễ, sau các Nho gia đời Tống tách riêng ra làm hai quyển để hợp với sách Luận Ngữ và M ạnh Tử thành bộ Tứ Thư. • Luận Ngữ: là sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Không Tử và những lời nói của người đương thời, cách đây hơn 2500 năm, các học trò của nhà tư tưởng và triết học Khổng Tử đã cố gắng tìm tòi ghi lại từng mảnh rời rạc và từng câu chuyện rời rạc về cuộc đời và những lời dạy của ông. Những ghi chép phần lớn dựa trên những bài thuyết giảng, sau này được tổng hợp lại thành sách “ Luận Ngữ”. Sách Luận Ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau. Đọc sách này, người ta hiểu được phẩm chất tư cách và tính tình của Khổng Tử, nhất là về giáo dục, ông tỏ ra là người thấu hiểu tâm lý của từng học trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp với từng trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi người. Như có khi cùng một câu hỏi mà ông trả lời cho mỗi người một cách. Luận Ngữ dạy đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của Khổng Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo. Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 11
  13. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa • Mạnh Tử: sách Mạnh Tử là bộ sách làm ra bởi M ạnh Tử và các môn đệ của ông như: Nhạc Chính Khắc, Công Tôn Sửu, Vạn Chương… ghi chép lại những điều đối đáp của M ạnh Tử với các vua chư hầu, giữa M ạnh Tử và các học trò cùng với những lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết khác như: học thuyết của M ặc Tử, Dương Chu. Sách Mạnh Tử gồm 7 thiên, chia làm 2 phần: Tâm học và Chính trị học. - Tâm học: Mạnh Tử cho rằng mỗi người đều có tính thiện do Trời phú cho. Sự giáo dục phải lấy tính thiện đó làm cơ bản, giữ cho nó không mờ tối, trau dồi nó để phát triển thành người lương thiện. Tâm là cái thần minh của Trời ban cho người. Như vậy, tâm của ta với tâm của Trời đều cùng một thể. Học là để giữ cái Tâm, nuôi cái Tính, biết rõ lẽ Trời mà theo chính mệnh. Nhân và nghĩa vốn có sẵn trong lương tâm của người. Chỉ vì ta đắm đuối vào vòng vật dục nên lương tâm bị mờ tối, thành ra bỏ mất nhân nghĩa. M ạnh Tử đề cập đến khí Hạo nhiên, cho rằng nó là cái tinh thần của người đã hợp nhất với Trời. - Chính trị học: M ạnh Tử chủ trương: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Đây là một tư tưởng rất mới và rất táo bạo trong thời quân chủ chuyên chế đang thịnh hành. Mạnh Tử nhìn nhận chế độ quân chủ, nhưng vua không có quyền lấy dân làm của riêng cho mình. Phải duy dân và vì dân. Muốn vậy, phải có luật pháp công bằng, dẫu vua quan cũng không được vượt ra ngoài pháp luật đó. Người trị dân, trị nước phải chăm lo việc dân việc nước, làm cho đời sống của dân được sung túc, phải lo giáo dục dân để hiểu rõ luật pháp mà tuân theo, lấy nhân nghĩa làm cơ bản để thi hành. Chủ trương về chính trị của Mạnh Tử vô cùng mới mẻ và táo bạo, nhưng rất hợp lý, làm cho những người chủ trương quân chủ thời đó không thể nào bắt bẻ được. Có thể đây là lý thuyết khởi đầu để hình thành chế độ quân chủ lập hiến sau này. 1.2 Ngũ Kinh • Kinh Thi: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. M ột lần, Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 12
  14. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa Khổng Tử hỏi con trai "học Kinh Thi chưa?", người con trả lời "chưa". Khổng Tử nói "Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao" (sách Luận Ngữ). • Kinh Thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ. • Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" (sách Luận Ngữ). • Kinh Dịch: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái,... Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm Thoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện. • Kinh Xuân Thu: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói, "Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này". Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất. (Xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra). • Kinh Nhạc: do Khổng tử hiệu đính nhưng về sau bị thất lạc, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy lục kinh chỉ còn lại ngũ kinh. 2. Nội dung cơ bản của Nho giáo Nho giáo là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử. Để trở thành người quân tử, con người Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 13
  15. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo". 2.1 Tu thân Khổng Tử đặt ra một loạt Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Tam Cương và Ngũ Thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam Tòng và Tứ Đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức thì xã hội được an bình. • Tam Cương: Tam là ba; Cương là giềng mối; Tam Cương là ba mối quan hệ: Quân thần (vua tôi), Phụ tử (cha con), Phu thê (chồng vợ).  Quân thần: Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt công minh, tôi trung thành một dạ.  Phụ tử: Trong quan hệ cha con, cha nuôi dạy con cái, con cái hiếu kính vâng phục cha và khi cha già thì phải phụng dưỡng.  Phu thê: Trong quan hệ chồng vợ, chồng yêu thương và công bình với vợ, vợ vâng phục và chung thủy giữ tiết với chồng. • Ngũ Thường: Ngũ là năm; Thường là hằng có; Ngũ Thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.  Nhân: Được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản qui định bản tính con người, chi phối mọi quan hệ giữa người với người trong xã hội. Khổng Tử cho rằng nhân là lòng thương người (ái nhân); còn Mạnh Tử cho rằng nhân là lòng trắc ẩn. Nói chung, nhân là cách đối xử của con người với con người, để tạo ra người.  Nghĩa: Được hiểu là những gì hợp đạo lý mà con người phải làm, bất kể làm điều đó có đem lại cho người thực hiện nó ích lợi gì hay không.  Lễ: Được hiểu là luân lý đạo đức, như ý thức, thái độ, hành vi ứng xử, nếp sống của mỗi con người trong cộng đồng xã hội, trước lễ nghi, trật tự, kỷ cương.  Trí: Được hiểu là sự sáng suất nhận thức thấu đáo mọi vấn đề, hiểu đạo trời, đạo người, hiểu cả thiên hạ, biết sống hợp với nhân. Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 14
  16. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa  Tín: Được hiểu là lòng ngay dạ thẳng, lời nói và việc làm nhất trí với nhau. • Tam Tòng: Tam là ba; Tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"  Tại gia tòng phụ: nghĩa là, người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha.  Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng.  Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con. • Tứ Đức: Tứ là bốn; Đức là tính tốt. Tứ Đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: Công - Dung - Ngôn - Hạnh.  Công: khéo léo trong việc làm.  Dung: hòa nhã trong sắc diện.  Ngôn: mềm mại trong lời nói.  Hạnh: nhu mì trong tính nết. Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân: • Đạt Đạo. Đạo có nghĩa là "con đường", hay "phương cách" ứng xử mà người quân tử phải thực hiện trong cuộc sống. "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè" (sách Trung Dung), tương đương với "quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu". Đó chính là Ngũ thường, hay Ngũ luân. Trong xã hội cách cư xử tốt nhất là "trung dung". Tuy nhiên, đến Hán nho ngũ luân được tập chung lại chỉ còn ba mối quan hệ quan trọng nhất được gọi là Tam thường hay còn gọi là Tam tòng. • Đạt Đức. Quân tử phải đạt được ba đức: "nhân - trí - dũng". Khổng Tử nói: "Đức của người quân tử có ba mà ta chưa làm được. Người nhân không lo buồn, người trí không nghi ngại, người dũng không sợ hãi" (sách Luận ngữ). Về sau, Mạnh Tử thay "dũng" bằng "lễ, nghĩa" nên ba đức trở thành bốn đức: "nhân, nghĩa, lễ, trí". Hán Nho thêm một đức là "tín" nên có tất cả năm đức là: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín". Năm đức này còn gọi là Ngũ thường. • Biết Thi, Thư, Lễ, Nhạc. Ngoài các tiêu chuẩn về "đạo" và "đức", người quân tử còn phải biết "Thi, Thư, Lễ, Nhạc". Tức là người quân tử còn phải có một vốn văn hóa toàn diện. Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 15
  17. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa 2.2 Hành đạo Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm: • Nhân trị: Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác" (sách Luận ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: "Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" (sách Luận ngữ). • Chính danh: Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ). Khổng tử nói với vua Tề Cảnh Công: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách Luận ngữ). Đó chính là những điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho giáo, chúng được tóm gọn lại trong chín chữ: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Và đến lượt mình, chín chữ đó chỉ nhằm phục vụ mục đích cai trị mà thôi. Quân tử ban đầu có nghĩa là người cai trị, người có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc. Tuy nhiên, sau này từ đó còn có thể chỉ những người có đạo đức mà không cần phải có quyền. Ngược lại, những người có quyền mà không có đạo đức thì được gọi là tiểu nhân (như dân thường). Tóm lại, quan điểm đạo đức- chính trị- xã hội của Nho giáo (Khổng - Mạnh) là xây dựng mẫu người quân tử (xem người quân tử là giai cấp thống trị). Muốn trở thành người quân tử không chỉ có tu thân, dù tu thân là gốc mà phải biết hành động tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. M uốn hành động hiệu quả người quân tử thực hành đường lối nhân trị- cai trị bằng tình người, bằng sự yêu người, Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 16
  18. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa coi người như bản thân mình và chính danh- cai trị sao cho vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ. Hạn chế lớn nhất của Nho giáo là xem nhẹ khoa học tự nhiên và lao động sản xuất, chưa hiểu được tầm quan trọng của pháp luật, xem nhẹ quần chúng nhân dân tức kẻ “tiểu nhân”… III. ẢNH HƯỞ NG CỦA NHO GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐ NG VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT 1. Ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội Việt Nam thời kỳ trước cách mạng Nho giáo thống lĩnh tư tưởng văn hóa Việt Nam từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, suốt hai triều đại Lê Nguyễn. Nho giáo Việt Nam về cơ bản là sự tiếp thu Nho giáo Trung Quốc, nhưng không còn giữ nguyên trạng thái nguyên sơ của nó nữa mà có những biến đổi nhất định. Quá trình du nhập và tiến tới xác lập vị trí Nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam cũng là quá trình tiếp biến văn hóa hết sức sáng tạo của người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, góp phần tạo nên tính đa dạng, nhưng thống nhất và độc đáo của văn hóa Việt Nam. Suốt thời Hạ Thương và lâu sau hơn nữa, nước Văn Lang của tộc người Lạc Việt ở miền sông Hồng đã thành một thực tế lịch sử. Ngay cả nhà Chu cũng chưa hề với tay tới đất nước của vua Hùng, của lạc hầu, lạc tướng, lạc dân. Nhà Tần khi đã thôn tính lục quốc thì có sai quân mom men xuống miền xa lạ cực nam tiếp giáp với Văn Lang, Âu Lạc, nhưng bị đánh bật ra ngay. Vậy thuở ấy làm gì ở nước ta có hơi hám Nho giáo tuy ở phương Bắc đức Khổng cùng môn đồ đã làm nhiệm vụ sáng lập Khổng giáo rồi. Đến nhà Hán được dựng lên ở Trung Nguyên, rồi Nam tiến, sáp nhập Nam Việt của họ Triệu, mà Nam Việt của họ Triệu thì đã đánh chiếm Âu Lạc, thì từ đó bắt đầu thời kỳ gọi là Bắc thuộc của lịch sử dân tộc Việt Nam, không còn Văn Lang, Âu Lạc nữa, nước ta trở thành Giao Chỉ, Giao Châu, An Nam đô hộ phủ của Hán, Đường, Ngô… suốt thời gian dài hàng ngàn năm. Đến thế kỷ thứ X sau Công nguyên mới dứt Nam Hán. Trong giai đoạn giữa và giai đoạn sau của thời kỳ Bắc thuộc, đã có những nhà cai trị và có nhiều nhân sĩ Bắc phương lánh Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 17
  19. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa nạn, tránh loạn chạy xuống Giao Châu tìm nơi nương náu và sống bằng nghề dạy học, thì từ đó Nho giáo mới có những hạt giống đầu tiên ở sứ sở này, cũng từ đó đã vào nước ta những tư tưởng như Đạo giáo của Trung Quốc, như Phật giáo của Ấn độ, những tôn giáo này lắm lúc trộn lẫn với Nho giáo mà thường dễ thâm nhập dân gian hơn là Nho giáo. Cần chú ý rằng, so với Phật và Đạo, thì trong phạm vi thời Bắc thuộc, Nho giáo rất ít được đi vào các tầng lớp xã hội bản xứ, có lẽ bởi vì muốn học Nho thì cần phải biết chữ Hán, mà chữ hán thì khó đọc lắm, còn theo Phật, theo Đạo thì chỉ cần có lòng tin, mà tín ngưỡng dân gian không phải xa xăm gì lắm với Phật giáo, “quyền năng và phù phép” đạo giáo. Lý do chính cắt nghĩa được vì sao trải từ Tiền Hán đến Nam Hán, người Việt Nam rất ít thấm Nho giáo là ở chỗ Nho giáo dính liền với nhà cai trị, với kẻ cầm quyền ngoại bang. Thời kỳ dài Bắc thuộc đó ít có những người Việt học thành đạt tại Trường An; trái lại thì có rất đông nhà sư và phật tử tổ chức, tham gia các cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ. Lịch sử ghi danh chỉ một nhà khoa bảng Việt đỗ đạt ở Trường An mà giữ chức gác cổng thành nên bực tức về Nam hợp tác với Lý Bí khởi nghĩa. Các triều đại đầu tiên của Việt Nam độc lập đều xa lạ với Nho giáo hay là không gần gũi với Nho giáo. Ở các triều đình này, không phải nhà nho mà nhà sư (Phật hay Đạo) đóng vai trò chính. Phật giáo khi ấy là quốc giáo. Nhà Lý xuất xứ từ cửa Phật. Các vua Trần là người sáng lập Thiền Tông Việt Nam, Nho giáo chưa có thế lực lớn. Nhưng khi đã có một chính quyền phong kiến tập trung, ở bên cạnh Trung Quốc, thì sớm hay muộn, từ từ hay mau chóng, cũng chính thức du nhập bởi vì Nho giáo là một cách trị quốc đã tỏ ra hữu hiệu từ cả ngàn năm. Nó cũng là một cách để tu thân, tề gia, tạo được sự an bình trong xã hội. Cho nên từ triều Lý đã thấy nhà vua lập Văn Miếu thờ Khổng Tử và các học trò xuất sắc của ông ở Thăng Long. Trong lúc Phật giáo còn là quốc giáo thì suốt thời kỳ Lý Trần thực lực của Nho giáo ở triều đình và trong dân càng ngày càng phát triển như một tất yếu lịch sử Việt Nam. Nho giáo chiếm lĩnh vai trò trong nhà nước Việt Nam độc lập, từ triều Lê (thế kỷ XV) sau khi tầng lớp nho sĩ dân tộc đã lập công lớn trong cuộc kháng Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 18
  20. Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa chiến dài 20 năm đánh đuổi quân M inh xâm lược. Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, Lê Lợi, về mặt văn hóa chính trị, có thể được xem là cái vương miện để trao cho Nho giáo Việt Nam. Nho giáo thống lĩnh tư tưởng văn hóa Việt Nam từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, suốt hai triều đại Lê Nguyễn. Xét về mặt nguồn gốc lịch sử thì Nho giáo ở Việt Nam, cũng tựa như Nho giáo ở các nuớc Á Đông khác, là một nhánh Nho giáo mà gốc là Nho giáo Trung Quốc. Có thể nhận thấy rằng Nho giáo (hay bất cứ tôn giáo nào) du nhập một nước có văn hiến thì phải uốn mình theo văn hóa nước đó; vừa uốn mình theo, vừa đóng góp vào nhiều hay ít, cụ thể như thế nào tùy khả năng tiếp thu và sáng tạo của mỗi dân tộc. Tiếp thu mà không sáng tạo thì cả văn hóa và dân tộc đều sẽ mất. Việt Nam tiếp thu Nho giáo phương Bắc mà sáng tạo Nho giáo của mình chứ không phải sao chép thuộc lòng Khổng Mạnh, Hán nho, Tống nho… Đặc điểm nổi bật của Nho giáo Việt Nam là sống chan hoà với Phật giáo, Đạo giáo và những tín ngưỡng dân gian. 1.1 Ảnh hưởng tích cực  Nho giáo với hệ thống tư tưởng chính trị của mình đã góp phần xây dựng các nhà nước phong kiến trung ương, tập quyền vững mạnh, góp phần xây dựng một hệ thống quản lý thống trị xã hội chặt chẽ, nâng cao sức mạnh quân sự và kinh tế quốc gia.  Nho giáo rất coi trọng trí thức, coi trọng học hành. Khổng Tử là người “học nhi bất yếm, hối nhân bất nguyện”. Hàng nghìn năm qua, nhà nước Việt Nam đều lấy Nho học - Nho giáo làm nền tảng lý luận để tổ chức nhà nước, pháp luật và đặc biệt là giáo dục. Nội dung giáo dục của Nho giáo là dạy đức và dạy tài vẫn còn có ý nghĩa. Nho giáo coi trọng đức là coi trọng cách làm người, coi trọng con người là yếu tố quyết định. Giáo dục Nho giáo góp phần nâng cao văn hóa con người đặc biệt về văn hóa, sử học, triết học. Với phương châm “học nhi ưu tắc sĩ”, học để có thể tìm ra một nghề nghiệp mới và nâng cao vị trí xã hội của bản thân là động lực hiếu học trong nhân dân. Hiếu học là đặc Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2