intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động Việt

Chia sẻ: Nguyen Loan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

110
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hà Nội thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của đất nước. Hà Nội còn là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Du lịch góp một vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội. Với nhiều tiềm năng to lớn về kinh tế, tiềm năng quý giá về nhân văn, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước. Khách trong nước và ngoài nước không ngừng đến Hà Nội. Họ đến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động Việt

  1. TIỂU LUẬN: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động Việt
  2. Phần mở đầu 1- Lý do chọn đề tài Hà Nội thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của đất nước. Hà Nội còn là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Du lịch góp một vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội. Với nhiều tiềm năng to lớn về kinh tế, tiềm năng quý giá về nhân văn, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước. Khách trong nước và ngoài nước không ngừng đến Hà Nội. Họ đến suất phát từ nhiều mục đích khác nhau như học tập, thăm quan, tìm kiếm cơ hội đầu tư….Trong điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế ngành,kinh tế việt nam đã thu được những thành công đáng kể. Đứng dưới góc độ ngành du lịch đây là cơ hội cho sự phát triển của ‘ngành công nghiệp không khói’ đặc biệt là trong lĩnh kinh doanh khách sạn. Hệ thống các khách sạn với số lượng lớn, quy mô khác nhau đã tạo ra kiến trúc mới cho cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển hiện nay, vẫn còn hạn chế, điều này khó tránh khỏi. Kinh doanh khách sạn không nằm ngoài xu h ướng trên. Để đáp ứng yêu cầu của phát triển ngành trong tiến độ hội nhập với khu vực và quốc tế, thị trường cung ứng dịch vụ và lưu trú đã trở nên sôi động khi có sự tham gia của hàng loạt các khách sạn dưới nhiều hình thức, điều này buộc các doanh nghiệp khách sạn phải đối mặt với thực trạng gay gắt. Các doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin về thị trường, về nguồn khách, giá cả thị trường, giúp cho các doanh nghiệp tìm ra sản phẩm riêng của mình, xác định được giá bán hợp lý đảm bảo được nguồn nhân lực hiện có, vừa mang lại lợi nhuận cao. Để thực hiện được tất cả các điều trên, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng hơn cả. Vấn đề lao động và sử dụng lao động có hiệu quả luôn được các doanh nghiệp quan tâm, chính vì vậy đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động Việt
  3. 2- Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: * Mục đích: - Nghiên cứu một cách kỹ hơn đặc điểm của lao động trong khách sạn, hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam. Qua đó đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng lao động tại Nhà Khách Tổng Liên Đoàn Lao Động một cách có hiệu quả. * Nhiệm vụ: a- Nghiên cứu vấn đề lý luận về lao động – hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh khách sạn. b- Phân tích vấn đề về lao động – hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn c- Tìm ra những giải pháp để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn 3- Đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu: * Đối tượng nghiên cứu của khoá luận này: - Là người lao động và sử dụng lao động trong khách sạn để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. * Phạm vi: - Chỉ nghiên cứu vấn đề về lao động và hiệu quả sử dụng lao động ở quy mô nhỏ là trong một doanh nghiệp cụ thể ở đây là Nhà khách TổngLiên Đoàn. Số liệu được sử dụng giới hạn từ năm 2001 – 2003. * Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu qua sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo vê thực trạng sử dụng lao động trong tình hình phát triển hoạt động kinh doanh khách sạn từ đó đưa ra phương hướng. + Phương pháp thống kê:
  4. - Thống kê để so sánh tính tương đối và tuyệt đối từ đó đưa ra kết luận chung về tình hình sử dụng lao động tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn. - Ngoài ra còn sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh các thông tin điều tra thực tế kết hợp các phương pháp nghiên cứu sẽ làm tăng thêm độ tin cậy và thuyết phục cho chuyên đề. 4- Kết cấu của chuyên đề: - Luận văn chia làm ba phần chính: + Mở đầu + Nội dung + Kết luận Phần nội dung sử dụng 14 bảng Chương I : Cơ sở lý luận về lao động và hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh khách sạn. Chương II: Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao Động. Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
  5. Chương i Lao động và hiệu quả sử dụng lao động trong khách sạn 1-Hoạt động kinh doanh khách sạn: 1.1/ Kinh doanh khách sạn: Con người luôn luôn không thoả mãn với nhu cầu hiện tại. Con người luôn luôn có nhu cầu và được phát triển từ cấp thấp đến cấp cao hơn. Vì vậy “Đẳng cấp nhu cầu” của Maslon là một trong những nhận thức về động cơ thúc đẩy con người. Maslon cho rằng khách hàng suy nghĩ trước khi hành động, thông qua đó đưa quyết định hợp lý. Maslon đề cập đến năm phạm trù về nhu cầu: 1 Tự 1 hoàn thiện Sự tôn 2 trọng 3 Quan hệ xã hội 4 Được an toàn 5 Trong bậc thang nhu cầu trên, nhu cầu sinh học là nhu cầu thiết yếu vì con người muốn tồn tại và phát triển thì phải cần nhu cầu ăn uống, ở, mặc, nghỉ ngơi, thư giãn … Do đó thì con người có đi du lịch hay không thì họ đều phải ăn uống, nghỉ ngơi. Vì vậy, kinh doanh khách sạn thực chất là cung ứng các tiện nghi lưu trú, dịch vụ ăn uống vui chơi giải trí và dịch vụ bổ sung.
  6. Quan niệm một cách đầy đủ nhất thì kinh doanh khách sạn là loại hình kinh doanh dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các nhu cầu khác của khách du lịch trong thời gian lưu trú tạm thời không phải nơi ở thường xuyên của họ tại một nơi nào đó và mang lại lợi ích kinh tế cho cơ sở kinh doanh. Qua định nghiã trên ta thấy kinh doanh khách sạn có 3 chức năng cơ bản: + Chức năng sản xuất: Trực tiếp tạo ra sản phẩm dưới dạng vật chất. + Chức năng lưu thông: Bán sản phẩm có được của mình hoặc của người khác.` + Chức năng tiêu thụ sản phẩm: Tạo ra các điều kiện để tổ chức tiêu dùng sản phẩm ngay tại khách sạn. 1.2/ Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn. - Du lịch và khách sạn là hai yếu tố không thể tách rời nhau. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố du lịch để tạo nên vùng du lịch. Vì khách du lịch với mục đích khám phá “tài nguyên du lịch” mà nơi ở thường xuyên không có. Số lượng, chất lượng của tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch tại vùng đó hay một quốc gia. Vậy khách sạn muốn có khách để phục vụ thì bản thân khách sạn phải gắn với tài nguyên du lịch. Nói cách khác tài nguyên du lịch là điều kiện để hoạt động kinh doanh khách sạn. Điều này dẫn đến quy mô, thứ hạng, loại khách sạn chịu sự tác động của tài nguyên. Nói như vậy không có nghĩa là ở đâu có tài nguyên thì ở đó mọc lên các khách sạn. Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng vốn đầu tư là lớn. Điều này cũng xuất phát từ bậc thang nhu cầu về du lịch hay nói cách khác là nhu cầu cao cấp của khách về lưu trú và tính đồng bộ trong khách sạn. Ngoài sự thoả mãn về thăm quan, nghỉ ngơi, chữa bệnh, hội họp … khách du lịch còn cần thoả mãn các nhu cầu thiết yếu về đời sống sinh hoạt của mình. Ngoài lượng vốn lớn, khách sạn cần phải có một lượng vốn chi phí cho tiền đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, khắc phục tính thời vụ.
  7. Hàng năm khách sạn còn phải trả chi phí cho sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất trong khách sạn. Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lương lao động trực tiếp tương đối cao. Do đặc điểm của ngành dịch vụ làm thoả mãn nhu cầu cao cấp của con người, nó đa dạng và không có tính khuôn mẫu, cho nên không thể dùng người máy để thay thế con người được. - Hoạt động kinh doanh khách sạn chịu sự tác động của tính thời vụ. Do đặc điểm của khách sạn gắn với tài nguyên du lịch, mà tài nguyên du lịch phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu … nên việc kinh doanh diễn ra theo mùa vụ. Như khách sạn ở ven biển thì công việc kinh doanh chủ yếu là vào mùa hè. Điều này đặt ra một vấn đề mà các nhà quản lý phải đưa ra biện pháp khắc phục tính thời vụ một cách hợp lý 2. Lao động trong kinh doanh khách sạn: 2.1/ Lao động trong kinh doanh khách sạn. Lao động trong khách sạn là lao động dịch vụ, là quá trình lao động phi vật chất, sử dụng chủ yếu là chân tay và sức lực để phục vụ khách, thoả mãn nhu cầu của khách. Để đánh giá chất lượng phục vụ còn phụ thuộc vào người tiêu dùng. Lao động trong khách sạn đòi hỏi độ chuyên môn hoá cao. + Chuyên môn hoá theo bộ phận: Trong khách sạn có rất nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có một chức năng riêng, nhiệm vụ khác nhau. Điều này đòi hỏi đội ngũ lao động phải được đào tạo theo chuyên ngành và chuyên sâu. + Chuyên môn hoá theo thao tác kỹ thuật, có kỹ thuật cao mới tạo ra sự hài lòng cho khách khi được phục vụ. Thời gian lao động trong khách sạn phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách.
  8. Thời gian làm việc trong khách sạn là 365 ngày trên một n ăm, 24 giờ trên một ngày và không có thời gian đóng cửa. Điều này gây khó khăn cho quản lý lao động, đòi hỏi lượng lao động lớn … Ngoài ra còn ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của người lao động. Vì vậy khách sạn phải có chế độ hợp lý để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, giúp họ hoàn thành tốt công việc được giao. - Cường độ lao động cao đồng thời phải chịu môi trường tâm lý phức tạp. Đa số lao động trong khách sạn phải làm việc trực tiếp với khách, tiếp xúc với nhiều đối tượng khách khác nhau về dân tộc, sở thích, tuổi, giới tính, địa vị xã hội … Do vậy để đạt được hiệu quả phục vụ người lao động phải có sức chịu đựng về tâm lý là phải luôn luôn làm hài lòng khách. Tóm lại yêu cầu của khách đối với chất lượng phục vụ trong khách sạn cũng khác nhau. Vấn đề này khách sạn phải nghiên cứu nắm bắt được phần nào yêu cầu của khách để làm thoả mãn tối đa nhu cầu của họ. Trong tình trạng sử dụng lao động lãng phí, giảm sút chất lượng phục vụ. Đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh. 2.2/ Cơ cấu lao động trong khách sạn. Cơ cấu lao động trong khách sạn là tập thể những nhóm người lao động, có hai loại cơ cấu cơ bản trong tập thể người lao động. + Cơ cấu dân cư. + Cơ cấu về trình độ nghiệp vụ. - Đặc điểm về cơ cấu dân cư. Cơ cấu dân cư là tập hợp nhóm người lao động theo tuổi tác, giới tính, dân tộc và thành phần xã hội. + Cơ cấu theo độ tuổi lao động. Độ tuổi trung bình trong khách sạn là tương đối thấp, lao động nữ thường từ 20 – 30 tuổi, nam từ 20 – 40 tuổi. Tuy nhiên độ tuổi này còn phụ thuộc vào từng
  9. chức năng, nhiệm vụ của công việc. Tuổi cao thường bố trí ở bộ phận quản lý, độ tuổi trung bình ở bộ phận lao động trực tiếp. + Cơ cấu lao động theo giới tính: Trong kinh doanh khách sạn, lao động nữ thường chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nam. Cơ cấu giới tính của lao động trong khách sạn khác nhau theo từng nghiệp vụ. Như bộ phận lễ tân thì thường chiếm 95-100% là nữ. Tổ bảo vệ, sửa chữa thì thường chiếm 100% là nam. Cơ cấu về trình độ nghiệp vụ: Là tập hợp những nhóm người lao động theo trình độ nghiệp vụ, theo nghề nghiệp, thâm niên công tác. Do nhu cầu của khách là đa dạng nên đòi hỏi phải nhiều ngành nghề, do đó cơ cấu nghiệp vụ trong khách sạn có thể chia thành hai nhóm: + Nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp … + Nghiệp vụ kế toán, ngân hàng, quản lý, lái xe … Do đòi hỏi về trình độ nghiệp vụ trong khách sạn có một vài nét cơ bản sau: + Bao gồm cả nhóm trí thức và công nhân, trong đó công nhân chiếm tỷ trọng lớn hơn. + Đòi hỏi về trình độ văn hoá không cao lắm do sử dụng nhiều lao động chân tay. + Riêng về nghiệp vụ luôn đòi hỏi người lao động ở mức thuần thục, phong cách ứng xử trang nhã, giao tiếp tốt. Tóm lại nghiên cứu kỹ những đặc điểm đó sẽ giúp cho khâu tuyển chọn lao động hợp lý và sử dụng lao động một cách có hiệu quả. 2.3/ Quá trình tổ chức quản lý. Tính chu kỳ: Tính chu kỳ của quá trình tổ chức quản lý được thể hiện qua việc bố chí phân công lao động một cách linh hoạt. Số lượng nhân viên có thể tăng, giảm theo thời vụ… Do đó công tác quản lý lao động phải được quan tâm.
  10. Tính luân chuyển : Tính luân chuyển lao động trong kinh doanh khách sạn được thể hiện qua tuổi tác, thâm niên công tác mà được bố trí ở bộ phận khác nhau. Trong quá trình luân chuyển như vậy họ phải được đào tạo nghiệp vụ trước để đảm bảo chất lượng phục vụ. 2.4/ Phân loại lao động trong khách sạn Qua nghiên cứu ta thấy tính chất công việc của người lao động trong khách sạn rất đa dạng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở từng bộ phận, các bộ phận được chia theo các tiêu thức sau: Căn cứ vào hoạt động kinh doanh, lao động trong khách sạn được chia thành các bộ phận sau. + Lao động trong kinh doanh lưu trú. + Lao động trong kinh doanh ăn uống. + Lao động trong các dịch vụ khác. Căn cứ vào mức độ tác động vào quá trình kinh doanh khách sạn. + Lao động gián tiếp: Là lao động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh các bộ phận quản lý. + Lao động gián tiếp: Là lao động trực tiếp phục vụ khách như lễ tân, buồng, bàn … Căn cứ vào cách thức sử dụng lao động trong khách sạn của ban quản lý. + Lao động trong biên chế. + Lao động ngoài biên chế 3. Hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doang khách sạn. 3.1/ Khái niệm: Hiệu quả sử dụng lao động là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng trong hoạt động kinh tế của mọi ngành kinh tế nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói
  11. riêng. Nó phản ánh trình độ sử dụng lao động chung của từng ngành và của toàn xã hội. 3.2/ Các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. * Yêu cầu đối với các chỉ tiêu. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, thông qua đó doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh, so sánh với các doanh nghiệp khác, so sánh với kỳ trước … Điều này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng lao động hợp lý chưa. Từ đó khắc phục điểm yếu phát huy điểm mạnh trong công tác tổ chức và quản lý lao động. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng lao động trong các doanh nghiệp phải thông qua các chỉ tiêu sau: - Năng suất lao động bình quân. - Lợi nhuận bình quân trên một lao động. - Doanh thu trên tiền lương. - Lợi nhuận thu được trên tiền lương. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động: - Các chỉ tiêu chung. + Chỉ tiêu về năng suất lao động. TR W : Năng suất lao động W= T TR: Tổng doanh thu T : Tổng số lao động Chỉ tiêu này đánh giá một cách chung nhất về hiệu quả sử dụng lao động của toàn doanh nghiệp trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm). + Chỉ tiêu về lợi nhuận bình quân (N) LN N: Lợi nhuận bình quân N= T LN: Tổng lợi nhuận
  12. T: Tổng số lao động Chỉ tiêu này cho ta thấy lao động của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận (tháng, quý, năm) nó phản ánh năng suất của mỗi người lao động trong doanh nghiệp. - Ngoài chỉ tiêu cỏ bản trên còn một số chỉ tiêu bổ sung. + Doanh thu bình quân trên một đồng chi lương. ý nghĩa của chỉ tiêu này cho biết cứ một chi phí lương bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. + Lợi nhuận bình quân trên một chi phí lương. ý nghĩa của chi phí này cho biết cứ một đồng chi phí lương trong kỳ mang lại bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn thì nó phản ánh doanh nghiệp sử dụng quỹ lương càng có hiệu quả. + Quỹ lương so với năng suất lao động. ý nghĩa của chỉ tiêu này cho biết ứng với một đồng doanh thu thì sẽ cần bao nhiêu chi phí lương cho lao động sống. - Các chỉ tiêu đánh giá ở từng bộ phận. + Bộ phận quản lý: Đánh giá được hiệu quả sử dụng ở bộ phận này rất khó. Vì kết quả hoạt động quản lý phụ thuộc rất nhiêu vào các nhân tố thời gian. Vi vậy hiệu quả sử dung lao động được đánh giá trước tiên thông qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Tổ kế toán: Hiệu quả lao động được đánh giá thông qua việc thực hiện công tác quản lý, kế toán, thống kê, phân tích các con số trong quá trình kinh doanh theo đúng nguyên tắc. + Tổ lễ tân: Chất lượng lao động ở tổ này được đánh giá thông qua trình độ sử dụng ngoại ngữ, thái độ phục vụ khách, hiểu được tâm lý khách, và hệ số sử dụng buồng.
  13. + Tổ buồng, giặt là: Đánh giá thông qua số phòng trên môt nhăn viên phục vụ,mức độ sạch sẽ của phòng. + Tổ bàn bar, bếp: Được đánh giá thông qua sản phẩm cung câp cho khách: Ăn uống về số lượng, chất lượng đảm bảo về thẩm mỹ,vệ sinh, giá cả hợp lý. Phục vụ nhanh chóng kịp thời, thái độ phục vụ lịch sự, vui vẻ và nhiệt tình, trang thiết bị phải sạch sẽ. + Tổ sửa chữa: Đánh giá qua chất lượng của thiết bị trong ngành: An toàn, khắc phục sự cố. + Tổ dịch vụ khác: Hiệu quả sử dụng lao động của tổ này đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Doanh thu bình quân của nhân viên Lợi nhuận bình quân của nhân viên. 3.3/ Một số nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng lao động trong khách sạn. 3.3.1/ Nhân tố bên trong: Nhân tố trong tổ chức quản lý khách sạn. + Phân công lao động hợp lý phù hợp với năng lực, trình độ của nhân viên so với đòi hỏi của công việc của chức danh. Phân công lao động hợp lý sẽ giúp khách sạn tránh được tình trạng lãng phí sức lao động, lao động không có hiệu quả … điều này làm giảm năng suất lao động. + Quản lý lao động bằng hình thức trả lương, khuyến khích lao động làm việc bằng chế độ thưởng phạt, làm việc theo ca kíp, theo tổ. + Tuyển chọn và đào tạo lao động. - Tuyển chọn lao động là một khâu rất khó khăn và phức tạp, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. - Đào tạo lao động để trang bị cho họ kiến thức hoặc nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn.
  14. + Quy trình công nghệ. - Quy trình công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của nhân viên. Vì vậy đòi hỏi các bộ phận phải hoạt động đều đặn, ăn khớp với nhau. 3.3.2/ Nhân tố bên ngoài: - Nhân tố mùa vụ trong du lịch: Tính mùa vụ ảnh hưởng rất lớn đến lực lượng lao động, làm cho lực lượng lao động không ổn định, lúc thiếu, lúc thừa. Vì vậy các nhà quản lý phải xác định được tính mùa vụ của du lịch để sử dụng lao động một cách hợp lý. Nhưng riêng với kinh doanh khách sạn lao động vẫn phải được đảm bảo về số người phục vụ cho khách sạn hoạt động 24/ 24 giờ trong ngày. - Nguồn khách đối với khách sạn: Khách sạn với các đặc điểm về giới tính, quốc tịch, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội và những đặc điểm về tâm sinh lý là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ lao động hợp lý. Để làm được điều này đòi hỏi các lao động phải được qua đào tạo riêng trong ngành du lịch. - Các chính sách, chế độ của Đảng và nhà nước đối với người lao động. Chính sách bảo hiểm xã hội, quỹ phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động cũng như trách nhiệm của họ với công việc. Nó làm thúc đẩy hiệu quả lao động. - Luật pháp: Trong những năm gần đây, nhà nước đã ban hành Luật Lao động nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Luật này được áp dụng trong tất cả các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, liên doanh … Kinh tế: Do đặc điểm kinh tế của mỗi quốc gia khác nhau, kinh tế phát triển tác động tích cực đến lực lượng lao động. Khi đó các cơ sở vật chất kỹ thuật ngành được phát triển, các điểm du lịch được đầu tư nhiều hơn, mở rộng hơn cả về quy môvà số lượng, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Văn hoá - xã hội : Do chính sách mở cửa của nền kinh tế kéo theo sự ảnh hưởng về văn hoá và xã hội. Vì vậy đòi hỏi nguồn lao động phải biết hoà nhập với cái mới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá riêng cuả dân tộc mình.
  15. 4. ý nghĩa của lao động và quản lý sử dụng lao động trong kinh doanh khách sạn. 4.1/ Con người là yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh khách sạn. - Con người tạo ra những sáng kiến, phát minh trong công tác quản lý tổ chức làm cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. - Nghiệp vụ giỏi của lao động tạo ra năng suất lao động có hiệu quả. 4.2/ Chi phí cho lao động thường chiếm một phần đáng kể trong giá thành du lịch. Vì vậy cần sử dụng lao động tiết kiệm và có hiệu quả.
  16. Chương II Thực trạng sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng lao động trong Nhà Khách Tổng Liên Đoàn 1- Giới thiệu về nhà khách. 1.1/ Vị trí: - Nhà khách Tổng Liên đoàn trực thuộc cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nhà khách được xây dựng ở vị trí có không gian thoáng mát, cảnh quan đẹp, nằm ở trung tâm Hà Nội, gần ga Hà Nội và quảng trường 1/5 sau cung văn hoá Hữu nghị Việt –Xô. Có tên đầy đủ: Nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Địa chỉ: Số 95 – 97 Trần Quốc Toản – quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Điện thoại: 8.222.521 – 8.222.261. Đây là vị trí thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch, công tác… cho quý khách dừng chân tại nhà khách Tổng Liên đoàn. 1.2/ Quá trình thành lập: - Nhà khách Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là một đơn vị doanh nghiệp có thu, tiền thân là trạm trung chuyển Tổng Liên đoàn Lao động được thành lập theo quyết định số 187/QĐ-TLĐ ngày 21/01/1997 đến ngày 5/3/1999 tại quyết định số 336 của Tổng Liên đoàn Lao động đổi tên từ trạm trung chuyển thành nhà khách Tổng Liên đoàn. - Nhà khách có quy mô 6 tầng và ban đầu được xây dựng với 55 buồng nghỉ, 140 giường. Về dịch vụ ăn thì có 2 phòng ăn lớn, 1 phòng ăn nhỏ có sức chứa 550 suất ăn sang trọng lịch sự. Ngoài ra, nhà khách còn có 1 phòng họp lớn đủ chỗ cho 160 chỗ ngồi và một phòng họp nhỏ 50 chỗ ngồi. - Do đòi hỏi của nhu cầu khách tăng về lưu trú tại nhà khách, để đáp ứng nhu cầu này, đến năm 2000 nhà khách đã quyết định mở rộng quy mô, tăng thêm
  17. 24 phòng nghỉ và trong tổng số 79 phòng nghỉ thì có 12 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ khách nước ngoài. Nhà khách đã có 3 phòng họp lớn nhỏ tương ứng với 30 – 140 – 250 chỗ ngồi. 1.3 Một số đặc điểm của Nhà khách Tổng liên đoàn: - Đặc điểm về sản phẩm: Cũng như các khách sạn khác lĩnh vực kinh doanh chính của Nhà Khách là kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. Ngoài ra còn kinh doanh một số dịch vụ khác. + Dịch vụ cho thuê văn phòng, tổ chức đám cưới, hội nghị, hội thảo (từ 50 – 250 chỗ ngồi) + Dịch vụ giặt là, quầy bar - Đặc điểm về khách: Khách của nhà khách chủ yếu là khách đi công tác. Gồm khách công đoàn, khách hội nghị, khách hội thảo các đoàn khách từ các tỉnh bạn đến đây công tác… Ngoài ra còn một số khách vãng lai thuê phòng theo tiếng hoặc ngày. + Cơ cấu khách theo quốc tịch: Phục vụ chủ yếu là khách nội địa đi họp, công tác…., nhưng hiện nay khách đến Nhà Khách quốc tế và nội địa. Bảng 1: Số lượng khách quốc tế và nội địa 2002/2001 2003/2002 Năm chỉ tiêu ĐV 2001 2002 2003 (%) (%) Tổng số khách Lượt 39.550 45.534 5,1% 53.530 7,6% khách Khách nội địa Lượt 32.367 36.785 3,6% 44.652 4,1% khách Khách quốc tế Lượt 7.183 8.749 21,8 8.878 1,5% khách
  18. Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy tổng lượt khách có xu hướng tăng. Năm 2002 tăng so với 2001 là 5.984 lượt khách hay 5,1%. Trong đó khách nội địa tăng 4.418 lượt hay 5,1%. Trong đó khách nội địa tăng 4.418 lượt khách hay 3,6%, khách quốc tế tăng 1.566 lượt hay 21,8%. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 7.996 lượt khách hay 7,6%, khách nội địa tăng 7.867 lượt khách hay 4,1% khách quốc tế tăng 129 lượt khách 1,5%. Khách quốc tế ở đây, chủ yếu là khách Trung Quốc, Đài Loan, Pháp, Mỹ… Chiếm tỷ lệ thấp do đặc điểm Nhà khách mới thành lập nên chưa đón được nhiều lượt khách quốc tế. Do dịch Sars năm 2003 nên mức tăng của năm 2003 so với năm 2002 thấp hơn năm 2002 với năm 2001. + Về cơ cấu chỉ tiêu của khách: Khách đến Nhà Khách chủ yếu là dùng dịch vụ lưu trú. + Về nguồn khách: Khách đến Nhà Khách thường chủ yếu là do mối liên hệ giữa Nhà Khách và các cơ quan ở nhà nước tại Hà Nội hay các tỉnh bạn, khách thông qua lưu hành hay tự đến là không nhiều vì vậy Nhà Khách nên có biện pháp khai thác khách tốt hơn qua các hàng lữ hành, quảng cáo… 1.4/ Các điều kiện đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh: 1.4.1/ Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật Nhà khách có quy mô cao 6 tầng bao gồm 80 phòng và 180 giường ngủ đầy đủ tiện nghi. Khu A địa chỉ 95 Trần Quốc Toản chuyên phục vụ khách nước ngoài, công vụ, khách nội địa. Khu B địa chỉ 97 Trần Quốc Toản chuyên phục vụ khách nước ngoài và cho thuê văn phòng đại diện. Đối với bộ phận đón tiếp: Là trung tâm của Nhà Khách, trang thiết bị gồm có: Máy tính nối mạng, fax, telex trực tiếp gọi ra nước ngoài, máy photocopy, đồng hồ treo tường của một số nước trên thế giới, tivi bắt được một số kênh nước ngoài. Bên
  19. cạnh đó còn có phòng khách, quầy bar, dãy ghế sofa đối diện nhau cùng bể cá và cây cảnh … hệ thống vệ sinh công cộng. Đối với bộ phận buồng: Bao gồm 80 phòng và 180 giường: Phòng 1 giường có 8 phòng, phòng 2 giường có 34 phòng, phòng 3 giường có 38 phòng. Bên cạnh đó còn có phòng dành riêng cho nhân viên phục vụ. Các phòng được trang bị hiện đại: ở mỗi phòng có điện thoại, tivi, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, quạt, hệ thống nước nóng lạnh, bàn uống nước, tủ đựng đồ, bàn gương, chăn ga gối đệm. + Cơ sở phục vụ ăn uống của nhà khách bao gồm: 3 phòng ăn lớn nhỏ, 2 nhà bếp và nhà kho. Phương tiện vận chuyển là thang máy, xe đẩy … nhanh và hiệu quả. + Đối với các dịch vụ bổ sung: Cửa hàng, kiốt bán tạp phẩm, đồ lưu niệm. Dịch vụ giặt là có khu vực riêng. 1.4.2/ Điều kiện về lao động : Bảng 2: Tình hình nhân lực của công tư năm 2003. TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 1 Tổng số lao động Người 124 2 Là người Việt Nam Người 124 3 Là người nước ngoài Người 0 4 Hợp đồng lao động không xác định thời hạn Người 56 5 Hợp đồng xác định thời hạn Người 48 6 Hợp đồng theo mùa vụ, công việc Người 17 7 Là lao động trực tiếp phục vụ Người 109 8 Là cán bộ quản lý, gián tiếp Người 15 9 Trình độ đại học Người 22
  20. 10 Trình độ trung cấp Người 25 11 Đào tạo nghiệp vụ, kỹ thuật … Người 77 12 Trình độ ngoại ngữ Người 63 13 Độ tuổi trung bình Người 33,5 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Nhà khách nói chung là vào độ tuổi hăng hái nên họ đều là những người có tính nghề tương đối thành thạo và có họ còn được đào tạo nghiệp vụ tại các lớp du lịch 3 – 8 tháng nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong khách sạn nói chung là tương đối cao. Trình độ tay nghề của nhân viên được chia theo từng nghiệp vụ. Nhân viên buồng: Bậc 5/5 chiếm 75% Nhân viên bàn, bar, bếp bậc 7/7 chiếm tỷ lệ 70% Nói chung trình độ học vấn nhấn viên ở đây chưa cao song họ có kinh nghiệm nhiều năm từ các khách sạn khác chuyển về, kinh nghiệm trong việc phục vụ các đoàn khách quan trọng. Hơn nữa trong quá trình làm việc họ luôn luôn học hỏi thêm những người có nhiều kinh nghiệm và qua các lớp đào tạo nghiệp vụ của Tổng Liên Đoàn. Trình độ ngoại ngữ, vi tính: Rất quan trọng đối với nhân viên khách sạn nói riêng và nhân viên trong ngành du lịch nói chung. Vì họ phải tiếp xúc với khách quốc tế trong giao tiếp. Họ phải có trình độ ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu trên. Trong nhà khách nhân viên có trình độ ngoại ngữ chưa có C – 15, B – 18, A – 30 điều này gặp khó khăn khi giao tiếp với khách quốc tế. Hợp đồng lao động ký theo mùa vụ chưa cao. 1.4.3 Điều kiện về vốn: Tổng số vốn của Nhà khách đến năm 2003 là 36.618.122.691 (ba mươi sáu tỷ sáu trăm mười tám triệu một trăm hai mươi hai ngàn sáu trăm chín mươi mốt đồng Việt Nam). Trong đó vốn lưu động chiếm 7,45% tổng số vốn: 2.731.215.885
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2