intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty phát triển Đô thị Kinh Bắc - KBC

Chia sẻ: Nguyen Vi | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:43

318
lượt xem
85
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc từ khi thành lập đến nay luôn tạo được vị thế chủ đạo trong kinh doanh.Ưu thế cạnh tranh nổi bật của KBC là việc kết hợp giữa KCN và đô thị dịch vụ.Ý tưởng độc đáo này không những mang lại giá trị kinh tế cho đất nước, cho doanh nghiệp mà còn thể hiện giá trị xã hội sâu sắc. Hơn thế nữa, các Khu Công nghiệp và đô thị dịch vụ của KBC luôn là những địa bàn thuận lợi về mọi mặt: Nằm trên vị trí giao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Tổng công ty phát triển Đô thị Kinh Bắc - KBC

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Q TRƯỜNG ĐH MỞ TP. HCM KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Đề Tài: Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tổng Công Ty Phát Triển Đô Thị Kinh Bắc – KBC Khoa: Tài Chính- Ngân Hàng Lớp: TN9A SVTH: Nhóm 10 GVHD: Ths. Võ Minh Long Năm Học: 2011-2012 q Tp. HCM ngày 08/04/2012 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU I. Lịch sử phát triển Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) được thành lập ngày 27 tháng 3 năm 2002, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2003 với chức năng ban đầu là đầu tư, xây dựng và kinh doanh Cơ sở hạ tầng Khu đô thị -
  2. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính Thương mại – Khu công nghiệp – Dịch vụ đa năng. • Ngày 19-12-2002, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh với diện tích 300ha, giao Công ty Cp phát triển Đô thị Kinh Bắc là chủ đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư. • Giai đoạn 2004-2007, toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã không ngừng học hỏi, sáng tạo, nỗ lực hết mình mở rộng các dự án, thu hút các tập đoàn công nghệ cao lớn nhất trên thế giới đến đầu tư như: Canon, Sanyo, Nippon Steel, Toyo Ink, Mitsuwa, Tenma của Nhật Bản, Foxconn, Mitac, Sentec của Đài Loan, Tyco Electronics của Hoa Kỳ... • Ngày 18-12-2007 đánh dấu bước ngoặt lịch sử của Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc, 88.000.000 cổ phiếu của Công ty CP Phát triển đô thị Kinh Bắc niêm yết tại TT giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã cổ phiếu: KBC • Ngày 19-12-2007, Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc long trọng tổ chức kỷ niệm 5 năm thành lập - Đón nhận Huân Chương hạng 3 của Chủ tịch nước trao tặng cho những thành tích xuất sắc trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư nước ngoài. Khởi công dự án Khu công nghiệp Quế Võ mở rộng với diện tích 300ha. • Ngày 26-05-2009, Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc chính thức đổi tên thành Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc. • Bên cạnh các dự án về Bất động sản, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc còn liên doanh đầu tư trong các lĩnh vực như Tài chính, Ngân hàng, khai khoáng; năng lượng, viễn thông…
  3. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính II. Giới thiệu chung KBC – NỀN TẢNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KBC – Doanh nghiệp hàng đầu về Bất động sản Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc từ khi thành lập đến nay luôn tạo được vị thế chủ đạo trong kinh doanh. Ưu thế cạnh tranh nổi bật của KBC là việc kết hợp giữa KCN và đô thị dịch vụ. Ý tưởng độc đáo này không những mang lại giá trị kinh tế cho đất nước, cho doanh nghiệp mà còn thể hiện giá trị xã hội sâu sắc. Hơn thế nữa, các Khu Công nghiệp và đô thị dịch vụ c ủa KBC luôn là những địa bàn thuận lợi về mọi mặt: Nằm trên vị trí giao thông thuận lợi, gần cảng biển, sân bay… Hội tụ tất cả những tiềm năng, thuận l ợi cùng vốn kinh nghiệm dày dặn, trong những năm gần đây, những dự án hàng đầu về bất động sản tại Việt Nam mà KBC đang nắm quyền quản lý như: KCN Quế Võ – Bắc Ninh; KCN Tràng Cát – Hải Phòng; Tổ hợp văn phòng, Trung tâm thương mại, Khách sạn 6 sao – Mỹ Đình – Hà Nội… là ước mơ cạnh tranh của các Doanh nghiệp bất động sản khác. Hiện nay, KBC không chỉ giữ vững vị trí số 1 về Bất động sản mà bằng những hướng đi đúng đắn trong kinh doanh, KBC hiện còn là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước ngoài FDI, nhất là thu hút đầu tư công nghệ cao (CNC) từ các Tập đoàn lớn nổi tiếng thế giới như: Canon, Foxconn, MITAC, Panasonic, Sanyo, Wintek, UMEC, Tenma, Mitsui, VS, Sentec, Toyo Ink, Yamato Industries, … Sản phẩm của Canon và Foxconn sản xuất tại KCN Quế Võ của KBC được Chính phủ Việt Nam đánh giá là sản phẩm công nghệ cao nhất ở Việt Nam hiện nay. Trải qua 9 năm hình thành và phát triển, tập thể Lãnh đạo và Cán bộ nhân viên Tổng Công ty Phát triển Đô thị kinh Bắc (KBC) đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ kinh doanh. Với những thành tích đó, KBC đã được Đảng, Nhà nước, các Bộ Ban Ngành, tổ chức trong và ngoài nước ghi nhận qua những giải thưởng: Huân chương Lao động hạng Ba, Ngôi sao Kinh doanh dành cho Doanh nghiệp hội nhập thành công nhất 2007, là 1 trong 23 Doanh nghiệp toàn ASEAN được nhận giải thưởng “Doanh nghiệp ASEAN 2010”, TOP 10 Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2009, TOP 100 năm 2010; Giải thưởng Thương mại và dịch vụ, Quả cầu vàng 2008 - 2009, Ngôi sao Việt Nam 2008 - 2009, Top 20 thương hiệu chứng khoán Việt Nam, Thương hiệu quốc gia 2010… Đặc biệt, với nhiều thành tích xuất sắc vượt bậc trong các phong trào thi đua, KBC là đơn vị đầu tiên liên tiếp 7 lần được nhận Cờ thi đua của Chính phủ (2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010). Gần đây nhất, KBC đã vinh dự được Chính phủ Việt Nam chọn là 1 trong 43 thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Điều ít ai ngờ đến là những thành công của Kinh Bắc hôm nay đạt được chỉ trong 9 năm hoạt động với vốn ban đầu chỉ là 20 tỷ đồng khởi nguồn từ việc xây dựng phát triển khu công nghiệp. Chia sẻ với báo chí và toàn thể cổ đông, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc KBC – Ông Đặng Thành Tâm khẳng định: "Chúng tôi phải vượt qua mọi khó khăn thử thách để biến những mảnh đất hoang sơ ở những vùng kinh tế khó khăn, kém phát triển trở thành những KCN được lấp đầy bởi những nhà máy công nghệ cao". KBC – Kinh doanh không tách rời hoạt động xã hội
  4. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính Trong nhiều năm qua, song hành với các chiến lược phát triển kinh doanh, KBC luôn là doanh nghiệp tích cực và hết mình trong các công tác xã hội và hoạt động vì cộng đồng với nguồn ngân sách hàng năm lên đến hàng chục tỷ đồng.KBC đã được tặng Kỷ niệm chương “Nhân ái Việt Nam” cho các hoạt động tích cực giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam. Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc hoạt động với phương châm: Lợi ích của khách hàng là trên hết; Lợi ích của người lao động được quan tâm; Lợi ích c ủa c ổ đông được chú trọng; Đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển cộng đồng. Ngoài việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, KBC rất chăm lo đến sức khỏe và đời sống của người lao động, tích cực tham gia, chung s ức đóng góp xây dựng bệnh viện, trạm y tế và xây dựng trường học. Những năm qua, Tổng Công ty luôn nằm trong số các doanh nghiệp đứng đầu về hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và chăm lo đến đời sống của người lao động. Phát huy tinh thần từ những năm trước, riêng năm 2010, số tiền ủng hộ và làm công tác xã hội của Tổng Công ty Kinh Bắc cũng lên tới 15 tỷ đồng. Sắp tới, các dự án lớn ở Hà Nội và TP HCM sẽ là các dự án khẳng định vị thế của KBC trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản và hoạt động xã hội ở Việt Nam. Điểm đặc biệt nhất của KBC đó là chiến lược phát triển ổn định, bền vững với kế hoạch được chuẩn bị cho 10 năm đến 20 năm mà chưa có doanh nghiệp nào ở Việt Nam làm được. Với số lượng KCN, đô thị, các dự án bất động sản lớn đang nắm giữ hiện nay, KBC tin tưởng sẽ có đủ tài nguyên để phát triển rất mạnh trong 10 năm sắp tới, đặc biệt để đón đầu nhịp sống cho chu kỳ tăng trưởng hậu khủng hoảng. III.Lĩnh vực hoạt động 1. Khu công nghiệp
  5. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) là nhà cung cấp mặt bằng và dịch vụ tiện ích KCN số 1 tại Việt Nam, trở thành một trong 5 công ty hàng đầu về BĐS dân dụng tại Việt Nam, tham gia đầu tư vào những lĩnh vực hỗ trợ phát triển KCN như Năng lượng, các ngành dịch vụ liên quan. KBC là doanh nghiệp phát triển KCN ở Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm, lấy phát triển KCN là chủ đạo, thực hiện các dự án có vị trí tốt ở những địa phương đang kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, đồng thời được Chính phủ hỗ trợ cao. Hiện nay, cùng với việc phát triển KCN KBC còn tập trung phát triển các dự án bất động sản đô thị, trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp. Ngoài ra KBC đang mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực hỗ trợ phát triển KCN, nâng cao các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho hoạt động KCN (ví dụ: KBC đầu tư vào lĩnh vực Năng lượng để cung cấp nguồn điện ổn định cho các KCN; về các sản phẩm dịch vụ khác hiện nay KBC đang cung cấp miễn phí các dịch vụ thu phí cơ sở hạ tầng khi hạ tầng chưa hoàn thiện và tư vấn các dịch vụ cấp phép đầu tư). KBC hiện còn là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước ngoài FDI, nhất là thu hút đầu tư công nghệ cao (CNC) từ các Tập đoàn lớn nổi tiếng thế giới như: Canon, Foxconn, MITAC, Panasonic, Sanyo, Wintek, UMEC, Tenma, Mitsui, VS, Sentec, Toyo Ink, Yamato Industries, … Sản phẩm của Canon và Foxconn sản xuất tại KCN Quế Võ của KBC được Chính phủ Việt Nam đánh giá là sản phẩm công nghệ cao nhất ở Việt Nam hiện nay. 2. Tài chính – ngân hàng Hệ thống chi nhánh Ngân hàng trên khắp cả nước là điểm tựa tài chính bền vững cho các dự án của KBC. Hiện tại, KBC đang là cổ đông chiến lược của hai ngân hàng thương mại cổ phần đã và đang gặt hái được những thành tựu đáng kể. Đó là:
  6. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính •Ngân hàng TMCP Nam Việt (NAVIBANK) được thành lập từ năm 1995, đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính – tiền tệ thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định cả về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh doanh. • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (WESTERNBANK) được thành lập cuối năm 1998 và chính thức chuyển đổi mô hình sang ngân hàng đô thị từ tháng 06 năm 2007, Westernbank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tích hợp sử dụng công nghệ vân tay trong các giao dịch ngân hàng, và kèm theo ứng dụng hệ thống camera quan sát thông qua internet (IP camera), phát triển kênh phân phối dựa trên công nghệ hiện đại: ATM, TCD, POS (khách hàng rút tiền mặt tại Ngân hàng bằng thẻ ATM), và đang phát triển Kiosbanking, kết nối thành công hệ thống SWIFT, hệ thống Banknet, VNBC và Smartlink... 3. Năng lượng - KBC phát triển các dự án thủy điện, nhiệt điện với tổng công suất hàng ngàn Megawatt. 4. Khai khoáng
  7. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính - Nhà máy chế biến xỉ Titan lớn và hiện đại nhất Việt Nam, sản phẩm có hàm lượng lên tới 93%. 5. Giáo dục – Đào tạo - Trường Đại học Hùng Vương - TP Hồ Chí Minh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước.
  8. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính 6. Đô thị - khách sạn - Đô thị - Trung tâm thương mại - Khách sạn
  9. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính IV. Cơ cấu tổ chức V. Công ty con 1. Công ty CP KCN Sài Gòn - Bắc Giang Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang là công ty cổ phần được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2003000142 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bắc Giang cấp ngày 6 tháng 4 năm 2005 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi gần nhất lần thứ 2 ngày 20 tháng 3 năm 2008 với mức vốn điều lệ là 200 tỷ đồng Việt Nam. Hoạt động chính của công ty này là cho thuê đất đã được xây dựng xong cơ sở hạ tầng, cho thuê hoặc bán nhà, nhà xưởng, kinh doanh các dịch vụ khu công nghiệp, khu dân cư đô thị. Công ty này có trụ sở tại Khu công nghiệp Quang Châu, xã Quang Châu, huyện
  10. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc nắm giữ 62% vốn điều lệ của công ty con này tại ngày 31 tháng 12 năm 2010. KCN Quang Châu được thành lập theo quyết định số 637/QDTTg ngày 25/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ do Công ty CP khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang làm chủ đầu tư, là KCN lớn và quan trọng hàng đầu của tỉnh Bắc Giang với tổng diện tích 600 ha được xây dựng theo mô hình quần thể kiến trúc hiện đại gồm: KCN - Khu đô thị - Khu vui chơi giải trí và dịch vụ. 2. Công ty CP KCN Sài Gòn - Hải Phòng Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng là công ty cổ phần được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203002451 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp lần đầu ngày 20 tháng 7 năm 2006 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi gần nhất l ần thứ 2 ngày 24 tháng 6 năm 2009 với mức vốn điều lệ là 200 tỷ đồng Việt Nam. Hoạt động chính của công ty này là cho thuê đất đã được xây dựng xong cơ sở hạ tầng, cho thuê hoặc bán nhà, nhà xưởng, kinh doanh các dịch vụ khu công nghiệp, khu dân cư đô thị. Địa chỉ đăng ký của công ty này đặt tại Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc nắm giữ 90% vốn điều lệ của công ty con này tại ngày 31 tháng 12 năm 2010. Tràng Duệ là KCN lớn và hàng đầu của TP Hải Phòng với tổng diện tích 600ha được xây dựng theo mô hình quần thể kiến trúc hiện đại gồm: KCN – Khu đô thị - Khu vui chơi giải trí và dịch vụ. Tuy mới đi vào hoạt động nhưng KCN Tràng Duệ đã đạt được những thành tích đáng kể. Gần 20 dự án được cấp phép và đi vào hoạt động, thu hút đ ược các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Anh Quốc, Đài Loan. 3. Công ty CP Sài Gòn - Tây Bắc Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Sài Gòn - Tây Bắc là công ty cổ phần được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303097752 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 4 tháng 11 năm 2003 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi gần nhất l ần th ứ 5 ngày 15 tháng 7 năm 2009 với mức vốn điều lệ là 300 tỷ đồng Việt Nam. Hoạt động chính của công ty này là cho thuê đất đã được xây dựng xong cơ sở hạ tầng, cho thuê hoặc bán nhà, nhà xưởng, kinh doanh các dịch vụ khu công nghiệp, khu dân cư đô thị. Công ty này có trụ sở tại ấp Trạm Bơm, Quốc lộ 22, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc nắm giữ 60.52% vốn điều lệ của công ty con này tại ngày 31 tháng 12 năm 2010. Công ty CP Phát triển Sài Gòn Tây Bắc (SCD) là chủ đầu tư Khu công nghiệp Tân Phú Trung, TP Hồ Chí Minh. Khu công nghiệp được thành lập theo quyết định số 961/CP-CN ngày 23/06/2004 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích 542ha, tọa lạc tại huyện Củ Chi thuộc phía Tây Bắc của TP Hồ Chí Minh.
  11. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính 4. Công ty CP Nhiệt điện Bắc Giang Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bắc Giang là công ty cổ phần được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 200300507 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang cấp lần đầu ngày 5 tháng 3 năm 2010 với mức vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng Việt Nam. Hoạt động chính của công ty này là đầu tư, xây dựng, vận hành và khai thác các công trình nguồn và lưới điện.Sản xuất và kinh doanh điện. Nhập khẩu thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa, các công trình điện, công trình kiến trúc của nhà máy điện và các hoạt động khác theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty này có trụ sở tại Khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc nắm giữ 51% vốn điều lệ của công ty con này tại ngày 31 tháng 12 năm 2010. Nhà máy Nhiệt điện Bắc Giang là dự án nhiệt điện đốt than công suất 600MV với tổng vốn đầu tư 800 triệu USD. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ cung cấp điện ôn định cho các doanh nghiệp trong hệ thống các KCN của KBC, ̉ chứng tỏ KBC cung cấp dịnh vụ ngày càng hoàn thiện và tốt hơn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư công nghệ cao đã tin tưởng và chon KCN của ̣ KBC để xây dựng nhà máy, đồng thời mang lại nguồn thu rất lớn và ổn định cho KBC IV. Những thuận lợi – khó khăn 1. Thuận lợi So với các doanh nghiệp cùng ngành, KBC có 1 đội ngũ quản trị công - ty có trình độ cao và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển các dự án nhà ở, các khu dân cư, đô thị mới. Có nguồn vốn tự tài trợ dồi dào - Năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư - Sở hữu 1 lựong lớn đất đai có vị thế cao với chi phí thấp - Có uy tín trong cộng đồng kinh doanh Đài Loan và Nhật Bản vốn - khăng khít và chú trọng tới khách thuê chính khi tìm hiểu khu công nghiệp Kết hợp nhà ở vào khu công nghiệp (tạo thành vành đai KCN) có thể - tận dụng giá trị gia tăng của bất động sản(nhà) cạnh 1 bất động s ản khác(khu công nghiêp) đã đi vào hoạt động nên có thể rút ngắn thời gian thu hồi vốn 2. Khó khăn
  12. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính Chưa có kinh nghiệm trong việc phát triển các loại hình bất động sản - thương mại như khách sạn,văn phòng… Những dự án, khu đất chậm triển khai, chưa có khả năng chứng minh - khả năng phát triển của dự án→ nghi ngại về định hứơng tương lai cho quỹ đất lớn để không. Công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ như Vinaconex, - Sudico, Nhà Từ Liêm, Cty Liên Doanh TNHH Việt Nam – Singapore… CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH A. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: I. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN: 1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP TÀI SẢN 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.691.547.245.007 7.123.821.701.500 8.683.112.858.083 I. Tiền 1.680.216.890.748 444.017.037.338 33.635.249.933 1. Tiền 1.680.216.890.748 128.917.037.338 24.675.249.933 2. Các khoản tương đương tiền 315.100.000.000 8.960.000.000 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 379.075.804.100 3.623.912.800 92.419.002.000 1. Đầu tư ngắn hạn 430.983.122.443 7.490.461.369 98.490.461.369 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 51.907.318.343 3.866.548.569 -6.071.459.369 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.621.528.489.002 3.067.300.972.765 2.629.617.633.104 1. Phải thu khách hàng 787.606.679.314 1.099.269.722.085 681.215.107.724 2. Trả trước cho người bán 287.243.905.208 1.015.305.284.027 1.213.716.891.172 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 953.532.338.752 738.115.645.130 4. Phải thu theo tiền độ hợp đồng xây dựng 806.372.099 5. Các khoản phải thu khác 546.677.904.480 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -3.430.010.922 IV. Hàng tồn kho 3.541.953.870.859 5.828.522.005.786 V. Tài sản ngắn hạn khác 10.726.061.157 66.925.907.738 98.918.967.260 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 11.605.823 503.437.741 82.438.973 2. Thuế GTGT được khấu trừ 7.679.553.197 24.002.089.425 31.115.154.016 3. Thuế và các khoản khác
  13. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính phải thu Nhà nước 4. Tài sản ngắn hạn khác 3.034.902.137 42.420.380.572 67.721.374.271 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 5.124.049.858.950 4.314.824.531.726 3.253.967.068.432 I. Các khoản phải thu dài hạn 267.269.955.713 570.911.753.645 II. Tài sản cố định 1.012.061.586.652 342.887.550.288 387.430.326.407 1. TSCĐ hữu hình 45.618.815.525 89.362.394.460 150.273.123.346 - Nguyên giá 55.568.392.997 113.254.135.471 192.182.267.030 - Giá trị hao mòn luỹ kế 9.949.577.472 23.891.741.011 -41.909.143.684 2. TSCĐ thuê tài chính 3. TSCĐ vô hình 34.341.348 19.248.958 - Nguyên giá 16.068.660 105.175.160 105.175.160 - Giá trị hao mòn luỹ kế 16.098.660 70.833.812 -85.926.202 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 966.442.771.127 253.490.814.480 237.137.954.103 III. Bất động sản đầu tư 21.532.026.688 19.281.946.370 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 4.056.545.200.000 3.595.246.032.988 2.201.387.981.748 1. Đầu tư vào công ty con 572.000.000.000 491.908.332.988 590.801.961.748 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doan 91.000.000.000 3. Đầu tư dài hạn khác 3.393.545.200.000 3.111.337.700.000 1.630.586.020.000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 8.000.000.000 -20.000.000.000 V. Tài sản dài hạn khác 55.443.072.298 87.042.212.197 74.207.924.519 1. Chi phí trả trước dài hạn 55.443.072.298 63.147.480.933 50.313.193.255 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 23.894.731.264 23.894.731.264 VI. Lợi thế thương mại 846.753.842 747.135.743 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 8.815.597.103.957 11.438.646.233.216 11.937.079.926.515 NGUỒN VỐN 31/12/2011 A. NỢ PHẢI TRẢ 5.763.571.827.382 6.202.118.615.129 6.619.012.440.599 I. Nợ ngắn hạn 2.967.582.637.382 2.416.916.819.268 2.907.619.854.364 1. Vay và nợ ngắn hạn 700.992.210.000 543.025.413.490 1.238.887.681.967 2. Phải trả cho người bán 57.519.382.766 55.084.949.793 83.535.181.817 3. Người mua trả tiền trước 639.295.636.965 522.489.633.073 538.868.923.404 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 260.393.080.560 459.230.848.217 256.003.769.656 5. Phải trả người lao động 63.445.000 25.966.000 5.121.000 6. Chi phí phải trả 1.007.171.538.424 821.791.589.411 772.679.349.348 7. Phải trả nội bộ 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 302.147.343.667 10.838.201.974 10.454.147.862 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn 2.795.989.190.000 3.785.201.795.861 3.711.392.586.235
  14. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính 1. Phải trả dài hạn người bán 2.062.135.208 2.543.805.208 2. Phải trải dài hạn nội bộ 3.421.843.198.601 3.354.869.566.337 3. Phải trả dài hạn khác 360.755.403.452 351.475.873.907 4. Vay và nợ dài hạn 2.795.989.190.000 541.058.600 5. Dự phòng trợ cấp thôi việc 1.159.984.833 6. Doanh thu chưa thực hiện 1.343.355.950 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 3.052.025.276.575 4.379.960.163.305 4.418.885.682.385 I. Vốn Chủ Sở Hữu 3.055.061.044.242 4.379.960.163.305 4.418.885.682.385 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.991.243.300.000 2.957.111.670.000 2.957.111.670.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 998.196.620.000 611.603.430.000 611.603.430.000 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu ngân quỹ 364.463.420.000 364.466.650.000 -364.466.650.000 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 270.668.767 7. Quỹ đầu tư phát triển 2.223.693.823 2.223.693.823 2.223.693.823 8. Quỹ dự phòng tài chính 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 10. Lợi nhuận chưa phân phối 428.131.519.186 1.173.488.073.482 1.212.413.538.562 11. Nguốn vốn đầu tư XDCB II. Nguồn kinh phí và quỹ khac 3.035.767.667 4.430.217.310 7.185.279.310 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 3.035.767.667 4.430.217.310 7.185.279.310 2. Nguồn kinh phí C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 856.567.454.782 899.181.803.531 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 8.815.597.103.957 11.438.646.233.216 11.937.079.926.515 2. PHÂN TÍCH Để đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty trong năm, ta phân tích s ố liệu phản ánh về vốn, nguồn vốn của công ty trong bảng cân đối kế toán trên cơ sỏ xác định những biến động quy mô, kết cấu vốn và nguồn vốn của công ty. 2.1 THEO CHIỀU DỌC BCĐKT: 2.1.1 Phân tích khái quát sự biến động về tài sản:
  15. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính Vốn doanh nghiệp là toàn bộ tài sản hiện có của công ty đang tồn tại trong các giai đoạn, các khâu của quá trình sản xuất và kinh doanh. Trên bảng cân đối kế toán có 2 loại: • Tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn • Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn Để phân tích ta so sánh tổng số vốn cuối năm và đầu năm để đánh giá tình hình biến động về quy mô của công ty, đòng thời so sánh giá trị của tỷ trọng của toàn bộ vốn. Năm 2009: Cuối năm công ty nắm giữ tổng số tài sản là 8.815,6 tỉ đồng. trong đó TSLĐ và đầu tư ngắn hạn là 3.691,5 tỉ đồng, tăng 149% so với đầu năm, chủ yếu là do tăng lượng vốn bằng tiền lên gấp 24 lần, đầu tư tài chình ngắn hạn tăng 68,3 tỉ, các khoản phải thu tăng 738,8 tỉ. Tổng tài sản dài hạn tăng 1.990 tỉ. Trong đó tài sản cố định tăng 344,6 tỉ và các khoản đầu tư dài hạn tăng 1.591 tỉ. Qua đó ta thấy tình hình sx kinh doanh của công ty có xu hướng phát triển tốt về dài hạn Xét về cơ cấu thì tỉ trọng của tài sản ngắn hạn tăng t ừ 30,06% lên 41,88%. Tỉ trọng của tài sản dài hạn giảm từ 69,94 xuống 58,12%, tỉ trọng của các khoản đầu tư đều giảm. Năm 2010: Tổng tài sản của công ty vào cuối năm là 11.438,6 tỉ đồng chiếm tỉ trong 62,28% là tài sản ngắn hạn. Sự gia tăng của HTK (294,26%) và các khoản phải thu ngắn hạn (80,36%) là nguyên nhân chính khiến cho tài sản ngắn hạn tăng thêm 52,31%. Đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 1,151 tỉ . Bên cạnh đó tài sản dài hạn lại tăng nhẹ 10,17% chủ yếu là sự gia tăng của các khoản thu dài hạn lên gấp 26 lần so với đầu năm. Tài sản cố định tăng 89,5 tỉ. Đầu tư tài chính dài hạn giảm 10,04% tỉ trọng .Trong năm công ty giảm bớt đầu tư là hợp lý do tăng đầu tư vào năm 2009 đã khiến cho công suất dư thừa. Năm 2011: Đến cuối năm số tài sản của công ty là 11.937 tỉ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 8.683 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 74%, so với đầu năm tài sản ngắn hạn tăng không nhiều, khoảng 24,32%. Tuy lượng vốn bằng tiền giảm đến 92,42% và các khoản phải thu giảm 10,19% nhưng bù lại các khoản đầu tư ngắn hạn tăng đến 24.5% tức là gấp 48 lần so với đầu năm, và hang tồn kho cũng tăng lên 64,56% nên nhìn chung tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn vẫn tăng. Trong khi đó tài sản dài hạn giảm 26,94% theo đó tỉ trọng cũng giảm từ 38,94% xuống còn 27,26%, nguyên nhân là do công ty giảm khoảng 28,7% các khoản đầu tư dài hạn, 10,45% các khoàn đầu tư bất động sản. tài sản cố đ ịnh tăng nhẹ do có đầu tư vào tài sản hữu hình (68,16%) nhưng lại giảm đáng kể tài sản vô hình (43,95%). Tài sản ngắn hạn tăng trong khi tài sản dài hạn giảm cho th ấy trong năm công ty chú trọng hơn vào các mục tiêu ngắn hạn. 2.1.2 Phân tích khái quát sự biến động của nguồn vốn: Nguồn vốn của công ty gồm nợ phải trả và nguốn vốn chủ sở hữu.Tỷ l ệ kết cấu trong tổng số nguồn vốn hiện có của công ty phản ánh tính chất hoạt động kinh doanh.Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành nên tài sản của doanh
  16. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính nghiệp, tài sản biến đọng tương ứng với sự biến động của nguồn vốn.Vì thế phân tích tài sản phải đi đôi với ngồn vốn. Năm 2009: Nợ phải trả vẫn chiếm tỉ trọng cao là 65,38% tăng 228,66% so với đầu năm, chủ yếu là tăng nợ dài hạn gấp gần 44 lần. Cho thấy tình hình thanh toán công nợ của công ty trong năm là chưa được tốt. Nguồn vốn CSH tăng nhẹ nhưng tỉ trọng lại giảm từ 60,86% xuống còn 34,62% có thể thấy công ty chưa được chủ động về vốn. Năm 2010: Nguồn vốn trong năm biến động không nhiều, tỉ trọng nợ phải trả đã giảm từ 60,02% xuống còn 54,22%, đồng thời VCSH tăng từ 38,21% lên 38,29%. Có thể thấy công ty đã chủ động hơn về vốn. Năm 2011: Nguồn vốn trong năm chỉ tăng khoảng 4,36%, nợ ngắn hạn và vốn CSH đều tăng chậm nhưng tỉ trọng của nợ ngắn hạn có tăng hơn so với đ ầu năm t ừ 54,25% đến 55,45%, chủ yếu là tăng vay nợ ngắn hạn (128,15%). Vốn CSH có tăng nhưng không nhiều khiến cho tỉ trọng bị giảm. 2.2PHÂN TÍCH THEO CHIỀU NGANG Tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm cụ thể: năm 2010 tăng 92,98% so với 2009 và 2011 tăng 21,89% so với 2010. Nguyên nhân: • Đầu tư tài chính ngắn hạn trong năm 2010 giảm mạnh tới 99% nhưng đến năm 2011 lại tăng đến 2450,25%. • Các khoản phải thu trong năm 2010 tăng 89,16%. Năm 2011 giảm 14,27%.Ngược lại tài sản dài hạn có xu hướng giảm. Cụ thể là năm 2010 giảm 15,79% và năm 2011 giảm 24,59%: • Tài sản cố định năm 2010 giảm mạnh đến 66,12%. Năm 2011 có tăng 12,99%. • Các khoản đầu tư dài hạn trong năm 2010 giảm 1 lượng là 11,37% đến năm 2011 khoản mục này lại giảm mạnh đến 38,77% . Nguồn vốn: Nợ phải trả: có xu hướng tăng chậm. Nợ ngắn hạn năm 2010 giảm 18,56% do vay và nợ ngắn hạn giảm 22,53%, phải trả người bán giảm 4,23%, phải trả người lao động giảm 59,07%, các khoản khác đều giảm. Trong năm 2011 nợ ngắn hạn tăng 20,30%, trong đó tăng chủ yếu vay và nợ ngắn hạn. Nợ dài hạn tăng trong 2010 là 35,38% nhưng lại giảm 1,95% trong năm 2011 nguyên nhân là do giảm vay và nợ dài hạn. Vốn CSH có xu hướng tăng không đều. Năm 2010 VCSH tăng 43,51% chủ yếu là tăng vốn đầu tư của CSH (48,51%) và lợi nhuận chưa phân phối (174,10%). Năm 2011 chỉ tăng 0,89% chủ yếu là tăng nguồn kinh phí và các quỹ (62,2%). 3. GIẢI PHÁP Để giảm các khoản phải thu  DN cần thắt chặt lại chính sách bán chịu.  DN cần thu thập thông tin khách hàng để có chính sách bán chịu thích hợp cho từng khách hàng.
  17. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính  Dùng công cụ chiết khấu thanh toán để thu hồi nhanh các khoản phải thu của khách hàng. Tránh cho doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.  Bên cạnh đó, DN cũng cần xem xét lại sự gia tăng của các khoản mục phải trả từ các bên liên quan. Để có những chính sách điều chỉnh thích hợp. Việc đầu tư nhiều vào hàng tồn khođã làm doanh nghiệp mất một khoản vốn lớn để đầu tư vào việc mua hàng dự trữ cũng như các chi phí liên quan đến hàng tồn kho như: chi phí đặt mua, chi phí tồn trữ………Ngoài ra, điều qua trong hơn là khi chi phí chi cho hàng tồn kho quá lớn thì doanh nghiệp sẽ mất cơ hội sử dụng vốn do đầu tư vào hàng tồn kho.  Để giảm một số chi phí liên quan đến HTK công ty cần:  Như chúng ta đã biết hàng tồn kho giữ một vai trò quan trong trong quá trình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, duy trì cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp điễn ra bình thừơng nhưng dự trữ quá nhiều hàng tồn kho sẽ làm cho công ty mất nhiều loại chi phí cho hàng tồn kho. Vì vậy, để giảm thiểu các chi phí này DN cần xem xét lại hoạt động kinh doanh của mình để có một lượng hàng tồn kho vừa đủ  DN cần đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá để đưa HTK về mức hợp lý nhất ( là mức tồn kho mà tại đó chi phí liên quan đến đặt hàng và lưu kho nhỏ nhất). Nợ phải trả: qua phân tích ta thấy qua các năm tổng số nợ phải của doanh nghiệp tăng lên có nghĩa là công ty sẽ phải đối mặt với áp lực chi trả nợ và lãi vay cho các khoản nợ trên trong các năm tới.  Để đảm bào cho các khoản nợ đã vay trong năm nay và thanh toán nợ vay trong thời giai tới Công ty cần:  Có các kế hoạch, chiến lược sử dụng vón vay cụ thể ở hiện tại và trong tương lai nhằm đảm bảo chắc chắn rằng các khoản nợ mà Công ty đã vay đầu tư đúng mục đích và thanh toán khi các khoản nợ vay đến hạn trong tương lai.  Các nhà quản trị Công ty nên xem xét các chi phí sử dụng vốn cho các phương án tài trợ vốn bằng nợ sao cho phương án tài trợ là tối ưu nhất có nghĩa là phương án đó chi phí sử dụng vốn thấp nhất hiệu quả nhất.
  18. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính B. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: 1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh(2008-2011): 2008 2009 2010 2011 Chỉ Tiêu Năm Doanh thu bán hàng và 633,820,138,748 889,670,339,275 913,935,195,349 1,433,988,598,163 cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ 275,701,104 573,000,000,000 doanh thu Doanh thu thuần về bán 633,544,437,644 hàng và cung cấp dịch 860,988,598,163 889,670,339,275 913,935,195,349 vụ 276,565,591,933 Giá vốn hàng bán 330,081,737,277 401,158,438,449 396,298,766,397 Lợi nhuận gộp về bán 356,978,845,711 hàng và cung cấp dịch 530,906,860,886 488,511,900,826 517,636,428,952 vụ Doanh thu hoạt động 236,479,579,111 56,556,665,486 270,747,073,790 750,070,473,217 tài chính 322,761,565,240 Chi phí tài chính : 96,801,951,595 44,093,481,043 237,028,358,800 286,799,669,822 +Chi phí lãi vay 29,278,332,217 38,258,745,527 219,267,056,567 19,624,685,438 Chi phí bán hàng 1,875,838,494 13,943,604,853 Chi phí quản lý doanh 138,627,720,047 38,074,737,923 52,058,601,074 127,693,991,051 nghiệp Lợi nhuận thuần từ 112,444,454,097 452,586,836,854 661,231,054,005 889,040,947,465 hoạt động kinh doanh 22,227,000,573 Thu nhập khác 522,059,720 1,374,667,478 396,003,572,537 2,156,782,670 Chi phí khác 340,098 221,216,087 750,002,922 20,070,217,903 Lợi nhuận khác 521,719,622 1,153,451,391 395,253,569,615 Phần lãi (lỗ thuần)     (32,281,966,426) trong công ty liên 714,356,999 7,359,525,239.00 (1,968,401,970) doanh/liên kết Tổng lợi nhuận kế toán 100,232,705,574 453,108,556,476 669,744,030,635 1,282,326,115,110 trước thuế Chi phí thuế TNDN 25,164,405,291 167,598,177,517 56,962,973,654 185,593,303,155 hiện hành Chi phí thuế TNDN hoãn (8,661,422,125. (13,233,505,049.0     (9,279,529,545.00) lại 00) 0) Lợi nhuận sau thuế 84,347,829,828 285,510,378,959 621,442,479,106 1,109,966,317,004 thu nhập doanh nghiệp Lợi ích của cổ đông 43,357,850,778 5,447,620,376 17,970,084,235 14,596,252,665 thiểu số Lợi nhuận sau thuế của 40,989,979,050 280,062,758,583 603,472,394,871 1,095,370,064,339 công ty mẹ Lãi cơ bản trên cổ 141 2,846 2,073 3,780 phiếu 2. Phân tích 2.1 Theo chiều ngang bảng báo cáo KQHĐKD: Qua phân tích biến động theo thời gian qua các chỉ tiêu trên báo cáo KQHDKD cho thấy:
  19. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bình quân qua các năm (2008-2011) hơn 967.8 tỷ đồng . Trong đó:  Năm 2008 doanh thu 1433 tỷ đồng nhưng đến năm 2009 doanh thu là 889.67 tỷ đồng giảm 37.96% (tương ứng 544.318 tỷ đồng).  Năm 2010 doanh thu 913,93 tỷ đồng tăng 24 tỷ đồng ( tương ứng 2.73%) so với năm 2009.  Năm 2011 doanh thu 633.82 tỷ đồng giảm 280.11 tỷ đồng (tương ứng 30.65%) so với năm 2010. Nhìn chung doanh thu qua các năm có sự biến động thất thường nhất là trong năm 2009 và 2011 doanh thu BH&CCDV giảm hơn 30% mặc dù năm 2010 tăng 2.73% nhỏ h ơn rất nhiều so với việc giảm doanh thu. Các khoản giảm trừ doanh thu có sự thay đổi lớn qua các năm:  Năm 2008 các khoản giảm trừ doanh thu là 573 tỷ đồng đến năm 2009& 2010 thì công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu.  Năm 2011 các khoản giảm trừ doanh thu tăng lên 275 t ỷ đồng so với 2010 nhưng chỉ bằng ½ so với năm 2008. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp d ịch vụ có sự biến động qua các năm :  Năm 2009 tăng 3.33% tương ứng 28 tỷ đồng so với năm 2008.  Năm 2010 doanh thu thuần tăng 2,73% tương ứng 24 tỷ đ ồng so với năm 2009.  Năm 2011 doanh thu giảm mạnh lên tới 30.65% tương đương 280 tỷ đồng so với 2010. Giá vốn hàng bán:không có sự biến động lớn qua các năm riêng năm 2011 có sụ thay đổi đáng kể ( giảm 30.21% tương đương 119 tỷ đồng so với năm 2010).  Nhận xét và đánh giá : Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự thay đổi lớn là công ty bị ảnh từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 làm giảm doanh thu của công ty rất lớn nhưng công ty có sự có sự quản trị tốt về việc hàng bán bị trả lại nhất là năm 2009 và 2010 không còn hàng bán trả lại đã làm tăng doanh thu thuần của công ty trong 2 năm này.Ngoài nguyên nhân trên thị việc công ty tăng dự trữ hàng tồn kho lên hơn 5828 t ỷ đ ồng (2011) và 3541 tỷ đồng ( 2010) cũng làm giảm doanh thu c ủa công ty do tốn chi phí vào việc bảo quản hàng tồn kho & chi phí bảo hiểm kho.
  20. GVHD: ThS Võ Minh Long Nhóm 10 Môn Phân tích báo cáo tài chính Năm 2010 công ty có sự thu hẹp quy mô sản xuất do việc bán nhà xưởng. Năm 2011 công ty có sự sụt giảm doanh thu rất lớn nguyên nhân tình trạng lạm phát ở mức cao (hơn 18%) làm người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập nh ưng công ty đã có sự quản lí tốt về giá vốn hàng bán (giảm 30,21%). Từ ảnh hưởng bởi các nguyên nhân trên nhưng lợi nhuận gộp vẫn không có sự thay đổi lớn. Hoạt động tài chính: Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng đều qua các năm mặc dù có sự sụt giảm năm 2011:  Năm 2009 doanh thu tăng 378.72% tương đương 214 tỷ đồng so với năm 2008.  Năm 2010 doanh thu tăng 177.04% tương đương 479 tỷ đồng so với năm 2009.  Năm 2011 doanh thu giảm 68.47 % tương đương 513 tỷ đồng so với năm 2010. Chi phí tài chính tăng thay đổi khá lớn qua các năm:  Năm 2009 chi phí tài chính giảm 54.45% tương đương 52 tỷ đồng so với năm 2008.  Năm 2010 chi phí tài chính tăng 437,56% tương đương 192 t ỷ đồng so với năm 2009.  Năm 2011 chi phí tài chính tăng 36,17% t ương đ ương 85 t ỷ đồng so với năm năm 2010. Chi phí lãi vay tăng dần qua các năm đột biến là năm 2010 chi phí lãi vay tăng 473.12 % tương đương với 181 tỷ đồng tăng 473.12 % Chi phí bán hàng tăng dần và đột biến tăng 643.33 %vào năm 2010. Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng cao,đột biến vào năm 2010 tăng 145.29% tương đương 75 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sụt giảm đột biến năm 2011 (giảm 87.35% tương đương 776 tỷ đồng so với năm 2010)  Nhận xét và đánh giá: các hoạt động tài chính có sự bi ến lớn trong năm 2010. Doanh thu hoat động tài chính tăng cao nhất đến chủ yếu từ việc hưởng lãi từ khoản phải thu dài hạn và mua bán ch ứng khoán ( lãi t ừ chuyển nhượng cổ phần công ty cổ phần Đầu Tư Láng Hạ cho công ty cổ phần Kum Ba với khoản lãi 589 tỷ đồng). Song song với việc đoạt được doanh thu tài chính cao thì chi phí lãi vay cũng tăng cao từ các khoản vay từ Ngân Hàng do việc điều ch ỉnh lãi suất cho vay tăng lên và các khoản vay để đầu t ư dài h ạn vào công ty liên kết tăng cao. Chí phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp tăng lên phù hợp với việc tăng doanh thu của công ty.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2