intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận:PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THU MUA CÀ PHÊ THÔ CỦA VIỆT NAM

Chia sẻ: Vu Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

501
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu thuận lợi cùng với đất bazan màu mỡ phù hợp cho việc sản xuất cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê. Tuy nhiên, giá cà phê xuất khẩu hiện nay của Việt Nam lại khá bấp bênh, đời sống của người nông dân vẫn còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến giá thu mua cà phê thô là một công việc hết sức cần thiết đối với nhà nước, để có những giải pháp hợp lý nhằm kiểm soát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận:PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THU MUA CÀ PHÊ THÔ CỦA VIỆT NAM

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TP HCM  BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ LƯỢNG ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THU MUA CÀ PHÊ THÔ CỦA VIỆT NAM GVHD: TRƯƠNG BÍCH PHƯƠNG NHÓM – DB22 MSSV 1. PHẠM THỊ NGỌC LIÊN 1203015030 2. TRẦN PHẠM THÙY ANH 1203025002 3. ĐOÀN NGUYỄN ĐĂNG KHOA 1203025024 4. NGUYỄN THỊ VI LI 1203025028 5. TRẦN THỊ PHƯƠNG YÊN 1203025055
  2. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 Contents CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM ....................... 3 I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC LỰA CHỌN ĐỀ TÀI........................................................ 3 II. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................... 4 III. KẾT CẤU TIỂU LUẬN ....................................................................................... 5 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ THU MUA CÀ PHÊ THÔ ....................................................................................................... 6 I. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 6 II. Thiết lập mô hình tổng quát .................................................................................. 7 CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ THU MUA CÀ PHÊ THÔ ....................................................... 9 CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ THU MUA CÀ PHÊ THÔ ..................................................... 10 I. Giả thiết nghiên cứu ........................................................................................... 10 II. Mô hình nghiên cứu đề xuất……………………………………………………...11 III. Nguồn số liệu và cách thu thập số liệu…………………………………….………...11 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THU MUA CÀ PHÊ THÔ ............................................................................................ 12 I. Bảng thống kê mô tả: ................................................................................................. 12 II. Chạy E-view và đọc kết quả nghiên cứu ................................................................ 13 CHƯƠNG V: GỢI Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ ĐIỀU CHỈNH GIÁ THU MUA CÀ PHÊ THÔ ...................................................................................................................................... 18 Bài Tiểu Luận Kinh Tế Lượng 2
  3. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu thuận lợi cùng với đất bazan màu mỡ phù hợp cho việc sản xuất cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê. Tuy nhiên, giá cà phê xuất khẩu hiện nay của Việt Nam lại khá bấp bênh, đời sống của người nông dân vẫn còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến giá thu mua cà phê thô là một công việc hết sức cần thiết đối với nhà nước, để có những giải pháp hợp lý nhằm kiểm soát giá cà phê, giúp người dân thoát nghèo. Vì vậy, nhóm quyết định chọn vấn đề nghiên cứu là: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá thu mua cà phê thô của Việt Nam.  Với những lý do: Hiện nay, cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đứng thứ hai về giá trị sau lúa gạo, ước tính khối lượng xuất khẩu năm 2011 đạt 1,2 triệu tấn và giá trị là 2,7 tỷ USD (theo giacaphe.com),đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu cà phê; đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối (robusta) với diện tích khoảng 540.000ha. Đây là những con số rất đáng mừng cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành sản xuất cà phê nói riêng. Tuy nhiên, giá thu mua cà phê của Việt Nam lại thấp và không ổn định. Người nông dân thường xuyên phải chịu một nghịch cảnh: “Được mùa mất giá” khiến đời sống bấp bênh, năm được, năm mất. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá thu mua cà phê của Việt Nam được khá nhiều người quan tâm.  Lợi ích của đề tài: Cà phê là một thức uống phổ biến rộng rãi và mang tính toàn cầu. Trên thế giới hiện nay, có hàng tỉ người uống cà phê mỗi ngày. Cà phê được dùng ở khắp mọi nơi từ trong gia đình đến ngoài công sở, nơi công cộng; với đủ các thành phần, tầng lớp xã hội: từ các nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo, nhà khoa học đến các nghệ sĩ, bác sĩ, thương gia... và đến cả người dân bình thường nhất. Do đó ngành sản xuất cà phê là một ngành có thị trường rộng lớn và phong phú. Đây cũng là ngành đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, một nước có nhiều lợi thế tự nhiên trong việc sản xuất cà phê. Nếu nắm rõ được những Bài Tiểu Luận Kinh Tế Lượng 3
  4. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 nhân tố ảnh hưởng đến giá cà phê và khắc phục được tình trạng thiếu ổn định về giá, Việt Nam sẽ phát huy được những lợi thế của mình, và mang đến đời sống ấm no cho bà con nông dân. Hi vọng với đề tài mà nhóm nghiên cứu có thể giúp một phần nào cho người trồng cà phê cũng như doanh nghiệp kinh doanh sản xuất cà phê hiểu thêm về cơ chế tác động giá cà phê góp phần dự đoán chính xác về giá cà phê, từ đoán có kế hoạch kinh doanh và sản xuất cà phê hợp lý. Từ đó ổn định đời sống của bà con trồng cà phê, an tâm trong viêc sản xuất II. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu nghiên cứu. 1.1 Mục tiêu chung: Tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng đến giá thu mua cà phê của Việt Nam. 1.2 Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng giá thu mua cà phê của Việt Nam. - Đánh giá các nhân tố chính ảnh hưởng đến giá thu mua cà phê Việt Nam. 2. Câu hỏi nghiên cứu: - Giá xuất khẩu cà phê của thế giới ảnh hưởng giá thu mua cà phê Việt Nam như thế nào - Giá dầu, tỷ giá hối đối có ảnh hưởng tới giá cà phê như thế nào? - Tăng trưởngkinh tế, lãi suất thị trường ảnh hưởng tới giá thu mua cà phê như thế nào? - Giá cà phê thu mua ảnh hưởng như thế nào tới tình hình sản xuất cà phê? 3. Phạm vi nghiên cứu - Không gian:Thị trường cà phê Việt Nam và thế giới - Thời gian: giai đoạn 1999- 2011 Bài Tiểu Luận Kinh Tế Lượng 4
  5. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 III. KẾT CẤU TIỂU LUẬN Tiểu luận gồm 2 phần: Phần 1: phân tích và chạy eview các yếu tố đầu vào. Phần 2: đề ra các biện pháp để điều chỉnh giá thu mua cà phê thô theo tình hình xuất khẩu cà phê thế giới. Bài Tiểu Luận Kinh Tế Lượng 5
  6. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ THU MUA CÀ PHÊ THÔ I. Cơ sở lý luận Anastasios Alexandridis(2010) có đề xuất để ước tính các nhân tố quyết định tới giá cà phê như sau: Pcf=f(Tt,Poil,Nc,Tg,Ls,CK,Ui) Trong đó: Tt là là biến thời tiết, ảnh hưởng rất lớn tới việc trồng và thu hoạch cà phê vì cà phê là một loại cây trồng theo mùa vụ. Poil là biến dầu thô, giá dầu cũng ảnh hưởng rất lớn tới giá cà phê thông qua việc ảnh hưởng giá đầu vào về phân bón nhiên liệu và việc vận chuyển. Nc là biến ngũ cốc, do việc chính sách của các chính phủ ưu tiên khuyến khích trồng ngũ cốc đảm bảo an ninh lương thực dẫn đến là giảm diện tích canh tác cà phê. Tg là biến tỷ giá hối đối, lập luận rằng tỷ giá hối đối ảnh hưởng đến tất cả các giao dịch hàng hóa giữa các nước với nhau và cà phê không phải là một trường hợp ngoại lệ. Ls là biến lãi suất, biến này ảnh hưởng tới hàng hóa tốn kho, ảnh hưởng tới việc đầu tư của nhà sản xuất do đó cà phê cũng bị ảnh hửơng. CK là biến chứng khoán, sự đánh giá thị trường của S&P cũng ảnh hưởng rất lớn đến thị trường cà phê thông qua những thong tin mà công ty này cung cấp cho các nhà đầu tư. Ui là tất cả các biến còn lại chưa được đưa vào mô hình, còn gọi là sai số. Từ đây chúng ta thấy, có rất nhiều yếu tố tác động đến giá cà phê xuất khẩu. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều sự thiếu sót biến khi áp dụng vào thị trường cà phê Việt Nam. Chẳng hạn trong bài “ Các nhân tác động đến giá hàng hóa cà phê- cao su- thép” của Ts Đinh Thế Hiển đồng tác giả thì biến tăng trưởng kinh tế(TR) cũng ảnh hưởng đáng kể tới giá thu mua vì tăng trưởng cao thì nhu cầu hàng hóa sẽ cao, ngoài ra còn biến lạm phát, nếu lạm phát(Lf) cao thì các chi phí đầu vào cao dẫn đến đầu ra cũng cao, tức là giá sẽ cao. Bài Tiểu Luận Kinh Tế Lượng 6
  7. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 Do đó, nếu chúng ta đưa thêm các biến về tăng trưởng kinh tế và lạm phát vào mô hình của Anastasios Alexandridis thì sẽ phù hợp hơn đối với Việt Nam Tức là : Pcf=f(Tt,Poil,Nc,Tg,Ls,CK,TR, Lf,Ui). II. Thiết lập mô hình tổng quát 1. Biến phụ thuộc(Pcf: giá thu mua cà phê) Từ các cở sở lý luận mà tham khảo từ mô hình của Anastasios Alexandridis, ta thấy biến Pcf là biến biểu thị giá cà phê, chịu sự tác động rất nhiều yếu tố, không thể lấy một biến đại diện nào để đại diện cho sự ảnh hưởng tới giá cà phê được. Nhưng nhìn chung có thể chia làm ra làm 2 nhóm, một nhóm thuộc về yếu tố vĩ mô ( Tg,Ls CK,TR,Lf), nhóm còn lại là vi mô (Tt, Poil,Nc). Nhóm vĩ mô ảnh hưởng gián tiếp tiếp tới giá cà phê, thông qua tác động đến toàn bộ ngành kinh tế còn nhóm vi mô tác động trực tiếp sự sản giá cà phê 2. Biến độc lập a. Mối quan hệ của sản lượng cà phê và giá thu mua cà phê của Việt Nam. Theo mô hình nhóm cung cà phê của Takamasa A kiyama và Panayotis N. Varangis (1989), sản lượng cà phê và giá cà phê có khả năng tác động lẫn nhau. Khi giá tăng làm cho sản lượng tăng lên vì sẽ có nhiều người trồng cà phê hơn. Nhưng khi sản lượng tăng lên sẽ làm cho giá giảm xuống bởi vì nguồn cung vượt quá cầu. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng ta chỉ xem xét sự tác động của sản lượng lên giá cả vì trong ngắn hạn sản lượng bình quân không thể gia tăng được bởi vì phải mất từ 3 đến 4 năm thì cây cà phê mới cho thu hoạch. b. Mối quan hệ giữa chất lượng cà phê giá thu mua cà phê Hiện nay, tuy Việt Nam được đánh giá là một nước xuất khẩu cà phê số một thế giới nhưng chất lượng cà phê Việt nam luôn thấp hơn những nước khác nên việc xuất khẩu với giá rất thấp. Chất lượng cà phê là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá cà phê. Theo Vinacafe (2011), chất lượng của cà phê vối Việt Nam chưa cao do yếu kém về khâu thu hái và công nghệ chế biến lạc hậu. Hiện tại, chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam được quy định dựa trên Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4193:2005 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng. Tiêu chuẩn này áp dụng cho cà phê nhân: cà phê chè (Arabica) và cà phê vối (Robusta). Có một mô hình của Steven M. Shugan(1984),”Price-Quality Relationships”, nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng thông qua hành vi người tiêu dùng trên các thị trường khác nhau. Bài viết trên đưa ra các phương trình quan hệ Bài Tiểu Luận Kinh Tế Lượng 7
  8. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 giữa giá cả và chất lượng và kết luận là giá cả và chất lượng có quan hệ phi tuyến tính, giá cả phản ánh mức độ chất lượng. Mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng rất quan trọng và có ý nghĩa. Tuy nhiên, yếu tố chất lượng lại là yếu tố khó đo lường và rất ít bài nghiên cứu về vấn đề này vì thế khó đưa vào mô hình nghiên cứu. Do vậy, biến chất lượng thường được đưa vào sai số(Ui) c. Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cà phê Trong mô hình của Anastasios Alexandridis(2010) có nhắc đến lãi suất có một ảnh hưởng đáng kể trên thị trường nông nghiệp nói chung ảnh hưởng đến chi phí giữ hàng tồn kho, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư (đất đai, máy móc và đầu vào mua hàng và ảnh hưởng đến kinh doanh các nhành nông nghiệp). trong bài của Ts Đinh thế Hiển lãi suất tác động thông qua sự vay vốn để sản xuất và kinh doanh cà phê xuất khẩu Jeffrey A. Frankel (2006) ‘The Effect Of Monetary Policy On Real Commodity Prices” và Jeffrey A. Frankel and Andrew K. Rose (2009), “Determinants of Agricultural and Mineral Commodity Prices” cũng cho kết quả tương tự: tỷ lệ lãi suất thực tế là một yếu tố quyết định quan trọng về lượng hàng tồn kho và giá cả của các mặt hàng nông sản và khoáng sản. Nghiên cứu cho rằng lãi suất cao sẽ làm giảm nhu cầu lưu trữ hàng hóa, tăng nguồn cung cấp dẫn đến giảm giá thị trường của hàng hóa. Khi tỷ lệ lãi suất thực tế cao, tiền chảy ra khỏi các mặt hàng, giống như nó chảy ra khỏi ngoại tệ, các thị trường mới nổi và các chứng khoán khác. Giảm tỷ lệ lãi suất thực tế có tác dụng ngược lại, làm giảm chi phí đối với hàng tồn kho và nâng cao giá cả hàng hóa. Khi tỷ lệ lãi suất thực tế thấp, tiền chảy vào hàng hóa, chảy vào ngoại tệ, thị trường mới nổi, và các chứng khoán. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa và ảnh hưởng tiêu cực của lãi suất đối với chỉ số giá cả hàng hoá. Điều đó ảnh hưởng tương tự đối với cà phê. d. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá cà phê Trong sự lập luận của Anastasios Alexandridis(2010) thì tỷ giá hối đối tác động đến tất cả các giao dịch hàng hóa nông nghiệp, trong đó có cà phê, bởi vì cà phê là một mặt hàng xuất, nhập khẩu. Như chúng ta đã biết: tỷ giá hối đoái là giá của đồng tiền này được tính theo một đồng tiền khác. Tỷ giá hối đoái cũng được hiểu là tỉ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau( http://www.cpv.org.vn).Điều này chỉ ra rằng hoạt động của thị trường tỷ giá Bài Tiểu Luận Kinh Tế Lượng 8
  9. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 hối đối ảnh hưởng lớn đến giá trao đổi của mặt hàng cà phê giữa các nước, do đó ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ của các nước. Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới giá cà phê, như tác động đến các hàng hóa cơ bản khác. Đồng USD được dùng ở hầu hết các giao dịch thương mại hàng hóa toàn cầu. Sự biến động của nó gây ảnh hưởng rất lớn đến giá các hàng hóa cơ bản. Sự giảm giá của đồng USD ảnh hưởng trực tiếp, khiến giá cả hàng hóa của các nước xuất khẩu cao hơn đối với các nước nhập khẩu làm hàng hóa giảm sức cạnh tranh. Đồng thời, sẽ xuất hiện xu hướng đầu tư nhiều hơn vào những hàng hóa (vàng và hàng hóa cơ bản) do thị trường chứng khoán(cổ phiếu , trái phiếu..) và bất động sản giảm sức hút do bị ảnh hưởng bởi việc giảm giá đồng USD. Tỷ giá qua đó cũng ảnh hưởng gián tiếp tới sự tăng giá hàng hóa cơ bản, trong đó có cà phê. Tuy nhiên, tác động của tỷ giá hối đoái đến giá hàng xuất khẩu, ở đây là giá cà phê, thường có độ trễ, nên cần xem xét trong một thời gian dài. e. Mối quan hệ giữa tồn kho cà phê tại Mỹ và giá thu mua cà phê. Tình hình xuất nhập khẩu của Brazil, Việt Nam, Colombia ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung.Đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn cung dẫn đến giá cà phê giảm.Tương tự nhu cầu nhập khẩu tăng giảm cũng sẽ ảnh hưởng đến giá.Cầu giảm giá giảm.Cầu tăng giá tăng. Báo cáo tồn kho của cà phê trên các sàn giao dịch Thế Giới sẽ cho thấy sự thay đổi của nguồn cung và nguồn cầu. Do thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Đức nên ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu sản lượng tồn kho của thị trường Mỹ. \ Bài Tiểu Luận Kinh Tế Lượng 9
  10. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ THU MUA CÀ PHÊ THÔ I. Giả thiết nghiên cứu Giả thuyết tương quan: Qua các cơ sơ lý thuyết và các mô hình tham khảo ở trên, chúng ta thấy có rất nhiều biến ảnh hưởng tới giá cà phê, đặc biệt là trong bối cạnh nền kinh tế thế giới phát triển, các nhân tố đó tác động đang xen vào nhau, làm chúng ta khó nhận biết nhân tố nào là nhấn tố chính. Tuy nhiên, ở Việt Nam, một số nhân tố hưởng tới giá thu mua cà phê nổi bật như: sản lượng cà phê sản xuất trong nước, chất lượng cà phê, yếu tố mùa vụ, tăng trưởng kinh tế, lãi suất cho vay của ngân hàng, tỷ giá hối đối, giá dầu thô, giá cà phê thế giới….. Trong các yếu tố này, chúng ta có thể chia chúng làm 2 nhóm chính. Một nhóm thuộc các nhân tố môi trường trong nước: sản lượng, chất lượng,yếu tố mùa vụ, tăng trưởng kinh tế, lãi suất ngân hàng; nhóm còn lại thuộc các nhân tố của thế giới: tỷ giá hối đoái, giá dầu thô, giá cà phê thế giới, thị trường chứng khoáng… Trong mỗi nhóm nhân tố đó, chúng ta thấy nổi bật lên một số nhân tố thường ảnh hưởng trực tiếp tới giá cà phê xuất khẩu Việt nam như sau: Sản lượng cà phê: tác động trực tiếp qua cơ chế cung-cầu để xác định giá. Sản lượng nhiều thì giá giảm, sản lượng lượng ít thì giá cao Chất lượng cà phê: chất lượng cũng ảnh hưởng rất lớn tới giá cà phê. Tuy nhiên nhân tố chất lượng khó đo lường bằng số liệu được, chủ yếu dựa trên quan điểm của cầu thị trường, nên chúng ta sẽ đưa vào sai số Ui Mùa vụ thời tiết cũng là một nhân tố khó xác định và dự đoán chính xác được do thời tiết cũng thường xuyên thay đổi, do đó chúng ta dưa vào Ui Như đã nói ở trên ở phần tổng quan tài liệu, tăng trưởng kinh tế và lãi suất ảnh hưởng tới nhu cầu cà phê và vốn đầu tư vào ngành cà phê tại Việt Nam Giá cà phê thế giới, đây là nhân tố quan trọng nhất , trực tiếp ảnh hưởng tới giá thu mua cà phê Việt Nam, bởi vì cà phê Việt Nam xuất khẩu cho thị trường thế giới Tỷ giá hối đối và giá dầu thô cũng tác động tương tự như đã nêu ở phần tổng quan tài liệu. Bài Tiểu Luận Kinh Tế Lượng 10
  11. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 II. Mô hình nghiên cứu đề xuất Giá thu mua cà phê Các yếu Các yếu tố Trong tố Thế nước giới Sản lượng Lãi suất Tăng Các yếu Tỷ giá hối Sản lượng Giá dầu Các yếu trưởng tố khác đoái tồn kho thô tố khác GDP trên thế giới III. Nguồn số liệu và cách thu thập sô liệu Các nhân tố Biến đại Nguồn dữ liệu Link diện Giá cà phê thế giới Ptg International coffee organization http://www.ico.org/coff ee_prices.asp Lãi suất I Ngân hàng Nhà Nước VN http://www.sbv.gov.vn Tỉ giá hối đoái E Ngân hàng Nhà Nước VN http://www.sbv.gov.vn Sản lượng cà phê Q International coffee organization http://www.ico.org/pric es/po.htm Bài Tiểu Luận Kinh Tế Lượng 11
  12. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THU MUA CÀ PHÊ THÔ I. Bảng thống kê mô tả: Yếu tố Giá thu Sản GDP đầu mua café lượng Tỷ giá hối người Tồn kho café tại Mỹ thô thu đoái ( triệu ( tấn) Năm ( VND/ hoạch ( VND/USD) đồng/ năm) kg) ( tấn) 1999 16.750 5,13 500.000 13.888 53.653,440 2000 8.500 5,61 720.000 14.154 220.414,020 2001 5.450 6,04 900.000 15.000 171.426,420 2002 7.500 6,63 750.000 15.244 161.291,400 2003 8.500 7,50 720.000 15.474 261.689,520 2004 11.500 8,62 700.000 15.703 270.563,100 2005 26.400 9,98 752.100 15.816 232.412,100 2006 26.700 11,42 910.000 15.963 222.645,960 2007 30.000 13,16 915.800 16.044 268.272,300 2008 32.000 16,88 1.055.800 15.913 264.955,080 2009 41.000 18,37 1.057.500 16.980 185.182,080 2010 38.000 21,84 1.100.500 19.000 102.319,680 2011 40.000 27,49 1.167.900 20.700 85.859,220 ( theo nguồn tổng cục thống kê và báo cáo hằng năm qua các kênh xuất nhập khẩu) Bài Tiểu Luận Kinh Tế Lượng 12
  13. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 II. Chạy E-view và đọc kết quả nghiên cứu 1. Kiểm tra nghĩa thống kê của bảng: Đặt :  Y : giá thu mua café thô  X2 : GDP đầu người  X3 : sản lượng thu hoạch  X4 : tỷ giá hối đoái  X5 : lượng tồn kho café tại Mỹ Từ bảng kết quả, ta có mô hình hồi quy như sau: Yi = 90789,84 + 3623,385X2 – 0,0154X3 - 6,1797X4 + 0.0029X5 Bài Tiểu Luận Kinh Tế Lượng 13
  14. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2  Đọc y nghĩa của các hệ số hồi quy:  = 90789,84: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá thu mua café thô trung bình là 90789,84 VND/ kg  = 3623,385: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá thu mua café thô trung bình sẽ tăng hoặc giảm 3623,385VND/ kg nếu GDP đầu người tăng hoặc giảm 1 triệu đồng / năm  -0,0154 : trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá thu mua café thô trung bình sẽ giảm hoặc tăng 0, 0154 VND/ kg nếu sản lượng thu hoạch tăng hoặc giảm 1 tấn/ năm  -6,1797 : trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá thu mua café thô trung bình sẽ giảm hoặc tăng 6,1797 VND/ kg nếu tỷ giá hối đoái tăng hoặc 1 VND/ năm  0.0029 : trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá thu mua café thô trung bình sẽ tăng hoặc giảm 0.0029VND/ kg nếu lượng tồn kho café ở thị trường Mỹ tăng hoặc giảm 1 tấn / năm  Kiểm định sự phù hợp của mô hình: Giả thiết : H0 : R2 = 0 H1 : R2 0 Với mức y nghĩa % Từ kết quả hồi quy, ta có : Pvalue = 0.001 < 0.05 Nhận xét : bác bỏ giả thiết H0 Kết luận : mô hình phù hợp với mức nghĩa 5% 2. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến: Bài Tiểu Luận Kinh Tế Lượng 14
  15. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2  Lập ma trận hệ số tương quan: Từ bảng kết quả hệ số tương quan, ta thấy rằng:  Biến GDP và SANLUONG ; GDP và TYGIA ; SANLUONG và TYGIA có hiện tượng đa cộng tuyến do hệ số tương quan lớn hơn 0.8  Khắc phục : o Thay biến GDP đầu người bằng biến Giá café tại thị trường Mỹ o Thay biến Tỷ giá bằng biến lãi suất ngân hàng o Ta có bảng thông kê mới như sau: Bài Tiểu Luận Kinh Tế Lượng 15
  16. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 Giá thu mua café S n l ng thu Lãi su t ngân T n kho café t i Y ut Giá café t i M thô ho ch hàng M Năm ( VND/ kg) ( VND/ kg) ( t n) ( %/ năm) ( t n) 1999 16750 20.710 500000 5,35 53.653,440 2000 8500 13.143 720000 9,00 220.414,020 2001 5450 9.028 900000 7,20 171.426,420 2002 7500 10.361 750000 7,44 161.291,400 2003 8500 13.096 720000 7,50 261.689,520 2004 11500 12.906 700000 7,50 270.563,100 2005 26400 18.609 752100 8,25 232.412,100 2006 26700 24.733 910000 8,25 222.645,960 2007 30000 31.229 915800 8,25 268.272,300 2008 32000 37.296 1055800 8,50 264.955,080 2009 41000 28.884 1057500 8,00 185.182,080 2010 38000 35.223 1100500 9,00 102.319,680 2011 40000 52.933 1167900 9,00 85.859,220 Bài Tiểu Luận Kinh Tế Lượng 16
  17. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2  Ta có mô hình hồi quy mới như sau :  Ta có bảng ma trận hệ số tương quan tương ứng : Nhận xét : các cặp biến độc lập đều có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.8, nên mô hình không còn hiện tượng đa cộng tuyến. Bài Tiểu Luận Kinh Tế Lượng 17
  18. ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 CHƯƠNG V: GỢI Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ ĐIỀU CHỈNH GIÁ THU MUA CÀ PHÊ THÔ  Từ năm 2009 trở về trước, mỗi khi vào vụ thu hoạch (tháng 10 – tháng 11) là giá cà phê liên tục lao dốc do nguồn cung dồi dào khi bà con nông dân và nhà xuất khẩu đẩy mạnh bán ra. Giá thường giảm sâu vào giữa vụ hoặc thời điểm giáp Tết nguyên đán bởi nhu cầu tiền mặt tăng cao. Nhà đầu cơ cũng tận dụng cơ hội này để gom hàng, sau đó chờ đến khoảng tháng 3 – tháng 5 năm sau, khi nguồn hàng của vụ thu hoạch đã gần như cạn kiệt thì bắt đầu đẩy giá lên để chốt lời.  Điều tiết nguồn cung qua việc tham khảo thông tin cung cầu, kinh tế vĩ mô, giá cả thị trường trong nước và quốc tế. Các nhà xuất khẩu thì hạn chế ký các hợp đồng giao xa để giảm thiểu những rủi ro về giá cả. Điều này đã giúp giá cà phê duy trì mức cao ngay cả khi ở thời điểm giữa vụ. Khi người trồng cà phê và nhà xuất khẩu điều tiết được nguồn cung, giá cà phê cũng đã tuân theo quy luật của cung cầu nhiều hơn, thay vì phụ thuộc phần lớn vào đầu cơ như trước đây. Nhiều lúc, động thái của ngành cà phê nước ta còn điều khiển được cả giá trên thị trường kỳ hạn ở London và giá giao ngay tại châu Âu, vượt qua cả những tác động của biến động tiền tệ và các yếu tố kinh tế vĩ mô toàn cầu. Bài Tiểu Luận Kinh Tế Lượng 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2