intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh và liên hệ với Công ty may Minh Trí

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Huỳnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

301
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá hiện đang là xu hướng có ảnh hướng mạnh mẽ nhất trên thế giới. Theo xu hướng này, số lượng các công ty tham gia vào thị trường thế giới ngày một nhiều hơn, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn, rủi ro cũng nhiều hơn. Điều này cho thấy, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh và liên hệ với Công ty may Minh Trí

  1. Tiểu luận Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh và liên hệ với Công ty may Minh Trí  
  2. PHẦN MỞ ĐẦU Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá hiện đang là xu hướng có ảnh hướng mạnh mẽ nhất trên thế giới. Theo xu hướng này, số lượng các công ty tham gia vào thị trường thế giới ngày một nhiều hơn, d ẫn đến sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn, rủi ro cũng nhiều hơn. Đ iều này cho thấy, đ ể đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở tô n trọng độ c lập, chủ q uyền và tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng và các b ên cù ng có lợi để p hục vụ sự nghiệp công nghiệp ho á, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế quố c dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước V iệt Nam bảo vệ quyền sở hữu đ ối với vấn đề đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản nhanh chóng cho các nhà đ ầu tư nước ngo ài đầu tư vào Việt Nam. Doanh nghiệp liên doanh đang là hình thức phổ biến trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay và đã đ ạt được một số đóng góp nhất định cho nền kinh tế nước ta. Qua thời gian họ c môn Luật kinh tế em xin được trình b ày bài tiểu luận với đề tài: "Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh và liên hệ với Cô ng ty may Minh Trí". Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em khô ng tránh khỏ i thiếu sót rất mong thầy cô cùng bạn bè góp ý để bài viết của em được tốt hơn. 1
  3. PHẦN NỘI DUNG I. TỔNG QUAN VỀ LUẬT LIÊN DOANH 1 . Khái niệm luậ t liên doanh Doanh nghiệp liên doanh là một doanh nghiệp được thành lập giữa: nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc với doanh nghiệp liên doanh đã được phép thành lập, ho ặc với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được phép ho ạt động tại Việt N am. Doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở hiệp đ ịnh ký kết giữa Chính phủ Cộ ng hò a xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngo ài. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức cô ng ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Mỗi bên liên doanh chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mình vào vốn pháp định và chịu rủi ro, lỗ, lãi theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp liên doanh có tài sản riêng do các bên ký kết hợp đồng liên doanh đóng góp tài sản của doanh nghiệp liên doanh là sở hữu chung của các bên liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính. 2 . Nộ i dung chủ yếu thành lập doanh nghiệp liên doanh. Để thành lập m ột doanh nghiệp liên doanh cần lập hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư: - Đơn xin cấp giấy phép đầu tư. - Hợp đồng liên doanh. - Điều lệ doanh nghiệp liên doanh. - Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên liên doanh. - Giải trình kinh tế - kỹ thuật. - Các hồ sơ theo quy định của pháp luật. - Hồ sơ chuyển giao công nghệ, nếu góp vốn bằng công nghệ. 2
  4. - Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản giải trình các yếu tố có thể ảnh hưởng đến môi trường. - Hồ sơ thuê đất, nếu có thuê đất. - Chứng chỉ quy hoạch, thiết kế sơ bộ công trình, nếu có công trình xây dựng. Nội dung của điều lệ doanh nghiệp liên doanh gồm: - Tên, địa chỉ, quốc tịch, đại diện có thẩm quyền của các bên. - Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp. - Vốn đầu tư, vố n pháp đ ịnh, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức và tiến độ góp vốn pháp đ ịnh. - Số lượng, thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị, nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đ ốc và các phó tổng giám đốc của doanh nghiệp. - Đại diện của doanh nghiệp trước tòa án, trọng tài và cơ quan Nhà nước Việt Nam. - Các nguyên tắc về tài chính. - Tỷ lệ phân chia lãi và lỗ cho các bên liên doanh. - Thời hạn hoạt đ ộng, kết thúc và giải thể doanh nghiệp. - Quan hệ lao động trong doanh nghiệp, kế hoạch đ ào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân. - Thủ tục sửa đổi điều lệ doanh nghiệp liên doanh. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thành lập doanh nghiệp liên doanh gồm: - Tên, địa chỉ quốc tịch, đại diện có thẩm quyền của các bên liên doanh. -. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh. - Vốn đ ầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức, tiến độ góp vốn và tiến độ x ây dựng doanh nghiệp. - Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. - Thời hạn hoạt đ ộng của doanh nghiệp. - Quyền và nghĩa vụ các bên. - Sửa đổ i và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện kết thúc, giải thể doanh nghiệp. - Giải quyết tranh chấp. 3
  5. 3. Vốn của doanh nghiệp liên doanh: Vốn đầu tư là vốn để thực hiện d ự án đầu tư bao gồm vốn pháp định và vốn vay. Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được ghi trong điều lệ doanh nghiệp. Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Vốn pháp định không được phép giảm trong quá trình kinh doanh. Phương thức và tỷ lệ góp vốn pháp định của các b ên liên doanh: - Tỷ lệ gó p vốn pháp định của các bên liên doanh do các bên thỏ a thuận, nhưng phần góp của bên nước ngoài hoặc các b ên nước ngoài không được thấp hơn 30% vố n pháp đ ịnh của doanh nghiệp liên doanh. - Bên nước ngoài góp vốn pháp định bằng: + Tiền nước ngoài, tiền Việt Nam có nguồn từ vốn đ ầu tư tại Việt Nam (tiền Việt Nam thu được từ lợi nhuận, thanh lý, chuyển nhượng vốn đầu tư tại Việt Nam). + Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, cô ng trình xây dựng khác. + G iá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ và dịch vụ kỹ thuật. + Giá trị q uyền sử d ụng đ ất, các nguồn tài nguyên, giá trị q uyền sử d ụng mặt nước, m ặt biển theo quy đ ịnh của pháp luật Việt Nam (Điều 7 Luật đầu tư nước ngoài - ngày 12/11/1996). Bên Việt Nam thông thường góp vốn bằng giá trị quyền sử d ụng đ ất. Giá trị phần góp vốn của mỗi b ên liên doanh được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm góp vố n. Khi các bên liên doanh góp vốn bằng thiết bị máy móc phải được một tổ chức giám định độc lập cấp chứng chỉ giám định. Cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngo ài của Việt Nam có quyền chỉ định tổ chức giám đ ịnh lại giá trị thiết bị máy mó c. Vốn phát định có thể góp mộ t lần khi thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc gó p từng phần trong một thời gian hợp lý, nhưng phương thức và tiến độ 4
  6. góp vốn pháp định phải phù hợp với giải trình kinh tế - kỹ thuật và phải đ ược quy định trong hợp đồ ng liên doanh. Trường hợp các bên liên doanh khô ng thực hiện việc góp vố n theo tiến độ đã cam kết mà khô ng có lý do chính đ áng, thì cơ q uan cấp giấy phép đầu tư có quyền thu hồi giấy phép đầu tư. Lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp liên doanh được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên, trừ trường hợp các b ên có thỏa thuận khác. 4 . Cơ chế điều hà nh, quản lý của doanh nghiệp liên doanh. Cơ quan lãnh đ ạo của doanh nghiệp liên doanh là hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị gồm chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên. Các b ên cử đại diện của mình tham gia hộ i đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn gó p vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh, nhưng bên ít nhất cũng phải có hai thành viên nếu là liên doanh nhiều bên, hoặc một thành viên nếu là liên doanh hai bên. Nếu doanh nghiệp liên doanh được thành lập giữa một doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam với doanh nghiệp Việt Nam ho ặc với nhà đầu tư nước ngoài thì bên doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam phải có ít nhất hai thành viên, trong đó có ít nhất một thành viên là công d ân Việt Nam đại diện cho bên Việt Nam trong liên doanh. Chủ tịch hội đồng quản trị do các bên liên doanh thỏa thuận cử ra: Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc quản lý và đ iều hành hoạt động của doanh nghiệp. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị do các b ên liên doanh thoả thuận nhưng tối đa là 5 năm. Mỗi năm hội đồ ng quản trị họp ít nấht một lần. Hội đồng quản trị có thể họp b ất thường do 2 /3 thành viên của hội đồng quản trị, hoặc do mộ t trong các bên liên doanh, hoặc do tổng giám đốc, hoặc phó giám đốc thứ nhất yêu cầu. Các cuộc họp của hộ i đồng quản trị do chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập. Cuộc họp của hội đồng quản trị chỉ được tiến hành khi có ít nấht hai phần ba thành viên của hội đồ ng quản trị tham gia. 5
  7. Những vấn đề quan trọng nấht trong nội dung liên doanh phải do hội đồng quản trị q uyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên của hộ i đ ồng quản trị có mặt trong cuộc họp. N hững vấn đề đó là: - Bổ nhiệm, miễm nhiệm tổng giám đ ốc, phó tổng giám đốc thứ nhất, kế toán trưởng. - Sửa đổi, bổ sung đ iều lệ doanh nghiệp. - Duyệt quyết toán chu chi tài chính hàng năm và quyết toán công trình. - Vay vốn đầu tư. Ngoài các vấn đề nêu trên, hộ i đồng quản trị q uyết đ ịnh theo nguyên tắc đa số. Quyền hạn và nhiệm vụ giữa tổng giám đốc và phó tổ ng giám đốc thứ nhất do hội đồng quản trị phân định. Tổng giám đốc là người đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp liên doanh trước tòa án và cơ q uan Nhà nước Việt Nam. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồ ng quản trị về ho ạt độ ng của doanh nghiệp liên doanh. Hội đồng quản trị có thể thuê tổ chức, quản lý và điều hành doanh nghiệp liên doanh bằng một hợp đồng quản lý. Hợp đồng này khô ng được làm thay đổi mục tiêu, phạm vi hoạt động của dự án đ ã được ghi trong giấy phép đầu tư. Doanh nghiệp liên doanh là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của tổ chức quản lý. 5 . Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. Thời hạn hoạt độ ng phụ thuộc vào từng dự án theo quy định của Chính phủ, nói chung khô ng quá 5 0 năm. Thời hạn hoạt động được ghi trong giấy phép đầu tư. Thời hạn ho ạt độ ng có thể kéo dài đến 70 năm do Chính phủ q uyết định căn cứ vào quy định của ủy ban thường vụ Q uốc hội. Doanh nghiệp liên doanh có thể chấm d ứt hoạt động trong các trường hợp sau đây: - Hết thời hạn hoạt động được ghi trong giấy phép đầu tư. - Do đề nghị của một bên ho ặc các bên và được cơ q uan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp nhận. 6
  8. - Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, vi phạm các quy định trong giấy phép đầu tư. - Bị phá sản. - Các trường hợp khác (động đ ất, lũ lụt,..) theo quy đ ịnh của pháp luật. Khi chấm dứt hoạt động theo luật đầu tư nước ngo ài tại Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh phải tiến hành thanh lý hợp đồng và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 7
  9. II. LIÊN HỆ TẠI CÔNG TY TNHH MAY MINH TRÍ 1. Quá trình hình thành và phát triển của Cô ng ty may Minh Trí Cô ng trình được khởi công xây dựng cô ng ty vào tháng 2-1980 và đến ngày 21 -11- 1984 thì chính thức bàn giao cho cô ng ty quản lý điều hành gọi tên là công ty TNHH Minh Trí có trụ sở tại khu công nghiệp – Vĩnh Tuy – Thanh Trì - Hà Nội. Trong quá trình phát triển, công ty TNHH Minh Trí đã từng b ước m ở rộng quy mô sản xuất với việc đầu tư lắp đặt một d ây chuyền dệt kim đồng bộ với trị giá 4 triệu USD sản phẩm của công ty đ ược xuất khẩu cả trong và ngoài nước. Ở trong nước thì sản phẩm được mọ i tầng lớp người dân ưa chuộ ng, với giá cả phải chănt phù hợp với thu nhập của người dân nên sản phẩm được tiêu thụ cũng khá nhanh. Khô ng những thế, sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật và các nước trong khối Đông Nam Á. Đ ặc biệt, sản phẩm được xuất khẩu sang Trung Quốc là m ột đ ất nước đông dân số cho nên sản phẩm được xuất khẩu sang Trung Quốc là một điều kiện hết sức thuận lợi và lý tưởng, vì Trung Quốc là một đất nước đô ng dân số cho nên sản phẩm được xuất sang phần nào được tiêu thụ nhanh. Các mặt hàng chủ yếu của cô ng ty là sợi, dệt kim, chính vì thế mà sản phẩm của cô ng ty luôn thu hút được sự quan tâm của khách hàng và từng b ước đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế. Đến tháng 6 -1993, xây dựng dây chuyền dệt kim số 2 . Ngày 19.5.1994 khách hàng nhà máy dệt kim (với cả dây chuyền số 1 và số 2 ) Việc thành lập công ty TNHH Minh Trí là sự đổ i mới về tư d uy kinh tế, đổi mới chức năng nhiệm vụ và phương thức hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước. Tên giao d ịch quốc tế của Cô ng ty TNHH Minh Trí Hà Nội: Hình thức hoạt động: sản xuất kinh doanh * Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Minh Trí trong những năm gần đây. 8
  10. Cô ng ty TNHH Minh Trí là một doanh nghiệp trẻ về tuổi đời và với trang thiết b ị hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực cao, đội ngũ công nhân lành nghề luô n được đào tạo và đào tạo lại. Đây chính là điều kiện thuận lợi giúp cho cô ng ty luôn đ ạt được chất lượng cao, và đ ược tặng bằng khen thưởng tại hội chợ triển lãm kinh tế, tạo tiền đề tâm lý tốt cho khách hàng. Cô ng ty TNHH Minh Trí Hà Nội là một trong những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả trong Bộ Công nghiệp nhẹ, luôn mở rộng hình thức kinh doanh, mua bán, trao đổi hàng hoá sẵn sàng hợp tác với các b ạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư trang thiết bị hiện đại. Lãnh đạo doanh nghiệp là các nhà kinh doanh có năng lực, nhạy bén luôn tìm mọi biện pháp huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất, phục vụ tốt yêu cầu sản xuất kinh doanh với m ục tiêu đề ra lợi nhuận năm nay cao hơn năm trước, công ty luôn chấp hành vượt m ức kế hoạch nhà nước giao. Cô ng ty TNHH Minh Trí H à N ội là một doanh nghiệp có q uy mô lớn, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập có tài khoản và con d ấu. Bao gồm tài kho ản tiền mặt Việt Nam và tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng. Cô ng ty may Minh Trí là công ty liên doanh với nước ngoài của H à Nội. Tổng vốn đ ầu tư của Công ty liên doanh là 5 triệu USD. Vốn pháp định của Công ty là 2,5 triệu USD. Trong đó: Phía Việt Nam là Công ty May Minh Trí góp 1,5 triệu USD chiếm 20% vố n pháp định bằng nhà xưởng hiện có. Phía Trung Quố c là Công ty Vĩnh Phúc góp 4.700.000 USD chiếm 80% vốn bằng thiết bị máy móc phương tiện vận chuyển, tiền mặt. Hội đồng quản trị của Cô ng ty liên doanh có 7 người: Phía Việt Nam 2 người. Phía nước ngoài: 5 người. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm. Nhiệm kỳ đầu do phía nước ngo ài đảm nhận. Phó chủ tịch Hội đồ ng quản trị do phía Việt Nam đảm nhận. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồ ng quản trị được thực hiện theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đ iều lệ Công ty liên doanh quy đ ịnh. 9
  11. Ban giám đốc của Công ty liên doanh có 5 người gồm: Phía nước ngoài: 3 người; Phía Việt Nam: 2 người. 2. Hoạt động của Công ty Thời gian hoạt động của Công ty liên doanh là 40 năm. Sau 40 năm to àn bộ tài sản của Cô ng ty được bàn giao cho phía Việt Nam mà bên Việt Nam khô ng phải trả bất kỳ mộ t kho ản chi phí nào. Cô ng ty liên doanh phải nộp cho Nhà nước Việt Nam tiền thuế đất, trong thời gian x ây d ựng cơ bản tiền thuế đất được miễn 50%. Tiền thuế đất đ ược đ iều chỉnh 5 năm 1 lần mức tăng khô ng được quá 15%. Thuế thu nhập và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Sau khi thực hiện ngh ĩa vụ tài chính đố i với Nhà nước Việt Nam và trích lập các quỹ của Công ty thì lợi nhuận cò n lại chia theo tỷ lệ góp vốn. Từ năm thứ 11 đ ến năm thứ 40 tỷ lệ lợi nhuậ n lợi của phía Việt Nam sẽ được tăng d ần theo từng năm. Phía nước ngoài được chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt Nam phải nộp thuế bằng 8% lợi nhuận khi chuyển ra. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồ ng quản trị được thực hiện theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và điều lệ Công ty liên doanh quy định. Mỗi năm Hộ i đồng quản trị họp 1 lần đ ể quyết định các vấn đề sau: - Phương hướng dầu tư p hát triển mở rộng sản xuất. - Phương án sử dụng vốn, vay vốn đầu tư. - Phương án tiền lương, tiền thưởng. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm: Tổng Giám đốc, Phó tổng Giám đốc, Kế toán trưởng. Các vấn đề trên phải được ít nhất 2/3 ủy viên Hội đồng quản trị biểu quyết đồng ý. Trong 10 năm qua doanh nghiệp đã đ ạt mức phát triển vượt bậc, m à bằng chứng cho thấy sau 1 năm doanh nghiệp đi vào sản xuất kinh doanh năm 1993. Doanh thu mới chỉ đạt từ 3 - 3,5 triệu USD. Tới nay năm 2002 số lượng sản phẩm đạt khoảng 4,5 triệu sản phẩm với doanh thu là 13 triệu USD, năm 2003 dự tính doanh thu sẽ tăng từ 20 - 25%. Để đạt được thành cô ng như ngày hôm nay, toàn bộ Ban lãnh đ ạo và công nhân toàn doanh nghiệp đã phải nỗ lực rất nhiều, luôn luô n đổi mới trong công 10
  12. tác quản lý, đổi mới cơ chế và cung cách làm việc để phù hợp với cơ chế thị trường mở như hiện nay. Thêm vào đó doanh nghiệp cũng được sự ủng hộ quan tâm giúp đ ỡ của các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý và thủ tục hành chính để doanh nghiệp hoạt động tốt. KẾT LUẬN Trong b ối cảnh kinh tế quốc tế hiện nay các công ty liên doanh rất cần có sự giúp đỡ thông cảm từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp Thành phố cho đến cấp chính phủ trong quá trình hoạt độ ng sản xuất kinh doanh của mình để các doanh nghiệp liên doanh hoạt động hiệu quả hơn. Trong tiến trình hội nhập kinh tế q uốc tế hiện nay, Việt Nam đ ang được đánh giá là mộ t quốc gia trong khu vực có lợi thế về thu hút đầu tư nước ngoài- yếu tố thiết yếu để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp liên doanh là mộ t trong những hình thức thu hú t đ ầu tư nước ngo ài đã và đang góp phần tích cực vào quá trình khẳng định năng lực, vị trí của các doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế. Đ ưa Việt Nam trở thành mộ t trong những cường quố c kinh tế sánh ngang với các nước được mệnh danh là con rồng của Châu Á như Nhật, Hàn Quốc… Trên đây là một số hiểu biết của em về luật doanh nghiệp liên doanh. Mong được thầy cô cùng các bạn góp ý thêm cho em. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 12 năm 2003 11
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật Kinh tế trường ĐH Quản lý và kinh doanh Hà Nội. 2. Giáo trình Luật trường Đ ại họ c Kinh tế quốc dân. 3. Giáo trình Chính sách kinh tế xã hội 4. Tạp chí Tài chính số 6 –2002 5. Tạp chí Tài chính số 5-2002 6. Tạp chí Tài chính số 4 - 2003. 12
  14. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2