intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu hình mẫu của người quản lý nổi bật (Kỳ 2)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

122
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiểu người ủng hộ Những Người ủng hộ là những người ổn định, nhã nhặn, dễ thương, cảm thông với người khác. Bằng thái độ đúng mực và tự chủ, họ tỏ ra có suy xét và kiên nhẫn. Họ luôn sẵn sàng nghe theo những người mà họ coi là bạn và sắn sàng giúp đỡ họ. Họ có thể thiết lập một mối quan hệ rất vững chắc với một nhóm nhỏ các đồng nghiệp trong môi trường công việc. Họ luôn cố gắng trong công việc gìn giữ gia đình và dự đoán tương lai. Họ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu hình mẫu của người quản lý nổi bật (Kỳ 2)

  1. Tìm hiểu hình mẫu của người quản lý nổi bật (Kỳ 2) 5. Kiểu người ủng hộ Những Người ủng hộ là những người ổn định, nhã nhặn, dễ thương, cảm thông với người khác. Bằng thái độ đúng mực và tự chủ, họ tỏ ra có suy xét và kiên nhẫn. Họ luôn sẵn sàng nghe theo những người mà họ coi là bạn và sắn sàng
  2. giúp đỡ họ. Họ có thể thiết lập một mối quan hệ rất vững chắc với một nhóm nhỏ các đồng nghiệp trong môi trường công việc. Họ luôn cố gắng trong công việc gìn giữ gia đình và dự đoán tương lai. Họ sẽ trở nên hiệu quả nhất khi phải hoạch định công việc và chứng minh tính kiên trì trong khi thực hiện công việc. Họ luôn tìm kiếm sự đánh giá của người khác và thích nghi với những biến đổi rất chậm. Họ cần có sự chuẩn bị trước cho sự thay đổi các thủ tục để tiếp tục duy trì một hiệu suất không đổi. Họ sẵn sàng đi xa thêm hàng cây số để giúp đỡ người mà họ coi là bạn. Họ sẽ cần đến sự giúp đỡ phải loại bỏ “cái cũ” để thay bằng “cái mới”. Có thể họ sẽ cần đến sự giúp đỡ để thu gọn công việc để giữ đúng hẹn.Họ có thể trở nên cứng đầu và khiêu khích nếu phải chịu áp lực, có thể khiến một số đồng nghiệp phải thất vọng. Dưới áp lực, họ trở nên: Phục tùng quyền lực và người ngang hàng, bướng bỉnh, thờ ơ. Sẽ hiệu quả hơn nếu họ tự tin, quyết đoán và đổi mới hơn. 6. Kiểu người cộng tác Những Người cộng tác có xu hướng trở nên khách quan và phụ thuộc; họ có một hệ thống giá trị mạnh. Đó là những người thận trọng, ân cần và câu nệ lễ nghi, xử sự khôn khéo và chân thành, chính xác và có kỷ luật và có những hoài vọng và lý tưởng rất cao. Chừng nào mà họ chưa có đủ trong tay những sự việc và chi tiết thì họ ra quyết định rất khó khăn. Họ là những người hay suy nghĩ và phê
  3. phán nhưng sẽ tỏ ra im lặng và dè dặt giữa người lạ. Không phải lúc nào họ cũng nói ra những điều mình nghĩ, mình cảm thấy và muốn được coi là quan trọng trong một môi trường an toàn. Họ khéo léo và có phương pháp, không ngại công việc nhiều nhưng đôi khi họ cần những chỉ dẫn cụ thể trước khi bắt tay vào việc. Họ không thích căng thẳngs hay sự lộn xộn và thích tập hợp quanh mình những người có điểm tương đồng với họ. Họ tìm kiếm các hệ thống và trật tự và họ cần hiểu tại sao mọi việc lại như thế. Họ ít thể hiện ra bên ngoài và cần được đảm bảo và ủng hộ. Họ không tin tưởng người khác ngay, và nói chung, không áp đặt quan điểm của mình cho người khác. Họ hoàn thành tốt các công việc đã thành thói quen nhờ vào lòng kiên hẫn và tính chăm chỉ. Họ là người cứng nhắc và trung thành. Tuy nhiên, nếu họ có cảm giác bị người khác lợi dụng, thái độ của họ sẽ khác hẳn. Họ e sợ việc quá tâm đến người khác hơn bản thân cũng như những hành động không hợp lý. Sẽ hiệu quả hơn, nếu họ có lòng tin hơn, nhiệt tình hơn, dễ chấp nhận những thay đổi và đổi mới hơn. 7. Kiểu người đánh giá
  4. Những Người đánh giá là những người chính xác, thận trọng, kỷ luật, chăm chỉ và có ý thức trong những công việc đòi hỏi sự chú ý và chính xác. Họ rất có khả năng tiếp thu phê bình và coi trọng việc rút ra kết luận và hành động dựa trên những dữ liệu thực tế. Họ là những người suy nghĩ khách quan, có khả năng tổng hợp những thông tin trực giác với những sự kiện mà họ thu lượm được một cách hiệu quả nhất. Họ tránh nhầm lẫn bằng cách chuẩn bị thật tỉ mỉ. Họ có xu hướng chọn những người giống mình, là những người hiệu quả nhất trong một môi trường thanh bình và trở nên ngập ngừng khi bày tỏ tình cảm của mình. Họ lo lắng vì câu trả lời “ đúng” và có thể tránh phải ra quyết định.Họ có thể ngại ngùng nhận ra sai lầm và họ sẵn sàng sa vào việc tìm kiếm những bằng chứng có thể chứng minh cho sai lầm của họ. Họ có xu hướng không tin những người lạ và lo lắng cho danh tiếng và công việc của mình. Họ có thể nắm bắt được tình hình rất nhanh và tỏ ra vừa tri giác vừa trực giác. Họ có thể bị coi là khó xúc động, lạnh lùng và vô cảm. Dưới áp lực, họ trở nên lo lắng, cầu toàn, quá thận trọng. Sẽ hiệu quả hơn nếu họ linh hoạt hơn, thấu hiểu mọi người hơn, nhiệt tình hơn. 8. Kiểu người tổ chức
  5. Những Người tổ chức là những người sáng tạo và là những người suy nghĩ trừu tượng. Tuy nhiên, họ khổ vì vị trí thông minh không dự kiến được và xung đột với những quyết định dài hạn. Niềm khát khao cạnh tranh mà họ thể hiện bằng những kết quả cân bằng với nhu cầu hoàn thiện hạn chế họ. Họ suy nghĩ rất nhânh và phản ứng của họ được làm dịu bằng khát khao khám phá mọi giải pháp có thể. Họ rất vất vả khi phải giữ một thái độ tinh thần tích cực, điều đó có thể làm cho hiệu quả của họ không đều và việc ra quyết định của họ không ổn định. Họ cần có một ông chủ biết thông cảm và có thể trao đổi với họ. Họ muốn tự do khai thác và quyền đánh giá lại những khám phá của mình vì họ thích giải quyết các vấn đề. Họ sẽ nổi cáu khi nhầm và tiếp tục “soi” một ý kiến rất lâu sau khi đã ra quyết định. Một số người có thể coi họ lạ lành lùng và dè dặt. Họ có thể trở nên độc đoán khi công việc vất vả của họ không được công nhận. Đôi khi họ trở nên thô lỗ và thói cho mình là trung tâm có thể bị một số người coi là tính cao ngạo. Họ có thể phản ứng một cách dễ dàng với một cú sốc ngẫu nhiên. Dưới áp lực, họ trở nên cương quyết và đanh thép. Họ sợ sự lộn xộn và bất hợp lý. Sẽ hiệu quả hơn nếu họ độ lượng hơn và hiểu mã số làm việc của người khác hơn. Ngoài 8 kiểu quản lý phổ biến đó, còn có những kiểu quản lý khác. Điều này phản ánh sự đa dạng tính cách và phương pháp làm việc của con người. Người
  6. thành công không phải là chỉ biết phát huy điểm mạnh của mình mà còn phải biết phát huy điểm mạnh của người khác. Ngoài ra, khi nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tác, cấp trên, nhân viên, khách hàng…họ sẽ nhanh chóng tìm ra điểm chung và đi đến những thỏa thuận thành công. Nguồn: Sưu tầm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2