intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu lịch sử địa phương - Chùa Linh Mụ (Thiên Mụ)

Chia sẻ: Nguyễn Viết Kỳ Long | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

242
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chùa Linh Mụ là một danh thắng nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Với lịch sử lâu đời và những giá trị nghệ thuật, kiến trúc độc đáo, nơi đây đã và đang trở thành điểm đến phổ biến của

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu lịch sử địa phương - Chùa Linh Mụ (Thiên Mụ)

  1. Nhoùm 3 – Lôùp 10 Hoùa Võ Cao Tiến Nguyễn Viết Kỳ Long Phạm Thị Phương Nhi Trần Thanh Thủy Nguyễn Thanh Thư Trần Diễm Quỳnh Anh Võ Văn Quốc Cường Lê Xuân Nam
  2. Lôøi noùi ñaàu C hùa Linh Mụ (còn gọi là Thiên Mụ) là một danh thắng nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Với lịch sử lâu đời và những giá trị nghệ thuật, kiến trúc độc đáo, nơi đây đã và đang trở thành điểm đến phổ biến của khách du lịch trong và ngoài nước, đồng thời giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân xứ Huế. Vậy chùa Thiên Mụ được xây dựng từ bao giờ, chùa đã trải qua những bi ến c ố l ịch s ử nào, ki ến trúc và đặc điểm của chùa có gì đặc biệt. Trong tiều luận này, chúng tôi sẽ cố gắng đưa đến cho các bạn phần nào những kiến thức về di tích này, trong thời gian ngắn và khả năng hạn chế, việc chuyển tải th ật đ ầy đ ủ và chi ti ết phần nội dung không phải là dễ, vì vậy, chúng tôi rất mong nhận đ ược sự đóng góp ý kiến về hình thức và nội dung của tiểu luận này. Xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của quý vị và các bạn. 
  3. 4 “Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Linh Mụ, canh gà Thọ Xương.” Câu ca dao từ bao đời đã để lại trong lòng người dân Huế và du khách đến Huế hình ảnh một cảnh chùa thơ mộng. Chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê, thuộc xã Hương Long, thành phố Huế. Trong Ô Châu cận lục viết đời Mạc, đã thấy ghi chép chùa Linh Mụ được Chúa Nguyễn Hoàng cho tái thiết vào đầu thế kỷ XVII. Theo truyền thuyết, năm Tân Sửu (1601), Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng nhân đi du ngoạn núi non sông biển, khi đặt chân đến đây, thấy phong cảnh tuyệt đẹp, địa thế thật tốt. Vua nghe kể có người trông thấy một bà già đầu tóc bạc phơ, mặc áo đỏ quần xanh ngồi chơi ở đỉnh gò mà nói : "Rồi đây sẽ có chân Chúa đến dựng lại chùa ở nơi này để tụ linh khí mà làm bền cho long mạch". Nói xong, người đàn bà biến mất. Từ đó, dân chúng gọi tên núi là Thiên Mụ sơn, và Chúa Nguyễn Hoàng cho dựng lại chùa, viết biển đề "Thiên Mụ Tự" (đến đời vua Tự Đức, chùa được đổi tên là Linh Mụ Tự). Ban đầu chùa còn đơn sơ, chưa có những công trình kiến trúc và mỹ thuật nổi tiếng. Năm 1665, Chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu chùa, qui mô kiến trúc còn nhỏ. Năm 1695, Thiền sư Thạch Liêm tức Thích Đại Sán, người Chiết Tây, Trung Quốc, thuộc phái Tào Động, được Chúa Nguyễn mời sang Việt Nam lập đại giới đàn. Ngài là một danh nhân đời nhà Thanh, đã được Chúa Nguyễn Phúc Chu mời làm trụ trì chùa Thiên Mụ. Tháng 7 năm 1696, trước khi trở về Trung Quốc, Ngài đã truyền giới Bồ-tát cho Chúa Nguyễn Phúc Chu, ban đạo hiệu là Thiên Túng Đạo nhân, nối pháp đời thứ 30 Tào Động chánh tông. Từ chùa Thiên Mụ và chùa Khánh Vân (Huế), Ngài có công truyền bá Thiền phái Tào Động ở đàng Trong. Năm 1710, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả đại hồng chung nặng 3285 cân, là một tác phẩm mỹ thuật quí giá. Tiếng chuông chùa từ đấy đã an nhiên trong lòng người dân xứ Huế, đã đi vào thơ ca. Thiên Mụ chung thanh Cao cương cổ sát trấn tiền xuyên Nguyệt tướng thường viên tự tại thiên.
  4. 5 Bách bát hồng thanh tiêu bách kết Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên. Tăng hoằng ngọ nhật u minh cảm Liêu lượng dần tiêu đạo vị huyền Phật tích Thánh công thùy hải vũ Thiện nhân tăng quả phổ cai diên. (Thiệu Trị ngự đề) Nghĩa là : Tiếng chuông chùa Thiên Mụ Gò cao chùa cổ bên sông, An nhiên nguyệt tướng mặt vòng tròn gương. Niệm tan phiền não sầu thương, Ba ngàn thế giới tỉnh đường ba sinh. Chuông rền cảm giới u minh, Ban mai tiếng tụng hiển linh đạo huyền. Thánh công Phật tích lưu truyền, Nhân lành quả tốt khắp miền nước non. (Nguyễn Quảng Tuân dịch) Năm 1714, Chúa Nguyễn Phúc Chu lại tiếp tục cho xây dựng thêm nhiều công trình huy hoàng, tráng lệ. Đó là lần trùng tu qui mô nhất gồm : cổng tam quan, đi ện Thiên vương, điện Ngọc Hoàng, điện Thập Vương, nhà thuyết pháp, lầu Tàng kinh, lầu chuông, lầu trống, nhà Vân Thủy, nhà thiền, điện Đại Bi, điện Dược sư, tăng phòng. Chúa lại cho mở an cư kiết hạ trong vườn Tỳ Da suốt 3 tháng, và cho ng ười sang Trung Quốc thỉnh Tam Tạng kinh Luật, Luận Đại thừa hơn một ngàn bộ đem về lưu giữ tại chùa.
  5. 6 Vào đầu thế kỷ XIX, các vua nhà Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng đã cho trùng tu, sửa sang chùa. Giữa là điện Đại Hùng, phía sau là điện Di-lặc, điện Quan Âm và Tàng Kinh. Hai bên là điện Đại Hùng và điện Thập Vương. Đến năm 1844, vua Thiệu Trị cho dựng tháp Từ Nhân (về sau đổi tên là tháp Phước Duyên), bảy tầng, bằng gạch, mỗi tầng thờ một pho tượng Phật. Đã 150 năm qua, tháp Phước Duyên ngày ngày soi bóng xuống dòng sông Hương , gây nhiều cảm xúc khó tả cho biết bao du khách đến với cố đô. Trước tháp, vua cho dựng đình Hương Nguyện ba gian, sườn bằng gỗ chạm khắc tinh xảo. Hai bên, dựng hai nhà bia ghi kiến trúc tháp Phước Duyên, đình Hương Nguyên và nhiều bài thơ c ủa vua Thiệu Trị. Qua đầu thế kỷ XX, chùa bị hư hỏng nặng do cơn bão năm Giáp Thìn (1904). Vua Thành Thái đã cho trùng tu chùa vào năm 1907 và cho đến ngày nay, qua công lao của Hòa thượng Thích Đôn Hậu cùng nhiều Tăng, Ni, Phật tử, du khách xa gần, ngồi chùa cổ Thiên Mụ được xây dựng lại, tuy không còn qui mô to lớn như trước, nhưng vẫn trang nghiêm, hùng tráng. Du khách đến chùa không quên đến bên trái tháp Phước Duyên, xem bài minh ở tấm bia được dựng vào năm 1715, thời Chúa Nguyễn Phúc Chu, ca ngợi ngôi danh lam cổ tự bậc nhất này.
  6. 7 Phía Nam nước Việt chừ, núi sông đẹp đẽ, Ngôi chùa hùng tráng chừ, cửa Thiền nắng chiếu, Tánh vốn trong sạch chừ, nước chảy róc rách, Đất nước an ổn chừ, bốn cảnh thanh nhàn.
  7. 8   Với bất cứ ai, bất cứ du khách nào đã từng đặt chân đến Huế cũng không thể nào quên được vẻ đẹp yêu kiều, mơ mộng của vùng đất cố đô linh thiêng này. Cố đô Huế được biết đến như một trung tâm văn hóa du lịch lớn của Việt Nam với rất nhiều những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Mỗi công trình với một nét độc đáo riêng biệt là minh chứng cho từng thời kì khác nhau mà lịch s ử dân t ộc đã trải qua. Đặc biệt, chùa Thiên Mụ, với lối kiến trúc độc đáo, vị trí thuận lợi đã xâm chiếm tình cảm của biết bao du khách đến Huế. Toàn bộ các công trình kiến trúc của chùa đều nằm trên một ngọn đồi có bề mặt hình chữ nhật (280X100cm) chạy theo hướng bắc nam. Chùa lại được bao bọc bởi khuôn tường thành xây bằng đá mang hình dạng một con rùa thò đầu xuống để uống nước sông Hương. Vào thời cực thịnh của chùa, mặt độ kiến trúc nơi đây thật dày đặc, vì mấy chục công trình. Ngay từ bấy giờ các nhà qui hoạch đã chia khuôn viên chùa ra làm hai khu vực, cách biệt nhau bởi cửa tam quan: khu vực ở trước có mặt bằng như cái đầu rùa, là nơi xây dựng những công trình kiến trúc mang tính kỷ niệm như bia đá, chuông đồng...và khu vực ở sau, thân rùa, dành để xây cất các điện thờ Phật và các nhà tăng, nơi các nhà s ăn ở tu hành, tụng niệm. Dưới thời chúa Nnguyễn Phúc Chu (1715) mật độ kiến trúc ở phần sau dày hơn ở phần trước, nhưng từ thời vua Thiệu Trị (1846) và nhất là thời Thành Thái (1904), thì ngược lại vì phần sau bị hư hại nhiều, phần trước xây dựng thêm. Một tác phẩm nghệ thuật bằng đồng là chiếc chuông cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 2.025kg. Mặt trên quả chuông có 8 chữ Thọ khắc theo lối chữ triện, ở giữa thân chuông chia làm 4 khoảng, khắc bài viết của chúa Nguyễn Phúc Chu và chạm nổi những hình ảnh long, vân, nhật, tinh, ở phần dưới khắc hình bát quái và thủy ba. Tính số lượng thì chùa Thiên Mụ có tất cả năm tấm bia. Trừ tấm bia của Thành Thái chẳng có nội dung gì quan trọng, còn lại bốn tấm điều có hình dáng ch ạm tr ổ công phu, qui mô bề thế, lời văn trên bia khá dài đáng được chúng ta lưu ý. Theo thứ tự thời thể liệt như gian ta có kê sau: 1. Bài Minh ký ghi việc tu tạo chùa Thiên Mụ ở Thuận Hóa của quốc chúa Nguy ễn Phúc Chu pháp danh Hưng Long, hiệu Thiên Túng đạo nhân thuộc dòng Đổng Thượng Chánh Tông đơi thứ 30 do Nguyễn Phúc Chu viết vào cuối mùa đông năm Ất Mùi niên hiệu Vĩnh ̀ Thịnh thứ 11 (1715). Bia thời chúa Nguyễn Phúc Chu là tấm bia đá thanh khá lớn, cao 2,6m, rộng 1,25m, dựng trên lưng một con rùa bằng đá cẩm thạch dài 2,2m, r ộng 1,6m, đều được khắc chạm uyển chuyển, tinh vi. 2. Bài Bia tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ của Thiệu Trị viết vào tháng tư niên hiệu Thiệu Trị thứ 6 (1846). 3. Bài Tiếng chuông Thiên Mụ của Thiệu Trị viết vào tháng tư niên hiệu Thiệu Trị thứ 6 (1846).
  8. 9 4. Bài Nhân đến thăm tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ bỗng làm được bài thơ của Khải Định viết vào ngày 27 tháng 11 niên hiệu Khải Định thứ tư (1919). Điện Đại Hùng: Đây là ngôi chính điện trong chùa, kiến trúc kiểu Trùng thiền điệp ốc. Đền được phục chế năm 1959, các cột kèo, lăng, bệ được xây dựng bằng bê tông bên ngoài một lớp sơn giả gỗ. Trong điện thờ tượng phật Di Lặc. Phật có tai to để nghe những chuyện khổ của thiên hạ, bụng to để bao dung những chuyện khổ dung trong thiên hạ, miệng rộng hay cười những chuyện khó cười trong thiên hạ. Ở bức hoành phi trên cao có 4 chữ “ Linh Thửu Cao Phong” do chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề năm 1714, ngoài ra trong điện còn treo một cái khánh đồng khá lớn chạm hình nhật nguyệt, tinh tú và khắc những dòng chữ cho biết khánh này do một vị quan người Quảng Trị là Trần Đình ân thuê đúc năm 1677 để cúng cho chùa. Người ta so sánh nơi chùa tọa lạc giống như đồi Linh Thửu ở đất Ấn Độ, nơi đất Phật đắc đạo. Qua khỏi nơi thờ tượng Di Lạc, ở bên trong người ta thờ Tam Thế Phật ở chính giữa, hai bên là Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền. Ở cửa có bằng công nhận di tích văn hóa vào tháng 10/1993. Chùa đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới cùng kinh thành Huế. Đi theo lối bên hông điện ra phía sau vườn là nhà trưng bày những hỉnh ảnh và chiếc xe của hòa thượng Thích Quảng Đức, người tự thiêu vào năm 1963 để chống chế độ đàn áp Phật giáo. Sau nữa là mộ tháp của hòa thượng Thích Đôn Hậu, người trụ trì tại tại đây. Ông là phó chủ tịch hội phật giáo yêu nước trong thời kỳ chống Mỹ, người có công trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo ở Huế cũng như ở Việt Nam. Năm 1959, tại chùa Từ Đàm đã diễn ra Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam. Năm 1963, tại Sài Gòn đã nổ ra phong trào chống chính quyền Diệm đàn áp Phật Giáo. Ngôi tháp này xây dựng vào năm 1987. Năm 1992 ông mất.
  9. 10 Phía sau tường rào là một con rạch nhỏ. Chuyện kể rằng ngày xưa Cao Biền (Thời Đường, Trung Quốc) đã từng đến đây khảo sát và cho rằng nơi đây là đầu rồng linh thiêng nên đã cho đào con rạch này để cách đứt long mạch, làm mật thiêng vùng đất này. Nhà Nguyễn lo sợ nên cho xây một con rùa ở gần đấy để yểm lại. Sau lưng điện Đại Hùng, ngày xưa (khi Gia Long kiến thiết lại chùa năm 1815) là tòa điện Di Lặc. Với dấu tích nề điện hiện còn lưu dấu, thì điện Di Lặc cũng là một tòa điện rất đồ sộ như điện Đại Hùng. Năm 1904 chù bị cơn bão lớn tràn qua, có thể điện Di Lặc bị sập đổ trong con bão này, cùng với đình Hương Nguyện. Tuy nhiên, người ta đem toàn bộ bộ khung sườn của Hương Nguyện đình về phía sau, dựng tại đúng ở vị trí trung tâm nền điện Di Lặc cũ một tòa điện thờ Quan Công, tức là điện Địa Tạng ngày nay chúng ta thấy. Hiện tại, khoảng đất trống sau lưng điện Đại Hùng, trước mặt điện Địa Tạng, nhà chùa đã sửa sang lại thành hai mảnh vườn cây ăn quả, và đặt nhiều những chậu cây cảnh. Điện Địa Tạng ở phía sau lưng điện Đại Hùng, cách một khoảng sân rộng với nhiều cây cảnh. Dấu vết nền cũ của điện Di Lặc rất rộng, điện Địa Tạng nằm lọt trong nền này.
  10. 11 Con đường bên trái điện Đại Hùng đi về phía trong chùa. Nguyên khi xưa, điện này được để thờ Quan Công (từ năm 1907) - m ột đ ều khá thường thấy ở các chùa Việt ngày trước, do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, và cho đến nay, các chùa lớn ở Huế vẫn còn có thờ Quan Công. Theo truy ền thuy ết, sau khi ch ết, Quan Công hiển thánh, biết việc âm dương, việc tốt xấu trong tương lai, vì thế mặc dù chùa là nơi thờ Phật, nhưng trong điện thờ Quan Công, người ta còn th ờ c ả m ột b ộ th ẻ xăm, thậm chí sư ở chùa làm luôn việc đoán xăm cho người đến cầu xăm. Người ta lại bày cả những ngựa gỗ, voi gỗ, lọng, các vũ khí thời xưa bằng gỗ,...biến điệ thờ Quan Công mang đầy tính mê tín dị đoan. Chính vì điều thái quá ấy, trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1958, trong dịp đại trùng tu chùa, Hòa thượng Thích Đôn Hậu khi đó đã đ ưa toàn b ộ tượng Quan Công cùng với các ngựa gỗ, lọng,... ra khỏi chùa Thiên Mụ, tòa điện sau khi sửa sang, dùng thờ Địa Tạng. Đình Hương Nguyên cũ là một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ rất đặc biệt của thời vua Thiệu Trị (1841-1847), hiện chỉ bảo lưu được bộ sườn. Đình Hương Nguyên được xây trước mặt tháp Phước Duyên. Trong trận bão năm Thìn (1904), đình bị đổ. Để cho không gian tại đây được thoáng, sau đó người ta đã đem ngôi đình cũ vào dựng lại tại nền điện Di Lặc xưa để thờ Đ ức Đ ịa Tạng. Đây là nguyên mẫu một ngôi nhà tứ giác độc đáo của 150 năm trước. Đứng trong nhà nhìn lên, chúng ta thấy hình bát quái được cấu trúc khéo léo ở nóc. Có một s ố th ơ ch ữ Hán được khảm nổi trên panô trang trí ở các liên ba. Nói về tháp Phước Duyên, đây là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Đây còn được gọi là Phước Duyên Bửu Tháp; Tháp hình bát giác cao 7 tầng (21m) dưới lớn trên nhỏ. Số 7 là con số linh của đạo phật. Hệ thống bậc cấp trước chùa cũng tính theo số 7. Trong tháp có hệ thống bậc thang xây cuốn từ
  11. 12 dưới lên trên, chỉ trừ giữa tầng thứ 6 và tầng thứ 7 là phải dùng cái thang di động bằng gỗ và cái cửa với chìa khoá đặc biệt, vì ở tầng trên cùng này xưa kia có thơ tượng Phật bằng vàng. Tầng một thờ đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi (Vipassi ) Tầng hai thờ đức Phật Thi Khí (Sikkhi ) Tầng ba thờ đức Phật Tỳ Xá Phù (Vessabhu) Tầng bốn thờ đức Phật Câu Lưu Tôn (Kakusandha) Tầng năm thờ đức Phật Câu Na Hàm (Konagamana) Tầng sáu thờ đức Phật Ca Diếp (Kassapa) Tầng bảy thờ đức Thích Ca Mâu Ni, Tây Phương Cực Lạc Pháp Vương. Còn có tôn giả Ca Diếp và A Nan thờ bên cạnh Qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quí giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật... hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ. Trong khuôn viên chùa là một vườn hoa được chăm sóc vun trồng hàng ngày. ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa t ự thiêu phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời. Chùa Thiên Mụ bảo lưu được một số văn vật quí báu lâu đời của Phật giáo. Thiên nhiên và kiến trúc ở đây hài hoàvới nhau đến mức hoàn chỉnh. Với kiến trúc uy nghiêm cổ kính, với cảnh trí thành thoát nên thơ, chùa Thiên Mụ có thể xem là một danh lam thắng cảnh tuyệt vời của đất nước. Chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức Dòng sông Hương thanh khiết uốn mình trước chùa như để rửa sạch bụi đời cho tâm hồn và thể xác những người tìm về cửa Phật. Tiếng chuông chùa như linh hồn của Huế, vang vọng mãi theo dòng nước sông Hương và đọng mãi trong lòng mỗi du khách phương xa khi đến Huế. Những cảm nhận kỳ diệu ấy chỉ có được mỗi
  12. 13 khi đến với chùa Thiên Mụ, nơi không chỉ là niềm tự hào của người Huế mà còn là ngôi quốc tự nổi tiếng của đất nước ta.
  13. 14 Nói đến chùa Linh Mụ là nói đến những giá trị lâu đời và vô giá cả về lịch sử và văn hóa. Phần đông sinh ra và lớn lên ở Huế, chúng tôi đã biết nhiều về chùa Thiên Mụ và cũng không ít lần đến đây từ trước. Có lẽ chùa Thiên Mụ từ lâu đã là một phần tình cảm và tâm linh không thể tách rời trong tâm thức của mỗi người Huế. Chùa xưa, người cũ vạn đời Đất thiêng liêng dựng khoảng trời thiêng liêng Chuông sương tỉnh giấc trăm miền Tháp khuya nguyệt bạch an nhiên mấy từng Nói chùa Thiên Mụ đẹp và nên thơ là chưa đủ! Nói chùa cổ kính, an nhiên và trầm mặc cũng chưa đủ! Có người đã nhận xét Thiên Mụ là một bài thơ Thiền lồng lộng giữa không gian mây nước, giữa khói sương, giữa mênh mang dâu bể và lòng người. Là bài kinh vô ngôn, tuy không nói một chữ, mà đã làm lắng đọng trăm ngàn xôn xao của cuộc thế; và, gợi nhắc vô biên cho con người hướng đến điều chân, lẽ thiện. Với nét đẹp như huyền thoại, với bề dày lịch sử ngót nửa thiên niên kỷ với nhiều thăng trầm, đổi thay của thời cuộc, chùa Thiên Mụ như lắng lại, để điềm nhiên chiêm nghiệm cuộc sống, để người người đến đây tìm chút thanh tịnh cho tâm hồn. Thửa bé trong trí nhớ của tôi chùa rất rộng lớn, mỗi góc mỗi nơi đều ẩn chứa một ánh lung linh của cổ tích, rồi theo thời gian, hình như chùa cứ nhỏ dần đi, các hào quang của tưởng tượng cũng phai dần, dường như tôi đã không còn giữ được ánh nhìn hồn nhiên thửa đó? Tuy nhiên khi nghe cô bạn đi cùng chắp tay "A Di Đà Phật, thưa thầy,..." trước mỗi câu nói, nhìn lên ngọn tháp Phước Duyên, dù không phải là Phật tử, nhưng tôi bỗng thấy tâm hồn thanh thản lạ kỳ, phải chăng đối với mỗi người Huế, dù ít hay nhiều, đều ẩn chứa trong tâm hồn một góc tâm linh nhỏ bé, nơi chữ Không được giác ngộ? Lại nói đến nét kiến trúc của chùa, đấy là phong cách phật giáo hòa quyện với phong cách cung đình xứ Huế, Linh Mụ là tài liệu ghi chép sống động và thực tế nhất về sự phát triển của phong cách kiến trúc phật giáo ở xứ đàng Trong. Nói chung hơn, những nét ấy còn đại diện cho nét hoàng kim của phật giáo Việt Nam và thế giới. Người dân Huế lấy làm tự hào thay khi quê hương mình khẳng định cùng thế giới biết bao giá trị văn hóa, mà chùa Linh Mụ là một trong những giá trị ấy Đóng góp cho ngành du lịch tỉnh nhà, lượng khách đến thăm chùa Linh Mụ ngày một tăng, đa phần là khách nước ngoài và du khách ngoại tỉnh, đối với họ, ngôi chùa như một điểm đến tinh tế và tao nhã, là nơi hội tụ tinh hoa Huế. Nắm bắt được tiềm năng đó, nhiều công ty lữ hành địa phương đã mở các chuyển thăm quan, thưởng ngoạn chùa Linh Mụ, góp phần gia tăng doanh thu, làm lợi cho nền kinh tế, du lịch tỉnh nhà. Có ai lại không thích được ngồi thuyền rồng, hít lấy hơi gió sông mát lành, theo dòng Hương Giang mà ghé lại chùa Linh Mụ, hẳn ai cũng thấy tâm hồn sảng khoái và thích thú cực kì. “Chùa Linh Mụ gắn liền với Huế như hai mà một. Ngôi chùa như là máu thịt của Huế, là biểu trưng của Huế, là hồn của Huế, là Huế. Ngôi chùa trầm nhiên, tự tại trong lòng người dân Huế, tự nhiên như cơm ăn áo mặc. Cho nên đôi lúc, người dân Huế đã quên, đã nhớ ngôi chùa như chuyện thường ngày tưởng như không có một chút gì xao động trong cõi lòng. Nhưng không, trong tiềm thức của người con dân Huế, ngôi chùa đã và đang sống âm thầm, mãnh liệt, là nguồn năng lực cho mỗi con tim khi mỗi người dân Huế trở về với Huế trong cuộc sống thường ngày,hay trở về với Huế trong tâm tưởng của những người con Huế xa nhà.”
  14. 15 HÒA THƯỢNG THẠCH LIÊM, CHÚA NGUYỄN PHÚC CHU VA CHÙA THIÊN MỤ Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553, chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Dù trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ”. Cho đến bây giờ, chùa Thiên Mụ đã nổi tiếng từ lâu, ít ai không biết đến, dù chưa một lần được đến tận nơi để nhìn tận mắt. Tiếng chuông chùa và bóng tháp bảy tầng cao ngút đã đi vào lịch sử, văn học và cũng đã trở nên hai biểu tượng riêng của đất Huế. Nói đến chùa Thiên Mụ, từ phong cảnh, di tích lịch sử, huyền thoại, giai thoại văn học, ca dao, tục ngữ v.v, có thể mọi người có thể đều biết rõ, nhưng khi nói đến Hoà Thượng Thích Đại Sán, hiệu Thạch Liêm, vị sư mà hiện giờ được phụng thờ như là vị tổ sư của chùa, thì rất ít ai biết tới, ngoại trừ những người nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam. Vị sư này là ai, gốc gác ở đâu, có công trạng gì đối với chùa mà được tôn thờ vinh dự như là vị sư tổ? Về danh hiệu của sư Thích Đại Sán, sách Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên (quyển 6, tờ 24) viết rằng: “Th ạ ch Liêm Hán Ông, ng ườ i nhà Thanh, quê Chi ết Giang. T hông minh đ ỉ nh ng ộ, tinh thông các môn chiêm tinh, lu ật t ịch, lý s ố, th ư pháp, h o ạ v ẻ , nh ấ t là v ề môn th ơ phú. Th ời Minh m ạt, nhà Thanh xâm chi ếm Trung Q u ố c, Liêm gi ữ nghĩa không ch ịu làm tôi, bèn t ừ giã m ẹ già, xu ất gia đ ầu Ph ật, v ân du kh ắ p các n ơi danh th ắng… “. Sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên (quyển 8, trang 17) chép việc trùng tu chùa Thiên Mụ vào năm 1714 có ghi “…Th ờ i ấ y Hoà Th ượ ng ở Chi ế t Tây tên Đ ại Sán hi ệu T h ạ ch Liêm đem thi ền đ ạo đ ến y ết ki ến, đ ượ c chúa yêu m ến, khi ông v ề n ướ c đ ượ c chúa t ặ ng nhi ều g ỗ quý đem xây c ất chùa (Tr ườ ng Th ọ), nay còn di t ích… ”. Nhiều người lầm tưởng sư Đại Sán là tổ sư và trụ trì chùa Thiên Mụ. Thật ra, sư chỉ ghé đến tại chùa Thiên Mụ trong một khoảng thời gian rất ngắn, để dưỡng bệnh trong lúc chờ đợi mùa gió thuận lợi để trở về Quảng Đông. Sư chưa bao giờ trụ trì chùa Thiên Mụ cả. Việc nhầm lẫn này có thể do người đời sau vì không biết rõ lai lịch của sư nên người ta viết nhầm địa vị và công lao của sư lên bài vị để thờ trong chùa. Bài vị của sư được viết như sau: “ T ự Đ ộng Th ượ ng, chánh tông nh ị th ập c ửu th ế, khai s ơn Linh M ụ t ự , th ượ ng Th ạ ch h ạ Liêm huý Đ ại Sán lão t ổ hoà th ượ ng giác linh” . Chùa Thiên Mụ trải qua nhiều đời, có gần 150 trăm năm trước khi sư Đại Sán đến chùa hoằng pháp chỉ trong 1 thời gian ngắn. Do vậy, sư không thể là lão tổ sư của chùa được. Căn cứ vào tên chùa trong bài vị, chúng ta nghi rằng sự nhầm lẫn này đã xảy ra vào thời hoặc sau đời Tự Đức. Vua Tự Đức không có con, nghĩ rằng mình phạm tội với trời nên xuống chiếu đổi chữ Thiên ra chữ Linh. Bảy năm sau, không thấy hiệu nghiệm gì, do đó vua Tự Đức lại cho đổi lại thành Thiên Mụ. Hiện giờ sư Đại Sán được tôn thờ như một vị tăng cang hay là sư tổ của chùa, có thể vì do sự nhầm lẫn đáng tiếc như đã nói ở trên. Theo sách “Eminent Chinese of the Ching Period” thì “ s ư Đ ạ i Sán là ng ườ i giúp đ ở đ ắ c l ự c nh ấ t cho Ngô Ỷ trong vi ệc xu ất bán sách. S ư Đ ại Sán giàu có, m ột p h ầ n là nh ờ s ự cung d ưỡ ng c ủa b ọn Th ượ ng Chi Tín và c ủa b ọn quan viên q u ả n lý vi ệ c mua bán v ới n ướ c An Nam. Y dùng c ủa c ải đó đ ể giúp đ ỡ cho các v ăn nhân đ ươ ng th ời nên r ất n ổi ti ếng” . Giáo sư Trần Kinh Hoà (Chen Ching Ho), một sử gia Việt nam, gốc Taiwan, đã từng giảng dạy tại các đại học như Sài Gòn, Huế, Hongkong và Soka University ở Tokyo trong sách “Thập Thất Thế Kỷ Quảng Nam Chi Tân
  15. 16 Sử Liệu” viết rằng: ”…kho ả ng gi ữ a tri ều đ ạ i Khang Hy, ở xã h ội vùng Lĩnh N am và trên thi đàn, s ư Th ạch Liêm ti ếng tăm l ừng l ẫy. Ngoài nh ững k ẻ có liên h ệ v ớ i chùa Tr ườ ng Th ọ, còn có nh ững b ọn th ươ ng gia Tàu và Nh ật chuyên đi l ạ i buôn bán v ớ i Qu ảng Nam (ch ỉ Thu ận Hoá c ủa Đ ại Vi ệt). Đ ọc sách c ủa s ư c òn l ư u truy ền l ạ i nh ư H ải Ngo ại K ỷ S ự và Ly L ục Đ ườ ng Thi T ập, chúng ta n h ậ n th ấ y rõ v ị s ư này t ự ph ụ, đ ắc ý t ỏ ra ngoài m ặt, quy ết ch ẳng ph ải m ột n hà tu hành khiêm t ốn… Đ ối v ới b ọn trí th ức th ời b ấy gi ờ, vì s ư sinh s ống xa x ỉ , tính ươ ng gàn t ự th ị, dua n ịnh quan tr ườ ng, l ời l ẻ kiêu căng, nên có nhi ều n g ườ i phi ề n trách và xem y nh ư là yêu tăng…Các quan l ại nghi ng ờ y buôn l ậu v ớ i An Nam. C ứ theo H ả i Ngo ại K ỷ S ự k ể thì lúc kh ởi hành t ừ Qu ảng Đông đi H ộ i An thì :”…Tăng chúng đi theo h ơn 50 ng ườ i, hành lý cũng nhi ều, thuy ền c h ủ nhìn nhau ch ẳng bi ết s ắp đ ặt cách nào…” Đo ạn văn n ầy ch ứng th ực đ ượ c h àng hoá Đ ạ i Sán đ ưa qua Đ ại Vi ệt khá nhi ều…. K ết qu ả chuy ến du hành An N am, ch ở v ề nhi ều thuy ền châu báu nh ư tê giác, s ừng voi, san hô, châu ng ọc v.v. không ph ả i là ít, khó lòng tránh kh ỏi s ự kinh ng ạc c ủa gi ới nhân sĩ Lĩnh N am. Do nh ữ ng l ời đ ồn đ ạ i v ề buôn l ậu v ớí Qu ảng Nam (An Nam) nên đã gây r a m ầ m m ố ng tai ho ạ cho y sau này…. Sau cùng Đ ại Sán b ị quan đ ươ ng th ời b ắ t giam và ch ết trên đ ườ ng áp gi ải v ề quê” . Ở đây, chúng ta không luận bàn về những nhận định về hành động và phẩm cách của sư ở Quảng Đông, mà chúng ta chỉ xem xét về sự liên hệ của sư đối với quốc chủ Đại Việt thời ấy là chúa Nguyễn Phúc Chu và Phật duyên với chùa Thiên Mụ. Bắt đầu từ giữa thế kỷ 17, không những ở nước Đại Việt mà còn ở Trung Quốc, là thời loạn lạc triền miên. Ở Trung Quốc, nhà Thanh chiếm cứ đánh đuổi nhà Minh. Vua Thanh Thái Tổ diệt được nhà Minh và lên ngôi năm 1644. Từ đó, những phong trào phò Minh diệt Thanh xảy ra khắp nơi. Đấy là vào thời dân Tàu thờ nhà Minh tràn qua lánh nạn nhà Thanh ở Đại Việt ta, sinh ra lượt sóng di dân từ miền nam Trung Quốc sang. Cũng vào thời đó, chính là lúc Trịnh Nguyễn phân tranh. Ở đàng trong các chúa Nguyễn tìm cách củng cố đế nghiệp để chống chọi với Trịnh ở phương bắc. Các chúa Nguyễn ngoài việc lo chống cự với phương bắc, nhưng đồng thời cũng lo bành trướng thế lực vào phương nam. Thế nên các chúa Nguyễn đã rất khôn khéo trong việc sử dụng nguồn nhân lực và tài lực từ ngoài vào. Các chúa đã sử dụng các người gốc nhà Minh này để khai khẩn và sử dụng như những đạo tiền quân, vừa khai khẩn vừa chống chọi với Chân Lạp. Do đó sự thông thương giữa Trung Quốc và Đại Việt vào thời bấy giờ đã trở nên cấp bách và cần thiết, dù rằng đường bộ gặp sự cách trở vì thế lực của Trịnh và Lê ở đàng ngoài. Nhưng vì thế mà cảng Hội An đã trở thành một thương cảng quốc tế tấp nập để thông thương bằng đường biển với Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Dương, Ấn Độ v.v. Thế lực của các chúa Trịnh đã làm lu mờ vai trò của vua Lê đối với các chúa Nguyễn ở đàng trong. Nho giáo không còn đủ sức cứu giúp nhà Lê. Nho giáo suy đồi, nên nhu cầu Phật giáo càng ngày càng quan trọng. Trong bối cảnh luồng sóng thông thương từ Trung Quốc và Nhật Bản vào Đại Việt, Phật giáo Đại thừa (Mahayana) cũng theo vết chân di dân đó bành trướng đến miền trung nước Đại Việt. Sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên (quyển 8, trang 17) chép việc trùng tu chùa Thiên Mụ vào năm 1714 có ghi: ” …sai ng ườ i qua Tàu mua Kinh, Lu ật và Lu ận h ơn 1000 q uy ể n…” . Đây cũng là kết quả rõ ràng nhất về việc Phật giáo Đại thừa bành trướng vào đàng trong, sau khi việc sư Đại Sán được mời đến Thuận Hoá và tạm trú một thời gian ở chùa Thiên Mụ. Sở dĩ sư Đại Sán nổi tiếng trong giới Phật giáo, được tôn sư cho tới bây giờ và được phụng thờ ở chùa Thiên Mụ chẳng phải hoàn toàn do tài đức hoằng pháp của sư đối với Đại Việt ta, nhưng vì sư có một người đệ tử tài ba, lỗi lạc và danh tiếng. Đó là Đại Việt quốc chủ chúa Nguyễn Phúc Chu. Chúa Nguyễn Phúc Chu là người có công lớn trong công
  16. 17 việc đại trùng tu chùa Thiên Mụ, dựng bia, đúc chuông lớn, còn lưu truyền cho đến ngày nay. Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí quyển Kinh Sư, phần Tự Quán chép rằng: “ … Chùa Thiên M ụ ở ngoài kinh thành, trên gò núi xã An Ninh (bây gi ờ thu ộc làng X uân Hoà), nguyên tr ướ c có chùa Ph ật. Gia Long năm th ứ 14 xây l ại…Nay xét b ả n tri ề u Thái T ổ Hoàng Đ ế (t ức chúa Tiên Nguy ễn Hoàng) Tân S ửu năm th ứ 4 4 (t ứ c năm 1601) xa giá đ ến vi ếng Hà Khê, th ấy gi ữa đ ồng b ằng n ổi m ột gò đ ấ t cao nh ư hình đ ầ u r ồng quay l ại, nhìn th ẳng ra sông, phía sau có h ồ, c ảnh t rí đ ẹ p đ ẽ , nhân h ỏi chuy ện, ng ườ i đ ịa ph ươ ng b ảo r ằng: …gò này linh t hiêng, t ươ ng truy ền ngày x ưa ban đêm có ng ườ i trông th ấy m ột v ị tiên bà m ặc á o đ ỏ qu ầ n l ụ c ng ồi trên gò nói r ằng: “Sau này s ẽ có v ị chân chúa đ ến s ửa l ại c hùa này, t ụ linh khí đ ể gi ữ long m ạch cho đ ượ c b ền v ững”, nói xong bi ến m ấ t, nhân đó đ ặ t tên là Thiên M ụ T ự…Thái Tông Hoàng Đ ế (t ức chúa Hi ền N guy ễ n Phúc T ầ n) Ấ t T ỵ năm th ứ 17 (1665) s ửa ch ữa l ại, Hi ển Tông Hoàng Đ ế C anh D ần năm th ứ 19 (1710) đúc chuông l ớn, năm Giáp Ng ọ năm th ứ 23 ( 1714) trùng tu chùa…” . Hiển Tông hoàng đế tức là Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế, đế hiệu của chúa Nguyễn Phúc Chu. Chúa Nguyễn Phúc Chu lên ngôi năm 1691, trẻ tuổi , tài ba xông xáo ra bắc vào nam, mở mang bờ cõi nhưng cũng rất tôn sùng đạo Phật. Do vậy chuyện mời sư học đạo cũng là chuyện tất nhiên. Chúa Nguyễn Phúc Chu nhân lúc sư Đại Sán còn ở Đại Việt đã quy y học đạo, tôn sư làm thầy. Nhân duyên này đã khiến chúa cho trùng tu lại chùa Thiên Mụ trong tinh thần nhớ ơn vị thầy mà mình đã quy y. Chúa đã cho khắc vào bia những dòng chữ trịnh trọng như sau: “…Nh ớ l ạ i năm x ư a, m ời đ ượ c Đ ườ ng đ ầu đ ạ i s ư , tên ch ữ là Đ ạ i Sán, hi ệu Th ạch Liêm. Ngài là b ậc th ầy, nguy ện l ực t hâm sâu, lòng th ươ ng r ộng l ớn, y báo chánh báo vô biên, đ ạo th ấu ba th ừa, tu c ó tông ch ỉ nh ư cây có g ốc, n ướ c có ngu ồn. Ngài đ ượ c truy ền tâm ấn ở đ ất C hi ế t Tây Trung Qu ốc…” . Và những hàng chữ nhớ thương vô vàn: “ …Th ầ y ta đã đi r ồ i, ta c ứ hoài th ươ ng nh ớ v ị cao tăng, đã t ừng ch ống g ậy v ượ t qua núi non, q uan ả i, dùng thuy ền ch ở đ ạo, v ượ t bi ển, băng su ối đi đ ến tr ời Nam, đem câu k inh k ệ tuy ệ t di ệu đ ể ca t ụng đ ạo m ầu…” . Mối liên hệ giữa chúa Phúc Chu và sư Đại Sán khá mật thiết. Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên (q. 6, trang 24) còn ghi lại thi văn của sư, sau khi sư đã trở về lại Quảng Đông, gửi cho chúa để tỏ lòng thương nhớ. Những bài thi văn này trích trong hai tập sách của sư là Hải Ngoại Kỷ Sự và Ly Lục Đường Thi Tập vẫn còn lưu truyền cho tới ngày nay. Theo Tổng mục đề yếu Tứ Khố Toàn Thư (tập hợp sách sử của vua Càn Long, hoàn thành năm 1782), loại địa lý, mục 7 chép rằng” Hải Ngoại Kỷ Sự gồm 6 quyển do quốc triều Thích Đại Sán biên soạn. Tuần Phủ Chiết Giang tìm thấy đem dâng: “ …Đ ạ i Sán là s ư chùa Tr ườ ng Th ọ, t ỉnh Qu ảng Đông. Mùa xuân năm Ất H ợ i tri ề u đ ạ i Khang Hy, Đ ại Vi ệt Qu ốc V ươ ng m ời qua thuy ết pháp, h ơn m ột n ăm l ạ i tr ở v ề . Sách chép nh ững đi ều tai nghe m ắt th ấy, phong t ục t ập quán n ướ c ấ y. Tiên v ươ ng c ủa n ướ c Đ ại Vi ệ t là r ể c ủa n ướ c An Nam (ch ỉ Nguy ễn H oàng) (12), chia c ứ mi ền nam, x ưng hi ệu là Đ ại Vi ệt. Đ ầu sách có bài t ựa c ủ a Nguy ễ n Phúc Chu, d ướ i cu ối đ ề tháng 5 năm Bính Tý, t ức là Khang Hy n ăm th ứ 35 v ậ y…” . Chính nhờ hai cuốn sách này, nhất là cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự, chúng ta biết được một ít về con người và khúc phim lịch sử về cuộc hành trình của sư Đại Sán qua Thuận Hoá cùng mối liên hệ của sư đối với chúa Nguyễn Phúc Chu. Nhiều người lầm tưởng sư Đại Sán được chúa Nguyễn Phúc Chu mời sang. Nhưng thật ra, bắt đầu từ thời vua cha của chúa Phúc Chu là Anh Tông hoàng đế (tức chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn (Thái) 1687-1691) khi đang còn tại thế đã từng hạ lệnh cho Tạ Nguyên Thiều qua Quảng Đông mời Đại Sán sang Đại Việt hoằng pháp. Bia của chúa Nguyễn
  17. 18 Phúc Chu dựng tại chùa Quốc Ân, Huế, đời Lê Dụ Tông thứ 10 có viết: “ Hoán Bích T hi ề n S ư T ạ Nguyên Thi ều ở chùa Hà Trung (Th ừa Thiên) vâng l ệnh chúa N ghĩa sang Qu ả ng Đông m ời Đ ại Sán Hoà Th ượ ng” . Sách Đại Nam Nhất Thông Chí quyển Thừa Thiên, phần tăng lữ viết: “ …T ạ N guyên Thi ều tên ch ữ là Hoán Bích, ng ườ i g ốc Tri ều Châu t ỉnh Qu ảng Đông, n hà Thanh, xu ấ t gia lúc 19 tu ổi. Qua Đ ại Vi ệt th ời Thái Tông Hoàng Đ ế (t ức c húa Hi ề n Nguy ễn Phúc T ần), đ ến Qui Ninh (Nay Quy Nh ơn) xây chùa Di Đà, h o ằ ng d ươ ng Ph ậ t pháp… Sau đó ra Thu ận Hoá, xây chùa Qu ốc Ân. T ạ N guyên Thi ều vâng l ệnh Anh Tông Hoàng Đ ế sang Qu ảng Đông m ời cao tăng T h ạ ch Liêm Hoà Th ượ ng. Khi v ề l ạ i Thu ận Hoá, ra tr ụ trì chùa Hà Trung. Khi m ấ t Hi ể n Tông Hoàng Đ ế t ặng tên thu ỵ là H ạnh Đoan Thi ền S ư” . Trong bối cảnh lịch sử loạn ly của cả Trung Quốc và Đại Việt thời đó, với dòng người di dân gốc Minh sang, văn hoá chính trị của Đại Việt đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhưng tại sao vua Anh Tông cho Tạ Nguyên Thiều sang Trung Quốc tìm kiếm cao tăng, vì lý do chính trị hay là tôn giáo, chúng ta hiện tại khó tìm ra được nguyên do. Các chúa Nguyễn kế vị vua Anh Tông tiếp tục muốn tìm cách dùng ảnh hưởng của nhà Thanh để kềm chế vua Lê chúa Trịnh chăng? Điều này cũng có thể là một nguyên do, hay là do tôn giáo tính của người thời bấy giờ thúc đẩy. Nhưng Đại Sán, tức Thạch Liêm Hoà Thượng qua Thuận Hoá không phải là kết quả trực tiếp của chuyến đi của họ Tạ, mà là do nhân duyên của chúa Phúc Chu với sư. Trong bài Tự (tựa), do chúa đề tặng trên sách Hải Ngoại Kỷ Sự thì: “ …Ta khi còn làm Thái T ử v ẫ n th ườ ng hay ng ưỡ ng m ộ th ầy ta ở chùa Tr ườ ng Th ọ. Vua cha ta lúc t r ướ c đã g ử i th ư hai l ầ n m ời mà không đ ượ c. Mùa thu năm Giáp Tu ất ta mu ốn t h ọ B ồ Tát Gi ớ i nên n ối chí vua cha, ta đ ưa ng ườ i qua r ướ c, may đ ượ c Hoà T h ượ ng nh ậ n l ờ i m ờ i…” . Trong Hải Ngoại Kỷ Sự quyển một, cũng có ghi hàng chữ như sau: “ …Ngày mùng 4 t háng 8 năm Giáp Tu ất, ng ườ i nhà gõ c ửa tin cho bi ết có khách là s ứ gi ả n ướ c Đ ạ i Vi ệ t đ ế n. S ứ gi ả ng ườ i t ỉnh Phúc Ki ến, tay nâng phong th ư gi ấy v àng cung kính, s ụp l ạy dâng lên cùng v ới các l ễ v ật… th ưa r ằng “Đ ại Vi ệt Q u ố c V ươ ng t ừ lâu ng ưỡ ng m ộ Hoà Th ượ ng. …K ể t ừ tiên v ươ ng (t ức Nghĩa v ươ ng) đã có th ư m ời, đ ến nay n ữa là ba l ần c ả th ảy. M ời đ ến ba l ần cũng đã t hành tâm l ắ m v ậ y…” . Đối với sự ân cần mời rước, sư Đại Sán dĩ nhiên vui lòng tiếp nhận lời mời của chúa Nguyễn Phúc Chu. Câu văn trên giúp ta suy nghĩ rằng chuyện vị sư Tàu này qua Đại Việt, có thể do vấn đề tôn giáo hơn là chính trị. Cuộc hành trình đầy sóng gió và thú vị từ Quảng Đông đến Thuận Hoá đã được ghi lại trong tập Hải Ngoại Kỷ Sự tất cả những điều tai nghe mắt thấy trong lúc Đại Sán du hành vào đất Thuận Hoá. Sư từ Hoàng Phố tỉnh Quảng Đông, đáp thuyền buôn đi Hội An vào đêm treo đèn rằm tháng giêng năm Ất Hợi (Khang Hy thứ 34, tức ngày 27 tháng 2 năm 1695), khoảng hơn hai tuần lễ lênh đênh trên biển, thuyền đến Cù Lao Chàm ngoài cửa biển Hội An, rồi chuyển sang chiến thuyền của chúa Nguyễn Phúc Chu, đi thẳng vào đất Thuận Hoá vào ngày 29 tháng 1 năm Ất Hợi (ngày 13 tháng 3 năm 1695), ngụ tại chùa Thiền Lâm, Huế và làm quốc khách của chúa Phúc Chu. Đến ngày 28 tháng 6 năm đó (ngày 7 tháng 8 năm 1695) sư vào Hội An chuẩn bị đáp thuyền buôn trở về Quảng Đông, song bị đau nên phải lưu lại. Chúa Nguyễn Phúc Chu nghe tin bèn khẩn hoảng mời sư từ Hội An ra lại Thuận Hoá, tạm trú tại chùa Thiên Mụ từ ngày 16 tháng 10 (ngày 22 tháng 11 năm 1695) để dưỡng bệnh và hoằng pháp cho tới hạ tuần tháng 6 năm sau (1696) mới trở về lại Quảng Đông.
  18. 19 Chúa Nguyễn Phúc Chu là vị vua tuổi trẻ, tài ba nhưng lại có lòng tu Phật, mong đem tâm Phật mà trị nước, quy y đầu Phật với sư. Trong bài Tự sách Hải Ngoại Kỷ Sự, chúa Phúc Chu viết: “ …Đ ạ i Vi ệ t Qu ốc V ươ ng Nguy ễn Phúc Chu th ọ B ồ Tát Gi ới p háp danh H ư ng Long đãnh l ễ, vi ết vào ngày tháng năm năm Bính Tý…” . Trong Ly Lục Đường, bài tựa của Đường Hóa Bằng viết rằng: “ …Hoà th ượ ng là đ ời th ứ 29 d òng Tào Đ ộ ng, con c ủa Tr ượ ng Nhân…” . Cho đến khi chúa Phúc Chu đại trùng tu chùa Thiên Mụ, chúa xưng là dòng Tào Động thứ 30 và khắc danh vào bia đá như sau (10): “ …Chúa d ự ng chùa Thiên M ụ, Chúa Nguy ễn Phúc Chu k ế truy ền chính t ông phái Đ ộ ng Th ượ ng đ ời th ứ 30, pháp danh H ưng Long, hi ệu Thiên Túng Đ ạ o Nhân ghi văn bia và d ựng bia b ền v ững ở chùa Thiên M ụ x ứ Thu ận H oá…” . Trong suốt hơn một năm ở lại Thuận Hoá, hoạt động chính của sư Đại Sán là việc triệu tập tăng chúng toàn quốc, mở ba pháp đàn truyền giáo là trọng yếu. Việc ấy nhằm mục đích nhắm vào việc chấn hưng Phật giáo, thanh trừng những phần tử truỵ lạc và cũng để đáp lại lời than phiền của chúa Nguyễn Phúc Chu nêu lên về những tệ đoan trong giới Phật giáo thời ấy. Nhân dịp đó chúa cùng mẹ và con gái quy y, thọ Bồ Tát Giới và nhận pháp danh do sư đặt ra. Ngoài những hoạt động Phật pháp, có lẻ những điều giúp ích nhất cho chúa Nguyễn Phúc Chu là những điều chỉ vẽ, đề nghị liên quan đến việc trị nước trong những lần đôi bên đàm đạo với nhau. Cuối quyển hai của Hải Ngoại Kỷ Sự viết rằng “ …Ta bèn đem n h ữ ng vi ệ c chính tr ị bàn lu ận m ấy ngày nay, chép ra t ừng đi ều m ột, làm thành b ả n đi ề u tr ần “L ậ p Qu ốc Chính Ướ c” g ồm 18 đi ều, đ ều là nh ững chuy ện t h ươ ng lính, yêu dân, thông th ươ ng l ợi qu ốc, k ỷ c ươ ng pháp đ ộ, chép t ừng chi t i ế t rõ ràng. V ươ ng đ ọ c xong m ừng r ỡ, b ảo N ội quan Ch ưở ng S ự r ằng “Pháp đ ộ , dân tình n ướ c ta đ ều ch ưa đ ượ c đúng đ ắn, nay nh ờ lão Hoà Th ượ ng đem p hép l ễ Trung Qu ốc ch ỉ d ạy, li ệt k ể 18 đi ều, nên kh ắc y ết lên c ửa ph ủ, hi ểu d ụ q uan dân đ ều bi ế t, và kh ắc 24 th ẻ bài, chia lo ại rõ ràng. H ễ ai làm trái đi ều l ệ , ph ạ m phép, cho k ẻ b ị thi ệt h ại c ầm th ẻ bài đ ến kêu. B ất k ể là quân dân, h oàng thân qu ố c thích đ ều theo pháp lu ật mà tr ị t ội. Vĩnh vi ễn l ấy đó làm qu ốc c hánh v ậ y…” . Thật đáng tiếc trong Hải Ngoại Kỷ Sự không thấy ghi lại nội dung bản “Lập Quốc Chính Ước” này! Ngoài ra, khi mớí đặt chân đến Thuận Hoá, sư dâng lên cho chúa bản điều trần “Điều trần về việc của nước Đại Việt”có nội dung rõ ràng như sau: 1. Nên tiến cống nhà Thanh để chính danh 2. Đặt đồn thú để củng cố biên thuỳ 3. Thương yêu quân sĩ để cổ võ lòng trung dũng 4. Mở mang trường học để giáo dục nhân tài Chúa Nguyễn Phúc Chu, đối với sư Đại Sán rất đổi kính trọng, tôn kính và dốc lòng học hỏi. Ngược lại, trên cương vị quốc khách Đại Sán dù có phần tự kiêu, tự đại, tự phụ, nhưng đối với chúa và các đại quan trong triều, sư Đại Sán vẫn có lòng thành và kính nể. Trong bản điều trần trên, sư viết “ …Ng ườ i x ư a b ả o r ằng “K ẻ ngu nghĩ ngàn đi ều c ũng có m ột đi ều đ ượ c”, tôi đã nh ận l ời m ời c ủa nhà vua đ ến đây, n ếu bi ết m à không nói, ấ y là ph ụ lòng vua, mà cũng t ự ph ụ mình. Sau đây trích ra vài đ i ề u bày t ỏ , t ạ m g ọ i là t ỏ chút lòng thành…” . Điều đặc biệt nên nhắc tới là trong Hải Ngoại Kỷ Sự, sư gọi chúa Nguyễn Phúc Chu là Quốc Vương, Đại Vương, Vương v.v, còn xưng nước ta là Đại Việt. Trong bài Khải, sư dâng lên cho chúa lúc mới đến Thuận Hoá có những câu: “ …Quý V ươ ng qu ốc t ừ x ư a khai sáng Thu ậ n Hoá, Thanh Hoá, tám tr ấn Tam Giang, hùng c ứ b ốn m ươ i b ả y châu. Quý Đ ại V ươ ng n ối nghi ệp đã có, Ki ến Bình, Tân Bình bao la,
  19. 20 thiên s ơ n v ạ n thu ỷ…Nay kính, Đ ại Vi ệt đ ức chúa đi ện h ạ ngân an…” . Việc xưng hô này cũng là một điều rất hiếm xảy ra đối với nhân sĩ Trung Quốc lúc xưa, khi mà họ đang còn gọi các nước vùng ven biên Trung Quốc là Rợ, Di, Man v.v. Đây cũng chính là một trong những “tội trạng” mà nhân sĩ Quảng Đông thời bấy giờ buột tội sư!. Trong bài khảo cứu về “Tiểu Sử của Thích Đại Sán”, GS Trần Kinh Hoà dẫn chứng: “ …Trong bài c ủ a M ậ u Thuyên Tôn (v ề s ự l ượ c Th ạch Liêm Hoà Th ượ ng) có d ẫn bài k ể t ội Đ ạ i Sán c ủ a Phan Th ứ Canh g ửi cho Đ ại Đ ươ ng S ự t ỉnh Vi ệt (Qu ảng Đông) c ó câu nh ư sau “…Xét lúc An nam M ạc th ị (ch ỉ M ạc Đăng Dung) m ới quy t hu ậ n, ch ỉ phong Đô Th ống S ứ, nay Nguy ễn Phúc Chu ch ưa xin phong, ch ưa c h ị u s ắ c m ạ ng tri ều đình, sao đ ượ c x ưng là “V ươ ng ph ủ”, nghi ễm nhiên n gang hàng v ớ i các thân v ươ ng Trung Qu ốc,…hay sao?…” . Ảnh hưởng của sư đối với chúa Nguyễn Phúc Chu như thế nào, xem bài Tự trong Hải Ngoại Kỷ Sự, chúa viết “…T ừ lúc đ ế n vào mùa xuân năm Ất H ợi cho t ới mùa h ạ n ăm Bính Tý, đ ượ c g ần gũi cung d ưỡ ng. Ngoài chuy ện ngày đêm gi ảng d ạy đ ạ o lý, còn ch ỉ b ảo c ươ ng k ỷ luân th ườ ng. T ừ chuy ện to đ ến chuy ện nh ỏ đ ều v ạ ch l ố i ch ỉ đ ườ ng, phân tích rõ ràng m ạch l ạc, khác nào d ẫn d ắt ng ườ i t ừ n ơ i t ố i tăm ra n ơi ánh sáng, giúp ích cho ta trong công vi ệc chính c ươ ng tr ị n ướ c bi ế t ch ừ ng nào…” Xem tổng quát những sự việc ghi chép trong sách Hải Ngoại Kỷ Sự, chẳng những sư Đại Sán được vua tôi quan dân Thuận Hoá nhiệt liệt hoan nghênh, những lời nói trong những cuộc đàm đạo với chúa, với các quan đại thần, cho đến phong tục, tập quán, tình hình sinh hoạt của dân chúng, kiến trúc của vương phủ, những hoạt động luyện tập quân lính, sự phong phú của tài nguyên thiên nhiên, khí hậu cay nghiệt, ngay đến cả tình trạng hoạt động của ngoại kiều (Hoa, Nhật), cũng như sự tấp nập của cảng Hội An thời đó, đều được đôi nét chấm phá ghi lại. Sách còn thu góp tất cả những bài thơ tức cảnh, thơ đối đáp, đề vịnh, rất phong phú gần cả 120 bài. Đặc biệt trong thời gian lưu lại chùa Thiên Mụ, sư có làm hai bài thơ tả cảnh chùa Thiên Mụ rất hay như sau: Bài số 1 Phạn vương cung khuyết Nguyễn vương khai Ngọc điện chu môn sinh duyên đài Nhất đại vinh quang dư thảo mộc Thiên thu hoa vũ (1) kết hương đài Đình tiền vân ảnh sơn liên thuỷ Hạm ngoại phàm phi khứ phục hồi Vị thức trích tiên Thiên Mụ phú Mộng du khả thị thử trung lai Bài số 2 Đương niên vương khí xuất trung lưu Bá nghiệp hoàn qui phạn bối tu Thạch khuyết bất lưu Tần tuế nguyệt Sắc thư thượng tải Hán xuân thu Hải triều (2) sa giới (3) tam thiên lý Phong vũ (4) chung minh (5) bách bát châu Phật hoả nhất kham thiêu bá tử Toạ tiêu hàn nguyệt bất tri sầu Bài số 1 dịch thơ: Phật Tổ chùa đây chúa Nguyễn xây Cửa son điện ngọc mọc rêu đầy Cỏ cây vương dấu dòng vinh hiển
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2