intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu và cách làm giảm Stress

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Stress là một thuật ngữ chỉ sự quá tải về mặt thể chất và tinh thần. Theo tiếng Anh, stress có nghĩa là sức căng, sức ép, sự cố gắng quá mức...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu và cách làm giảm Stress

  1. Tìm hiểu và cách làm giảm Stress Stress là một thuật ngữ chỉ sự quá tải về mặt thể chất và tinh thần. Theo tiếng Anh, stress có nghĩa là sức căng, sức ép, sự cố gắng quá mức... Nếu bị quá nhiều áp lực thì đối tượng sẽ không chịu nổi hoặc bị ảnh hưởng bất lợi. I. TRIỆU CHỨNG CỦA STRESS: Các dấu hiệu của stress bao gồm những bất bình thường về thể chất, thần kinh và quan hệ xã hội. Cụ thể là sự kiệt sức, tự dưng thèm ăn hoặc bỏ ăn, đau đầu, khóc, mất ngủ, rối loan giấc ngủ hoặc là ngủ quên và những biểu hiện khó chịu khác cũng là dấu hiệu của stress. Stress còn đi kèm với cảm giác bất an, giận dữ, hoặc sợ hãi. Người bị stress thường có các biểu hiện là tăng nhịp tim, tăng huyết áp, nhức đầu, mệt mỏi, thở ngắn hơi, ra mồ hôi. Biểu hiện về cảm xúc là cảm thấy khó chịu, dễ cáu gắt, lo âu, trầm cảm, buồn bã, chán nản, thờ ơ, không thân thiện, sa sút tinh thần... Có những hành vi như lạm dụng chất kích thích (rượu, thuốc lá), dễ gây hấn, bất cần đời, xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày (ăn uống, giấc ngủ), mất tập trung, hay quên, xa lánh mọi người, có vấn đề về tình dục… Stress trầm trọng và kéo dài có thể làm tổn hại hệ miễn dịch và các chức năng sinh lý khác, làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể cũng như sự xâm nhập của vi trùng và làm tăng nguy cơ tử vong. II. NGUYÊN NHÂN GÂY STRESS: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra stress nhưng thông thường bao gồm 4 nguyên nhân cơbản sau. - Môi trường bên ngoài: Thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm.
  2. - Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc gây áp lực, quá tải, môi trường làm việc không thuận lợi, thay đổi về thời gian làm việc, phong cách quản lý độc đoán, tập trung quá nhiều sức lực vào nhiệm vụ, hiệu quả đem lại, … hay do sự mất mát của người thân, mâu thuẫn trong gia đình (ly hôn, tranh chấp, xích mích, bất hòa…), quan hệ bạn bè không tốt, tình yêu tan vỡ hay bị phụ bạc… - Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, không đủ chất dinh dưỡng, ốm đau, bệnh tật… - Suy nghĩ của các bạn: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ: nếu trượt đại học, tương lai thật mù mịt; nếu không hoàn thành công việc thì sẽ bị sa thải… III. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH STRESS: Stress có thể gây ra nhiều căn bệnh - Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm... - Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực... - Stress làm da xuất hiện nhiều dấu hiệu xấu, thậm chí các biểu hiện của bệnh tật, ví dụ như mụn sưng đỏ, phồng rộp lên hay là bênh zona. Ngoài ra, stress còn khiến da bạn dễ bị mẩn ngứa, phát ban, chàm... hay các chứng bệnh về da có tính kinh niên, mãn tính rất khó chữa trị. - Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày- tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng... - Bệnh tình dục: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm, giao hợp đau... - Bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết...
  3. - Bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy... - Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm. IV.CÁCH GIẢM STRESS HIỆU QUẢ: Đối phó với stress là khảnăng giữcân bằng khi xảy ra những tình huống, sựkiện đòi hỏi quá sức. Hãy coi stress là tác nhân đểthích nghi, là biện pháp giúp cơthểthích nghi với hoàn cảnh sống. Để giảm bớt những yếu tố tiêu cực do stress, mỗi người cần xây dựng cho mình lối sống vui vẻ, thoải mái, ăn uống, lao động và nghỉ ngơi hợp lý; tránh áp lực quá nặng về tâm lý, công việc, nhất là phải biết "quẳng gánh lo đi và vui sống". Hãy nhìn mọi việc hằng ngày diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp hơn là việc lúc nào cũng bị ám ảnh không hay ho về nó. Hằng ngày, trước khi đi ngủ, thử nhớ và nhắc lại những điều tốt đẹp trong ngày.
  4. Khi bị stress nên dành thêm nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn (ảnh minh họa) Bạn nên sắp xếp hợp lý mọi công việc và đừng đặt mục tiêu vượt quá khả năng của mình. Xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè, đồng nghiệp cũng là cách để giảm stress. Bạn bè và chính sự giúp đỡ của đồng nghiệp sẽ giúp cho công việc của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất để giúp cơ thể chóng bình phục, nên ăn tăng rau xanh, hoa quả tươi, ăn nhiều thức ăn thô, đặc biệt là gạo và ngũ cốc, một lượng nhỏ vừa phải chất béo, dầu và protein như thịt lợn, thịt gà, cá... Ăn sáng để cung cấp dinh dưỡng trong một ngày làm việc của bạn. Không hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu, chè, sôcôla, uống nhiều nước... sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi, tỉnh táo hơn. Hãy tạo cho mình một giấc ngủ sâu, ngủ đủ, đúng giờ. Và đừng quên sex cũng là một phương pháp hữu hiệu để giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống. Thư giãn là chìa khoá để giảm stress. Massage không chỉ giúp tinh thần thư thái sau một ngày làm việc căng thẳng, mà còn tạo điều kiện để cơ bắp được thả lỏng, huyết mạch được lưu thông. Luyện tập Yoga hoặc mỗi ngày chỉ cần thiền trong vài phút, nhất là vào lúc sáng sớm, có thể giúp đầu óc minh mẫn, tinh thần sảng khoái. Thể dục thường xuyên, điều độ sẽ làm giảm căng thẳng và giúp bạn ngủ ngon hơn. Bất cứ bài tập thể dục nào cũng đều tốt cho cơ thể, miễn là phải tập đều đặn.
  5. Học cách thở đều và sâu để giúp lồng ngực mở rộng hoàn toàn. Đây là một trong những cách giảm stress tốt nhất. Thở sâu sẽ giúp bạn tránh được khả năng bị stress. Nếu bạn muốn học cách thở đúng, tốt nhất là nhờ bác sĩ hướng dẫn cho. Cách này rất tốt cho những người phiền muộn, hay lo lắng. Thỉnh thoảng, bạn hãy tạo cho bản thân mình một niềm vui nho nhỏ bằng cách đi xem một bộ phim, thay đổi một kiểu tóc mới, đi shopping, picnic… Tăng cường các quan hệ bạn bè, hãy tạo nhịp tiếp xúc với bạn bè thân cận, được tâm sự là một hình thức giải tỏa stress tích cực. Hãy nhớ rằng bạn sẽ không đơn độc. Nên từ chối những cuộc tiếp xúc có thể gây phiền muộn cho mình. Quan hệ bạn bè, sự tương trợ xã hội là công cụ mạnh mẽ đấu tranh chống stress. Hãy trở nên lạc quan và yêu đời trước mọi việc. Đừng chờ đợi cho tới khi mình có thời gian mới đi nghỉ. Hãy chủ động tạo ra khoảng thời gian rảnh rỗi cho riêng mình. Đó là cơ hội để thoát khỏi công việc bận rộn thường ngày, dành thời gian cho gia đình và quan trọng hơn hết là để xả hơi, thư giãn. Hãy lưu lại những khoảnh khắc, những câu nói yêu thương của người thân hay một hình ảnh ấn tượng đậm sâu trong tâm hồn bạn. Mỗi khi nghĩ lại, bạn lại tìm thấy sự đồng cảm và ý nghĩ biết bao nhiêu. Trồng cây cảnh hay nuôi một con vật cưng trong nhà cũng là một cách giảm stress hiệu quả đối với những người sống độc thân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2