intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: Lê Hoa Trà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

64
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt "Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình" với mục tiêu làm rõ cơ sở lý luận của công tác QLNN về VTÔT, và đánh giá thực hiện mục tiêu và các hoạt động QLNN về VTÔT tại tỉnh Ninh Bình; làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của các hoạt động này và tìm ra nguyên nhân của các điểm yếu để đề xuất các quan điểm, phương thức và mô hình tổ chức QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình

1<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án<br /> <br /> Vận tải ô tô (VTÔT) là loại phương thức vận tải tham gia vào các quá trình<br /> trực tiếp và gián tiếp trong hoạt động vận tải và đã góp phần quan trọng vào phát triển<br /> kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương và cả nước. Trong những năm<br /> qua cùng với sự phát triển của đất nước, vận tải ô tô phát triển nhanh chóng cả về số<br /> lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.<br /> Vai trò của quản lý nhà nước (QLNN) là tạo ra được môi trường lành mạnh để<br /> các đối tượng quản lý và cụ thể nghiên cứu ở đây là vận tải ô tô hoạt động. Tuy<br /> nhiên, phải nhìn nhận rằng, QLNN về VTÔT đã đư ợc quan tâm và có biến chuyển tốt<br /> nhưng chưa thật sự được đổi mới, chưa theo kịp với sự phát triển và những diễn biến<br /> của hoạt động vận tải đặc biệt là vận tải hàng hóa; QLNN đối với hoạt động VTÔT<br /> còn nhiều hạn chế, chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu của quản lý; vai trò QLNN đối<br /> với các đơn vị vận tải hàng hóa còn nhiều yếu kém; tình trạng xe quá khổ quá tải mặc<br /> dù đã triển khai nhiều biện pháp xử lý nhưng vẫn tiếp diễn phức tạp; là nguy cơ tiềm<br /> ẩn mất an toàn giao thông và phá hoại kết cấu mặt đường. Để theo kịp sự phát triển<br /> của lực lượng vận tải và đáp ứng vai trò chủ đạo của vận tải ô tô, QLNN về VTÔT<br /> cần được quan tâm xây dựng hoàn thiện.<br /> Tại Ninh Bình, tuy đã có nhi ều cố gắng trong tổ chức quản lý vận tải nói chung<br /> và VTÔT nói riêng nhưng QLNN về VTÔT còn nhiều hạn chế; hiệu lực, hiệu quả<br /> quản lý chưa cao, chất lượng phục vụ còn thấp, quan trọng nhất là còn tiềm ẩn nguy cơ<br /> mất an toàn giao thông cao. Đến nay, chưa có một luận án nào nghiên cứu chi tiết trên<br /> góc độ khoa học về vấn đề QLNN về VTÔT và đưa ra những giải pháp thực tế gắn liền<br /> với đặc điểm của từng địa phương. Hoàn thiện QLNN là một yêu cầu cấp bách tạo nền<br /> móng vững chắc cho sự phát triển ổn định và bền vững của vận tải nói chung và VTÔT<br /> nói riêng. Do vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các giải<br /> pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình”.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Làm rõ cơ sở lý luận của công tác QLNN về VTÔT, và đánh giá thực hiện<br /> mục tiêu và các hoạt động QLNN về VTÔT tại tỉnh Ninh Bình; làm rõ điểm mạnh,<br /> điểm yếu của các hoạt động này và tìm ra nguyên nhân của các điểm yếu để đề xuất<br /> các quan điểm, phương thức và mô hình tổ chức QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh<br /> Ninh Bình.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu: hoạt động QLNN về VTÔT tại tỉnh Ninh Bình, với đối<br /> tượng là vận tải hành khách (VTHH) và vận tải hàng hoá (VTHH).<br /> Phạm vi nghiên cứu<br /> Phạm vi về nội dung: Các hoạt động QLNN về VTÔT trên các khâu của quá<br /> trình quản lý hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm tra kiểm soát, chính sách, QLNN<br /> đối với hoạt động kinh doanh VTHH và VTHK.<br /> Phạm vi về không gian: Hoạt động VTÔT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Phạm vi về thời gian: Các số liệu điều tra, thống kê trong giai đoạn 2012-2016;<br /> các số liệu dự báo đến năm 2020 và 2025. Hoàn thiện các giải pháp đến năm 2025.<br /> 4. Ý nghĩa khoa học và thực hiễn của luận án<br /> Giá trị khoa học: Luận án làm rõ và hệ thống hóa và làm phong phú hơn cơ sở<br /> lý luận thực tiễn QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tính hệ thống trong mối<br /> quan hệ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ đối với hoạt động vận tải ô<br /> tô. Trên cơ sở đó, đề xuất công cụ quản lý nhà nước bằng các ứng dụng khoa học,<br /> công nghệ trong QLNN trong bối cảnh và điều kiện phát triển về khoa học kỹ thuật<br /> và các công nghệ quản lý tiên tiến, tiếp cận với xu hướng của cách mạng khoa học<br /> công nghệ 4.0.<br /> Giá trị thực tiễn: Đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về<br /> VTÔT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh<br /> và yêu cầu phát triển của ngành.<br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài<br /> Các công trình nghiên cứu về QLNN về VTÔT cũng như đánh giá hiệu quả<br /> của nó nói chung là khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu<br /> tập trung chủ yếu giải quyết các vấn đề của loại hình VTHK, VTHH chưa có những<br /> công trình nghiên cứu chuyên sâu.<br /> Đối với QLNN trên thế giới có các công trình nghiên cứu đặc trưng sau:<br /> - J.B Nugent (1991), “Lý thuyết phát triển và các giải pháp trong nền kinh tế<br /> thị trường”. Trong đó tác giả đã tổng quan các lý thuyết phát triển và đi sâu vào vai<br /> trò QLNN trong quá trình phát triển.<br /> - Adrienne Curry (1999), “Sáng tạo quản lý dịch vụ công” đã đ ề cập đến việc<br /> quản lý và cung cấp cơ sở hạ tầng giao thông nhưng chỉ dừng lại QLNN đối với các<br /> dịch vụ công trong đó có cơ sở hạ tầng GTVT, chưa làm rõ QLNN đối với VTÔT.<br /> - Hamid Saeedia, Bart Wiegmansa, Behzad Behdanib, Rob Zuidwijkc (2017),<br /> “Phân tích cạnh tranh trong mạng lưới vận tải hàng hóa đa phương thức: Ý nghĩa thị<br /> trường của các chiến lược kinh doanh bền vững” đã đề cập đến môi trường cạnh tranh<br /> trong vận tải đa phương thức trong xu hướng hội nhập quốc tế, phân tích các yếu tố<br /> ảnh hưởng cạnh tranh, đề xuất các chiến lược phù hợp với từng cấu trúc thị trường.<br /> - James J. Winebrakea, Erin H. Greenb, “Chính sách môi trường, ra quyết<br /> định, và ảnh hưởng trong ngành vận tải đường bộ của Mỹ” viết về các công nghệ và<br /> chính sách mới đã nâng cao hiệu quả của các loại xe tải hoạt động tại Hoa Kỳ, giúp<br /> làm giảm chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp vận tải và đặt câu hỏi về phản<br /> ứng ở cấp độ công ty với những chi phí thấp hơn này.<br /> - Stefan Jacobsson, Per Olof Arnäs, Gunnar Stefansson“Access management in<br /> intermodal freight transportation: An explorative study of information attributes,<br /> actors, resources and activities” xác định các thuộc tính thông tin hiện có và bắt<br /> <br /> 3<br /> <br /> buộc cần được trao đổi giữa các trung tâm nghiên cứu và các nhà vận chuyển để cải<br /> thiện việc quản lý truy cập của họ.<br /> - Liu, Jie. Carrier Managed Transportation in Supply Chain Management.<br /> Quản lý vận tải trong quản lý chuỗi cung ứng. Logistics Vận chuyển là một bước<br /> không thể thiếu được kết nối sản xuất, lưu trữ và khách hàng cuối cùng. Tuy nhiên,<br /> hầu hết những cải tiến này đều ở mức hoạt động. Có rất ít hợp tác trong chuỗi cung<br /> ứng cố gắng tối ưu hóa việc vận chuyển hậu cần từ cấp độ chiến lược.<br /> 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước<br /> Nghiên cứu về QLNN về VTÔT nói riêng và vận tải nói chung đã được các<br /> nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập và thực hiện khá nhiều.<br /> Các luận án tiến sĩ và các bài báo như: Trần Thị Lan Hương (chủ biên),<br /> Nguyễn Thị Hồng Mai (2006), “Tổ chức quản lý vận tải ô tô”; Bài báo “Chất lượng<br /> khai thác – giao thông và vấn đề bảo đảm an toàn giao thông trên đường ô tô” của<br /> TS. Dương Tất Sinh; Bài báo “Nghiên cứu mô hình SWOT khi kinh doanh vận tải<br /> hành khách bằng xe buýt theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP” của PGS.TS. Từ Sỹ Sùa;<br /> Bài báo “ Giải pháp hợp lý hóa mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bằng<br /> xe buýt ở Hà Nội đáp ứng nâng cao năng lực vận chuyển” của TS. Nguyễn Thanh<br /> Chương; Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phương hướng biện pháp hoàn thiện QLNN đối với<br /> xây dựng giao thông” của tác giả Bùi Minh Huấn (1996); Luận án tiến sĩ kinh tế:<br /> “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt<br /> Nam” của tác giả Tạ Văn Khoái (2009); Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện quản lý<br /> nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông<br /> vận tải Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Bình (2012); Luận án tiến sĩ kinh tế:<br /> “Quản lý nhà nước về thu và sử dụng phí đường bộ ở Việt Nam” của tác giả Phan<br /> Huy Lệ (2012) ... đều hệ thống hóa về QLNN trong lĩnh vực và đối tượng của đề tài<br /> nhưng phần QLNN các tác giả đã chỉ ra được nhiều hạn chế, bất cập trên nhiều mặt<br /> như: khung pháp luật chưa đồng bộ, chưa thống nhất, cơ chế quản lý lạc hậu, năng<br /> lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu.<br /> 1.3. Khoảng trống khoa học và nhiệm vụ nghiêm cứu của đề tài<br /> 1.3.1. Khoảng trống khoa học<br /> Hiện nay chưa có luận án nghiên cứu cụ thể khoa học và có cơ sở lý luận khoa<br /> học đối với QLNN về VTÔT trên địa bàn của một tỉnh nói chung và của tỉnh Ninh<br /> Bình nói riêng. Ngoài ra, luận án sẽ tập trung vào sự kết hợp có nguyên tắc trong<br /> công tác QLNN kết hợp giữa ngành và đơn vị hành chính (lãnh thổ), đây được coi là<br /> điểm mới, những khoảng trống mà các kết quả nghiên cứu trước để lại.<br /> 1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br /> - Làm sâu sắc hơn lý luận về công tác QLNN về VTÔT ở Việt Nam.<br /> - Phân tích làm rõ nội dung QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh. Nhận diện đầy<br /> đủ và phân tích, đánh giá những thành tựu và những hạn chế trong QLNN về VTÔT<br /> ở một tỉnh ở Việt Nam.<br /> - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đối với quản lý nhà nước VTÔT .<br /> - Đánh giá đúng thực trạng và hiệu quả QLNN về VTÔT ở Việt Nam và trên<br /> <br /> 4<br /> <br /> địa bàn tỉnh Ninh Bình.<br /> - Đề xuất quan điểm định hướng và các giải pháp hoàn thiện QLNN về VTÔT<br /> ở Việt Nam và áp dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.<br /> 1.4. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh dựa trên các tài liệu thứ cấp được<br /> thu thập từ số liệu thống kê, các báo cáo của UBND các huyện, thành phố, các Sở, ban,<br /> ngành, các cơ quan, đơn vị QLNN, các doanh nghiệp kinh doanh VTÔT để phân tích,<br /> làm rõ những thành tựu và hạn chế của QLNN về VTÔT.<br /> - Phương pháp thu thập số liệu qua khảo sát thực tế điều tra kinh tế: Thu thập<br /> số liệu sơ cấp, thứ cấp, tiến hành điều tra, khảo sát số liệu thực tế trên các tuyến<br /> đường bộ, các công trình hạ tầng giao thông, phát phiếu điều tra xã hội học, Tổ chức<br /> đếm xe.<br /> - Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến đánh giá, nhận xét của những cá nhân đã<br /> và đang công tác trong lĩnh vực QLNN về VTÔT.<br /> Ngoài ra, nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý<br /> thuyết kết hợp với việc so sánh, mô phỏng mô hình thực tế để tạo ra sản phẩm có tính<br /> vận dụng thực tế cao.<br /> CHƯƠNG 2.<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰ C TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI Ô<br /> TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH<br /> 2.1. Những vấn đề chung về hoạt động vận tải ô tô<br /> 2.1.1. Khái niệm về vận tải ô tô<br /> VTÔT là một phương thức vận tải trong hệ thống vận tải của nền kinh tế quốc<br /> dân. VTÔT cũng như các phương th ức vận tải khác đó là sự kết hợp của các yếu tố<br /> như phương tiện vận tải, đối tượng vận chuyển và người điều khiển, tổ chức sản xuất<br /> làm dịch chuyển của hàng hóa, hành khách theo không gian theo mục đích và yêu cầu<br /> của khách hàng.<br /> 2.1.2. Khái niệm về phương tiện vận tải ô tô<br /> Phương tiện VTÔT là loại phương tiện giao thông đường bộ bằng động cơ từ<br /> bốn bánh trở lên, không chạy trên đường ray, thường dùng để chở người hoặc hàng<br /> hóa, kéo mooc, sơmi romooc hoặc thực hiện các chức năng, công dụng đặc biệt.<br /> 2.1.3. Đặc điểm của vận tải ô tô<br /> - Ô tô là phương tiện vận tải phổ biến nhất.<br /> - Phương tiện VTÔT rất đa dạng và nhiều chủng loại khác nhau.<br /> - Ô tô có trọng lượng và kích thước phương tiện tương đối nhỏ.<br /> - Năng suất lao động và năng suất phương tiện của ô tô thấp.<br /> - Mỗi phương tiện ôtô không có đường riêng, hoạt động hỗn hợp.<br /> 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động vận tải ô tô<br /> - Nhu cầu vận tải<br /> - Điều kiện tự nhiên<br /> - Môi trường hoạt động<br /> <br /> 5<br /> <br /> - Các chủ thể tổ chức vận tải<br /> 2.1.5. Năng lực, vai trò của vận tải ô tô<br /> 2.1.5.1. Năng lực vận chuyển của vận tải ô tô<br /> Năng lực vận chuyển của phương tiện là khối lượng hàng hóa hoặc hành khách<br /> tối đa mà nó vận chuyển được trong một thời gian, tại một mặt cắt theo một chiều một<br /> đoạn đường khi sử dụng đầy đủ các tính năng kỹ thuật của xe.<br /> 2.1.5.2. Vai trò của vận tải ô tô<br /> Vai trò của vận tải ô tô là loại hình vận tải triệt để từ cửa đến cửa, điều kiện<br /> thực hiện trên mọi địa hình, chính vì vậy nó có vai trò quan trọng trong nền kinh tế<br /> quốc dân. Vận tải ô tô là phương thức vận tải triệt để duy nhất nên đóng vai trò là<br /> phương thức tiếp chuyển cho các phương thức vận tải khác.<br /> 2.2. Tổng quan quản lý nhà nước về vận tải ô tô<br /> 2.2.1. Những vấn đề chung về quản lý nhà nước<br /> 2.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước<br /> QLNN chính là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan QLNN<br /> tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời<br /> sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương<br /> nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự<br /> và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của nhà nước.<br /> 2.2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước<br /> - Chủ thể QLNN là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện chức năng<br /> lập pháp, hành pháp, tư pháp.<br /> - Đối tượng QLNN là toàn bộ dân cư và các tổ chức trong phạm vi tác động<br /> quyền lực nhà nước.<br /> - Mục tiêu QLNN là phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định,<br /> an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng thống nhất.<br /> - QLNN mang tính quyền lực của nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ quản lý<br /> chủ yếu và có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội.<br /> - Trong QLNN, quản lý hành chính là hoạt động trung tâm, chủ yếu gắn liền<br /> với việc thực hiện một bộ phận quan trọng của quyền lực nhà nước là quyền hành<br /> pháp – thực thi phát luật.<br /> 2.1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước<br /> - Quản lý theo phân cấp.<br /> - Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa giới hành chính<br /> 2.2.2. Quản lý nhà nước về vận tải ô tô<br /> 2.2.2.1. Khái niệm và mục tiêu của quản lý nhà nước về vận tải ô tô<br /> Quản lý nhà nước đối với các hoạt động vận tải ô tô là sự tác động có tổ chức<br /> và bằng pháp quyền của Nhà nước các đối tượng cụ thể trong hoạt động vận tải như<br /> tuyến vận chuyển, phương tiện, người lái, tổ chức vận tải nhằm đảm bảo cho các<br /> hoạt động vận tải trong xã hội được phát triển theo đúng định hướng trong sử dụng,<br /> kinh doanh mang lại hiệu quả, an toàn trong mục đích chung về kinh tế xã hội của<br /> đất nước.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2