intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh thái học các loài thuộc bộ nấm Lỗ (Polyporales) là cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lớn ở vườn Quốc gia Ba Vì

Chia sẻ: Quangdaithuan Quangdaithuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

124
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Thông qua điều tra và xác định các loài nấm Lỗ hiện có cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến thành phần loài, đặc điểm sinh thái học nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lớn tại khu vực nghiên cứu nói riêng và các khu bảo tồn ở Việt Nam nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh thái học các loài thuộc bộ nấm Lỗ (Polyporales) là cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lớn ở vườn Quốc gia Ba Vì

1<br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP<br /> ______________<br /> <br /> TRẦN TUẤN KHA<br /> <br /> NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI<br /> HỌC CÁC LOÀI THUỘC BỘ NẤM LỖ POLYPORALES) LÀM CƠ<br /> SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC NẤM LỚN Ở<br /> VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ<br /> <br /> Chuyên ngành: Lâm sinh<br /> Mã số:62.62.0205<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP<br /> <br /> HÀ NỘI -2015<br /> <br /> 2<br /> Luận án được hoàn thành tại:<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> PGS.TS. PHẠM QUANG THU<br /> GS.TS. NGUYỄN THẾ NHÃ<br /> <br /> Phản biện 1:........................................<br /> ............................................................<br /> Phản biện 2:........................................<br /> ...........................................................<br /> Phản biện 3:........................................<br /> ...........................................................<br /> <br /> Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án<br /> cấp Trường<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP<br /> Vào hồi ....ngày tháng năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại<br /> -Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Trường Đại học Lâm nghiệp.<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1.Tính cấp thiết của đề tài<br /> Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013 đất có rừng<br /> tự nhiên là 10.423.844 ha chiếm 75% diện tích rừng toàn quốc. Do nhiều nguyên nhân<br /> tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép ở một số địa phương trở thành điểm<br /> nóng. Luật bảo tồn đa dạng sinh học và luật Bảo vệ và phát triển rừng là vấn đề mấu<br /> chốt để bảo vệ nguồn sinh vật rừng. Làm thế nào bảo vệ tính đa dạng sinh vật để bảo<br /> đảm sự sinh tồn và phát triển của nhân loại là vấn đề được các nhà khoa học, các cơ<br /> quan chính phủ và các giới doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.<br /> Hiện nay trên thế giới có khoảng 7000 loài nấm Lón trong 1 triệu 500 loài nấm,<br /> nhưng tồn tại thực tế chỉ hơn 3000 loài nấm Lớn trong số hơn 72.000 loài nấm đã biết,<br /> phần lớn chưa được nghiên cứu lợi dụng. Việc thu thập, phân loại , nắm vững tập tính<br /> sống trong hệ sinh thái rừng, nghiên cứu và lợi dụng các loài nấm Lớn có tác dụng rất<br /> quan trọng trong việc bảo tồn tính đa dạng sinh học sẽ góp phân làm giàu rừng, phát<br /> triển bền vững rừng, bảo vệ môi trường.<br /> Chính vì những lý do trên, chính phủ Việt Nam đã công bố Luật Đa dạng sinh học<br /> đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4<br /> thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008<br /> Nấm Lỗ là một quần thể sinh vật mọc trên gỗ và trên đất. Phần lớn các loài gây<br /> mục gỗ, một số loài gây ra tổn thất cho nền kinh tế. Đồng thời có nhiều loài dùng làm<br /> dược liệu, một số loài làm thuốc phòng chữa ung thư, dùng làm trắng vải, giấy, dùng<br /> trong công nghiệp da giày, dùng để phân giải kim loại năng, chất độc dioxin, Selenium,<br /> diệt tuyến trùng hại thông...Đặc biệt, nấm Lỗ làm nhiệm vụ phân giải lignin, xenlulose,<br /> hemixenlulose biến thành các chất hữu cơ đơn giản hoặc thành các chất vô cơ làm chất<br /> dinh dưỡng cho các cây con hấp thu, từ đó hoàn thành quá trình tuần hoàn vật chất và<br /> năng lượng trong hệ sinh thái.Những năm gần đây các nhà nấm học đã nghiên cứu khả<br /> năng làm sạch môi trường của nấm. Nhiều loài nấm Lớn mọc hoang dại như Lentinus<br /> edodes, Agaricus bisporus, Auricularia auricula, Pleurotus pulmonarius có tác dụng tích<br /> luỹ và hút các chất độc trong không khí và đất như Hg, Cd, As, Ag, Ni, Cr... còn mạnh<br /> hơn cả thực vật (Zhou Qixing, 2008)<br /> Hầu hết các nhà nấm học đều cho rằng muốn phát hiện các loài mới, muốn tìm<br /> các giá trị của nấm Lớn nói chung, nấm Lỗ nói riệng chỉ có thể nghiên cứu ở các nước<br /> Nhiệt đới, trong đó có Việt Nam (He Shanghui, 2010 )<br /> Về nghiên cứu thành phần loài, những năm gần đây nhiều nhà nấm học đều ủng<br /> hộ quan điểm phân loại của Hibbett và M.C. Aime (2006) trong cuốn "Kingdom Fungi"<br /> mà Paul M. Kirk, Paul F. Cannon, J.A. Stalpers biên soạn trong cuốn " Từ điển Nấm"<br /> (Dictionary of the Fungi) xuất bản lần thứ 10 năm 2008 và đã được Trung tâm Thông tin<br /> công nghệ sinh học Quốc tế (NCBI, National Center for Biotechnical Information ) công<br /> bố năm 2012 .<br /> Hiện nay ở nước ta chưa một nhà nghiên cứu nào đề cập đến việc xác định thành<br /> phần loài và đặc điểm sinh thái nhằm bảo tồn đa dạng sinh học các loài nấm Lớn nói<br /> chung, nấm Lỗ nói riệng theo hệ thống phân loại mới.<br /> Xuất phát từ những lý do trên tác giả thực hiện đề tài: " Nghiên cứu thành phần<br /> loài và đặc điểm sinh thái học các loài thuộc bộ nấm Lỗ (Polyporales) làm cơ sở cho<br /> công tác bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lớn ở vườn Quốc gia Ba Vì."<br /> <br /> 2<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> 2.1. Mục tiêu tổng quát<br /> Thông qua điều tra và xác định các loài nấm Lỗ hiện có cung cấp các thông tin<br /> cần thiết liên quan đến thành phần loài, đặc điểm sinh thái học nhằm đề xuất một số giải<br /> pháp bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lớn tại khu vực nghiên cứu nói riêng và các khu bảo<br /> tồn ở Việt Nam nói chung.<br /> 2.2. Mục tiêu cụ thể<br /> - Xác định các loài nấm Lỗ tại khu vực nghiên cứu<br /> - Xác đinh thành phần loài nấm Lỗ theo hệ thống phân loại của Kirk P.M,Cannon<br /> PF, Minter DW,Stalpers JA trong "Từ điển Nấm học" Xuất bản lần thứ 10,2008 (Kirk<br /> PM, Cannon PF, Minter DW,Stalpers JA.(2008) Dictionary of the Fungi. 10th.<br /> Wallingford: CABI).<br /> - Xác định tính đa dạng loài, đa dạng đặc điểm hình thái, đặc điểm hiển vi các<br /> loài nấm Lỗ trong khu vực nghiên cứu.<br /> - Xác định đặc điểm sinh thái học nấm Lỗ tại khu vực nghiên cứu<br /> - Bước đầu đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lớn tại khu vực<br /> nghiên cứu.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Bao gồm các loài thuộc bộ nấm Lỗ hiện có tại vườn Quốc gia Ba Vì.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thành phần loài, một số đặc điểm sinh thái của bộ nấm<br /> Lỗ và đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lớn tại địa bàn nghiên cứu.<br /> 4. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và đóng góp mới của luận án<br /> 4.1. Ý nghĩa khoa học<br /> -Luận án đã tiến hành phân loại các loài nấm Lỗ trên một khu vực rừng tự nhiên<br /> thuộc một vườn Quốc gia miền Bắc Việt Nam, đề cập tương đối đầy đủ về thành phần<br /> loài, đặc điểm sinh thái học của chúng. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung những<br /> kiến thức cơ bản về khoa học phân loại nấm, đặc điểm sinh trưởng phát triển, đa dạng về<br /> hình thái, đặc điểm hiển vi và mối quan hệ nhiều chiều với các nhân tố sinh vật và phi<br /> sinh vật của các loài nấm Lỗ; cung cấp những thông tin quan trọng vào kho tàng nghiên<br /> cứu nấm tại Việt Nam.<br /> -Thu thập và giám định được 117 loài nấm thuộc 43 chi, 6 họ trong bộ nấm Lỗ<br /> theo hệ thống phân loại mới trong "Từ điển Nấm học" ( XB lần thứ 10, 2008) và được<br /> NCBI công bố năm 2012 mà ít có tài liệu phân loại nào đề cập đến ở Việt Nam..<br /> -Luận án đã dùng các công thức toán học để tính mức độ sai dị, mức độ phong<br /> phú, mức độ đồng đều thông qua các chỉ số phong phú Margalef,chỉ số đồng đều<br /> Shannon-Wienner,chỉ số đồng đều Sorensen để chứng minh sự đa dạng các loài nấm Lỗ<br /> ở khu vực nghiên cứu.<br /> -Thống kê được số hệ sợi nấm thể hiện mức độ tiến hoá của các loài nấm Lỗ trong<br /> các lớp, ngành và giới nấm.<br /> - Luận án cũng đã thống kê tác dụng đa dạng của các loài nấm hiện có tại khu vực<br /> nghiên cứu như những loài ăn được, những loài làm thuốc chữa bệnh, những loài kháng<br /> ung thư và những loài phân giải gỗ mạnh. Đặc biệt ở khu vực nghiên cứu có những loài<br /> nấm diệt tuyến trùng hại thông và phân giải dioxin nhằm cung cấp thông tin cho những<br /> nghiên cứu tiếp theo.<br /> <br /> 3<br /> - Lập được danh sách 33 loài nấm cần được ưu tiên bảo tồn.<br /> 4.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> Kết quả của luận án sẽ cung cấp cho người nông dân biết chăm sóc, bảo vệ rừng,<br /> tạo môi trường cho nấm có ích phát triển phát huy được chức năng bảo vệ rừng, làm giàu<br /> rừng và phát triển bền vững rừng trên cơ sở sinh thái học nấm Lớn nói chung và nấm Lỗ<br /> nói riêng..<br /> Giúp người nông dân, các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu bảo tồn, nuôi trồng, phát<br /> triển các loài nấm có ích, làm tăng thu nhập, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao sức<br /> khoẻ công đồng .<br /> 4.3. Những đóng góp mới của luận án<br /> -Luận án là công trình đầu tiên được công bố về số loài nấm Lỗ tại một vườn Quốc<br /> gia trên miền Bắc Việt Nam. Trong đó có 15 loài được công bố đầu tiên ở khu vực<br /> nghiên cứu.<br /> -Luận án lần đầu tiên xây dựng danh lục theo hệ thống phân loại mới công bố trên thế giới:<br /> "Từ điển Nấm, The Dictionary of Fungi" xuất bản lần thứ 10 công bố năm 2008 .<br /> - Luận án đã cung cấp nhiều dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh thái học của<br /> một số loài nấm Lỗ hiện có trên khu vực nghiên cứu nói riêng và một số vườn Quốc gia<br /> có các loài nấm phân bố nói chung.<br /> - Luận án đã lần đầu tiên ở Việt Nam sử dụng các công thức toán học về sai dị, chỉ<br /> số phong phú, chỉ số đồng đếu, chỉ số đa dạng để xác định sự đa dạng sinh học nấm Lỗ .<br /> -Luận án đã lần đầu tiên cung cấp thông tin về một số loài nấm Lỗ hiện có ở Ba Vì<br /> có thể nuôi trồng để làm thuốc chữa bệnh, kháng ung thư, phân giải kim loại nặng, chất<br /> độc Selenium, chất độc dioxin và một số loài phòng trừ bệnh tuyến trùng thông, một<br /> bệnh rất nguy hiểm ở Việt Nam và thế giới, đông thời đưa ra danh lục 33 loài nấm ở<br /> vườn QGBV cần được bảo tồn.<br /> - Phần phụ lục tác giả đã mô tả chi tiết về hình thái, hiển vi, phân bố và công dụng<br /> 117 loài nấm Lỗ đã phát hiện, giúp cho nhiều người tìm hiểu về nấm có điều kiện nhận<br /> biết và phát hiện các loài nấm mới.<br /> -Luận án đã bước đầu đề xuất các giải pháp liên quan đến bảo vệ rừng nhằm bảo tồn<br /> tính đa dạng sinh học nấm Lớn ở Việt Nam.<br /> 5. Bố cục của luận án:<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 3 chương, với tổng 108 trang,<br /> 19 bảng biểu, 29 hình, tham khảo 195 tài liệu trong và ngoài nước.Phần phụ lục có 212<br /> ảnh chụp, 3 bản đồ, 14 phụ biểu.<br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN<br /> 1.1. Những nghiên cứu về nấm Lỗ<br /> 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới<br /> Theo thống kê trên thế giới đã có đến 500.000 tài liệu nói về nấm, trong đó nhiều<br /> tài liệu đề cập đến những lĩnh vực thành phần loài, đặc điểm sinh thái, đa dạng sinh học<br /> của nấm Lỗ.<br /> Những năm gần đây nhiều nhà nấm học đều ủng hộ quan điểm phân loại của<br /> Hibbett và M.C. Aime (2006) trong cuốn "Kingdom Fungi" mà Kirk P.M.,Cannon<br /> P.F.,Stalpers J.A. biên soạn trong cuốn " Từ điển Nấm" (Dictionary of the Fungi) xuất<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2