intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tôn Thất Thuyết (1839-1913)

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

97
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là Phụ chính đại thần của nhà Nguyễn. Ông là một trong những quan nhà Nguyễn chống Pháp tiêu biểu nhất, cùng vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương. Là Phụ chính đại thần của nhà Nguyễn. Ông là một trong những quan nhà Nguyễn chống Pháp tiêu biểu nhất, cùng vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tôn Thất Thuyết (1839-1913)

  1. Tôn Thất Thuyết (1839-1913) Là Phụ chính đại thần của nhà Nguyễn. Ông là một trong những quan nhà Nguyễn chống Pháp tiêu biểu nhất, cùng vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương. Là Phụ chính đại thần của nhà Nguyễn. Ông là một trong những quan nhà Nguyễn chống Pháp tiêu biểu nhất, cùng vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương. Xuất thân Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Hợi, tức 12 tháng 5 năm 1839[1] tại làng Phú Mộng, bên bờ sông Bạch Yến cạnh Kinh thành Thuận Hóa, nay thuộc thôn Phú Mộng, phường Kim Long, thành phố Huế. Ông là con thứ hai của Đề đốc Tôn Thất Đính và bà Văn Thị Thu, cũng là cháu 5 đời của chúa Nguyễn Hiền vương (Nguyễn Phúc Tần). Thời vua Tự Đức Năm 30 tuổi (1869), Tôn Thất Thuyết giữ chức Án sát tỉnh Hải Dương. Đến tháng 7 năm 1870, được sung làm Biện lý Bộ hộ rồi sau đó (tháng 11) chuyển sang chức Tán t ương giúp Tổng thống quân vụ đại thần Ho àng Kế Viêm "dẹp loạn" ở các tỉnh phía Bắc. Sau chiến dịch này, Tôn Thất thuyết được phong chức "Quang lộc tự khanh" và làm Tán lý quân thứ Thái Nguyên. Kể từ đây, ông chuyên hoạt động quân sự và nổi tiếng dần qua các cuộc giao tranh với những cánh quân chống lại triều đ ình Huế. Tháng 12 năm 1870, ông chỉ huy đánh dẹp nhóm Đặng Chí Hùng ở Thái Nguyên. Tháng 3 năm 1872 ông cùng Trương Văn Để đánh tan quân Tàu Ô ở Hải Dương, giết chết Hoàng Tề. Tháng 8 năm 1872, ông đánh thắng toán giặc Khách ở Quảng Yên. Tháng 12 năm 1873, ông cùng Hoàng Kế Viêm phục binh tại Cầu Giấy, Hà Nội giết chết viên chỉ huy quân sự trong đợt Pháp đánh miền Bắc lần thứ nhất là trung uý Francis Garnier. Tháng 7 năm 1874, ông cùng Hoàng Kế Viêm đàn áp 2 cuộc nổi dậy của hai sĩ phu Trần Tấn và Đặng Như Mai. Tháng 3 năm 1875, ông dập tắt được khởi nghĩa ở Cổ Loa, Đông Anh, bắt chém thủ lĩnh trận. Tháng 6 năm 1875, bức hàng nhóm Dương Đình Tín ở Thái Nguyên. Tháng 9 năm 1875, bắt sống được tướng quân Cờ Vàng là Hoàng Sùng Anh ở Thái Nguyên.... Với hàng loạt công lao như vậy nên Tôn Thất thuyết được vua Tự Đức cho thăng tiến nhanh. Tháng 3 năm 1872, ông được bổ làm Bố chính t ỉnh Hải Dương. Năm 1873 làm Tham tán Đại thần hàm Thị lang Bộ binh, rồi lên thự Tham tri Bộ binh. Tháng 3 năm 1874 vẫn là Tham tán Đại thần nhưng Tôn Thất Thuyết được phong là Hữu tham tri Bộ binh, tước Vệ Chính Nam. Tháng 4 năm 1874, ông giữ chức Tuầ n Vũ tỉnh Sơn Tây kiêm Tham tán Đại thần. Tháng 3 năm 1875 ông là thự Tổng đốc Ninh-Thái kiêm Tổng đốc các việc quân Ninh-Thái-Lạng-Bằng. Đến tháng 10 năm 1875 lại được bổ làm Hiệp đốc quân vụ Đại thần, chức tước gần ngang với Tổng thống quân vụ Đại thần Hoàng Kế Viêm. Với thắng lợi vào năm 1881, Tôn Thất Thuyết được phong chức Thượng thư Bộ binh và sang tháng 2 năm 1882 ông kiêm thêm chức Hải phòng sứ Kinh thành Huế. Năm 1883, Tôn Thất Thuyết chính lãnh chức Thượng thư Bộ binh và sau đó được cử vào Cơ Mật Viện vào tháng 6 năm 1883.
  2. Về sau, trong khi vua Tự Đức quan tâm nhiều đến chuyện "dẹp loạn" hơn là chống Pháp thì đối với Tôn Thất Thuyết chống xâm lược là nhiệm vụ thiêng liêng mà ngay cả nhà vua cũng không cấm đoán ông được. Vào tháng 10 năm 1875, khi ô ng đang làm Tổng đốc Ninh-Thái, phái viên Pháp ở Hà Nội vô cùng bực tức đã đề nghị triều đình Huế phải thay người, vua Tự Đức đã bổ ông đi chỗ khác. Chắc hẳn do chán chường thái độ bạc nhược của triều đình trước sự làm tới ngày càng trắng trợn của thực dân Pháp, từ năm 1876, Tôn Thất Thuyết thường lâm bệnh, muốn thôi đảm đương việc quân và dâng sớ lên vua Tự Đức bày tỏ ý muốn đi tu. Ngày 19 tháng 7 năm 1883, trước khi chết, Tự Đức đã triệu tập các trung thần để chứng kiến việc Tự Đức ký di chúc truyền ngôi cho Ưng Chân (vua Dục Đức) đồng thời phong cho Tôn Thất Thuyết làm Đệ tam Phụ chính đại thần sau Trần Tiễn Thành và Nguyễn Văn Tường để giúp cho Dục Đức kế vị ngôi vua vào tháng 7 năm 1883. Thời vua Dục Đức, vua Hiệp Hoà Với chức vụ Phụ chính đại thần, cùng Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết đã nhiều lần làm việc phế lập. Đầu tiên là việc phế bỏ Dục Đức, đưa Hiệp Hòa lên ngôi. Tàu chiến Pháp tấn công cửa Thuận An 1883Tháng 8 năm 1883, Tôn Thất Thuyết được thăng chức Điện tiền tướng quân, Hiệp biện Đại học sỹ, tước Vệ Chính Bá. Nhưng do ông đã phản đối Hiệp ước Harmand ký ngày 25 tháng 8 năm 1883, nên đã bị Hiệp Hoà đổi sang làm Thượng thư Bộ Lễ rồi Thượng thư Bộ Lại. Do không chấp nhận chủ trương đầu hàng Pháp nên ông đã tổ chức đảo chính vào cuối tháng 11 năm 1883, phế bỏ Hiệp Hòa đưa Kiến Phúc lên ngôi và về giữ lại chức Thượng thư Bộ Binh. Trong triều đình Huế tất cả những quan từng có quan hệ mật thiết với Pháp đều bị ông t ìm cách trừ khử. Ông thâu tóm quyền lực trong tay để chuẩn bị cho công cuộc chống Pháp sắp tới. Việc đưa Hàm Nghi lên ngôi vào đầu tháng 8 năm 1884, sau cái chết của vua Kiến Phúc, cũng xuất phát từ ý đồ của Tôn Thất Thuyết nhằm hướng triều đình theo chủ trương chống Pháp. Từ lúc về Huế tham dự triều chính, đặc biệt là sau ngày vua Tự Đức mất, Tôn Thất Thuyết đã làm hết sức mình để biến triều đình Huế thành trung tâm đầu não của cuộc kháng Pháp. Song lực yếu thế cô, Tôn Thất Thuyết phải chịu cảnh đắng cay khi Hiệp Ho à ký hiệp ước Quý Mùi (25 tháng 8 năm 1883) và phải chấp nhận xuôi tay khi Kiến Phúc ký hiệp ước Giáp Thân (6 tháng 6 năm 1884). Đến lúc đưa Hàm Nghi lên ngôi (2 tháng 8 năm 1884), Tôn Thất Thuyết mới thực sự nắm được triều đình đã mất gần hết quyền lực và ông cố hết sức để đưa nó thoát khỏi những ràng buộc mà người Pháp đang thiết lập. Người Pháp cũng đã công nhận "triều đình An Nam đã biểu dương một thái độ không hèn" và "thái độ ấy do Hội đồng Phụ chính đề ra" và Tôn Thất Thuyết trở thành đối tượng cần thanh toán hàng đầu của người Pháp. Thời vua Hàm Nghi Dưới thời vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết thực sự trở thành cái gai mà người Pháp muốn nhổ ngay lập tức. Đầu tháng 1 năm 1884, Tôn Thất Thuyết lập đội quân Phấn Nghĩa và giao cho Trần Xuân Soạn trực tiếp chỉ huy để sẵn sàng ứng phó khi có sự cố. Trong tình thế luôn bị thực dân Pháp muốn loại bỏ, ông đã ra tay trước để giành thế chủ động bằng cuộc tấn công Pháp tại Huế vào đêm 4 tháng 7 năm 1885, khi quân Pháp đang mở tiệc chiêu đãi thì Tôn Thất Thuyết cho quân đánh úp vào trại lính và của Tòa Khâm sứ Pháp, nhưng đã thất bại. Sau đó ông đã đưa Hàm Nghi ra Sơn Phòng Quảng Trị, thay mặt vua hạ chiếu Cần Vương. Hai con trai của Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp cũng đều là chỉ huy trong phong trào Cần Vương.
  3. Phong trào Cần Vương Mặc cho ba bà Thái hậu và nhiều quan lại kêu gọi quay về triều đình, Tôn Thất Thuyết vẫn tuyên bố: "Về Huế là tự mình đưa chân vào cho ngục thất, mà người cầm chìa khoá là quân Pháp. Thừa nhận Hiệp ước 1884 là dâng nước Nam cho kẻ địch. Đành rằng hoà bình là quý, nhưng không lo khôi phục sẽ mang tiếng là đã bỏ giang sơn của tiền triều dày công gây dựng và còn có tội với hậu thế" Sau khi giúp vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ lãnh đạo phong trào kháng Pháp, nhận thấy tương quan lực lượng khá chênh lệch, vào tháng 2 năm 1886, Tôn Thất Thuyết đã để cho hai con trai của mình là Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm tiếp tục duy trì "triều đình Hàm Nghi" chống Pháp, còn mình cùng với Trần Xuân Soạn và Ngụy Khắc Kiều tìm đường cầu viện, vượt Hà Tĩnh rồi Nghệ An, đến tháng 3 năm 1886 ông tới Thanh Hoá. Ông dừng chân tại Cẩm Thuỷ một thời gian và cùng Trần Xuân Soạn và em ruột Tôn Thất Hàm thảo luận về kế hoạch khởi nghĩa rồi phân Soạn ở lại lo phát triển phong tr ào. Sau đó ông đến tổng Trịnh Vạn thuộc châu Thường Xuyân hội kiến Cầm Bá Thước và ở lại đó cho đến ngày 22 tháng 4 năm 1886. Từ đấy ông qua thượng lưu sông Mã, đến châu Quan Hoá để gặp tù trưởng người Mường là Hà Văn Mao. Điểm dừng chân lâu nhất của ông là vào tháng 6 năm 1886 t ại nhà tù trưởng người Mường Điêu Văn Trì, bởi lẽ lúc này ông mắc bệnh rất nặng, không thể tiếp tục đi được. Ông tiếp tục lên đường đi Vân Nam và đến Quảng Đông vào tháng 2 năm 1887. Ông chủ trương cầu viện nhà Thanh giúp Việt Nam đánh thực dân Pháp. Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt vì thuộc hạ Trương Quang Ngọc phản bội, Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm đều chết trong lần đó. Nhưng cuộc cầu viện bất thành, ông đành tìm các bạn lưu vong như Nguyễn Thiện Thuật, cố gắng liên lạc với phong trào trong nước. Hoạt động tại Trung Quốc Lúc này tại Thanh Hoá, cuộc khởi nghĩa Ba Đình bị dập tắt, căn cứ của Trần Xuân Soạn bị mất, nên ông Soạn đã vượt biên sang Trung Quốc gặp ông Thuyết tại Quảng Đông. Việc cầu viện của Tôn Thất Thuyết bất thành nhưng ông đã dựa vào tình cảm cá nhân của một số quan lại Mãn Thanh chống Pháp nên Tôn Thất Thuyết đã cùng các đồng sự của ông tổ chức liên lạc với các cuộc chống Pháp bên trong nước, mua sắm vũ khí, đạn dược về cho nghĩa quân. Trâu bò, lúa gạo từ Việt Nam được chuyển sang Trung Quốc và đổi lấy vũ khí đưa về. Việc tiếp tế này duy trì mãi đến năm 1894 thì kết thúc do biên giới Việt - Trung bị khoá. Tống Duy Tân sau khi thất bại ở Thanh Hóa đã sang Quảng Đông gặp ông, nhưng năm 1888 ông lại cử Tống Duy Tân về xây dựng căn cứ chống Pháp ở Hùng Lĩnh. Năm 1889, Tôn Thất Thuyết cử người về Hà Tĩnh và phong cho Phan Đình Phùng làm Bình Trung tướng quân. Hầu hết các tướng lĩnh vùng Đông Bắc và Bắc Kỳ đều có sự liên lạc với Tôn Thất Thuyết. Ông đã tổ chức nhiều hoạt động chống Pháp ở vùng Đông Triều liên tục trong những năm 1891 - 1892. Những năm 1892 - 1895, do bị mất liên lạc trong nước, ông đã xây dựng nhiều toán quân có vũ trang mà chủ yếu là người Hoa và dân tộc thiểu số. Tháng 6 năm 1892, ông đã chỉ đạo cho Lương Phúc đưa quân xâm nhập tổng Hoành Mô thuộc Móng Cái, phát tuyên ngôn dưới danh nghĩa Hàm Nghi để đánh Pháp. Đầu năm 1893, ông đã chỉ đạo cho Vũ Thái Hà tiến vào Bình Hồ cũng thuộc Móng Cái để tấn công Pháp cũng dưới danh nghĩa Cần Vương. Tháng 3 năm 1895, ông cho một đạo quân tiến đánh Cao Bằng, chiếm vùng Lục Khu nhưng bị Pháp đẩy lui. Từ năm 1895, chiến tranh Trung - Nhật nổ ra, biên giới Việt - Trung bị kiểm soát chặt chẽ, người Pháp yêu cầu nhà Mãn Thanh quản thúc Tôn Thất
  4. Thuyết, theo dõi Lưu Vĩnh Phúc nên các hoạt động của ông chấm dứt. Ông bị cấm túc, không được ra khỏi nơi cư trú. Trong những năm cuối đời, ông thường có cơn điên dại và thường múa gươm chém vào những tảng đá trong vườn. Có lẽ do lòng khát khao cứu nước và đánh thực dân Pháp vẫn còn trong ông cho đến phút lực tàn sức kiệt. Nhân dân vùng Long Châu, Quảng Đông, Trung Quốc rất trân trọng vị thân vương nước Nam và gọi ông là "Đả thạch lão" hay "Ông già chém đá". Ông đã mất tại Trung Quốc vào ngày 22 tháng 9 năm 1913. Tên ông và hai con trai, Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp, được đặt cho nhiều đường phố ở Việt Nam. Những mất mát trong gia đình Gia sản bị tịch biên, gia đình ly tán, còn Tôn Thất Thuyết bị làm phần thưởng nếu ai bắt sống được sẽ thưởng 1.000 lượng bạc, nếu chém chết thì cũng được 800 lượng bạc. Cha ông là Tôn Thất Đính bị bắt tại Quảng Bình khi đang tìm đường theo vua Hàm Nghi, bị đày đi Côn Đảo và mất ngày 5 tháng 7 năm 1893. Mẹ ông là Văn Thị Thu theo hộ giá vua Hàm Nghi đến cùng, nhưng do khí độc rừng rú nên đã chết tại Mường Bò, Hà Tĩnh vào ngày 19 tháng 9 năm 1887. Vợ ông là Lê Thị Thanh cũng theo chồng phò vua, bất chấp khó khăn gian khổ và đã chết tại núi rừng Hà Tĩnh vào ngày 26 tháng 9 năm 1885. Em ruột là Tham biện Sơn phòng Tôn Thất Lệ đã cầm đầu cánh quân tấn công tòa Khâm sứ đêm 5 tháng 7, sau đó hộ giá vua Hàm Nghi và đã hy sinh trong trận đánh ở Mai Lĩnh, Quảng Trị để bảo vệ cho vua chạy thoát. Người em Tôn Thất Hàm, tri huyện Nông Cống cũng đã tích cực tham gia phong trào Cần Vương và đã tuyệt thực chết khi bị bắt đưa vào Đà Nẵng. Người con Tôn Thất Thiệp, cùng tuổi với vua Hàm nghi đã hy sinh thân mình để bảo vệ vua tại núi rừng Tuyên Hóa. Con trai trưởng Tôn Thất Đàm, trụ cột của "triều đình Hàm Nghi" kháng chiến, đã thắt cổ tự tử khi biết tin vua bị bắt sau khi gửi một bài biểu cho vua Hàm Nghi tạ tội đã không bảo vệ được ngài. Con trai Tôn Thất Hoàng bị bắt ở Cam Lộ, Quảng Trị và bị đày lên Lao Bảo, ở đó cho đến chết. Con trai thứ chín Tôn Thất Trọng lúc mới 8 tuổi đã bị Pháp bắt cùng với thủ lĩnh nghĩa quân Cần Vương Quảng Bình là Nguyễn Phạm Tuân (tháng 4 năm 1887) và về sau lại hưởng ứng phong trào Đông Du và mất tích ở nước ngoài. Cha vợ của Tôn Thất Thuyết là Tán tương Nguyễn Thiện Thuật, thủ lĩnh nghĩa quân Bãi Sậy, chiến đấu đến cùng và khi thất thế đã chạy sang Trung Quốc cùng ông hoạt động. Con rể là Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền cũng tham gia cách mạng. Ông cưới con gái của Tôn Thất Thuyết khi còn chưa đến 20 tuổi, đỗ Hoàng giáp năm 1892, rồi được bổ nhiệm làm việc trong Quốc sử quán. Sau đó ông được cử làm đốc học ở Ninh Bình, rồi Nam Định. Năm 1907, khi Pháp phế truất vua Thành Thái, ông từ quan rồi trốn sang Nhật theo Phan Bội Châu và hoàng thân Cường Để. Gia đình Tôn Thất Thuyết đã được người đời xưng tặng là "Toàn gia yêu nước". Đánh giá của người đời sau Cuộc đời của Tôn Thất Thuyết một lòng vì nước quên mình, xả thân hy sinh tất cả để mưu cầu giành độc lập cho dân tộc, nhưng còn có nhiều người xem xét những đóng góp của ông theo hướng khác: Nguyễn Nhược Thị thì xem việc bỏ Dục Đức, phế Hiệp Hoà, lập Kiến Phúc, tôn Hàm
  5. Nghi của Tôn Thất Thuyết là hành động của kẻ "quên lời sách xưa", "chẳng giữ đạo trung", "vì thân", "quyền thần sâu hiểm"... Trần Trọng Kim thì xem thái độ né tránh tướng de Courcy ở Toà Khâm sứ của Tôn Thất Thuyết là nhát gan và cuộc tấn công Huế sáng ngày 7 tháng 5 năm 1885 ở Kinh thành Huế là "làm loạn". Phan Trần Chúc thì xem Tôn Thất Thuyết như người độc đoán hiếu sát tàn bạo gần như mất nhân tính. Ch. Gosselin (Pháp) thì xếp ông vào loại thù địch, kém thức thời và xem việc ông đi Trung Hoa tìm cầu viện là một hành động đào ngũ. Còn đối với những nhà nghiên cứu lịch sử sau năm 1954 thì đánh giá cao nhân cách Tôn Thất Thuyết, trân trọng tấm lòng yêu nước nhiệt thành của ông; song vẫn chê trách ông không biết dựa vào dân trong cuộc tấn công quân Pháp ở Huế ngày 5 tháng 7 năm 1885, chỉ trích sai lầm của ông về ảo tưởng cầu viện nhà Thanh chống Pháp và xem hoạt động đàn áp khởi nghĩa nông dân của ông trong khoảng 10 năm trước khi về Huế là lỗi lầm khá nghiêm trọng...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2