intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp câu hỏi ôn thi lý thuyết: Tài chính tiền tệ

Chia sẻ: In The End | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:242

556
lượt xem
118
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn đang học chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Tổng hợp câu hỏi ôn thi lý thuyết: Tài chính tiền tệ" dưới đây. Nội dung tài liệu giới thiệu đến các bạn 109 câu hỏi bài tập về tài chính, hy vọng đề tài liệu giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp câu hỏi ôn thi lý thuyết: Tài chính tiền tệ

  1. TỔNG HỢP CÂU HỎI ÔN THI LTTCTT Câu 1: Phân tích phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh  tế vĩ mô của chính phủ. Liên hệ với tình hình thực tiễn của Việt Nam trong thời gian  qua? 1. Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa Chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa (CSTK) là hai công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan  trọng, mỗi chính sách có mục tiêu riêng, nhưng đều cùng theo đuổi mục tiêu chung là tăng trưởng  kinh tế bền vững và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nội dung cơ bản của CSTK là kiểm soát thu chi ngân sách do những khoản thu chi này có tác động  trực tiếp đến tăng trưởng, lạm phát và nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Vì thế, CSTK được coi là  một trong những chính sách quan trọng đối với việc ổn định và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô,  một CSTK vững mạnh sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm cơ sở để các doanh nghiệp đưa ra  các quyết định đầu tư lớn. Trong mối quan hệ với giá cả, CSTK là một trong những nguyên nhân cơ  bản của lạm phát, một sự nới lỏng CSTK đều gây áp lực tăng giá cả hàng hóa dịch vụ trên hai kênh  là thúc đẩy tăng tổng cầu và tài trợ thâm hụt. CSTT là công cụ của NHTW để điều tiết quá trình cung ứng tiền, lãi suất và tín dụng, kết quả là  chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền để đạt mục tiêu chính sách đề ra. Một CSTT nới  lỏng sẽ làm tăng cung tiền, giảm lãi suất, qua đó thúc đẩy tăng tổng cầu và gây áp lực lạm phát nếu  cung tiền tăng quá mức so với sản lượng tiềm năng. CSTK tác động đến CSTT trước hết qua kênh tài trợ thâm hụt ngân sách: Nếu thâm hụt ngân sách  được tài trợ từ vay nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, nếu tài trợ bằng cách vay từ  NHTW thì sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng và mặt bằng giá cả, nếu thâm hụt ngân sách được bù  đắp bằng cách vay từ các NHTM thì nguồn vốn cho vay các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ  giảm, hạn chế năng lực đầu tư của các khu vực kinh tế này và ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng  trưởng kinh tế. Ngoài ra, CSTK còn ảnh hưởng đến dòng vốn quốc tế và khả năng của NHTW  trong việc kiểm soát luồng ngoại tệ, nếu chính sách thu chi ngân sách không hợp lý thì sẽ tác động  tiêu cực đến hiệu quả phân bổ nguồn lực và làm tăng rủi ro liên quan đến dòng vốn quốc tế. CSTT tác động đến CSTK tùy theo mức độ điều chỉnh các công cụ CSTT, một CSTT thắt chặt sẽ  làm giảm đầu tư, khả năng thu thuế và nguồn thu ngân sách, một sự giảm giá nội tệ sẽ làm gia tăng  khoản nợ Chính phủ bằng ngoại tệ qui đổi, nếu NHTW điều chỉnh tăng lãi suất thì giá trái phiếu  Chính phủ sẽ giảm và ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngân sách. Các khoản thu chi của Chính phủ được phản ánh rõ qua các giao dịch trên tài khoản kho bạc mở tại  NHTW hoặc các NHTM, tiền gửi kho bạc tăng cao sẽ làm giảm nguồn vốn khả dụng của các  NHTM, qua đó làm tăng lãi suất liên ngân hàng. Tiền gửi của Chính phủ tại NHTW chiếm tỉ trọng  lớn trong tiền cơ bản, nên cũng là yếu tố quan trọng làm thay đổi tổng phương tiện thanh toán trong  nền kinh tế, việc chuyển tiền hai chiều trên tài khoản của Chính phủ tại NHTW sẽ gây biến động  đến tiền cơ bản. Đây là những yếu tố gây áp lực đến việc kiểm soát cung tiền và thực thi CSTT,  việc kiểm soát cung tiền và lãi suất sẽ khó khăn hơn nếu một phần tiền gửi kho bạc được gửi tại  các NHTM. Để hạn chế những tác động bất lợi giữa CSTK và CSTT, cả hai chính sách này phải nhất quán về  mặt mục tiêu, phải tạo ra sự đồng bộ và bổ sung cho nhau trong quá trình thực thi. Khi bù đắp thâm  1
  2. hụt ngân sách, Bộ Tài chính có thể phát hành trái phiếu Chính phủ và NHTW mua vào, tạo thêm  công cụ để điều tiết thị trường tiền tệ. Trong quá trình thực thi CSTK, việc tài trợ thâm hụt và các  khoản thu chi lớn của Chính phủ phải có kế hoạch và được thông báo trước cho NHTW, giúp  NHTW dự báo được diễn biến cung tiền để kịp thời điều chỉnh theo mục tiêu đề ra và đảm bảo  hiệu quả của CSTT. Mối quan hệ giữa CSTT và CSTK cũng được chứng minh qua mô hình IS­LM. Theo mô hình này,  tăng chi tiêu của Chính phủ có tác động làm tăng cung tiền, làm giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ.  Ngược lại, tăng thu thuế có tác động làm tăng lãi suất vì khi đó cung tiền giảm. Mô hình IS­LM giúp  các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh CSTT và CSTK, để có tác động thích hợp lên tổng cầu và  lãi suất trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, mô hình Timbergen của nhà kinh tế học cùng tên người Hà  Lan có thể giúp các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô tìm kiếm được sự phối hợp hiệu quả  giữa CSTT và CSTK. 2. Thực trạng phối hợp CSTT và CSTK tại Việt Nam Tại Việt Nam, việc phối hợp CSTT và CSTK đã có những chuyển biến tích cực, nhất là trong việc  chỉ đạo điều hành giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Bộ Tài chính, có sự phối hợp  trong việc phát hành tín phiếu kho bạc, xác định lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ, Luật  NHNN cũng đã qui định là không phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, tiền gửi kho bạc  phải gửi tại NHNN. Hàng năm, Quốc hội thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu và khống chế  mức thâm hụt ngân sách trong tỉ lệ nhất định, việc chỉ đạo điều hành của Chính phủ cũng đảm bảo  sự nhất quán giữa mục tiêu CSTT và CSTK. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, còn thiếu sự phối hợp trong quá trình điều hành hai chính sách  này, chưa có sự nhất quán giữa việc xác định lãi suất trái phiếu Chính phủ với chính sách lãi suất  của NHNN. Bên cạnh đó, NHNN cũng không nắm được các khoản thu chi lớn của ngân sách nhà  nước, nên bị động trong việc kiểm soát cung tiền trước tác động của các dòng tiền trong khu vực  Chính phủ. Từ cuối năm 2007, kinh tế thế giới biến động mạnh và bước vào thời kỳ suy thoái, gây ra những  bất ổn khó lường đối với nền kinh tế Việt Nam, thị trường tài chính trong nước chao đảo mạnh, đe  dọa tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, lãi suất và tỉ giá biến động mạnh, lạm phát liên tục  leo thang. Để ổn định thị trường, NHNN, Bộ Tài chính và các bộ, ngành đã có nhiều biện pháp can  thiệp quyết liệt, kịp thời và có hiệu quả, từng bước giải quyết các vấn đề phát sinh. Từ tháng 6/2007 đến tháng 9/2008, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm  phát, nhưng CSTK vẫn duy trì mức bội chi như thường lệ, nỗ lực chống lạm phát vì thế không đạt  được hiệu quả như mong đợi, mặc dù nguy cơ khủng hoảng bị đẩy lùi. Nói đúng hơn, trong khi  CSTT thắt chặt thì CSTK lại nới lỏng, khiến áp lực lạm phát và lãi suất tăng. Khi đó, CSTK mới  bắt đầu điều chỉnh theo hướng giảm tỉ lệ thâm hụt xuống dưới 3% GDP, cắt giảm 10% chi thường  xuyên, v.v. Từ tháng 10/2008 đến nay, Chính phủ chủ trương nới lỏng CSTT và CSTK để hỗ trợ phục hồi kinh  tế sau khủng hoảng. Đối với CSTT, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản để giảm mặt bằng  lãi suất cho vay, đồng thời tăng cường nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng  trong nền kinh tế. Đối với CSTK, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/NQ­CP ngày 11/12/2008  về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bao gồm 5  nhóm giải pháp cơ bản, trong đó kích cầu kinh tế là một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu.  Bên cạnh khoản 36.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ và hàng loạt chính sách an sinh xã hội và phát  2
  3. triển hạ tầng nông thôn, miễn giảm một số loại thuế, hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản  ứng trước 2009, phát hành trái phiếu Chính phủ bổ sung, …. Chính phủ đã dùng 1 tỉ USD từ dự trữ  ngoại hối quốc gia để hỗ trợ giảm 4% lãi suất (thời hạn 8 tháng) và 20.000 tỉ đồng (thời hạn 24  tháng). Về vấn đề kích cầu, NHNN đã thực hiện đúng nguyên tắc với nhiều giải pháp thích hợp nhằm  hướng các khoản vay đúng đối tượng, kiểm soát chặt chẽ việc cho vay hỗ trợ lãi suất và hạn chế  rủi ro hệ thống. Nhờ đó, các tổ chức, cá nhân đã tiếp cận được vốn ngân hàng với chi phí thấp,  giảm giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm, từng bước khắc phục khó khăn  do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Tính đến ngày 26/11/2009, tổng dư nợ cho vay hỗ  trợ lãi suất là 415.886,92 tỉ đồng. Tuy nhiên, với mức thâm hụt ngân sách khá cao để nới lỏng CSTT và CSTK, nguồn vốn trong nền  kinh tế dường như đã bị cạn kiệt, có thể ảnh hưởng đến giá trị VND và gây áp lực tăng lãi suất,  nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất huy động đến sát trần qui định 10%, nhất là từ cuối tháng 10/2009,  buộc NHNN phải quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%, bắt đầu có hiệu lực từ tháng  12/2009. Thực trạng CSTT và CSTK thời gian qua cho thấy, mặc dù hai chính sách này đã được tận dụng tối  đa và phối hợp khá chặt chẽ, nhưng giới hạn chính sách đang cản trở những tác động tích cực và  làm nảy sinh nhiều hệ lụy cho thời gian tới. Điều này cũng do CSTT linh hoạt hơn so với CSTK,  việc thay đổi lượng tiền cung ứng sẽ làm thay đổi mức lãi suất và NHTW có thể tác động đến đầu  tư, xuất khẩu ròng và tiêu dùng trong ngắn hạn. Trong đó, NHNN có thể sử dụng CSTT để điều  chỉnh mức lạm phát, gây tác động lên năng suất lao động và tăng trưởng GDP tiềm năng trong dài  hạn. Tuy nhiên, rất khó thay đổi CSTK do Chính phủ lập kế hoạch chi tiêu, thuế và thâm hụt ngân  sách, kế hoạch ngân sách hàng năm do Quốc hội thông qua, điều này tạo ra sự lệch pha so với  CSTT. Trong điều kiện Việt Nam, áp lực đối với ngân sách nhà nước tồn tại thường xuyên và có xu hướng  tăng, cơ cấu và hiệu quả cũng như khả năng kiểm soát chi tiêu ngân sách nhà nước thể hiện các dấu  hiệu thiếu bền vững do các khoản chi tiêu ngân sách không tạo ra nguồn thu trong tương lai, thậm  chí gây sức ép cho chuỗi bội chi mới. Gói kích cầu trong thời gian qua đã có tác dụng loại trừ nguy  cơ đổ vỡ dây chuyền trong khu vực doanh nghiệp và nền kinh tế không bị rơi vào suy thoái trầm  trọng, nhưng xu hướng mở rộng chi tiêu công và các biện pháp nới lỏng kiểm soát tiền tệ kéo dài  đang gặp phải cản trở lớn là hiệu quả đầu tư quá thấp với bằng chứng là chỉ số ICOR năm 2008 đã  lên con số 8. Trên thực tế, nền kinh tế đứng trước nguy cơ của vòng xoáy lạm phát, nếu cứ tiếp tục  kích cầu và thực hiện gói kích cầu thứ hai mà không có giải pháp dài hạn để đảm bảo hiệu quả sử  dụng vốn đầu tư, đảm bảo nguồn trả nợ trong tương lai. 3. Một số giải pháp và kiến nghị CSTT và CSTK là hai bộ phận trọng yếu trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, hai chính sách này  có mối quan hệ chặt chẽ đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình hoạch định và thực thi. Để  đảm bảo hiệu quả phối hợp giữa CSTT và CSTK, cần có sự thống nhất trong các chính sách nhằm  đảm bảo mục tiêu chung, đồng thời cân nhắc tác động trái chiều của các chính sách, tăng cường trao  đổi thông tin giữa Bộ Tài chính và NHNN để làm cơ sở xây dựng và thực thi các biện pháp chính  sách một cách có hiệu quả và kịp thời. Đối với các gói kích cầu, cần tăng cường kiểm soát chất  lượng các khoản tín dụng hỗ trợ lãi suất, kiểm soát tín dụng cho các mục tiêu kinh doanh chứng  khoán và bất động sản. 3
  4. Cải cách cơ chế cấp phát ngân sách và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu, có biện pháp giảm  thất thoát trong chi tiêu đối với các dự án và công trình lớn nhưng không hiệu quả, đảm bảo yêu cầu  kiểm soát chi tiêu hiệu quả hơn là chỉ nhằm mục tiêu kiểm soát việc chấp hành chế độ. Có biện  pháp quyết liệt về cải cách doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nâng cao  hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn ngân sách nhà nước. Rà soát lại hệ thống DNNN, xử  lý kiên quyết các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Cần tính đến ảnh hưởng tiêu cực của chính sách vay  nợ nước ngoài liên quan đến tỉ giá, hoạt động xuất khẩu và cán cân thương mại, không để ảnh  hưởng xấu đến cán cân vãng lai và cán cân thanh toán Câu 2: Phân tích hiện tượng ‘chèn lấn’ các khoản vay của chính phủ đối với đầu tư và xuất  khẩu của khu vực tư. Nêu các giải pháp khắc phục hiện tượng này. Trong kinh tế học, hiện tượng chèn lấn (đầu tư) xảy ra khi chính phủ mở rộng việc vay mượn để  tài trợ  chi tiêu hoặc để  bù đắp việc cắt giảm thuế vượt doanh thu (tức là có hiện tượng thâm hụt  chi tiêu), dẫn tới mức lãi suất cao hơn, và kết quả là làm đầu tư ở khu vực tư nhân bị sụt giảm. Để vay được tiền chính phủ phải đa dạng hoá các hình thức vay như phát hành trái phiếu, tín phiếu,   công trái... Đồng thời phải thực hiện nhiều biện pháp để tăng mức độ  hấp dẫn người cho vay như  tăng lãi suất, mở rộng ưu đãi về thuế thu nhập... ngoài ra còn phải triển khai các biện pháp khác, kể  cả tuyên truyền, vận động... để huy động tối đa nguồn tiền trong dân cư nhằm hoàn thành kế hoạch  vay đã định. Tuy nhiên, tổng lượng tiền mà nhân dân và các đơn vị  có thể  có để  cho chính phủ  vay bị giới hạn   trong tổng lượng tiết kiệm của xã hội. Nếu chính phủ huy động được nhiều thì đương nhiên phần  tiền còn lại dành cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở khu vực ngoài quốc doanh sẽ giảm đi. Như vậy, chưa biết chính phủ sẽ làm gì, làm như thế nào đối với lượng tiền huy động được, nhưng   xã hội hay trực tiếp hơn là khu vực các doanh nghiệp và dân cư đó sẽ mất đi một nguồn vốn tương   ứng có khả năng dành cho đầu tư phát triển kinh tế. Nếu các biện pháp thu hút tiền vay của chính   phủ và của ngân hàng càng có lãi suất cao thì càng tạo ra luồng tiền vốn dịch chuyển từ các khu vực  doanh nghiệp và dân cư sang hệ thống tài chính ngân hàng mà không chảy vào sản xuất kinh doanh. Do vậy, vay trong nước để  bù đắp thâm hụt ngân sách luôn luôn chứa đựng nguy cơ  kìm hãm các   hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Mục tiêu chấn hưng kinh tế  của chính phủ  thông   qua con đường phát hành trái phiếu, tín phiếu... bị  chính bản thân giải pháp này cản trở  ngay từ  nguồn gốc. Chính vì thế, trong thời kỳ kinh tế đình đốn, hầu như các nước đều tránh các biện pháp có nguy cơ   làm giảm khẳ  năng tự  đầu tư  của các thành phần kinh tế, kể  cả  doanh nghiệp quốc doanh, ngoài   quốc doanh và các tầng lớp dân cư. Biện pháp tài trợ  thâm hụt ngân sách này chỉ  nên thực hiện   trong trường hợp nền kinh tế  là cường thịnh. Nếu ta tài trợ  thâm hụt ngân sách bằng cách phát   hành trái phiếu, thì trái phiếu sẽ tạo ra cho công dân trách nhiệm nộp thêm thuế trong tương lai để   trang trải lãi về các trái phiếu đấy. Về  nguyên tắc, tháo lui đầu tư, có thể  tránh được nếu thâm hụt ngân sách được tài trợ  bằng phát   hành tiền, nhưng biện pháp này lại nhanh chóng dẫn tới lạm phát tăng cao. ­ Thoái lui cũng có thể  xảy ra do chế độ  tỷ  giá hối đoái thả  nổi. Vay mượn chính phủ  dẫn tới lãi   suất cao làm các dòng vốn nước ngoài chảy vào trong nước (tức là tiền nước ngoài tập trung vào   4
  5. những tài sản phát hành bằng nội tệ). Dưới chế độ tỷ  giá hối đoái thả  nổi, việc lưu chuyển dòng   vốn này dẫn tới giá đồng nội tệ  tăng cao (hay tỷ  giá hối đoái giảm) và vì vậy sẽ  gây ra thoái lui   xuất khẩu (hàng nội địa trở  nên đắt đỏ  hơn đối với người sử  dụng đồng tiền nước ngoài). Tác   động này ngược chiều với tác động kích cầu của thâm hụt ngân sách, nhưng không có tác động   ngược chiều rõ ràng nào tới sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. ­ Thoái lui trầm trọng nhất khi một nền kinh tế đã gần đạt tới mức toàn dụng. Lúc đó, chính sách   mở  rộng bằng thâm hụt ngân sách của chính phủ  chỉ  dẫn tới giá cả  tăng, và cầu tiền tăng. Tác   động này lại làm lãi suất tăng cao hơn và làm giảm mong muốn đầu tư.  Ở  mức toàn dụng, các   doanh nghiệp không còn thị  trường vì vậy tác động tăng tốc là không có. Trực tiếp hơn, nếu nền   kinh tế toàn dụng, bất cứ sự gia tăng nào của chi tiêu chính phủ chỉ làm các nguồn lực rời khỏi khu   vực tư nhân mà thôi.  Việc tài trợ chi tiêu có thể được thực hiện thông qua phát hành TP (vay nợ) trong nước. Biện pháp   tài trợ này có thể chia thành vay nợ từ công chúng hoặc từ hệ thống các NHTM. Vay nợ từ công chúng huy động với lãi xuất cao còn làm tăng các khoản trả lãi thêm hàng chục ngàn   tỷ đồng/ năm trong tương lai và làm trầm trọng thêm vấn đề thâm hụt ngân sách. Nếu chính phủ vay nợ hệ thống ngân hàng thương sẽ gây sức ép đối với dự trữ của các NHTM và   các NHTM sẽ  đòi hỏi trợ  giúp về  khả  năng thanh khoản từ  NHNN. Nếu những đòi hỏi này được   NHNN đáp ứng, cơ sở tiền sẽ tăng làm lạm phát sẽ  quay trở lại. Tuy nhiên, nếu NHNN không đáp   ứng những đòi hỏi về tính thanh khoản này, các NHTM buộc phải giảm các nguồn tín dụng cho khu   vực DNTN và lao vào một cuộc cạnh tranh lãi suất huy động. Trong kinh tế  học, hiện tượng này   được biết đến với cái tên lấn át đầu tư – tức là chi tiêu CP cuối cùng sẽ  lấn át đầu tư  của khu vự   tư nhân. Việc vay nợ sẽ đẩy lãi suất lên cao và gây khó khăn thêm cho các DNTN và không thúc đẩy   được tăng trưởng kinh tế. Vấn đề của Việt Nam khi tác nhân chính đóng góp làm tăng tổng cầu chính là chi tiêu ngân sách của   Chính phủ. Để tăng trưởng kinh tế thì cách dễ dàng nhất là tăng chi tiêu chính phủ. Tình trạng thâm   hụt ngân sách vẫn cứ tiếp diễn năm này qua tháng khác là một minh chứng cho vấn đề này. Khi chi  tiêu chính phủ tăng lên sẽ đóng góp chủ động làm tăng tổng cầu, từ đó cũng làm tăng cầu tiền tệ.  Cầu tiền tệ tăng lên, tất yếu tạo áp lực tăng lãi suất, trừ khi cung tiền cũng tăng theo. Khi đó, khu  vực tư nhân buộc phải cắt giảm bớt đầu tư và nhập siêu cũng phải tăng lên để phản ứng bị động  trước sự gia tăng của tổng cầu do chi tiêu ngân sách chèn lấn. Do bị chen lấn tín dụng như vậy nên  doanh nghiệp tư nhân luôn bị đói vốn và phải chấp nhận vay vốn với lãi suất quá cao, có thời điểm  lên tới 20 – 22%. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng phá sản hàng loạt của các   doanh nghiệp tư nhân.  Như vậy khu vực tư nhân phải chịu hy sinh cho sự bành trướng của chính sách tài khoá và nền kinh   tế  phải gánh chịu những hậu quả  của tình trạng thâm hụt kép từ  cán cân ngân sách và cán cân   thương mại. Không những chỉ có áp lực về lạm phát và lãi suất mà hệ  quả của nó còn là các căng   thẳng ngoại tệ, áp lực tỷ giá và sự suy giảm dự trữ ngoại hối quốc gia. Giải pháp: Để khắc phục chèn lấn, yêu cầu các dự án đầu tư của Chính phủ phải có hiệu quả để thu hút lại sự  đầu tư của khu vực tư. Chính phủ và nhất là các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả phải cắt giảm mạnh đầu tư của  mình, phân bổ vốn đầu tư công sao cho hợp lý (ví dụ, theo hướng tăng cường phát triển nguồn nhân  lực bằng cách đầu tư vào y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học), giám sát tốt quá trình đầu tư, nâng  5
  6. cao hiệu quả quản lý và vận hành khối DNNN. Theo hướng này thì tổng cầu nhanh chóng giảm (vì  phía tổng cung đang có xu hướng giảm) và kết quả mong đợi là lạm phát sẽ giảm và lãi suất cũng  giảm theo. Khi đó khu vực tư nhân tiếp tục đầu tư các dự án có năng suất của họ và khởi đầu lại  một chu kỳ kinh tế mới. Chỉ có như vậy thì sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng mới có thể  giảm thiểu. Tuy nhiên, hiện tượng chèn lấn đầu tư  có thể  giảm bớt tính nghiêm trọng nếu chính phủ  chi tiêu   mở  rộng thị  trường cho các sản phẩm  ở  khu vực tư  nhân, và vì thế  kích thích đầu tư  trở  lại (tác  động gia tốc kinh tế). Tác động này quan trọng nhất khi các doanh nghiệp đang trong tình trạng dư  thừa năng lực, tức là nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Câu 3: Trình bày nội dung cải cách hệ thống ngân hàng theo hướng tự do hóa tài chính. Thực hiện tựdo hoá tài chính trong lĩnh lực ngân hàng  1.4.1.1 Tựdo hoá lãi suất  Tựdo hoá lãi suất là cơchếlãi suất trong đó có rất ít hoặc không có sựcan thiệp của các cơquan chức  năng vào việc hình thành lãi suất mà lãi suất được hình thành trên cơsởthịtrường, vận động theo qui  luật cung cầu.  Tựdo hoá lãi suất được hiểu là lãi suất hoàn toàn được điều chỉnh theo yêu cầu của thịtrường. Sựcan  thiệp của NHTƯ đối với lãi suất thịtrường được điều hành thông qua các công cụgián tiếp nhưlãi  suất tái chiết khấu hay tái cấp vốn đểtác động lên cung cầu vốn trên thịtrường tiền tệnhằm xác lập  mức lãi suất cân bằng. Nhưvậy tựdo hoá lãi suất có thể được hiểu là việc tháo bỏhoàn toàn các ràng  buộc vềlãi suất trong nền kinh tế, cho phép lãi suất trong nền kinh tế đạt tới điểm cân bằng của nó.  Thực chất của tựdo hoá lãi suất là một quá trình loại bỏcác quy phạm, giới hạn bất hợp lý, loại  bỏtối đa các kiểm soát vềlãi suất trong kinh doanh tiền tệcủa khu vực trung gian tài chính và thay  thếbằng các biện pháp điều tiết lãi suất gián tiếp của NHTƯthông qua các công cụcủa chính sách  tiền tệ: trong điều hành chính sách lãi suất, NHTƯchỉcông bốcác mức lãi suất áp dụng đối với các  khoản cho vay tái chiết khấu hoặc tái cấp vốn của mình đối với các tổchức tín dụng. Các mức lãi  suất tiền gửi, cho vay cụthểtheo từng thời kỳ, từng đối tượng của các tổchức tín dụng đối với nền  kinh tếsẽdo tổchức tín dụng tự ấn định, dựa trên cung cầu vốn và sựcạnh tranh trên thịtrường, từ đó  hình thành nên mức lãi suất phản ánh đúng nhu cầu thịtrường. Khi muốn điều hành lãi suất kinh  doanh của các tổchức tín dụng trong nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệtừng  giai đoạn, NHTƯsẽthực hiện thông qua điều hành lãi suất tái chiết khấu của mình đốivới các  tổchức tín dụng, từ đó tác động đến lãi suất trên thịtrường tiền tệliên ngân hàng và cuối cùng sẽtác  động đến lãi suất kinh doanh của các tổchức tín dụng.  Tựdo hóa lãi suất góp phần làm cho các dòng vốn trong xã hội được tựdo lưu chuyển đến bất kỳ  đâu, tùy thuộc vào ý muốn của nhà đầu tưmà không phải gặp bất cứsựngăn cản phi kinh tếnào. Lãi  suất khi đó tự điều chỉnh linh hoạt và nhạy cảm, phản ánh nhu cầu đòi hỏi của thịtrường. Nhờcó  quá trình tựdo hóa lãi suất mà dòng vốn được lưu chuyển từnơi có lợi nhuận thấp đến nơi có lợi  nhuận cao, từnơi nhiều rủi ro đến nơi mức rủi ro thấp hơn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo  điều kiện ổn định kinh tếvĩmô, tăng vốn đầu tưphát triển sản xuất, giúp các doanh nghiệp thuộc  mọi thành phần kinh tếphát triển mạnh và có hiệu quả.  Lãi suất nếu chưa được tựdo hóa và vẫn bịkiểm soát chặt chẽtrong thời gian dài sẽgây ra những  thiệt hại tổng thểcho nền kinh tế. Trong trường hợp các ngân hàng buộc phải thực hiện cho vay với  6
  7. lãi suất thấp hơn lãi suất thịtrường dưới một sức ép nào đó và phải huy động với lãi suất cao thì  chênh lệch lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra sẽkhông đảm bảo bù đắp chi phí hoạt động của ngân  hàng, nhưthếcác tổchức tín dụng sẽkhông phát triển. Mặt khác, khi phải cho vay với lãi suất thấp và  huy động vốn với lãi suất thấp để đảm bảo đủbù đắp chi phí, lãi suất thấp sẽkhông khuyến khích  người dân duy trì nguồn vốn tiết kiệm của mình ởtrong nước từ đó dẫn đến kìm hãm sựtăng trưởng  các khoản tiết kiệm và giảm hiệu quảcủa đầu tư.  Khi kiểm soát lãi suất quá chặt chẽsẽkhuyến khích sựhình thành các công cụtài chính và các trung  gian tài chính không chính thức phát triển đểcạnh tranh với các công cụtài chính và các trung gian tài  chính chính thức bịkiểm soát làm cho quá trình phi trung gian tài chính phát triển và sựtrốn tránh các  quy chếkiểm soát.  Thực tiễn cho thấy, trong quá trình điều hành nền kinh tế, nhiều quốc gia đặt ra mức trần lãi suất  cho vay nhằm kiểm soát cảlãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay nghĩa là không tựdo hóa lãi suất dẫn  đến hậu quảthịtrường tài chính không ổn định và không phát huy được tính năng động sáng tạo,  không ổn định làm cho hiệu quảtrong việc huy động vốn và sửdụng vốn không cao và nhất là không  khơi dậy được nguồn vốn tiềmnăng của dân cư đầu tưcho sản xuất. Nhà nước điều hành thịtrường  song chính sách lại tách rời khỏi các thuộc tính của kinh tếthịtrường tất yếu không mang lại hiệu  quả.  Tiến trình tựdo hóa lãi suất ngoài những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực, ảnh  hưởng đến nhiều mặt của nền kinh tế. Nhưng đứng trước bối cảnh hội nhập, các nước cần phải  tựdo hóa lãi suất, vấn đềlà các nước nên chọn cách đi nào cho phù hợp với nền kinh tếthịtrường  hiện nay và phải làm thếnào đểcó thểtận dụng và phát huy tối đa những mặt tích cực mà tựdo hóa  lãi suất mang lại cũng nhưhạn chếđược tối đa những tác động xấu của cơchếnày. Tựdo hoá lãi suất  được coi là hạt nhân, là vấn đềcốt lõi của tựdo hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, bởi nhờnó mà  làm cho các luồng tài chính vận động một cách thông suốt. Tựdo hoá lãi suất là một xu thếkhách  quan trong quá trình hội nhập. Mức độtựdo hoá lãi suất càng sâu rộng bao nhiêu thì hội nhập quốc  tếvềngân hàng càng nhanh chóng bấy nhiêu.  Đểtựdo hoá lãi suất, cần có những điều kiện sau:  Một là,hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tếtài chính đã tương đối đồng bộvà hoàn chỉnh.  Hai là,thịtrường tài chính gồm thịtrường tiền tệvà TTCK đã ra đời và vận hành hiệu quả.  Ba là,các tổchức kinh tế đều đảm bảo khảnăng sửdụng vốn triệt đểvà có hiệu quả.  Bốn là,môi trường kinh tếvĩmô đã ổn định và tương đối chắc chắn.  Năm là,hệthống ngân hàng ổn định và hoạt động hữu hiệu.  Sáu là,các ngưồn lực trong nước nhưvốn, tài nguyên, lao động … đã được phân phối và sửdụng  tương đối hợp lý. 1.4.1.2 Tựdo hoá cơchếtín dụng  Tựdo hoá cơchếtín dụng là tôn trọng các điều kiện khách quan trong hoạt động tín dụng. Tựdo hóa  tín dụng đòi hỏi phải xóa bỏcác hạn chế, định hướng hay ràng buộc vềsốlượng trong quá trình cung  cấp cũng nhưphân phối tín dụng nhằm nâng cao hiệu quảcủa hoạt động tín dụng cho mọi thành  phần kinh tế.  Một biểu hiện cụthểcủa việc định hướng tín dụng là Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng  thương mại quốc doanh mởcác tài khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủhay dùng NSNN bao  7
  8. cấp cho một sốhoạt động kinh tế, xã hội đã không tính đến hiệu quảsửdụng đồng vốn. Nội dung tựdo hóa hoạt động tín dụng không có nghĩa là hoàn toàn hạthấp vai trò của Chính phủ.  Ởcác nước đang phát triển, đểduy trì tỉlệcần thiết quan trọng trong tín dụng cho nền kinh tếtheo  sựchỉ định của Chính phủ, Chính phủcó thểcan thiệp vào cơcấu đầu tưcũng nhưbảo đảm sựlành  mạnh của các trung gian tài chính. Tuy nhiên tựdo hóa tín dụng, thừa nhận vai trò chính, song không  đồng nhất với sựcan thiệp quá sâu của Chính phủvì hậu quảcủa nó có thểdẫn đến thịtrường tài  chính bịbóp méo, hiệu quảsửdụng các nguồn lực tài chính không cao, thậm chí lãng phí.  Như đã phân tích trên, tựdo hóa tín dụng không có nghĩa là Chính phủhoàn toàn không còn vai trò đối  với việc sửdụng các nguồn lực tài chính, đểmặc cho thịtrường tựđiều chỉnh. Nếu vậy sẽdẫn đến  đầu tưsai lệch, các nguồn vốn được tập trung nhiều vào lĩnh vực đang sinh lợi, còn các lĩnh vực khác  thì thiếu vốn do khảnăng sinh lời thấp hay thiếu hấp dẫn thu hồi vốn chậm, nhất là những ngành  đóng vai trò quan trọng đối với sựphát triển của nền kinh tế, liên quan đến lợi ích cho quốc kếdân  sinh, lợi ích công cộng.  Tựdo hóa các hoạt động tín dụng không có nghĩa là hoàn toàn tựdo mà cần thiết phải có vai trò của  Chính phủ. Tuy nhiên vai trò đó chỉthểhiện ởnhững dựán lớn theo định hướng phát triển kinh tếcủa  quốc gia. Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào lĩnh vực phân phối tín dụng nhằm tạo điều  kiện đểcác dòng vốn tìm đến nơi cần, theo nguyên tắc chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với phần vốn  nhận được, bảo đảm khảnăng thu hồi và có lãi.  Nội dung của tựdo hoá cơchếtín dụng: Một là, bãi bỏhoàn toàn việc ấn định hạn mức tín dụng và  các tỷlệcó liên quan. Hai là, xoá bỏbao cấp trong hoạt động tín dụng. Ba là, mởrộng tín dụng cho  mọi thành phần kinh tế đểtận dụng các nguồn lực đang có và tiềm ẩn trong nền kinh tế. Bốn là, xoá  bỏnhững ràng buộc của hệthống ngân hàng trong hoạt động tín dụng, nâng cao tính tựchịu trách  nhiệm và tính tựchủ, tạo môi trường thông thoáng cho việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.  1.4.1.3 Tựdo hoá tỷgiá hối đoái  Tựdo hoá tỷgiá hối đoái là đểcho diễn biến tỷgiá hối đoái trên thịtrường biến động dưới tác động  của quan hệcung cầu là chủyếu, cơquan quản l ý Nhà nước tránh sựcan thiệp trực tiếp và thái quá.  Xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra rất nhanh chóng.  Việc giao lưu, thông thương hàng hoá giữa các nước ngày một gia tăng. Tỷgiá hối đoái là một trong  những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽvà trực tiếp đến hoạt động đó. Vì vậy, yêu cầu các quốc gia  dần phải từbỏcách kiểm soát quá chặt chẽtỷgiá, đưa đồng bản tệcó khảnăng chuyển đổi cao. Khi  Chính phủvà NHTƯtừbỏviệc can thiệp của mình và đểcho tỷgiá được tựdo xác định trên thịtrường  thì nước đó đang theo đuổi chính sách tỷgiá tựdo. Vì vậy, tựdo hoá tỷgiá là một quá trình tiến tới cho  phép tỷgiá được tựxác định trên thịtrường.  Tựdo hoá tỷgiá hối đoái bao gồm những nội dung chính sau: Thứnhất, bãi bỏtỷgiá cố định với việc  công bốtỷgiá chính thức. Thứhai, nới lỏng biên độgiao dịch và tiến tới xoá bỏbiên độgiao dịch tỷgiá  trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Thứba,đểcho tỷgiá biến động theo tương quan cung cầu  trên thịtrường và chỉcan thiệp có giới hạn khi xét thấy cần thiết.  Tựdo hoá tỷgiá cũng tiềm ẩn trong đó những bất ổn nhất là đối với những nền kinh tế đang phát  triển. Chẳng hạn nhưtỷgiá cao ảnh hưởng tới việc nhập khẩu, tỷgiá thấp ảnh hưởng tới xuất khẩu  … bên cạnh đó còn các vấn đềkinh tếkhác sẽcó những diễn biến xấu khi tỷgiá thay đổi quá đột ngột  nhưtỷlệlạm phát, lượng cung cầu ngoại tệ. Vì vậy, không một cơchếcủa quốc gia nào vềtỷgiá lại  thảnổi hoàn toàn, vì nhưvậy, vai trò điều tiết vĩmô của Nhà nước sẽbịtriệt tiêu. Chính vì vậy, hầu  8
  9. hết các nước áp dụng cơchếtựdo hoá tài chính, thì tỷgiá cũng sẽ được thảnổi nhưng có quản lý,  nghĩa là không thảnổi hoàn toàn.  Đểthực hiện tựdo hoá tỷgiá hối đoái phải có một số điều kiện nhất định: Một là,thịtrường hối đoái  phải được hình thành trước và hoạt động trôi chảy. Hai là,lưu thông tiền tệtrong nước tương đối ổn  định và được kiểm soát tốt. Ba là,hoạt động kinh tếtài chính đối ngoại phải tương đối ổn định. Bốn  là,dựtrữngoại hối phải đủlớn, cán cân vãng lai thặng dưvà tương đối ổn định. Năm là,hệthống ngân  hàng trong nền kinh tếhoạt động hiệu quảvà ổn định. 1.4.1.4 Tựdo hoá quản lý ngoại hối và các luồng vốn quốc tế Tựdo hoá quản lý ngoại hối và các luồng vốn quốc tế đó là làm cho các nguồn vốn nước ngoài và  trong nước tựdo luân chuyển, tạo sựhấp thụcó hiệu quảcác nguồn vốn từbên ngoài đểphát triển  kinh tế, bên cạnh đó mởrộng giao lưu kinh tếthương mại với các nước trên thếgiới, đặc biệt là  trong lĩnh vực tài chính ­ ngân hàng.  Nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tếkhông chỉhuy động từnội bộmỗi quốc gia mà còn từbên  ngoài từcác mối quan hệsong phương và đa phương với các nước khác. Quan hệngoại thương là cần  thiết và tất yếu khách quan nhất là trong bối cảnh hiện nay các quốc gia đều có xu hướng tham gia  vào các khối tựdo thương mại và mậu dịch thì tựdo hoá hoạt động ngoại hối sẽgiúp cho quan  hệthương mại diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.  Với xu thếvận động và phát triển của nền kinh tếthếgiới, chúng ta đang từng bước hội nhập nền  kinh tếthếgiới, theo tinh thần Nghịquyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứVIII [49]: “xây dựng một  nền kinh tếmở”, “ đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tếkhu vực và thếgiới”. Không nước nào đứng  một mình có thểphát triển một cách thuận lợi được trong thời đại ngày nay. Vấn đề đặt ra là ởchỗ:  “làm sao đểhoà nhập nhưng không hoà tan”.  Xu thếchung của các quốc gia trên thếgiới đang mởcửa biên giới, bãi bỏcác rào cản mậu dịch và nới  lỏng dần các biện pháp kiểm soát tài chính đểhội nhập toàn cầu nếu không muốn tụt hậu, đứng bên  lềcuộc chạy đua tăng trưởng kinh tế. Trao đổi giao lưu kinh tếhàng hoá đang ngày càng được  mởrộng, thông thoáng và tất yếu là cùng với nó dòng vốn cũng lưu chuyển mạnh mẽhơn ởphạm vi  quốc gia và quốc tế.  Với vịtrí quan trọng của các nguồn lực tài chính, lĩnh vực ngân hàng giữvai trò huyết mạch của nền  kinh tế, thông qua các chính sách và công cụ để điều hành nền kinh tế. Đểhội nhập thành công,  chúng ta cần tạo ra hành lang pháp lý trên cơsởtôn trọng các qui luật kinh tếkhách quan của  thịtrường, tạo điều kiện cho các chủthểtrên thịtrường có thểtựdo quyết định việc hình thành và  sửdụng các nguồn lực tài chính theo tín hiệu thịtrường Tham khảo Ngày nay trong sự phát triển và hội nhập nhanh chóng nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới đã  cho thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh hay chậm hoặc suy thoái đều phụ thuộc rất nhiều vào chính  sách cũng như cơ cấu của hệ thống tài chính mỗi quốc gia. Xu hướng được nhiều quốc gia trên thế  giới lựa chọn thực hiện là tiến hành tự do hóa tài chính. Việc tự do hóa tài chính bao gồm các nội dung cơ bản như xóa bỏ các hạn chế, định hướng hay  ràng buộc về số lượng trong quá trình cấp và phân phối tín dụng, chấm dứt các kênh cấp vốn ưu  đãi, các định chế tài chính có quyền tự do xác định các lãi suất tiền gửi, cho vay và tự do sử dụng  công cụ lãi suất, mở rộng cạnh tranh trong các hoạt động trung gian tài chính, chấm dứt những  phân biệt đối xử về pháp lý giữa các lọai hình sở hữu và hoạt động khác nhau và tự do hóa các  9
  10. luồng vốn quốc tế. Khi tự do hóa tài chính các dòng vốn được tự do lưu chuyển từ nơi có hiệu suất  sinh lợi thấp sang nơi có hiệu suất sinh lợi cao mà không bị ngăn cản bởi các qui định phi kinh tế. Trong môi trường quốc tế hóa một cách mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, VN cũng không thể  đứng ngoài tiến trình toàn cầu hóa, để hội nhập vào xu hướng chung này VN cần từng bước thực  hiện tự do hóa trên nhiều phương diện trong đó tự do hóa tài chính có ảnh hưởng rất quan trọng  đến sự phát triển của kinh tế đất nước. 1. Hệ thống ngân hàng VN trong tiến trình thực hiện chính sách tự do hóa tài chính Hệ thống ngân hàng VN là trung tâm tài chính cốt lõi của nền kinh tế quốc gia, nó là trọng tâm của  việc thực thi các chính sách tài chính tiền tệ của nhà nước, nhìn vào thực trạng hoạt động của hệ  thống ngân hàng, ta có thể đánh giá được hiệu quả của hệ thống tài chính và sự phát triển của nền  kinh tế đất nước. 2. Những tồn tại trong tiến trình thực hiện tự do hóa tài chính 2.1 Vấn đề lãi suất Việc áp dụng cơ chế tự do hóa lãi suất đã tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của hệ thống ngân  hàng và là bước tiến quan trọng của quá trình tự do hóa tài chính ở VN. Tuy nhiên, bên cạnh những  thuận lợi tích cực thì việc thực hiện tự do hóa lãi suất trong thời gian qua cũng nảy sinh một số vấn  đề bất cập trong quản lý lãi suất và khó khăn cho hệ thống ngân hàng VN như việc NHNN công bố  lãi suất cơ bản nhằm định hướng lãi suất thị trường trong thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế,  các NHTM cổ phần tiềm lực về tài chính còn hạn chế phải đối mặt khi tiến hành tự do hóa lãi suất. 2.2 Hệ thống pháp lý và kế toán ­ kiểm toán ­ Hệ thống pháp lý: Tuy đã có những sửa đổi nhất định để hoàn thiện hành lang pháp lý, nhưng thực   tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, hiệu quả kinh doanh của toàn hệ thống còn thấp, sức   cạnh tranh còn khoảng cách xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới ... ­ Kế toán ­ kiểm toán: Chúng ta đã có Luật kế toán và Luật kiểm toán nhưng hoạt động kế toán,  kiểm toán ở VN vẫn chưa đạt đến qui mô mà tiến trình phát triển kinh tế ­ xã hội đòi hỏi. 2.3 Điều hành tỷ giá hối đoái Xung quanh vấn đề tỷ giá ở VN hiện nay, các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng: Giá trị đồng VN đã  bị đánh giá quá cao so với ngoại tệ , như vậy, trước hết nó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng  hóa VN trên thị trường quốc tế, ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất nhập khẩu, sau đó làm NHNN  khó điều hành chính sách tiền tệ. 2.4 Hệ thống ngân hàng Trong thời gian qua, Nhà nước đã có những thay đổi về chính sách giúp cho hệ thống ngân hàng VN  tiến gần hơn đến điều kiện đủ cho thành công của tự do hóa tài chính. Tuy nhiên, hệ thống ngân  hàng VN còn nhiều yếu kém trên các mặt a. Quản lý yếu kém Vấn đề điều hành, quản lý hoạt động ngân hàng từ NHNN đến các NHTM chiếm vị trí quan trọng  trong việc quyết định hoạt động hiệu quả và tính lành mạnh của hệ thống, nhất là đối với NHTM  trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường và chấp nhận cơ chế kinh doanh bình đẳng. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được chú ý đúng mức ở các NHTM, trong một số ngân  hàng, bộ phận kiểm soát nội bộ tồn tại mang tính hình thức, không phát hiện được những sai sót  10
  11. của bộ phận điều hành hoặc nếu có phát hiện ra thì cũng không xử lý được. Đây là vấn đề mà hệ  thống ngân hàng VN cần có biện pháp khắc phục vì nó liên quan mật thiết đến hiệu quả kinh doanh  của ngân hàng, nhất là trong vấn đề quản lý lãi suất của hoạt động tín dụng. b. Tính cạnh tranh thấp Hiện nay, NHTMQD vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống ngân hàng mà khách hàng của khu  vực này chủ yếu vẫn là các DNNN, điều này khiến cho việc cải cách hoạt động của các NHTMQD  sang kinh doanh trên cơ sở thương mại thực sự và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trong lĩnh  vực ngân hàng gặp khó khăn. Sự bảo trợ công khai hay ngấm ngầm của Nhà nước đối với các  DNNN trong việc vay vốn ngân hàng vẫn còn tồn tại đồng nghĩa với việc phát huy tác dụng của các  qui luật kinh tế thị trường trong lĩnh vực này bị cản trở, dẫn đến tính cạnh tranh trong khu vực  NHTMQD còn thấp. 3. Giải pháp cho vấn đề tự do hóa tài chính và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng ở VN 3.1 Sử dụng công cụ lãi suất trong quản lý vĩ mô 3.1.1 Công cụ điều tiết lãi suất Lãi suất là một trong những công cụ được các chính phủ sử dụng trong quản lý vĩ mô nền kinh tế  nhất là trong cơ chế thị trường, nó kích thích tập trung nguồn lực tài chính và phân bổ nguồn lực đó  một cách có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc   gia. 3.1.2 Sử dụng hiệu quả công cụ lãi suất Trên sơ sở kinh nghiệm thực tế của một số nước trên thế giới về việc sử dụng công cụ lãi suất  trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ thì việc lựa chọn lãi suất nào là cơ bản, có tính chất tác   động đến lãi suất thị trường phụ thuộc vào điều kiện phát triển của thị trường tài chính tiền tệ của   quốc gia. Hiện tại, việc sử dụng các loại lãi suất trên thị trường liên ngân hàng của NHNN VN  mang tính chất hình thức do độ nhạy cảm của các lãi suất này đối với thị trường thấp; vấn đề được   đặt ra là làm thế nào để lựa chọn lãi suất chủ đạo với điều kiện lãi suất này phản ánh đúng quan  hệ cung cầu vốn trên thị trường, đồng thời có tác dụng điều chỉnh lãi suất thị trường theo mục tiêu  của chính sách tiền tệ. a. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng Mặc dù thị trường liên ngân hàng đã được thiết lập và hoạt động được một thời gian, nhưng đối với   các NHTM thì thị trường liên ngân hàng chưa phải là nơi có thể sẵn sàng cung cấp nguồn vốn thiếu  hụt, các nghiệp vụ được thực hiện trên thị trường này còn ít nên chưa hình thành được lãi suất  IBOR. Đối với một thị trường liên ngân hàng phát triển, các NHTM phải tính toán kỹ lượng vốn  thừa hay thiếu trong ngắn hạn để có thể xác định mức vay hoặc cho vay của mình trên thị trường  liên ngân hàng một cách chính xác, và khi giao dịch trên thị trường này, bắt buộc phải theo thực hiện   lãi suất mình đã công bố. Vì vậy, muốn hình thành lãi suất IBOR và nó có tác dụng trong việc điều  tiết lãi suất thị trường theo đúng mục tiêu thì việc thúc đẩy hoạt động của thị trường này của NHNN   là vấn đề quan trọng. b. Lãi suất trên thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở được nhiều nước trên thế giới sử dụng rất hiệu quả trong việc điều tiết  thị trường tiền tệ cũng như định hướng lãi suất trên thị trường do lãi suất trên thị trường này khá  sát và nhạy với với lãi suất thị trường, bên cạnh đó các nghiệp vụ trên thị trường mở dễ dàng được  11
  12. sửa chữa hơn nếu NHNN phát hiện sai sót so với nghiệp vụ trên thị trường liên ngân hàng, quan  trọng nhất là khả năng thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường này có thê đáp ứng yêu cầu về cung  ứng vốn, đủ sức điều chỉnh lãi suất trên thị trường một cách hữu hiệu, nhưng kèm theo đó là điều  kiện phát triển của thị trường mở cũng như yêu cầu hoạt động thường xuyên để NHNN có thể thu  thập, xử lý thông tin và thực hiện nghiệp vụ thị trường mở sao cho hoạt động trên thị trường tiền tệ   không vượt quá tầm kiểm soát của NHNN và đi đúng mục đích của chính sách tài chính tiền tệ. 3.2 Cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái Hiện nay, trên thế giới còn tồn tại nhiều chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau, nhưng trong điều kiện  hội nhập và quốc tế hóa ngày nay, xu hướng tiến tới tự do hóa tỷ giá hối đoái đang được Chính phủ   các quốc gia theo đuổi. Xét trên bình diện quản lý vĩ mô thì NHNN VN đang thực hiện chế độ tỷ giá  linh hoạt, có sự kiểm soát của Nhà nước, đây có thể nói là một lựa chọn đúng đắn của Nhà nước  trong điều kiện quá trình hội nhập của VN với thế giới còn nhiều cách biệt. Nếu lựa chọn chế độ  tỷ giá thả nổi tự do thì điều kiện phát triển kinh tế ­ xã hội hiện nay của chúng ta chưa cho phép,  còn nếu lựa chọn chính sách điều hành tỷ giá theo kiểu “an toàn” thì không thể tránh khỏi những áp   đặt mang tính hành chính vào quản lý tỷ giá ­ điều mà chúng ta đang cố gắng thay đổi để thích ứng  dần với việc điều hành nền kinh tế theo các qui luật phát triển. Điều kiện nêu trên đặt ra những yêu   cầu đối với Nhà nước trong việc lựa chọn và điều hành tỷ giá phải hết sức linh hoạt, thích ứng dần   với hội nhập và tạo động lực phát triển kinh tế. 3.2.1 Xác định đúng giá trị của đồng VN Từ lâu đồng tiền VN (VND) đã có quan hệ tỷ giá chính thức với đồng đôla Mỹ (USD), để ấn định tỷ  giá này, NHNN căn cứ vào tỷ giá của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để công bố tỷ giá hàng  ngày, đây cũng là cơ sở pháp lý để các TCTD đưa ra mức tỷ giá cụ thể trong giao dịch với khách  hàng. Như vậy, tỷ giá VND chủ yếu được đánh giá thông qua sự biến động của VND so với USD,  điều này phản ánh đúng thực trạng giao dịch ngoại hối của VN, các hoạt động thanh toán bằng  USD chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào một ngoại tệ duy nhất là USD để xác định giá  trị bản tệ thì quá mạo hiểm đối với việc hoạch định chính sách vĩ mô. Vì vậy, chúng ta nên xem xét  lại khả năng xác định linh hoạt tỷ giá VND tương ứng với một rổ tiền tệ là các ngoại tệ mạnh có  tham gia thương mại với VN, có như vậy, đồng tiền VN mới được xác định đúng giá trị và giảm  thiểu tâm lý sùng bái USD, dẫn đến tình trạng đôla hóa nền kinh tế của đại bộ phận dân cư hiện  nay. 3.2.2 Nới lỏng biên độ tỷ giá và tiến tới lọai bỏ các công cụ kiểm soát tỷ giá mang tính hành  chính Năm 2005, NHNN vẫn qui định biên độ tỷ giá đối với các TCTD kinh doanh ngoại tệ theo hướng nới  lỏng biên độ hơn, hướng đi này giống như một bước thực tập cho các NHTM làm quen dần với việc  kinh doanh tiền tệ theo cơ chế cạnh tranh bình đẳng và sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ  giá, giảm thiểu tình trạng bị sốc do các biến động. Sau đó, Nhà nước sẽ tiến hành loại bỏ qui định  mang tính hành chính áp đặt và đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ quản lý gián tiếp trong điều  hành tỷ giá hối đoái, các TCTD được tự do quyết định giá mua bán ngoại tệ trên cơ sở qui luật cung   ­ cầu trên thị trường ngoại hối, các bước tiến hành như trên sẽ giúp cho các NHTM phát huy tính tự  chủ và khả năng hội nhập thị trường tài chính quốc tế theo đúng tiến trình. 3.2.3 Sử dụng công cụ gián tiếp để điều chỉnh tỷ giá trên thị trường Muốn cho công cụ điều chỉnh gián tiếp của NHNN thông qua nghiệp vụ trên TTNTLNH có tác dụng,   điều kiện cần là TTNTLNH phải thực sự tạo niềm tin cho các NHTM bằng cách biến đây thành chỗ  12
  13. dựa của họ và nhu cầu được tham gia giao dịch ngọai tệ trên thị trường trở nên không thể thiếu.  Hệ thống thanh tóan liên ngân hàng cần được đầu tư đúng mức để đạt được hiệu quả nhất, tiết  kiệm thời gian cũng như nhân lực, đồng thời giúp cho cả NHNN và các NHTM có thể cập nhật  những thông tin thị trường và ra quyết định nhanh nhất trong giao dịch trên thị trường này. Có như  vậy, các nghiệp vụ ngoại hối mới có thể được thực hiện và phát triển trên thị trường, tránh sự đơn  điệu về nghiệp vụ ngọai hối hiện nay của TTNTLNH và công cụ điều chỉnh của Nhà nước thông  qua thị trường này mới có tác dụng. 3.3 Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng 3.3.1 Đối với ngân hàng Nhà nước ­ Cấu trúc lại tổ chức của NHNN từ Trung ương xuống chi nhánh theo hướng tinh gọn, hiện đại,  tránh sự can thiệp của chính quyền các cấp. ­ Xây dựng và từng bước hoàn thiện các khung pháp lý đảm bảo sự bình đẳng cho hoạt động của  các tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ VN. ­ Xóa bỏ cơ chế bao cấp đối với các NHTM, đặc biệt là đối với các NHTM quốc doanh, buộc các  ngân hàng này phải thực sự hoạt động theo nguyên tắc thị trường, xóa bỏ dần cơ chế tín dụng chỉ  định, giao nghiệp vụ tín dụng ưu đãi theo chính sách của nhà nước cho các ngân hàng chính sách. ­ Lãi suất và tỷ giá hối đoái được thỏa thuận theo quan hệ cung cầu trên thị trường, thực hiện kiểm  soát gián tiếp thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ. ­ Tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức ngân hàng. ­ Xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống tài chính hoạt động an toàn  và hiệu quả, dễ giám sát theo thông lệ quốc tế. ­ Rà soát lại toàn bộ những qui định về việc thành lập, hoạt động của các tổ chức tín dụng trong  nước cũng như nước ngoài . . .áp dụng linh hoạt các công cụ dự trữ bắt buộc, cho vay tái chiết khấu   và nghiệp vụ thị trường mở. 3.3.2 Đối với các ngân hàng thương mại Yêu cầu đối với các NHTM là : ­ Các ngân hàng phải có qui mô đủ lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao. ­ Phân bổ và huy động vốn một cách có hiệu quả. ­ Nâng cao năng lực quản lý và tiềm lực tài chính của các NHTM trên cơ sở cơ cấu lại tài chính bao  gồm : xử lý nợ quá hạn, đẩy mạnh tái đầu tư và cơ cấu lại sở hữu nhằm tăng vốn điều lệ. ­ Hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, xây dựng và áp dụng cơ chế kiểm tra kiểm soát nội bộ theo  thông lệ quốc tế. ­ Tạo sức cạnh tranh, mở rộng thị phần trong nước và tranh thủ thời cơ mở thị trường kinh doanh  ra nước ngoài. 3.4 Tiến hành cổ phần hóa NHTMQD Tiến trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và lành mạnh hóa tài chính quốc gia đòi hỏi phải thực  hiện nhiều giải pháp đồng bộ, các giải pháp lớn cần tiến hành như : xử lý nợ đọng, tăng vốn điều  lệ....của hệ thống ngân hàng rất cần sự trợ giúp của Chính phủ và các cơ quan chức năng, tuy  nhiên, để hệ thống ngân hàng có thể giữ được sự phát triển ổn định, đủ sức cạnh tranh trong môi  trường mở cửa, ngăn ngừa sự phát sinh nợ xấu thì bản thân hệ thống ngân hàng cần có những nỗ  13
  14. lực hơn, nhất là các NHTMQD ­ những ngân hàng vốn chiếm ưu thế về thị phần và lượng vốn trong   hệ thống ngân hàng VN. Để thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước có thể cho phép các nhà đầu tư  nước ngoài mua cổ phần của NHTMQD với lượng cổ phần tối đa không được vượt quá một tỷ lệ  qui định, nhằm tránh tình trạng bị thâu tóm bởi các tập đoàn tư bản nước ngòai do chúng ta chưa có  nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành cũng như tổ chức hoạt động của một NHTM hiện đại. Bán  cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngòai, phát triển về vốn hoạt động ngân hàng, chúng ta có thể  thuê các tổ chức tài chính quốc tế thực hiện việc cấu trúc lại hoạt động NHTM theo tiêu chuẩn của  NHTM quốc tế hiện đại. Có như vậy, NHTM của VN mới trở thành một NHTM hiện đại đích thực,  có khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường quốc tế. Xu hướng tất yếu khách quan ngày nay là hòa nhập kinh tế toàn cầu, gắn liền với quá trình tự do  hóa thương mại và dòng vốn lưu chuyển không biên giới. Nếu tách biệt ra khỏi quá trình này, một  quốc gia không thể đạt được sự phát triển cao và bền vững. Đối với VN, đổi mới trong chính sách  tài chính là một bộ phận cấu thành của tiến trình hòa nhập kinh tế thế giới nên thành công của việc   thực hiện chính sách tài chính sẽ góp phần không nhỏ vào thành công của công cuộc đổi mới nền  kinh tế ­ xã hội ... có như vậy, VN mới có thể thực hiện thành công tự do hóa tài chính ­ một bước  tiến quan trọng, một xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Câu 4: Những yếu tố tác động trực tiếp đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI)? Phân  tích các giải pháp mở rộng thu hút nhanh vốn FDI tại Việt Nam. Có thể chia thành 5 nhóm yếu tố: a/ Động cơ của nhà đầu tư Mục tiêu của các chủ đầu tư khi tiến hành đầu tư là nhằm thu lợi nhuận càng nhiều càng tốt.   Muốn vậy, ngoài việc khai thác tối đa thị  trường trong nước, họ  còn tìm cách vươn ra thị  trường   nước ngoài để  mở  rộng thị  phần. Để  xâm nhập thị  trường nước ngoài, các chủ  đầu tư  có thể  sử  dụng nhiều cách khác nhau (xuất khẩu, tiến hành FDI, nhượng quyền, ...).  Thông thường chủ đầu  tư sẽ quyết định đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức  FDI khi bản thân họ có các lợi thế độc quyền   riêng và FDI sẽ giúp họ tận dụng được nhiều lợi thế cũng như cắt giảm chi phí (chi phí nhân công,   nguyên liệu tại chỗ, chi phí vận chuyển...) nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh  tranh.  b/ Nguồn lực: ­ Tiềm năng thị trường: Qui mô và tiềm năng phát triển của thị trường là những nhân tố  quan  trọng hàng đầu khi nhà đầu tư quyết định lựa chọn địa điểm để đầu tư. Thông thường họ sẽ nhắm   đến những vùng tập trung đông dân cư , có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có   các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận. ­ Vị trí địa lý: Lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể  chi phí vận chuyển, dễ  dàng mở  rộng ra các thị  trường xung quanh, khai thác có hiệu quả  nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh   nghiệp tập trung hóa. ­ Tài nguyên: Sự  dồi dào về  nguyên vật liệu với giá rẻ  cũng là nhân tố  tích cực thúc đẩy thu  hút đầu tư nước ngoài. ­ Nguồn nhân lực: 14
  15.  Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát triển, các chủ đầu tư  sẽ  nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ  và tương đối thừa thãi  ở  các nước này. Thông  thường nguồn lao động phổ thông luôn được đáp ứng đầy đủ  và có thể  thỏa mãn yêu cầu của các   công ty. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực có trình độ kỹ thuật cao, nhiều kinh nghiệm,  những cán bộ  quản lý giỏi cũng là nguồn lực hấp dẫn các nhà đầu tư. Văn hóa, thái độ, tác phong làm việc của người lao động là những yếu tố  quan trọng trong   việc xem xét, lựa chọn địa điểm để đầu tư. c/ Cơ sở hạ tầng: Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ  công nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan  trọng đến dòng vốn đầu tư  nước ngoài vào một nước hoặc một địa phương. Một hệ  thống cơ  sở  hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng   lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ  tiện ích khác), là điều mong muốn  đối với mọi nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ  khác như hệ  thống y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ  hải quan, tài chính, thương mại, quảng cáo, kỹ  thuật,  v.v...).  Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này, môi trường đầu tư  cũng sẽ  bị  ảnh hưởng   nghiêm trọng. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của  các ngành công nghiệp hỗ  trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để  các công ty nước ngoài có thể  liên   doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần phải được xem xét đến. d/ Sự ổn định về kinh tế và chính trị ­ xã hội và luật pháp đầu tư. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro kinh tế  chính trị  của vốn FDI   vượt khỏi sự  kiểm soát của chủ  đầu tư  nước ngoài. Những bất  ổn định kinh tế  chính trị  sẽ   ảnh   hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư, nó không chỉ làm cho dòng vốn này bị chững lại, thu hẹp, mà   còn làm cho dòng vốn từ trong nước chảy ngược ra ngoài, tìm đến những nơi mới an toàn và hấp   dẫn hơn. Hệ thống pháp luật đầu tư của nước sở tại phải đảm bảo sự an toàn về vốn cho nhà đầu tư.  Nội dung của hệ thống pháp luật càng đồng bộ, chặt chẽ, tiên tiến, nhưng cởi mở, phù hợp với luật  pháp và thông lệ quốc tế thì khả năng hấp dẫn của FDI càng cao. e/ Hệ thống chính sách đầu tư hấp dẫn, khuyến khích nhà đầu tư Ví dụ như: Chính sách thương mại thông thoáng; chính sách tiền tệ, lãi suất linh hoạt; chính sách hỗ  trợ tín dụng; hệ thống thuế rõ ràng, đơn giản, dễ áp dụng, mức thuế không quá cao, có ưu đãi… Phân tích các giải pháp mở rộng thu hút nhanh vốn FDI tại Việt Nam.  Định hướng: Để  có những định hướng cụ  thể  về  việc thu hút FDI, cần xem xét một số  thuận lợi và khó   khăn mà Việt Nam phải đối mặt trong thời gian sắp đến. ­ Về thuận lợi: Dòng FDI toàn cầu đã dần vượt qua khỏi đáy của sự suy giảm năm 2009, có   thể  bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2011 và được dự  báo đạt 1,2­1,5 nghìn tỉ  USD. Các   nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các   nhà   đầu tư  nước ngoài.  Điều tra triển vọng  đầu tư  thế  giới  (WIPS) 2009­2011 của Cơ  quan   Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) cho thấy, Việt Nam vẫn được các công ty   xuyên quốc gia (TNCs) đánh giá là 1 trong 15 nền kinh tế hấp dẫn cho đầu tư. Tình hình chính trị ổn   15
  16. định, vị  thế  quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao cùng với các hoạt động kinh tế  đối ngoại   tích cực trong năm 2010 của lãnh đạo cấp cao Đảng và nhà nước ta sẽ tiếp tục củng cố lòng tin và   làm gia tăng mối quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với nước ta trong năm 2011 và thời gian   tới.  ­ Về  thách thức: Bên cạnh những thuận lợi thì Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế   ảnh   hưởng đến thu hút FDI như: hệ thống kết cấu hạ tầng còn yếu kém, thiếu hụt nhân lực chất lượng   cao, công tác quy hoạch thiếu đồng bộ, thủ tục hành chính rườm rà, … Từ những yếu tố thuận lợi và khó khăn đã phân tích, chúng ta có thể dự báo trong ngắn hạn   năm 2011, Việt Nam sẽ thu hút được khoảng 20 tỉ  USD vốn FDI (bao gồm cả tăng vốn, mở  rộng   sản xuất), tăng 7,6% so với ước thực hiện năm 2010 và vốn thực hiện đạt khoảng 11­11,5 tỉ USD. Theo thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Phạm Huy Đông, trong thời gian sắp tới, thu hút FDI   sẽ  thực hiện theo hướng chọn lọc hơn và trọng tâm là thu hút các dự  án cơ  sở  hạ  tầng; sử  dụng   công nghệ cao; công nghệ sạch và có khả  năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh; các dự  án   sản xuất hàng xuất khẩu; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; có khả năng tham gia vào chuỗi giá   trị toàn cầu...Đối với những dự án đầu tư quy mô lớn, đặc biệt là các dự án có sử dụng đất lớn, có   khả  năng gây ô nhiễm môi trường, sử  dụng nhiều tài nguyên khoáng sản nếu không có chế  biến   sâu, các dự án tiêu tốn nhiều năng lượng... sẽ được xem xét kỹ càng hơn. Bên cạnh đó, những dự án   đầu tư chậm triển khai sẽ được phân loại để  có những biện pháp xử  lý phù hợp, trong đó có việc   xem xét rút Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư   khác thực sự có tiềm năng và năng lực triển khai tham gia đầu tư. Một số giải pháp đổi mới nhằm thu hút, sử dụng vốn FDI hiệu quả: a/ Về chính sách, quản lý nhà nước: ­ Tiếp tục duy trì được  ổn định chính trị  như  hiện nay là một trong những yếu tố  hấp dẫn  nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam so với các nước trong khu vực. ­ Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư nước ngoài theo hướng đầy đủ,   rõ ràng, thông thoáng, thống nhất và phù hợp với thông lệ  quốc tế. Xây dựng Luật Đầu tư  nước   ngoài và Luật doanh nghiệp áp dụng chung cho cả  doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo sự  bình  đẳng giữa các doanh nghiệp. Thủ  tục hành chính cần giảm bớt tối đa, tăng cường hỗ  trợ  các nhà   đầu tư giải quyết các thủ tục. ­ Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương trong việc cấp phép và quản lý các dự án  đầu tư nước ngoài. ­ Thực hiện các cam kết quốc tế  sau khi gia nhập WTO để  tạo ra một sân chơi lành mạnh   nhằm thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. b/ Về các giải pháp quy hoạch: ­ Rà soát, quy hoạch ngành, vùng chiến lược, từng bước mở  cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ  theo lộ trình cam kết quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế.  ­ Làm rõ các lĩnh vực không cấp phép đầu tư  và đầu tư  có điều kiện, trong đó chú trọng lĩnh  vực văn hoá thông tin theo hướng minh bạch, cụ thể và phù hợp với các cam kết quốc tế; đẩy nhanh  tiến độ  thực hiện các nội dung triển khai chậm hoặc chưa triển khai đã cam kết trong Sáng kiến  chung Việt Nam – Nhật Bản, Hiệp định thương mại Việt ­  Mỹ,… c/ Về xúc tiến đầu tư: 16
  17. ­ Ðể thu hút dòng vốn FDI đúng mục tiêu và định hướng, công tác xúc tiến đầu tư cần tiếp tục  được đổi mới theo hướng bố trí các nguồn lực để xúc tiến đầu tư  theo chuyên đề, theo ngành, lĩnh  vực và theo vùng, miền. Không xúc tiến đầu tư  theo địa giới hành chính để  bảo đảm tính liên kết  vùng, miền, tận dụng tối đa các tiềm năng thế  mạnh của vùng, miền và giảm đầu tư  theo phong  trào, theo thành tích. ­ Cần phải có chiến lược kêu gọi đầu tư, tăng cường các hoạt động đối ngoại, tích cực xúc tiến  đầu tư  qua mọi phương tiện, mọi kênh thông tin với các nước trên thế  giới thông qua các chuyến   thăm, làm việc cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ; tổ chức các cuộc hội nghị, hội   thảo tổ chức trong và ngoài nước d/ Về cải thiện cơ sở hạ tầng: ­ Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố  các quy hoạch về  kết cấu hạ tầng   đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực  để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các   lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường   bộ  cao tốc, trước hết là tuyến Bắc­Nam; nâng cao chất lượng dịch vụ  đường sắt; sản xuất và sử  dụng điện từ  các loại năng lượng mới như  sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ  mặt trời; các dự  án   lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin. ­ Ngoài ra cần phải quy hoạch, nâng cấp hệ  thống điện, nước sạch và đường truyền Internet  băng thông rộng. Giá cước, phí các loại hàng hoá, dịch vụ  công cộng cần phải có sự  điều chỉnh   tương đương với các nước trong khối Asean nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu mà nhà đầu tư nước   ngoài đã đặt ra. e/ Về nguồn nhân lực: Cần nâng cao số lượng cũng như chất lượng nguồn lao động Việt Nam đáp ứng được nhu cầu   về nguồn lao động do các nhà đầu tư nước ngoài đặt ra như: trình độ  tay nghề  ­ kỹ thuật, trình độ  ngoại ngữ, sức khoẻ và tác phong làm việc công nghiệp. f/ Một số giải pháp khác: ­ Xây dựng chính phủ điện tử và phổ biến thương mại điện tử. Thúc đẩy thiết kế và xây dựng  các website của Chính phủ, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp để các nhà đầu tư dễ dàng  tiếp cận các nguồn thông tin  FDI ban đầu có chất lượng và trung thực thông qua mạng Internet.  ­ Thu hút nguồn vốn đầu tư  của Việt kiều về  nước.  Chính phủ  cần có những chính sách, cơ  chế nhằm kêu gọi, thu hút các Việt kiều về nước đầu tư do họ có những trình độ quản lý, nắm bắt   công nghệ phương Tây, thêm nữa giúp quảng bá tốt hơn các chính sách đầu tư của Việt nam với các   đối tác kinh doanh quốc tế của mình. Câu 5: Nêu cơ sở khoa học của việc chính phủ tham gia vào quản lý hệ thống tài chính bằng  các “qui định” (Regulations)? Kể từ khi thống nhất đất nước, ban đầu hệ thống tài chính của Việt Nam được tự do hoá hoàn toàn,   nhưng dần dần tất cả  các loại trong hệ  thống tài chính dần dần được chính phủ  Việt Nam kiểm   soát chặt chẽ  bằng các quy định cụ  thể  cho từng lĩnh vực trong hệ  thống tài chính: Ngân hàng,  17
  18. chứng khoán, bảo hiểm. Cấu trúc hệ thống tài chính: thị trường tài chính, tổ chức tài chính, các công   cụ tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính.  Để kiểm soát được sự vận hành của từng lĩnh vực trong hệ thống tài chính, chính phủ đã ban hành   rất nhiều quy định nhằm kiểm tra, giám sát của các hoạt động tài chính, đồng thời hạn chế rủi ro   cho quốc gia.  ­ Thứ nhất, trong hệ thống ngân hàng, với hàng loạt các quy định để  kiểm soát được sự  mất thanh   khoản của hệ thống ngân hàng thương mại, NHTW đã quy định tỷ lệ dữ trữ bắt buộc của mỗi ngân   hàng thương mại, để  hạn chế  được sự  lạm phát, chính phủ  đã ban hành các quy định về  lãi suất  trần, lãi suất sàn và lãi suất tái cấp vốn… Ngoài ra để  bảo đảm an toàn trong hoạt động của các  ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung, chính phủ đã có một số quy định “Tổ chức tín   dụng không được huy động vốn quá 20 lần tổng số vốn tự có và quỹ dự trữ”, thủ tướng chính phủ  đã ban hành danh mục về vốn pháp định của các tổ  chức tín dụng đến hết năm 2010 phải có vốn  điều lệ tối thiểu là 3000 tỷ đồng và thực hiện các chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá để quản lý   nền kinh tế. Một số chính sách có tính chất chữa cháy như  chỉ  thị 03vào tháng 05/2007 khống chế  dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán không được vượt quá 3% tổng dư nợ cho vay.  ­ Thứ  hai, trong thị  trường chứng khoán, chính phủ  cũng cực kỳ  khắt khe để  kiểm soát được thị  trường chứng khoán để  thực sự  hoạt động hiệu quả. Một số  quy định về  việc chào bán chứng  khoán riêng lẻ và chào mua công khai, hay các công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về  một số nội dung cơ bản: báo cáo tài chính kiểm toán, nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên.   Việc chào mua chứng khoán công khai nhằm kiểm soát các nhà đầu tư  lách luật mà các cơ  quan   chức năng không xử lý được. Việc chào bán chứng khoán riêng lẻ phải có các điều kiện sau: có nghị  quyết của đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị thông qua phương án chào bán và sử dụng   số tiền thu được từ đợt chào bán.  ­ Thứ  ba, trong thị trường bảo hiểm, Uỷ ban kinh tế đã dần dần xây dựng nên các quy định nhằm   kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ bảo hiểm qua biên giới (các dịch vụ bảo hiểm trực tiếp ) để  tránh  thất thoát ngoại tệ  và thất thu thuế… từ  thế đã ra đời luật kinh doanh bảo hiểm, nội dung đưa ra  các quy định, cách thức để  các tổ  chức kinh doanh bảo hiểm thực thi nhằm tạo ra các chuẩn mực  chung nhất. Câu 6: Cuộc khủng hoảng tài chính của nước Mỹ là do các qui định quản lý của hệ thống tài  chính quá lỗi thời. Nhận định này đúng hay sai? Giải thích? “Khủng hoảng tài chính của nước Mỹ là do các qui định quản lý của hệ  thống tài chính quá  lỗi thời” là nhận định sai Các NH Mỹ trước đây chịu kiểm soát rất chặt chẽ bởi đạo luật Glass­Steagall (1933 – sau khủng  hoảng 1929). Đạo luật này kiểm soát rất khắc nghiệt hđ NH, phân biệt rạch ròi, kiểm soát hoạt  động của các định chế tài chính (NH đầu tư, cty CK, cty Bảo Hiểm).  Từ năm 1990, đạo luật nào được gỡ bỏ dần dần. Và đến năm 1999, chính quyền Bill Clinton đã  thay thế đạo luật này bằng một đạo luận mới, cho phép các định chế siết chặt lại với nhau, không  còn ranh giới (NH có quyền kinh doanh CK, BH cũng vậy…). Mục đích là tạo ra sự tự do tài chính.  Chính do sự tự do hóa tài chính này dẫn đến việc các NH tham gia vào rất nhiều các hoạt động  mang tính rủi ro cao. Cộng với tâm lý quá lớn để thất bại nên các NH càng liều lĩnh trong các hoạt  động của mình. Vì vậy mới gây ra khủng hoảng dây chuyền năm 2007 ở Mỹ. 18
  19. Những nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính của nước Mỹ, đó là: ­ Sự hình thành và đổ vỡ của bong bóng thị trường bất động sản, của các khoản cho vay khổng lồ   để thế chấp nhà đất ở Mỹ. ­ Sự yếu kém của hệ thống ngân hàng và sai lệch lớn trong điều tiết tài chính, khi có tình thế  xấu   xảy ra, hệ thống ngân hàng Mỹ bị hoảng loạn, lan ra toàn thế giới, gây nên sự co hẹp cung tiền tệ,   dẫn tới sự suy thoái trong tổng cầu tiêu dùng và đầu tư.  ­ Các chính sách kinh tế vĩ mô của Mỹ và nhiều nước đã có những khiếm khuyết lại được thực hiện   thiếu nhất quán, đầy đủ và thiếu cải cách cơ cấu dẫn tới kinh tế vĩ mô mất cân bằng và thiếu bền   vững. ­ Sự suy giảm giá trị của đồng đô la và khủng hoảng chế độ tiền tệ không bản vị. Từ tháng 8/1971,   Mỹ tuyên bố đóng cửa thị trường vàng và đồng đô la từ  đó không còn dùng vàng làm thước đo giá   trị nữa. Từ đó, đồng đô la được phát hành vô tội vạ và giá trị của nó ngày càng giảm đi. ­ Kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn giữa việc xã hội hoá vô cùng mạnh mẽ, rộng lớn của sức   sản xuất xã hội được cộng hưởng trong quá trình toàn cầu hoá với quan hệ  chiếm hữu tư  nhân   chật hẹp, ích kỷ, vô trách nhiệm tại các nền kinh tế lớn có ảnh hưởng toàn cầu, đặc biệt là ở  Mỹ   và các nước phát triển. Để  bảo đảm mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, giới chủ  tư  bản và các tập   đoàn tư bản bằng mọi giá thúc đẩy tư nhân hoá, tự do hoá thị trường, cổ vũ chủ  nghĩa thực dụng,   khuyếch đại chính sách tư bản giả, chi phối các chính sách kinh tế ­ xã hội của các quốc gia. Chính   vì thế, gần như toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm đều trong tay giới tư bản tài phiệt,   bất khả xâm phạm, không thể kiểm soát.  Những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp nêu trên, bắt nguồn từ một điều cốt lõi nhất, quan trọng   nhất dẫn tới cuộc khủng hoảng này. Đó chính là việc nhận thức và thực hiện sai lệch vai trò của   nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Cuộc khủng hoảng lần này rõ ràng bắt nguồn trực tiếp từ   việc Chính phủ Mỹ và các chính phủ khác ở các nước phát triển đã xử lý sai lầm quan hệ giữa nhà   nước và thị  trường, trao quá nhiều quyền cho cơ  chế  thị  trường tự  do, buông lỏng sự  quản lý và   giám sát điều hành của nhà nước. Cụ thể hơn ở Mỹ là Cục dự trữ Liên bang đã thả  lỏng tín dụng   trong một thời gian dài cho sự  bùng nổ  thị  trường bất động sản; thị  trường  ảo và kinh tế  “bong   bóng” đã tự do phi mã đến lúc vỡ tung ra. Lỗi quan trọng ở đây là “quá ít nhà nước, quá nhiều thị   trường tự do”. Cắt nghĩa từ cội nguồn vấn đề này cần khái lược lại cơ chế vận hành của nền kinh tế  Mỹ và các   nước phát triển. Đã có một thời gian dài, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa được vận hành   theo cơ chế hoàn toàn tự do dựa trên học thuyết kinh tế của nhà kinh tế  học cổ điển Adam Smith.   Trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc (1776)”, Adam Smith đã đưa ra quan điểm có tính triết lý   là: Hãy để cho thị trường vận hành dưới sự dẫn dắt của “bàn tay vô hình”, cơ chế thị trường tự do   sẽ  đưa tới kết quả  cuối cùng là “sự  hài hoà xã hội”. Tuy nhiên, cuộc Tổng khủng hoảng 1929 ­   1933 đã làm cho tất cả các nước Tư bản chủ nghĩa phát triển buộc phải từ bỏ lý luận về bàn tay vô   hình của cơ chế thị trường để chuyển sang thực hiện thuyết kinh tế của Keynes với lý lẽ ngược lại   rằng: Để thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp và nguy cơ bùng nổ xã hội, nhà nước phải điều tiết   kinh tế. Lý thuyết kinh tế của Keynes đã chiếm địa vị chi phối ở các nước Phương Tây từ năm 1945   ­ 1973. Tới nửa cuối những năm 70 của thế kỷ XX, khi cuộc khủng hoảng năng lượng thế  giới nổ  ra, các   nước tư bản phát triển lại rơi vào suy thoái kinh tế và lý thuyết Keynes bị coi là nguyên nhân gây ra   tình trạng trên để thay vào đó là chủ nghĩa tự do mới. Từ đầu những năm 1980, chủ nghĩa tự do mới   19
  20. được Thủ tướng Anh That­chơ, Tổng thống Mỹ Reagan cùng với WB, IMF nhiệt liệt tán thưởng và   lý thuyết đó được đưa vào vận hành ngay tại Mỹ, các nước Tây Âu và hàng loạt nước khác. Phương   châm của lý thuyết tự  do mới là “thị  trường nhiều hơn, nhà nước ít hơn” với 5 điểm chủ  yếu: 1.   Tăng thị  trường; 2. giảm nhà nước; 3. phi điều tiết hoá; 4. tự  do hoá; 5. tư  nhân hóa. Theo quan   điểm của thuyết tự do mới, tăng trưởng kinh tế  phải đi trước, công bằng xã hội sẽ  đi sau, người   nghèo hãy kiên tâm chờ đợi. Do việc áp dụng chủ nghĩa tự do mới, khoảng cách giữa các nước giàu   và các nước nghèo cũng như giữa người giàu và người nghèo ngày càng gia tăng. Chỉ khoảng trên dưới một thập niên áp dụng mô hình kinh tế theo thuyết tự do mới, các cuộc khủng   hoảng kinh tế lần lượt nổ ra ở Mêhicô, một số nước ở Đông Nam Á, Nga, Áchentina... trong những   năm 90 của thế kỷ trước và lần này nổ ra ngay tại Mỹ, nước đi đầu trong việc áp dụng cơ chế kinh   tế này. Cuộc khủng hoảng đó nhanh chóng gây thành phản ứng dây chuyền, đẩy kinh tế thế giới lún   sâu vào cuộc suy thoái tồi tệ  nhất kể  từ  những năm 30 của thế  kỷ  trước. Rõ ràng, cuộc khủng   hoảng tài chính toàn cầu lần này đã giáng một đòn chí tử  vào lý thuyết của chủ  nghĩa tự  do mới,   vào quan điểm coi nhẹ  vai trò điều hành và quản lý của nhà nước trong nền kinh tế  thị  trường.   Giáo sư Joseph Stiglitz, người được giải thưởng Nobel kinh tế năm 2001 đã khẳng định; Mỹ đã xuất   khẩu triết lý kinh tế thị trường tự do, xuất khẩu một thứ văn hóa doanh nghiệp vô trách nhiệm đối   với xã hội..., và cuối cùng đã xuất khẩu sự suy thoái đi bốn phương... Câu 7: Theo S.Mishkin (2004): … “Cổ phiếu không phải là hình thức tài trợ vốn quan trọng  hơn các trung gian tài chính đối với các doanh nghiêp”… Hãy dùng lý thuyết thông tin bất cân xứng để bình luận nhận định trên và nêu ra các giải  pháp để giúp hệ thống các ngân hàng thương mại phát triển bền vững và lành mạnh? (minskin tr18: vấn đề chanh) Thuyết trật tự phân hạng (Thông tin bất cân xứng) Thuyết trật tự phân hạng thị trường được nghiên cứu khởi đầu bởi Myers và Majluf (1984) dự đoán  không có cơ cấu nợ trên vốn cổ phần mục tiêu rõ ràng. Giả thuyết rằng ban quản trị biết về hoạt động tương lai của doanh nghiệp nhiều hơn các nhà đầu  tư bên ngoài (thông tin không cân xứng) và việc quyết định tài chính có lẽ cho biết mức độ kiến  thức của nhà quản lý và sự không chắc chắn về lưu lượng tiền mặt tương lai. Khi ban quản trị tin tưởng cổ phiếu được đánh giá cao hơn là đánh giá thấp, họ có thể phát hành  chứng khoán (nguồn tài chính bên ngoài). Vì thế, khi doanh nghiệp đi theo thị trường vốn bên ngoài,  những thị trường này chấp nhận cổ phiếu được đánh giá cao hơn là đánh giá thấp, và vì vậy, hoạt  động này sẽ chuyển tải thông tin không thuận lợi cho các nhà đầu tư. Kết quả là ban quản trị sẽ nỗ  lực để tránh đi theo các thị trường vốn (nguồn tài chính bên ngoài). Nếu ban quản trị đi theo những  thị trường vốn này, có khả năng họ phát sinh nợ nhiều hơn nếu như họ tin là cổ phiếu của họ được  đánh giá thấp và sẽ sinh ra vốn cổ phần nếu như họ cho rằng cổ phiếu của họ được đánh giá cao. Vì vậy, sự phát hành vốn cổ phần từ việc bán cổ phiếu sẽ chuyển tải nhiều thông tin không thuận  lợi hơn là sự phát hành tiền cho vay. Điều này khiến các nhà quản trị quan tâm đến tiền cho vay hơn  là vốn cổ phần từ việc bán cổ phiếu. Những quyết định về kết cấu vốn không dựa trên tỷ lệ Nợ/Tài sản tối ưu mà được quyết định từ  việc phân hạng thị trường. Trước hết, các nhà quản trị sẽ dự định sử dụng nguồn tài chính nội bộ,  tiếp đến có thể phát hành tiền cho vay, và cuối cùng là phát hành vốn cổ phần. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2