intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp đề thi tuyển sinh 10 tham khảo năm 2015 môn: Ngữ văn

Chia sẻ: Hồ Hồng Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

167
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn đang gặp khó khăn trước kì thi tuyển sinh và bạn không biết làm sao để đạt được điểm số như mong muốn. Hãy tham khảo tổng hợp đề thi tuyển sinh 10 tham khảo năm 2015 môn: Ngữ văn dưới đây. Tài liệu sẽ giúp các bạn nhận ra các dạng bài tập khác nhau và cách giải của nó. Chúc các bạn làm thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp đề thi tuyển sinh 10 tham khảo năm 2015 môn: Ngữ văn

  1. ĐỀ THI TUYỂN SINH 10 THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I: Đọc – hiểu văn bản (2 điểm) Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Sao đã cũ Trăng thì già Nhưng tất cả đều trẻ lại Để con bắt đầu gọi ba! Con bắt đầu biết thương yêu Như ba bắt đầu gian khổ Đêm sinh con hoa quỳnh nở Một bông trắng xóa hương bay… Hôm nay con bắt đầu gọi ba Người con nhận diện, yêu thương đầu tiên sau mẹ Tiếng gọi thiêng liêng trào nước mắt Đây bàn tay ba rắn chắc Cho ba ẵm, ba thơm Thịt xương, hòn máu của ba đây có mùi của mẹ Ba nhìn sao cũ Ba nhìn trăng già Bầu trời hiện thêm một ngôi sao mới Ngôi sao biết gọi: Ba! Ba! (Đặng Việt Ca) Câu 1. Bài thơ bật ra từ âm thanh nào trong cuộc sống đời thường? Câu 2. Hãy đặt nhan đề cho bài thơ. Câu 3. Nêu đại ý của bài thơ. Câu 4. Chỉ ra hai hình ảnh ẩn dụ ấn tượng trong bài thơ. Phần II: Tạo lập văn bản (8 điểm) Câu 1 (3 điểm):
  2. Đọc ba bài báo sau đây và viết một bài văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em. a) Nguyễn Dương Kim Hảo (13 tuổi) - người vừa được giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2013 - ở quận Tân Bình (TP HCM) là nam sinh lớp 7 đã chế tạo rất nhiều phần mềm công nghệ tin học, "ẵm" trên 20 giải thưởng từ các cuộc thi trong và ngoài nước, trong đó có sáng chế đạt giải của Viện Hàn lâm Hàn Quốc. b) Năm 7 tuổi, Đỗ Nhật Nam là dịch giả nhí nhỏ tuổi nhất có sách xuất bản. Mới đây nhất, vào những ngày cuối tháng 3, khi mới 11 tuổi, Đỗ Nhật Nam giành thêm một kỷ lục mới “Người viết tự truyện nhỏ nhất Việt Nam”. Ở độ tuổi còn bé, thế nhưng khả năng tiếng Anh của Nhật Nam khiến nhiều người nể phục. Năm 7 tuổi, chỉ trong một thời gian cực ngắn, Nhật Nam hoàn thành xong hai chứng chỉ Starters, Movers của ĐH Cambridge với số điểm tuyệt đối. Cậu bé còn có điểm số thi TOEIC 940/990, IELTS 6.5/9.0. c) Trong khi hầu hết các đầu bếp trưởng phải mất khoảng 10 năm để rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng nấu nướng thì Andrew Duff lại có thể tiến xa hơn và trở thành đầu bếp trưởng trẻ nhất của Scotland khi chỉ mới 16 tuổi. Andrew bắt đầu nấu ăn khi 12 tuổi. Đầu tháng này, món ăn của cậu đã gây ấn tượng mạnh với các thực khách tại nhà hàng ở Edinburgh. Câu 2 (5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam qua các tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam sau 1975 trong chương trình Ngữ văn 9.
  3. ĐỀ 2: I. Đọc hiểu văn bản Đọc đoạn thơ sau: Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy Sống trào sinh lực, bốc men say Sống tung sóng gió thanh cao mới Sống mạnh, dù trong một phút giây. (Tố Hữu) a. Cho biết bài thơ thuộc thể gì? (0.5 điểm) b. Chỉ ra thành phần gọi đáp có trong bài thơ (0.5 điểm) c. Phép tu từ nào được coi là nổi bật nhất trong bài thơ ? (0.5 điểm) d. Cho biết ý nghĩa sâu sắc của bài thơ. (0.5 điểm) II. Tạo lập văn bản Câu 1: (3 điểm) Tình huống: Cô giáo phát bài cho cả lớp. Minh quay sang hỏi Hùng: - Bài của cậu được mấy điểm? - Trời ơi, tao làm hết mà bả cho tao có 6 điểm. - Sao cậu lại nói năng kiểu đó? Về nhà, Hùng quăng cặp sách, mở máy tính chơi game. Một lúc sau, tiếng mẹ: - Xuống ăn cơm đi con! - Chưa đói, lát nữa ăn! ... Từ tình huống giao tiếp của Hùng, em hãy viết một văn bản nghị luận xã hội ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về văn hóa giao tiếp. Câu 2: (5 điểm) Em hãy làm rõ vẻ đẹp của người lính Cách mạng trong các tác phẩm thơ và truyện hiện đại Việt Nam.
  4. ĐỀ 3: I. Đọc hiểu văn bản Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?”. (Ngữ văn 9, tập hai) a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính? b) Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào? Chỉ rõ phép liên kết đó? II. Tạo lập văn bản Câu 1: (3 điểm) Suy nghĩ của em từ ý nghĩa câu chuyện sau: Diễn giả Le-o Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: "Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc." (Theo "Phép màu nhiệm của đời" - NXB Trẻ, 2005) Câu 2: (5 điểm) Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình - tình cha con - qua hai tác phẩm: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và “Nói với con” của Y Phương. ------------------------------------
  5. ĐỀ 4 I.ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau: “Tôi từng rất vui mừng vì mỗi buổi đi học về con khoe được điểm cao. Tôi cũng rất vui mừng vì con rất chăm học và có tinh thần tự giác cao, không bao giờ để bố mẹ nhắc nhở dù chỉ một lần. Để rồi nay, tôi tự trách bản thân mình đã tạo cho con lịch học thiếu khoa học. Bởi vì, con không chỉ cần học những phép tính mà còn phải học những điều nhỏ nhất trong cuộc sống, đơn giản như nhân biết được một con vịt. Đành rằng là học giỏi, là thành tích nhưng khi ngay cả con vịt với con thiên nga mà con cũng không phân biệt được thì tôi tự đặt ra câu hỏi bằng ấy có đủ để giúp con tôi thành công hay không ? (Báo tuổi trẻ, tr12, ngày 03/5/2014) a. Các từ in đậm được dùng để thực hiên phép liên kế gì? Kể ra? (0.75 điểm) b. Phương pháp biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? (0.25 điểm) c. Câu nghi vấn ở cuối đoạn được dùng với mục đích gì ? (0.5 điểm) d. Qua đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về việc học của mình để trở thành người hữu dụng sau này (0.5 điểm) II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1: (Nghị luận xã hội) Văn chương và khoa học đều rất cần thiết cho con người, cho xã hội. Có người yêu thích văn chương, nhưng có người lại say mê khoa học.Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay là rất nhiều phụ huynh định hướng con em mình hướng đến các môn tự nhiên vì nghĩ rằng những môn tự nhiên mang tính thực thực tiễn, gắn liền với tương lai và quan trọng hơn . Rất ít học sinh hướng đến các môn khoa học xã hội (Đặc biệt là môn Văn). Theo em, văn chương và khoa học lĩnh vưc nào quan trọng hơn? Hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em . Câu 2: (Nghị luận văn học) Hình ảnh con người lao động mới và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã trở thành một trong những đề tài của văn học Việt Nam ( Giai đoạn 1954-1975). Bằng sự hiểu biết về văn học Việt Nam (Giai đoạn 1954-1975), em hãy dựng lại chân dung con người lao động mới ở nước ta trong thời kỳ đó. -------------------------------------------
  6. ĐỀ 5: I. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn thơ sau: Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ! Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị, Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa Nơi ta không còn được thấy bao giờ! Có biết chăng trong những ngày ngao ngáng Ta đương theo giấc mộng ngàng to lớn Để hồn ta phảng phất được gần ngươi - Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! (Trích “Nhớ rừng” – Thế Lữ/ SGK văn 8 tập 2, tr5) a. Cho biết bài thơ thuộc thể thơ gì ? (0.5 điểm) b. Chỉ ra 2 lỗi chính tả (do sơ ý của người đánh máy ) trong đoạn trích trên. (0.5 điểm) c. Nêu đại ý của đoạn trích trên. (0.5 điểm) d. Nêu cảm nhận của em về tâm sự thầm kín của nhà thơ được gửi gắm trong đoạn thơ trên ( 0.5 điiểm) II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1 (3 điểm) Ai cũng biết nói dối là có hại. Nhưng có ý kiến cho rằng: nói dối đem lại niềm tin cho người khác. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Viết văn bản nghị luận (khoảng một trang giấy) trình bày suy nghĩ của em. Câu 2 (5 điểm) Hình tượng người phụ nữ qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và các đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du. ------------------------------------------------------
  7. ĐỀ 6: I. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau: “Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!...Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng sóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ củng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.” (Nam Cao – Lão Hạc ) a. Chỉ ra hai lỗi chính tả (do sơ ý của người đánh máy) trong đoạn trích trên. (0.5 điểm) b. Cho biết phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. (0.5 điểm) c. Nêu đại ý của đoạn trích. (0.5 điểm) d. Qua câu cuối của đoạn trích, em hiểu nhà văn đang buồn về điều gì? (0.5 điểm) II.TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1: (Nghị luận xã hội) Văn chương và khoa học đều rất cần thiết cho con người, cho xã hội. Có người yêu thích văn chương, nhưng có người lại say mê khoa học.Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay là rất nhiều phụ huynh định hướng con em mình hướng đến các môn tự nhiên vì nghĩ rằng những môn tự nhiên mang tính thực thực tiễn, gắn liền với tương lai và quan trọng hơn . Rất ít học sinh hướng đến các môn khoa học xã hội (Đặc biệt là môn Văn). Theo em, văn chương và khoa học lĩnh vực nào quan trọng hơn? Hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em . Câu 2: (Nghị luận văn học) Hình ảnh con người lao động mới và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã trở thành một trong những đề tài của văn học Việt Nam (Giai đoạn 1954-1975). Bằng sự hiểu biết về văn học Việt Nam (Giai đoạn 1954-1975), em hãy dựng lại chân dung con người lao động mới ở nước ta trong thời kỳ đó. -----------------------------------------------------
  8. ĐỀ KHẢO SÁT TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ 7 I. Phần đọc hiểu văn bản (2,0 điểm): (Số câu hỏi trong phần này chỉ có tính chất cho HS rèn luyện) 1. Đoạn văn dưới đây của một học sinh có mắc một số lỗi về dùng từ, chính tả và ngữ pháp, anh (chị) hãy chỉ ra những chỗ bị sai đó. (0.5 điểm) Nhà thơ dùng từ Hán Việt “tố nga” để chỉ những người con gái đẹp tinh tế để gọi chung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Hai chị em được ví von có cốt cách thanh cao như hoa mai, có tâm hồn trong sáng như tuyết trắng. Mỗi người có vẻ đẹp riêng và đều đẹp một cách hoàn toàn. Từ cái nhìn bao quát ấy, nhà thơ đi miêu tả từng người. Bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, liệt kê, nhân hoá, miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp trang trọng, quý phái, phúc hậu. Vẻ đẹp của Thuý Vân có sự hoà hợp với tự nhiên, như ngầm dự báo trước tương lai sáng lạng, êm ấm, bình lặng trong cuộc đời nàng. 2. Đoạn văn sau được viết theo thể loại gì? Nó đề cập đến nội dung gì ? Hãy đặt tựa đề cho đoạn văn ấy. (1.0 điểm) Hồ Hoàn Kiếm, hay còn thường được gọi là Hồ Gươm từ lâu đã đi cùng lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam và gắn liền với cuộc sống tinh thần của nhiều người. Mặt hồ xanh biếc, bình lặng và trầm tư nằm giữa những khu phố cổ, những con đường tấp nập, mở ra một khoảng không thoáng đãng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ đã có từ rất lâu, từ cái thuở sông Cái còn nằm sâu trong lòng đất vài nghìn năm trước. Vào thời gian đó, hiện tượng sông lệch dòng rất thường hay xảy ra. Sông Hồng cũng chuyển hướng chảy qua các phố mà ngày nay thường thấy như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt…rồi hình thành các phân lưu. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên Hồ Hoàn Kiếm ngày nay. Ban đầu, hồ chưa có tên là Hồ Hoàn Kiếm mà được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Thuở xa xưa, do nước hồ quanh năm xanh ngát nên có tên là hồ Lục Thủy. Còn tên Hồ Hoàn Kiếm bắt đầu được gọi vào khoảng thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết rùa thần đòi gươm.
  9. Tháp Rùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 19, từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886. Nằm ở trung tâm hồ, trên gò Rùa (Quy Sơn), tháp chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Trên đà phát triển ngày nay, người ta có thể xây dựng nên vô vàn những kiệt tác kì vĩ. Nhưng người ta vẫn cảm nhận được đâu đây cái hồn cốt thủ đô, tâm hồn người Hà Nội giữa cái hồn nước mênh mang, mơ màng ấy. Dạo quanh hồ là những thảm cỏ cắt tỉa công phu, những kè đá quanh hồ, hàng cây bố trí, chăm sóc khéo léo cho ta thấy được vị trí của Hồ Gươm trong lòng nhân dân thủ đô. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần bảo tồn những di tích ấy để giá trị của chúng còn mãi với thời gian. 3. Hãy cho biết biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau? Nêu tác dụng của chúng trong hai câu thơ. (0,5 điểm) Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời (Tố Hữu – Bác ơi !) II. Phần tạo lập văn bản (8,0 điểm): Câu 1: Đọc hai bài báo sau đây và viết một bài văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em. (3 điểm) a) Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ là không nhặt hộ cặp sách, một học sinh lớp 8 đã lỡ tay đánh chết bạn cùng lớp ngay tại trường… Vụ việc gây xôn xao dư luận xảy ra tại TP.Thái Bình từ chiều qua 3.4. b) Đang trong tiết học, thấy bạn là Bùi Phú Hoàn nói chuyện riêng, Nguyễn Văn Đạt là cán bộ lớp đã nhắc nhở rồi cả hai xảy ra mâu thuẫn. Giờ ra chơi, Đạt đã nhảy vào đánh Hoàn túi bụi khiến em này tử vong ngay sau đó. Câu 2: Viết bài văn xuôi (khoảng 2 -3 trang giấy thi) trình bày cảm nhận của em về phẩm chất tốt đẹp của một nhân vật trong các truyện hiện đại được học trong chương trình ngữ văn 9. Trong đó không quên liên hệ với phẩm chất của thế hệ trẻ ngày nay (5,0 điểm).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2