intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trách nhiệm quản lý đầu tư.

Chia sẻ: Nguyễn Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

122
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'trách nhiệm quản lý đầu tư.', kinh tế - quản lý, quản lý nhà nước phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trách nhiệm quản lý đầu tư.

  1. Họ và tên: Nguyễn Đình Vinh ĐIỂM Lớp: DH10TB Môn học: Luật đầu tư Câu hỏi:Tìm hiểu trách nhiện quản lý đầu tư của Chính Phủ, bộ Kế hoạch- Đầu tư và cơ quan các cấp? Bài làm: *Trách nhiệ m quản lý đầu tư của Chính Phủ: -Chính phủ có trách nhiệm quản lý đầu tư trong phạm vi cả nước. Như ban hành các nghị định nhằm quản lý hoạt động đầu tư. Ví dụ: nghị định số 61/2010/NĐ-CP Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nghị định số 121/2008/NĐ-CP Về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông hoặc Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư bất động sản. -Ngoài ra Chính phủ có trách nhiệm phân công trách nhiệm các bộ, ngành trong việc quản lý đầu tư. -Chính phủ chịu trách nhiệ m trước quốc hội về các dự án đầu tư trong và ngoài nước.  Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước.( Điều 81 Luật đầu tư năm 2005) *Trách nhiệ m quản lý đầu tư của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ, ngành khác: Về đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước: a. Tổng hợp chung về đầu tư phát triển. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đầu tư toàn xã hội năm năm, hàng năm; danh mục các chương trình, dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA; danh mục các chương trình, dự án đầu tư nhóm A trở lên sử dụng nguồn vốn của Nhà nước và danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu, các dự án quan trọng;
  2. b. Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo ngành, lĩnh vực; tổng mức và cân đối vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực (bao gồm cơ cấu đầu tư của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương); tổng mức vốn dự trữ nhà nước, tổng mức vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, vốn bổ sung cho các doanh nghiệp công ích, tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ và công trái theo ngành, lĩnh vực, tổng mức vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối ngân sách cho các Bộ, ngành, vốn bổ sung dự trữ nhà nước, vốn đối ứng ODA và các dự án quan trọng, vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và công trái theo ngành, lĩnh vực. Tổng hợp phân bổ chi tiết vốn của từng chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp), các chương trình mục tiêu và các khoản bổ sung có mục tiêu khác. c. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển; giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, đặc biệt là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước; d. Thường trực Hội đồng thẩm định Nhà nước các dự án đầu tư quan trọng quốc gia; thẩm định các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu và các dự án khác do Thủ tướng Chính phủ giao; thẩm tra các dự án đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đầu tư. Về đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài: a. Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư; b. Thực hiện việc đăng ký hoặc thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và chủ trì thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT; c. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư, đề xuất hướng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư; đánh giá kết quả và hiệu quả kinh
  3. tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư công. Báo cáo tình hình thực hiện chương trình mục tiêu và dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư; làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với các nhà đầu tư ở trong nước và ở nước ngoài. Về quản lý ODA: a. Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối và quản lý nhà nước về ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, định hướng thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn các cơ quan chủ quản xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp Danh mục các chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ; b. Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, định hướng thu hút, sử dụng ODA; đề xuất việc ký kết điều ước quốc tế khung về ODA và điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại theo quy định của pháp luật; hỗ trợ các Bộ, ngành và các địa phương chuẩn bị nội dung và theo dõi quá trình đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các nhà tài trợ. c. Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại; d. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, xây dựng kế hoạch vốn đối ứng hàng năm và xử lý các nhu cầu đột xuất đối với các công trình, dự án ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách nhà nước; đ. Theo dõi, kiểm tra và đánh giá các chương trình, dự án ODA theo quy định của pháp luật; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều Bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với KCN, KKT Theo Điều 24 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và KKT, nhiệm vụ quản lý Nhà nước KCN, KKT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm:
  4. - Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh liên quan xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển KCN, KKT, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản pháp luật, chính sách về phát triển KCN, KKT trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; rà soát và trình Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quy định tại Quy chế hoạt động của các KKT đã được phê duyệt cho phù hợp với quy định của Nghị định này. - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan cho Ban Quản lý. - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan dự kiến phương án hỗ trợ từ ngân sách trung ương đối với các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN tại các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; phương án hỗ trợ từ ngân sách trung ương đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKT theo quy định của Nghị định này. - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và Ban Quản lý có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch quốc gia về xúc tiến đầu tư vào KCN, KKT. - Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin toàn quốc về KCN, KKT; ban hành mẫu biểu báo cáo định kỳ và cung cấp thông tin về KCN, KKT cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ. - Tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế – xã hội của KCN, KKT báo cáo Thủ tướng Chính Phủ. Căn cứ quy định của Luật Đầu tư, Chính phủ phân định trách nhiệm của các bộ ngành đối với công tác thanh tra về hoạt động đầu tư như sau: -Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hoạt động đầu tư theo thẩm quyền. -Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì, theo dõi, kiểm tra,thanh tra chuyên ngành về việc nộp các loại thuế, phí và lệ phí, thực hiện thủ tục hải quan, quản lý tài chính, giao dịch chứng khoán và hoạt động tài chính khác của các dự án đầu tư.
  5. -Bộ thương mại chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa, mở chi nhánh, văn phòng đại diện và dịch vụ thương mại của các dự án đầu tư. -Bộ tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đất đai, đến bù giải phóng mặt bằng, quản lý tài nguyên và môi trường của các dự án đầu tư. -Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về hoạt động khoa học, công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm và sở hữu trí tuệ của các dự án đầu tư. -Ngân hàng nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành việc sử dụng ngoại tệ, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài và chuyển ngoại tệ từ nước ngoài và chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam của các dự án đầu tư. -Các bộ, ngành kinh tế - kỹ thuật thực hiện việc giám sát, thanh tra chuyên ngành về hoạt động của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực quản lý nhà nước của mình. Quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và 1. rà soát các văn bản pháp luật, chính sách về đầu tư. Hướng dẫn, phổ biến, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư. Ban hành các mẫu văn bản liên quan đến thủ tục đầu tư để áp dụng trong phạm vi cả nước. 2. Tổ chức, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng, tổng hợp trình Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển; quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. 3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc lập danh mục dự án quốc gia thu hút vốn đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tham mưu về việc bổ sung quy hoạch đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ không nằm trong quy hoạch; có ý kiến với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư về sự cần thiết của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ mà thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. 4. Thẩm tra các dự án đầu tư quan trọng quốc gia và dự án đầu tư khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 5. Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng chương
  6. trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia về vận động xúc tiến đầu tư; phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư; đặt đại diện tổ chức xúc tiến đầu tư tại nước ngoài; thực hiện quản lý quỹ xúc tiến đầu tư quốc gia. 6. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đàm phán và trình Chính phủ ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư; thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động đầu tư. 7. Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường năng lực quản lý đầu tư cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư các cấp. 8. Phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức hoạt động thống kê về đầu tư theo quy định của pháp luật về thống kê; tổ chức, xây dựng hệ thống thông tin quốc gia phục vụ hoạt động đầu tư. 9. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư. 10. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư. 11. Kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động đầu tư theo thẩm quyền; xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát liên ngành đối với hoạt động đầu tư; kiểm tra việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình đầu tư. 12. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, tổng hợp tình hình hoạt động đầu tư và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ (NGHI ĐỊNH CHÍNH PHỦ) 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ cụ thể sau: a. Hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong toàn quốc; b. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi toàn quốc; c. Chủ trì lập kế hoạch và phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A; d. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ hoặc với các Bộ, ngành, địa phương liên quan về các giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc trong hoạt động đầu tư
  7. của các ngành, các địa phương hoặc đối với các dự án cụ thể để đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư; đ. Xem xét, có ý kiến hoặc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ khi có yêu cầu của các Bộ, ngành khác, địa phương và Chủ đầu tư; e. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến giám sát và đánh giá đầu tư khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu. 2. Các Bộ, cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ cụ thể sau: a. Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý; b. Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá dự án đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư); c. Phối hợp theo kế hoạch với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình; d. Giải quyết các kiến nghị của các Bộ, ngành, địa phương và Chủ đầu tư những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình; đ. Có ý kiến hoặc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành khi có yêu cầu của các Bộ, ngành khác, địa phương và Chủ đầu tư; e. Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của mình theo chế độ quy định. 3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ cụ thể sau: a. Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của địa phương; b. Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư);
  8. c. Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án do mình cấp Giấy chứng nhận đầu tư; d. Giám sát việc thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, đảm bảo môi trường của các dự án trên địa bàn của tỉnh, thành phố; có ý kiến hoặc giải quyết kịp thời các vấn đề về giải phóng mặt bằng, sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình khi có yêu cầu của các Bộ, ngành và Chủ đầu tư; đ. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành về những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư chung của địa phương và liên quan đến các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của mình để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư; e. Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của mình và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của mình theo chế độ quy định. 4. Các Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty của Nhà nước Các Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty của Nhà nước có các nhiệm vụ cụ thể sau: a. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án do mình quyết định đầu tư hoặc thuộc quyền quản lý của mình; b. Phát hiện và báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và kiến nghị các giải pháp khắc phục; kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư điều chỉnh dự án trong trường hợp cần thiết; c. Kiến nghị cấp có thẩm quyền, các Bộ, ngành, địa phương về những vấn đề cần giải quyết liên quan đến dự án do mình quản lý để đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư. 5. Chủ đầu tư có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án. Cụ thể như sau: a. Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu, hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ của dự án, báo cáo của các nhà thầu, những thay
  9. đổi về chính sách, luật pháp của Nhà nước, các quy định của nhà tài trợ liên quan đến việc quản lý thực hiện dự án (nếu dự án có sử dụng nguồn vốn ODA); b. Báo cáo kịp thời cơ quan quản lý cấp trên xử lý các vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền; b. Lập báo cáo giám sát và đánh giá dự án theo quy định; cung cấp, chia sẻ thông tin qua hệ thống giám sát, đánh giá dự án cấp ngành, địa phương và quốc gia. 6. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư tại các Bộ, ngành, địa phương a. Các Bộ, ngành chỉ định một đơn vị (cấp Vụ) làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ, ngành mình; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các đơn vị khác trực thuộc, các dự án được Bộ, ngành phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới; b. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của tỉnh, thành phố; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các cấp, đơn vị trực thuộc, các dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới; c. Các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 của Nhà nước chỉ định bộ phận chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của doanh nghiệp; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các đơn vị trực thuộc; d. Chủ đầu tư sử dụng Ban quản lý dự án hoặc chỉ định bộ phận chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý của mình. Trách nhiệm và xử lý vi phạm của các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư 1. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư: a. Thủ trưởng các Bộ, ngành, địa phương, Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về các hậu quả do không tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư hoặc không báo cáo theo quy định;
  10. b. Các cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư phải chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình; c. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về mọi hậu quả phát sinh do không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư hoặc do báo cáo, cung cấp thông tin sai sự thực về tình hình thực hiện đầu tư trong phạm vi mình quản lý; d. Các Bộ, ngành, địa phương phải xem xét và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, các kiến nghị của cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư, Chủ đầu tư về những vấn đề thuộc quyền hạn và trách nhiệm của mình trong thời hạn 15 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của bên có liên quan và chịu trách nhiệm về việc xử lý thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo kịp thời với cấp trên các vấn đề vượt thẩm quyền. 2. Xử lý vi phạm các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư a. Trong thời hạn quy định mà các Bộ, ngành, địa phương không gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị các hình thức xử lý thích hợp; b. Đối với các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên, Chủ đầu tư không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thì cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cần báo cáo cấp có thẩm quyền và kiến nghị các hình thức xử lý về hành chính (2 kỳ liền không có báo cáo hoặc 3 kỳ không báo cáo, đề nghị hình thức cảnh cáo; 3 kỳ liền không có báo cáo hoặc 6 kỳ không báo cáo, đề nghị chuyển công tác những người có liên quan thực hiện nhiệm vụ khác). Các dự án không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư 2 kỳ liền hoặc 3 kỳ trở lên trong năm trước sẽ không được ghi vốn kế hoạch năm sau. c. Các cấp có thẩm quyền không được phép điều chỉnh dự án đầu tư/ Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thường kỳ theo quy định. 3. Xử lý các vi phạm về quản lý đầu tư trong quá trình giám sát, đánh giá đầu tư: a. Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư báo cáo kịp thời các cấp có thẩm quyền những trường hợp vi phạm về quản lý đầu tư thuộc cấp mình quản lý để xử lý theo quy định;
  11. b. Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cố tình che giấu các trường hợp vi phạm về quản lý đầu tư sẽ chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật về các sai phạm và hậu quả gây ra. Quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Tài chính 1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư; hướng dẫn trình tự, thủ tục về hỗ trợ và hưởng ưu đãi đầu tư thuộc thẩm quyền. 2. Cấp phép hoạt động đối với dự án trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền; kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các dự án đã cấp phép. 3. Thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến tài chính, bảo lãnh về tài chính của Chính phủ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. 4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán, thuế và hải quan liên quan đến hoạt động đầu tư. 5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong lĩnh vực thuế, phí và lệ phí, thủ tục hải quan, quản lý tài chính và hoạt động tài chính khác. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Thương mại 1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách về thương mại liên quan đến hoạt động đầu tư. 2. Cấp phép hoạt động đối với dự án trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền; kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các dự án đã cấp phép. 3. Thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ t ướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện; công bố các điều kiện cam kết liên quan đến đầu tư trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thương mại liên quan đến hoạt động đầu tư. 5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động thương mại của dự án đầu tư. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường
  12. 1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách và hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý tài nguyên và môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư. 2. Thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý tài nguyên và môi trường của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. 3. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý tài nguyên và môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư. 4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong lĩnh vực đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Khoa học và Công nghệ 1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách và hướng dẫn thực hiện các quy định về khoa học công nghệ liên quan đến hoạt động đầu tư; trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao. 2. Thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến khoa học, công nghệ của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. 3. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách về khoa học và công nghệ liên quan đến hoạt động đầu tư. 4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của dự án đầu tư. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Xây dựng 1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách và hướng dẫn thực hiện các quy định về xây dựng. 2. Thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về xây dựng của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. 3. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm về xây dựng liên quan đến hoạt động đầu tư.
  13. 4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực xây dựng đối với dự án đầu tư. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách và hướng dẫn thực hiện các quy định về tín dụng và quản lý ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư. 2. Cấp phép hoạt động đối với dự án trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền; kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các dự án đã được cấp phép. 3. Thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến tín dụng và quản lý ngoại hối của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. 4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách về tín dụng và quản lý ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư. 5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực tín dụng và quản lý ngoại hối của dự án đầu tư. *Trách nhiệm quản lý đầu tư của cơ quan các cấp Uỷ ban Nhà nước gồm: 1.Vụ Pháp luật và xúc tiến đầu tư, 2. Vụ Thẩm định dự án, 3. Vụ Quản lý dự án, 4. Vụ Quản lý khu chế xuất, 5. Vụ Tổ chức-Cán bộ và đào tạo, 6. Văn phòng, 7. Cơ quan đại diện Uỷ ban tại thành phố Hồ Chí Minh, 8. Trung tâm giao dịch đầu tư.
  14.  Về hợp tác và đầu tư có nhiệm vụ, quyền hạn: 1. Xây dựng chiến lược, phương hướng và cơ cấu ưu tiên gọi vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam gắn với việc thực hiện cơ cấu kinh kế của cả nước theo ngành và theo vùng để trình Chính phủ; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch kêu gọi đầu tư trực tiếp vào ngành, địa phương, soạn thảo và công bố danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam; 2. Soạn thảo và trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, chính sách về đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, và của Việt Nam ra nước ngoài; soạn thảo và trình Chính phủ các hiệp định với các nước về bảo hộ và khuyến khích đầu tư; 3. Hướng dẫn các bên nước ngoài và Việt Nam trong việc đầu tư vào Việt Nam, và từ Việt Nam ra nước ngoài, việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đầu tư; hướng dẫn bên nước ngoài về thủ tục thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài; kiến nghị Chính phủ việc thành lập khu chế xuất và các hình thức đầu tư khác; 4. Theo quy định của Chính phủ, tổ chức thẩm định để cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp theo Luật Đầu tư nước ngoài; tham gia xét duyệt những công trình đầu tư gián tiếp (vay vốn và viện trợ nước ngoài) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với các cơ quan liên quan cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng được hưởng những ưu đãi theo quy định của pháp luật; 5. Quản lý nội dung các hoạt động vận động đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài, các hội thảo đầu tư, tư vấn đầu tư theo quy định của Chính phủ; 6. Hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các cấp thực hiện chương trình, chính sách của Nhà nước đối với việc đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài; quản lý Nhà nước đối với các tổ chức làm dịch vụ tư vấn đầu tư.
  15. Làm đầu mối để phối hợp với Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan khác để xử lý các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài; 7. Phối hợp với các ngành và địa phương có liên quan để giám sát, kiểm tra hoạt động của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các hợp đồng hợp tác kinh doanh; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp. 8. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức phụ trách công tác hợp tác đầu tư ở các ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức thuộc lĩnh vực hợp tác đầu tư; quyết định việc tuyển dụng, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ khác của Nhà nước đối với viên chức do Uỷ ban trực tiếp quản lý. Chức năng nhiệm vụ của VỤ KẾ HOẠCH–ĐẦU TƯ (Trích từ quyết định số 1178 ngày 20 tháng 7 năm 2010 c ủa TCT Tổng cục ĐBVN) Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Chủ trì xây dựng để Tổng cục trưởng trình Bộ Giao thông vận tải: a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về giao thông vận tải đường bộ; b) Các dự thảo về chiến lược, quy hoạch kết cấu hạ tầng, đề án về phát triển giao thông vận tải đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật khác theo phân công. 2. Tham gia xây dựng thể chế về đầu tư xây dựng, các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật, các chế độ chính sách và quy chế quản lý chuyên ngành về giao thông vận tải đường bộ theo phân công. 3. Chủ trì xây dựng để Tổng cục trưởng trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch đầu tư các dự án xây dựng và sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do Tổng cục làm chủ đầu tư. 4. Chủ trì tổng hợp để Tổng cục trưởng trình Bộ Giao thông vận tải danh mục, nội dung các chương trình, dự án ưu tiên trong thẩm quyền quản lý để thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước. 5. Tổng hợp kế hoạch quản lý, bảo trì đường bộ hàng năm; phối hợp với các vụ liên quan báo cáo Tổng cục trưởng trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và giao
  16. kế hoạch cho các chủ đầu tư. 6. Chủ trì, phối hợp với Vụ Quản lý bảo trì, Kết cấu hạ tầng và ATGT xem xét, cho phép chuẩn bị đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn sự nghiệp đường bộ. 7. Chủ trì tham mưu giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án BOT trong bước chuẩn bị đầu tư. 8. Theo dõi, kiểm tra các đơn vị trực thuộc, các Sở giao thông vận tải (phần kế hoạch đặt hàng hoặc uỷ thác) trong việc quản lý, bảo trì đường bộ và thực hiện kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng đường bộ; 9. Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trình Tổng cục trưởng ký quyết định đầu tư đối với các dự án do Tổng cục là cấp quyết định đầu tư, hoặc trình Bộ Giao thông vận tải ký quyết định đầu tư đối với các dự án do Tổng cục Đường bộ Việt Nam là chủ đầu tư. 10. Tham gia công tác quy hoạch, các dự án xây dựng cơ bản đường bộ của các chủ đầu tư khác. 11. Thực hiện công tác thống kê đối với nguồn vốn sự nghiệp kinh tế và vốn đầu tư xây dựng cơ bản; 12. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng và các cơ quan có liên quan tham mưu về công tác an ninh, quốc phòng của Tổng cục; 13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Tổng cục giao. Chức năng nhiệm vụ của SỞ KẾ HOẠCH–ĐẦU TƯ 1. Trình UBND tỉnh ban hành Quyết định, Chỉ thị về quản lý các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệ m về nội dung các văn bản đã trình; 2. Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho UBND cấp huyện và các Sở, Ban, Ngành của tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiể m tra việc tổ chức thực hiện các quy định phân cấp đó; 3. Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh và những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh;
  17. 5. Về đầu tư trong nước và nước ngoài: 5.1. Trình và chịu trách nhiệ m về nội dung các văn bản đã trình trước UBND tỉnh về danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết; 5.2. Trình và chịu trách nhiệ m về nội dung các văn bản đã trình trước UBND tỉnh về tổng mức vốn đầu tư của toàn tỉnh; về bố trí cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực, bố trí danh mục dự án đầu tư và mức vốn cho từng dự án thuộc ngân sách nhà nước do địa phương quản lý; tổng mức hỗ trợ tín dụng nhà nước hàng năm, vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước; tổng hợp phương án phân bổ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình dự án khác do tỉnh quản lý trên địa bàn; 5.3. Hướng dẫn UBND huyện, thị xã lập các dự án xây dựng cơ bản trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; 5.4. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ban, Ngành có liên quan giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án khác do tỉnh quản lý; 5.5. Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư theo phân cấp của Chủ tịch UBND tỉnh; thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án thuộc thẩ m quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh; cấp giấy phép ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh theo phân cấp; 5.6. Làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư và cấp phép đầu tư thuộc thẩm quyền; 6. Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ: 6.1. Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các Sở, Ban, Ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 6.2. Chủ trì, theo dõi và đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các
  18. nguồn viện trợ phi Chính phủ; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc giữa Sở Tài chính với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến các Sở, Ban, Ngành, cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cấp tỉnh ( Ban quản lý) Nhiệm vụ, quyền hạn chính của ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất được pháp luật quy định cụ thề như sau: 1.Tham gia ý kiến, xây dựng và trình các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các công việc sau đây: - Tham gia ý kiến với các nộ, ngành và ủy ban nhân dân các cấp ỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chình sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển khu công nghiệp. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông, trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện. - Xây dựng chương trình kế hoạch và xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp, trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện. - Xây dựng kế hoạch hằng năm và năm năm về phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu khu công nghiệp, khu kinh tế trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện. - Dự toàn ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển hằng năm của ban quản lý trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan. 2.Ban quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn hoặc ủy quyền của các bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh các nhiệm vụ:
  19. - Quản lý phổ biến, hướng dẫn kiểm tra giám sát thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp, khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Đăng ký đầu tư, thẩm tra các cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền. - Cấp, cấp lại, sửa lại, bổ sung va gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện thương mại của tổ chức và thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu công nghiệp, khu kinh tế, cấp giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa cho donh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công thương. - Tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong khu công nghiệp. - Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư, chủ trì, phối hợp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư và việc chấp hành pháp luật … quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các trường hợp vi phạm về lĩnh vực thuộc thẩm quyền và đề nghị cơ quan có thẫm quyền xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm về các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền. - Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư tại khu công nghiệp và kiến nghị thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền. - Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, đánh giá hiệu quả đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế. - Báo cáo định kỳ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan và ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình: xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư; triển khai và hoạt động dự án đầu tư; thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước; thu hút và sử dụng lao động… Đối với ban quản lý khu kinh tế:
  20. - Xây dựng, trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quyết định phương án phát hành trái phiếu công trình, phương án huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trong trong khu kinh tế. - Thuê tư vấn nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư, tư vấn chiến lược đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế. - Quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư tại khu kinh tế theo ủy quyền của ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Ký hợp đồng BOT, BTO, BT các dự án nhóm B, C theo ủy quyền của ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trực tiếp tiếp nhận quản lý và sử dụng vốn ODA. - Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quàn lý đầu tư, xây dựng, đầu thầu đối với các dự án tư bằng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại khu kinh tế thuộc thẳm quyền, quản lý và thực hiện thu chi hành chính sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện duy tu, bảo dưỡng hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, các công trình dịch vụ tiện ích công cộng được đầu tư từ ngân sách nhà nước trong khu kinh tế. - Trên cơ sở quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của pháp luật về đầu tư và đất đai, quyết định mức thu tiền sử dụng, tiền thêu và mức miễn, giảm đối với đất, mặt nước chuyên dùng cho từng dự án đầu tư áp dụng đối với trường hợp giao lại đất, cho thêu đất không qua đấu giá hoặc đấu thầu quyền sử dụng đất. - Làm đầu mối giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh và hoạt động tại khu kinh tế. - Tổ chức, triển khai, giới thiệu, đàm phán, xúc tiến đầu tư, thương mại… xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2