intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triển khai thương mại điện tử tại VN còn bế tắc

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

111
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại hội thảo trong khuôn khổ Tuần lễ Tin học VN vừa diễn ra ở Hà Nội, Thứ trưởng Thương mại Lê Danh Vĩnh cho rằng VN còn thiếu nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghệ cao, thiếu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng, hành lang chính sách và pháp lý còn nhiều bất cập, thậm chí chưa có để phát triển thương mại điện tử (TMĐT)... Bên cạnh đó, TMĐT ở Việt Nam sẽ phát triển thế nào nếu số người sử dụng Internet còn quá ít, nhiều người dân tỏ ra xa lạ với phương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triển khai thương mại điện tử tại VN còn bế tắc

  1. Triển khai thương mại điện tử tại VN còn bế tắc Tại hội thảo trong khuôn khổ Tuần lễ Tin học VN vừa diễn ra ở Hà Nội, Thứ trưởng Thương mại Lê Danh Vĩnh cho rằng VN còn thiếu nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghệ cao, thiếu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng, hành lang chính sách và pháp lý còn nhiều bất cập, thậm chí chưa có để phát triển thương mại điện tử (TMĐT)... Bên cạnh đó, TMĐT ở Việt Nam sẽ phát triển thế nào nếu số người sử dụng Internet còn quá ít, nhiều người dân tỏ ra xa lạ với phương thức mua bán trên mạng. Đa phần doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở chỗ quảng bá sản phẩm trên mạng, phương thức giao dịch vẫn là doanh nghiệp với khách hàng (B2C) chứ chưa phát triển loại doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)... Trước những bức xúc về việc Chính phủ hỗ trợ gì cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT, ông Nguyễn Văn Thảo, Phó tổng thư ký Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết: "Sẽ có hỗ trợ cơ bản về mặt tinh thần cho các doanh nghiệp bằng cách tuyên truyền, tạo môi trường thuận lợi, đào tạo nhân lực, xây dựng cơ sở pháp lý..., còn cụ thể kinh doanh như thế nào thì đó là việc của doanh nghiệp, Nhà nước không thể làm hộ doanh nghiệp những việc đó". Ông Vĩnh đồng quan điểm: "Vốn đầu tư phải được dành cho những dự án cụ thể và được Chính phủ xét duyệt. Nếu doanh nghiệp cần tiền thì đã có các quỹ đầu tư mạo hiểm, không nên đòi hỏi sự hỗ trợ của Nhà nước cho riêng doanh nghiệp nào". Cũng theo ông Thảo, nếu cứ cầu toàn, đòi hỏi phải có đầy đủ mọi điều kiện thì chúng ta sẽ không biết bắt đầu từ đâu. "Cần hành động chứ không nên thụ động chờ đợi. Thay vì phải tốn kém rất nhiều cho những chương trình quảng cáo thì doanh nghiệp tham gia TMĐT có trang web riêng như hiện nay là rất tốt rồi", ông nói. Thực trạng của ngành kinh doanh non trẻ
  2. này cũng đã nảy sinh vấn đề: Việt Nam có nhất thiết phải tham gia thị trường TMĐT, khi mà những điều kiện cần và đủ đều chưa thể thực hiện được ngay? Theo ông Vĩnh, việc làm này là cần thiết, nhưng không ép buộc. "Mặc dù chưa thể hoàn thiện khung pháp lý và một số vấn đề cơ bản khác, nhưng những gì có được cũng chứng tỏ chúng ta đã tiến khá nhanh trong lĩnh vực này", ông Thảo nói Trao đổi với VnExpress, Tổng giám đốc Công ty Vnet Dương Anh Đức bức xúc: "Những vấn đề được nêu ra còn rất chung chung. Thực tế, các doanh nghiệp đi tiên phong trong phát triển TMĐT cần được hỗ trợ về nhiều mặt. Công ty Vnet mong muốn mọi vấn đề cấp thiết của TMĐT như các chính sách về thuế, quản lý, đào tạo nhân lực... được cụ thể hoá càng sớm càng tốt để chúng tôi có thể hoạt động thuận lợi hơn". Hiện Bộ Thương mại tiếp tục xây dựng Pháp lệnh về TMĐT và các văn bản dưới luật, dự kiến trình Chính phủ đầu năm 2004. Cũng vào cuối năm sau, cổng quốc gia về TMĐT sẽ đi vào hoạt động. Như vậy, từ nay đến lúc đó, các doanh nghiệp vẫn sẽ phải "mò mẫm trong một hành lang không an toàn" để tồn tại, khi mà thế giới đang phát triển TMĐT với tốc độ chóng mặt. Thương mại điện tử nǎm 2003", trong đó khẳng định tốc độ phát triển Internet ở các nước đang phát triển nhanh hơn ở các nước phát triển, nhờ chính phủ và giới kinh doanh các nước này đang tích cực cải thiện môi trường thương mại điện tử. Số sử dụng Internet ở các nước đang phát triển nǎm 2002 chiếm 32% trong tổng số 591 triệu người sử dụng Internet trên toàn cầu, tǎng 28% so với nǎm 2001, và được dự báo có thể chiếm tới 50% vào nǎm 2008. Điều này cho thấy nền "kinh tế số" đang bắt đầu trở nên phổ biến trong thế giới thứ ba. Tuy nhiên, mức độ phát triển thương mại điện tử của các nước đang phát triển còn chưa không đồng đều: các nước khu vực châu A'-Thái Bình Dương chiếm khoảng 10% tổng số các dịch vụ thương
  3. mại điện tử toàn cầu trực tiếp từ nhà kinh doanh đến người tiêu dùng. Chẳng hạn, Trung quốc là nước có số người sử dụng internet tǎng nhanh việc sử dụng thẻ tín dụng tại đay còn chưa phổ biến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2