intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triết lý và chiến lược kinh doanh từ góc nhìn của doanh nghiệp Nhật Bản

Chia sẻ: Anh Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

487
lượt xem
175
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như tìm ra chiến lược, những kế hoạch để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Sáng 17/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhìn từ góc độ triết lý và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) phối hợp tổ chức....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triết lý và chiến lược kinh doanh từ góc nhìn của doanh nghiệp Nhật Bản

  1. Triết lý và chiến lược kinh doanh từ góc nhìn của doanh nghiệp Nhật Bản Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như tìm ra chiến lược, những kế hoạch để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Sáng 17/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhìn từ góc độ triết lý và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) phối hợp tổ chức. Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Đối với Nhật Bản, triết lý kinh doanh có vai trò như sứ mệnh kinh doanh; là hình ảnh của doanh nghiệp trong ngành và trong xã hội; là mục tiêu định hướng cho một thời kỳ phát triển dài. Mặt khác, các doanh nghiệp Nhật Bản coi triết lý kinh doanh như một yếu tố cấu thành thương hiệu khi mà họ sớm ý thức được rằng, kinh doanh sẽ được xã hội hoá với mức độ ngày càng gia tăng. Trong kinh doanh, người Nhật chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn mong muốn sự sai lầm đó không được lặp lại và người mắc sai lầm phải có tinh thần sửa chữa, thể hiện ở kết quả cuối cùng. Nhật Bản coi con người là tài nguyên quý giá nhất, nguồn động lực quan trọng nhất làm nên giá trị gia tăng và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp của Nhật Bản khi hoạch định chiến lược kinh doanh luôn coi đào tạo nhân lực và sử dụng tốt con người là khâu trung tâm. Giảng viên SEKI Tadao – Chuyên gia cao cấp của JICA, chuyên gia tư vấn về kinh doanh quốc tế, Chuyên gia VJCC cho biết: “Nguồn lực quan trọng trong kinh doanh là con người, thông tin, nguyên vật liệu và nguồn vốn. Khi xây dựng chiến lược kinh doanh cũng đồng nghĩa với việc phải xây dựng mục mục tiêu dài hạn, biết được hiện tại ta đang ở đâu và suy nghĩ về con đường đi đến mục tiêu”. Theo ông SEKI Tadao, sở dĩ phải xây dựng chiến lược kinh doanh vì thị trường luôn biến động, nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi. Ngoài ra, khi đối mặt với khó khăn và thách thức thì đây là điểm để quay đầu và xem xét lại. Ông cho biết, các doanh nghiệp kinh doanh thành công và có thương hiệu lớn trên thị trường nội địa cũng như trên toàn thế giới đều đã xác định mục tiêu và xây dựng cho doanh nghiệp mình một triết lý kinh doanh ngay từ đầu. Ở khía cạnh của người lãnh đạo, theo ông, những năng lực mà người lãnh đạo cần có là phải có khả năng lãnh đạo nhân viên; phải có kiến thức về chuyên ngành; năng lực quản lý, kinh doanh và nắm bắt chính xác tình hình. Ngoài ra, ông cũng khẳng định, một người lãnh đạo thành công, là người lãnh đạo phải nắm bắt được kiến thức của nhân loại với cái tâm trong sáng, có lòng tin mạnh mẽ để tìm kiếm con đường mới, xét đoán nhìn nhận bản chất của vấn đề bằng tự thân. Cuối cùng là có khí chất hướng tới sự phát triển thật sự, mở ra một cánh cửa mới cho lịch sử. Tiến sỹ Đoàn Duy Khương – Phó chủ tịch VCCI khẳng định: “Hội thảo giúp cho các doanh nghiệp Việt Namtìm ra được chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của mình, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”. Hội thảo đã thu hút được đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam tới tham dự. Nhật Bản là nước cung cấp ODA lớn nhất (hơn 14 tỷ USD) và là nước có vốn đầu tư FDI lớn thứ 3 vào Việt Nam (hơn 16 tỷ USD). Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Nhật Bản đạt khoảng 17 tỷ USD năm 2008. Trong 9 tháng đầu 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 9,606 tỷ Đôla Mỹ,trong đó đặc biệt là mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Nhật đat 695 triêu USD, ̣ ̣ tăng 16% so với cung kỳ năm 2008. Bắt đầu từ tháng 10/2009, Hiệp định đối tác kinh tế song phương VJEPA ̀
  2. đã chính thức có hiệu lực, nâng quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản lên một tầm cao mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2