intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Chiêu Quân xuất tái

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

177
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC Chiêu Quân xuất tái "Chiêu Quân xuất tái",tức nàng Vương Chiêu Quân ra miền biên thùy phía bắc Trường Thành. Thời Tây Hán, giữa triều nhà Hán và Hung Nô vẫn thường xuyên xảy ra chiến loạn. Năm 33 trước công nguyên, vua nam Hung Nô- Hu Han Sia đến Tràng An xưng thần, đồng thời đã chủ động nêu ra ý định muốn kết làm thân gia với triều nhà Hán, cùng bảo vệ an ninh miền biên cương. Đây là một sự kiện lớn trong đời sống chính trị giữa nhà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Chiêu Quân xuất tái

  1. TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC Chiêu Quân xuất tái "Chiêu Quân xuất tái",tức nàng Vương Chiêu Quân ra miền biên thùy phía bắc Trường Thành. Thời Tây Hán, giữa triều nhà Hán và Hung Nô vẫn thường xuyên xảy ra chiến loạn. Năm 33 trước công nguyên, vua nam Hung Nô- Hu Han Sia đến Tràng An xưng thần, đồng thời đã chủ động nêu ra ý định muốn kết làm thân gia với triều nhà Hán, cùng bảo vệ an ninh miền biên cương. Đây là một sự kiện lớn trong đời sống chính trị giữa nhà Hán và Hung Nô, nếu việc kết thân thành công thì chiến tranh sẽ chấm dứt, hai nước sẽ cùng chung sống hòa bình. Việc kết thân thường thường là công chúa hoặc con gái vương thất, nhưng lần này Hán Nguyên Đế quyết định chọn người trong đám cung nữ, nhà vua liền cử người đến hậu cung truyền rằng: "Ai tình nguyện đi Hung Nô thì trẫm sẽ đối xử với người đó như công chúa". Các cung nữ ở đây đều được chọn từ thôn quê lên, họ bị đưa vào hoàng cung có khác nào chim bị nhốt trong lồng, họ những mong có một ngày nào đó được thoát ra ngoài cung. Nhưng khi nghe nói phải xa lìa tổ quốc đi Hung Nô, thì người nào người nấy đều im lặng lắc đầu. Duy có một cung nữ tên là Vương Tường, tự Chiêu Quân, rất xinh đẹp lại có học thức, vì việc lớn trăm năm của mình đã mạnh dạn đăng ký nguyện gả sang Hung Nô. Viên quản sự thấy vậy liền về báo với Hán Nguyên Đế. Nhà vua dặn viên đại thần quản sự chọn ngày lành tháng tốt, rồi tổ chức lễ thành hôn cho hai người tại Tràng An. Vua Hung Nô- Hu Han Sia được một người vợ trẻ đẹp, thì trong lòng mừng không sao tả xiết. Khi hai người đến tạ ân Hán Nguyên Đế, nhà vua thấy nàng Chiêu Quân đẹp lộng lẫy thì tỏ ra vô cùng hối tiếc, muốn giữ nàng lại thì bấy giờ đã quá muộn. Trong truyền thuyết có nói, khi Hán Nguyên Đế về cung, nhà vua càng nghĩ càng tức giận, bèn gọi người đem tranh vẽ hình nàng Chiêu Quân khi vào cung ra xem, hình vẽ tuy hơi giống, nhưng vẫn không sao đáng yêu bằng nàng Chiêu Quân thật. Nguyên là năm Chiêu Quân 17 tuổi, chính vào năm Hán Nguyên Đế ra lệnh tuyển lựa mỹ nữ trong thiên hạ, Chiêu Quân bị đưa vào hậu cung. Nhà vua lúc bấy giờ hoang dâm vô độ, ngoài tam cung lục viện ra, còn có hàng nghìn cung nữ, thực là giai nhân mỹ nữ vô số, cơ bản không thể nào gặp mặt hết lượt các cung nữ, đành phải mời thợ vẽ đến vẽ hình họ để nhà vua xem, nhà vua ưng ý người nào thì điểm triệu người đó. Do đó, không thể nào tránh khỏi sự sai lệnh giữa hình vẽ và người
  2. thực, nên thợ vẽ đã trở thành nhân vật quan trọng liệu cung nữ có được nhà vua điểm triệu hay không. Một số cung nữ vì muốn được nhà vua chú ý đến, đã bỏ ra rất nhiều tiền mua chuộc thợ vẽ, để vẽ hình mình còn đẹp hơn cả Tây Thi. Trong số này chỉ có Chiêu Quân là không làm như vậy, nàng biết rõ mình rất đẹp, nên đã từ chối hối lộ cho thợ vẽ, việc này đã làm mếch lòng thợ vẽ Mao Diên Thọ, mặc dù hắn biết rất rõ nàng Chiêu Quân có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, nhưng hắn muốn nàng suốt đời không được nhà vua để ý tới, nên đã cố ý vẽ lên khuôn mặt nàng một nốt ruồi rất to để trả thù nàng. Hán Nguyên Đế biết được việc này bèn lôi Mao diên Thọ ra chém chết. Vương Chiêu Quân rời khỏi Tràng An dưới sự hộ tống của các quan viên triều nhà Hán và Hung Nô. Nàng cưỡi ngựa đi trong gió lạnh thấu xương, vất vả dặm trường mới đến được Hung Nô. Truyền rằng, khi Chiêu Quân trên đường sang Hung Nô, trong lòng vô cùng buồn tủi, nàng nhớ nhà nhớ quê, bèn ngồi trên lưng ngựa gảy đàn tỳ bà, tiếng đàn sầu thảm khiến đàn sếu đang bay cũng phải dừng lại đậu xung quanh nàng, nên Vương Chiêu Quân được gọi là Sếu Lạc. Sau khi đến Hung Nô, Vương Chiêu Quân dần dần quen với cuộc sống du mục của địa phương, đối xử hữu hảo với người Hung Nô. Người Hung Nô cũng rất tôn trọng và quý mến nàng. Nang đã khuyên chồng không nên phát động chiến tranh, đem văn hóa Trung Nguyên truyền vào Hung Nô. Từ đó, Hung Nô và triều nhà Hán chung sống hòa mục được hơn 60 năm, Vương Chiêu Quân đã trở thành tượng trưng cho sự đoàn kết dân tộc. Sau khi thành hôn, hai vợ chồng nàng chung sống rất ân ái. Sau khi Hu Han Sia qua đời, người con cả của một người vợ khác của Hu Han Sia yêu cầu Vương Chiêu Quân gả cho mình theo tập tục của người Hồ, điều này không có gì lạ trong dân tộc thiểu số thời bấy giờ, nhưng đối với một người Hán như Vương Chiêu Quân mà nói, thì đây là việc làm trái với quan niệm luân lý của Trung Nguyên. Nhưng xuất phát từ đại cục, quý trọng mối tình hữu nghị với Hung Nô, nên nàng lại đi bước nữa gả cho người con cả của chồng mình. Vương Chiêu Quân ở Hung Nô sinh được một trai hai gái. Nhằm kỷ niệm ngày nàng đi Hung Nô, Hán Nguyên Đế đã cải niên hiệu năm đó là "Cánh Ninh", có ngụ ý là biên cương yên lành. Vương Chiêu Quân kết duyên với vua Hung Nô được thế nhân gọi là sứ giả hòa bình, có tác dụng lâu dài cho hậu thế. Nữ thi sĩ triều nhà Thanh- Quách Nhuận Ngọc có câu thơ khen rằng: Tỳ bà nhất khúc thiên qua tịnh, Luận đáo giá công thị mỹ nhân. Trương Khiên thông Tây vực Trương Khiên là một sứ giả hứu hảo ngoại giao có ảnh hưởng đầu tiên trong lịch sử TQ. Bấy giờ sự giao lưu giữa nhà Hán và Hung Nô đang gay gắt, triều nhà Hán đang chuẩn bị một cuộc chiến tranh chống trả Hung Nô. Trong một trường hợp ngẫu nhiên, Hán Võ Đế qua tra hỏi tù binh Hung Nô được biết ở Tây Vực có một quốc gia gọi là Đại Nguyệt Thị, vua nước này bị vua Hung Nô giết chết, rồi lấy hộp sọ làm bầu đựng rượu. Nguyệt Thị Vương vốn muốn báo thù cho cha, nhưng ngặt vì
  3. không có người trợ giúp. Hán Võ Đế biết được tin này rất muốn liên hợp với Đại Nguyện Thị, nên đã quyết định cử lang quan Trương Khiên làm sứ giả đi làm việc này. Năm Kiến Nguyên thứ 2, tức năm 139 trước công nguyên, Trương Khiên và một hướng đạo người Hung Nô tên là Đường Ấp Phụ, dẫn hơn trăm người xuất phát từ Lũng Tây?Tức vùng Cam Túc hiện nay??họ ngày đi đêm nghỉ, vất vả đường trường, nhưng dọc đường bị không may bị quân Hung Nô bắt làm tù binh. Nhằm lung lạc Trương Khiên, Hung Nô đã cưới vợ cho ông và sinh được một mụn con trai, rồi việc giam lỏng này kéo dài tới 10 năm trời, mặc dù vậy vẫn không sao lay chuyển được quyết tâm hoàn thành sứ mệnh thông Tây vực của Trương Khiên, các đồ sính lễ mà ông mang theo vẫn giữ nguyên bên mình. Vào một buổi tối, Trương Khiên nhân thấy bọn lính lơ là việc canh phòng, liền dẫn đám người của mình trốn khỏi Hung Nô, họ vượt qua muôn vàn khó khăn, cuối cùng mới đến được nước Đại Nguyệt Thị. Nhưng tình hình nước Đại Nguyệt Thị lúc này đã có sự đổi thay to lớn. Sau khi nước này di rời đến lưu vực Vị Thủy, đã trinh phục được nước láng giềng Đại Hạ?Tức miền bắc Áp ga ni xtan?rồi quyết định an cư lạc nghiệp tại đây?không còn muốn chống chọi với Hung Nô nữa. Hơn nữa, họ cho rằng nhà Hán cách mình quá xa, cơ bản không thể liên hợp cùng chống Hung Nô. Trương Khiên đi khảo sát các nơi của Đại Hạ, rồi năm sau lên đường về nước. Nhưng dọc đường ông lại bị Hung Nô bắt giữ, bị giam đến hơn một năm trời. Đến năm Nguyên sóc thứ 3, tức năm 126 trước công nguyên, Hung Nô xảy ra nội loạn, Trương Khiên nhân đó dẫn vợ và trợ thủ Đường Ấp Phụ trốn về nhà Hán. Sau khi chăm chú lắng nghe Trương Khiên báo lại tình hình Tây vực, Hán Võ Đế vô cùng phấn khởi, liền phong ông làm Thái Trung Đại Phu. Trương Khiên xuất sứ trước sau mất 13 năm, đã khi khắp các nơi trung Á và tây Á, là một người Trung Nguyên đầu tiên đi các nước Tây vực. Khi còn ở Đại Hạ, Trương Khiên đã chính mắt nhìn thấy gậy tre của Tứ Xuyên và vải mịn của Thục Địa bày bán trên thị trường, liền hỏi nhà buôn thì họ nói là buôn từ Thân Độc về. Thân Độc nằm ở phía đông nam Đại Hạ, cách xa hàng mấy nghìn dặm. Còn Đại Hạ cách xa nhà Hán hơn 10 nghìn dặm, nằm ở hướng tây nam TQ. Nếu từ Thục Địa đi qua Thân Độc đến Đại Hạ là một đường đi nhanh tiện nhất, vừa có thể tránh được sự ngăn cản của Hung Nô. Ông bèn kiến nghị với Hán Võ Đế mở thông đường Tây Nam Di và thu được hiệu quả to lớn. Hai năm sau, Trương Khiên lại khuyên Hán Võ Đế liên hợp với U Sun, tức lưu vực sông Y Li ngày nay. Nhà vua phong Trương Khiên làm Trung lang tướng, dẫn theo 300 người, 600 con ngựa, cùng hàng vạn đồ kim ngân, bò, cừu, lần thứ hai xuất sứ Tây vực. Bấy giờ, thế lực Hung Nô đã bị đuổi khỏi hành lang Hà Tây. Sau khi đến U Sun, Trương Khiên khuyên vua U Sun rời về đất cũ ở phía đông, nhưng vì vua đã già yếu không thể làm chủ, còn các đại thần thì rất sợ Hung Nô, họ cho rằng triều nhà Hán ở quá xa, nên không muốn rời đến. Trương Khiên bèn cử phó sứ đi hoạt động ngoại giao tại các nước Đại Uyển, Khang Cư, Đại Nguyệt Thị, An Tức, Thân Độc v v, thuộc Tân Cương ngày nay, họ đã đặt chân tới các vùng của
  4. trung Á và tây nam Á, có sứ giả đi xa nhất đã tới đế quốc La Mã và bắc Phi ở ven bờ Địa Trung Hải. Năm Nguyên Đỉnh thứ 2, tức năm 115 trước công nguyên, vua U Sun đã cử phiên dịch và hướng đạo hộ tống Trương Khiên về nước, cùng đi còn có mấy chục sứ giả U Sun, đây là người Tây vực lần đầu tiên đến Trung Nguyên, vua U Sun dâng biếu Hán Võ Đế mấy chục con ngựa quý. Nhà vua rất vừa ý liền phong Trương Khiên làm Đại Hành, phụ trách việc tiếp đón sứ giả và khách các nước. Hai năm sau Trương Khiên qua đ ời, các sứ giả do ông cử đi sau đó cũng nối tiếp nhau dẫn sứ giả các nước đến Tràng An, triều nhà Hán và các nước Tây vực đã thiết lập nên quan hệ hữu hảo, sản vật của các nước cũng do đó ùn ùn tiến vào Trung Nguyên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2