intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư duy của người trí thức

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

131
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỗi khi nói đến “trí thức” nhiều người chúng ta có khuynh hướng tìm vài định nghĩa trong tự điển hay trong vài quyển sách triết học hay xã hội học nào đó, rồi từ đó suy luận thêm. Chúng ta không cần làm việc tốn thời giờ đó ở đây, vì ai trong chúng ta cũng biết trí thức là gì, cũng như mọi chúng ta đều biết đẹp là gì.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư duy của người trí thức

  1. Tư duy của người trí thức Posted on Tháng Ba 16, 2010 by Trần Đình Hoành Mỗi khi nói đến “trí thức” nhiều người chúng ta có khuynh hướng tìm vài định nghĩa trong tự điển hay trong vài quyển sách triết học hay xã hội học nào đó, rồi từ đó suy luận thêm. Chúng ta không cần làm việc tốn thời giờ đó ở đây, vì ai trong chúng ta cũng biết trí thức là gì, cũng như mọi chúng ta đều biết đẹp là gì. Mang tự điển ra để tranh luận về “đẹp” hay “trí thức” thường là việc không cần thiết. Mỗi người chúng ta tự biết mình có phải là người trí thức hay không. Nếu bạn nói rằng bạn là người trí thức, mình tin như thế là đúng. Nếu bạn nói bạn không thích xem bạn là người trí thức, mình cũng tôn trọng ý của bạn. Chuyện quan trọng của chúng ta hôm nay là bàn luận về vai trò của
  2. người trí thức trong xã hội chúng ra đang sống. Người trí thức là gì trong xã hội? Họ cần có thái độ thế nào để làm trọn vai trò đó? Về vai trò thì rất rõ và rất dễ: Trí thức là chất xám của quốc gia, mỗi người trí thức là một tế bào chất xám của quốc gia. Trong cơ thể quốc gia, trí thức là não bộ. Đây là một định đề hiển nhiên, chẳng cần phải chứng minh, và cũng chằng cần ai đồng ý, chấp thuận, hay cho phép. Bạn có cho phép hay không, thì cái đầu của bạn, chứ không phải cái tay hay cái chân, làm việc suy nghĩ. Người trí thức làm việc bằng cái đầu nhiều hơn bằng chân tay, cho nên họ là tế bào chất xám, họ là não bộ. Và khi cái tay của bạn muốn sờ mó gì đó, thì toàn thể não bộ của bạn phải quyết định và chỉ huy hành động đó, không phải chỉ là vài tế bào não bộ kiểm soát các cơ tay. Trước khi quyết định bắt tay ai đó chẳng hạn, bạn có thể phải giải rất nhiều con toán: Ta nên chìa tay ra trước hay hay đợi người kia chìa tay ra trước, ta nên bắt một tay hay hai tay kiểu Á châu, ta nên đứng thẳng lưng hay hơi cúi đầu, ta nên mỉm cười hay trịnh trọng… Nói vậy để chúng ta thấy là các hoạt động của não bộ, dù là có chuyên môn hóa phần nào, nhưng nói chung là rất tổng hợp trong tư duy. Có nghĩa là, trong cơ thể quốc gia, người trí thức không thế gói mình trong một vai trò chuyên môn rất nhỏ. Chất xám không làm việc như thế.
  3. Nhưng, nền giáo dục thế giới ngày nay chỉ đào tạo chuyên viên với chuyên môn rất nhỏ. Ở Mỹ chẳng hạn, bạn học xong tiến sĩ nha khoa để làm bác sĩ răng. “Răng” là chuyên môn nhỏ lắm rồi; nhưng vẫn chưa. Một lúc nào đó nhức răng đi bác sĩ nha khoa khám, bạn mới khám phá ra là ông nha sĩ của bạn đưa cho bạn thêm 3 tờ giấy đi khám với 3 ông nha sĩ khác: Một ông chuyên về lợi răng, một ông chuyên giải phẩu miệng (để lấy răng hư ra) và một ông chuyên làm răng giả. Nếu nặng hơn chút đỉnh, biết đâu lại lòi ra vài loại chuyên gia răng miệng nữa. Cho nên đa số trí thức ngày nay, sau khi xong tiến sĩ, thì cũng chỉ là một loại chuyên viên với kiến thức và thái độ của một chuyên viên trong một ngành cực kỳ hạn hẹp, chỉ như là người sửa máy xe, hạng máy xe cao cấp. không hơn không kém. Tiến sĩ gì thì cũng vậy—kinh tế, luật, toán, computer… Chính vì vậy mà nhiều tiến sĩ thời nay, bước ra khỏi công việc kiếm cơm hàng ngày của họ, họ chẳng hơn một học sinh đã tốt nghiệp trung học bao nhiêu về các chuyện khác. Lớ nga lớ ngớ. Không chấp nhận được. Và đây là điều đáng tiếc cho nền giáo dục thế giới, vì PhD có nghĩa là Doctorate of Philosophy, Tiến sĩ Triết. PhD về tâm lý là tiến sĩ triết về tâm lý. PhD về computer là tiến sĩ triết về computer. Tức là, tiến sĩ là cấp triết gia, cấp nhìn rộng rãi, tổng hợp, từ trên đỉnh núi nhìn xuống, và các tiến sĩ của mọi ngành đều gặp nhau tại đỉnh núi như là triết gia. Nhưng đó là lý tưởng khi xưa. PhD ngày nay còn lọ mọ dưới chân núi, chưa lên đến được sườn, nói chi là đỉnh.
  4. Đó là cái đi xuống của giáo dục thế giới ngày nay. Nhưng đó cũng là vấn đề lớn của quốc gia chúng ta. Nếu người trí thức chỉ biết làm công việc kỹ thuật nhỏ xíu của mình, thì họ không quan tâm và không hiểu được những vấn đề của đất nước đòi kiến thức tổng hợp, như là: Các hiện tượng suy thoái văn hóa, các hiện tượng bất quân bình xã hội, các hiên tượng liên hệ đến nhân quyền, các hiện tượng liên hệ đến phát triển dân chủ, các hiện tượng liên hệ đến công pháp quốc tế… Và họ có khuynh hướng phe lờ mọi chuyện và để cho… nhà nước lo (cứ y như nhà nước biết lo hết mọi sự!). Đó là thái độ rất tai hại cho đất nước, vì nếu các tế bào não không hoạt động thì não bộ bị tê liệt. (Dĩ nhiên, là một số vị nào đó trong nhà nước có thể thích thái độ ngủ quên của giới trí thức, để họ tự tung tự tác muốn làm gì thì làm, chẳng ai nói gì cả, nhất là trong các lãnh vực họ mới dán lên cái nhãn “chính trị”— Định nghĩa: Chính trị là cái tôi không thích anh rớ vào. Chuyện gì tôi không muốn anh nói đến, nhắc đến, sờ đến thì đó là “chuyện chính trị.” Anh hiểu chưa?) Người trí thức, trí thức thật sự, chỉ làm đúng vai trò “trí thức” của mình khi mình quan tâm vào MỌI vấn đề của đất nước, cũng như bộ não phải quan tâm đến toàn cơ thể. Quan tâm cách nào là chuyện riêng của bạn, nhưng bạn không có quyền nói “Tôi không quan tâm về vấn đề đó.” Câu này không thể có trong tự điển của người trí thức chân thật.
  5. Chính vì vậy mà, dù là bạn học nghề chuyên môn nào, bạn cũng cần nhiều kiến thức tổng quát về con người và xã hội: Tâm lý học, triết học, đạo đức học, xã hội học, tôn giáo, văn hóa, kinh tế, luật… Bạn không cần phải đọc nhiều, mỗi môn chỉ cần đọc KỸ quyển “nhập môn” là đủ, vì các quyển nhập môn thường là căn bản cho TOÀN môn đó, viết một cách tóm tắt. Và nếu bạn còn trong trường, chỉ cần ghi danh lấy một cua nhập môn của môn mà bạn muốn biết. Đó là chuẩn bị kiến thức nhập môn. Vững kiến thức nhập môn thì, nếu muốn, bạn có thể thành chuyên gia, hay ít ra là bán chuyên gia, không mấy hồi. Chỉ cần nghiên cứu thêm nghiêm chỉnh thôi. Rồi, thái độ “trí thức” phải là thường xuyên quan tâm đến các vấn đề của đất nước. Nếu bạn thấy không đủ sức viết hay nói cho người khác hiểu, thì ít ra bạn có thể đọc và nghe người khác, và hỏi nếu không hiểu. Điều quan trọng là đừng nói “Đó không phải là việc của tôi”. Không có việc gì của cơ thể mà lại không phải là việc của các tế nào não bộ. Quan tâm là đủ. Còn quan tâm rồi làm gì, bạn sẽ tự biết cho chính bạn. Hãy nhớ rằng não bộ tê liệt khi các tế bào chất xám không hoạt động như tế bào chất xám.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2