intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ Moodle đến HTĐT đối với việc giảng dạy ngoại ngữ trực tuyến ở Việt Nam

Chia sẻ: Nhung Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

117
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Từ Moodle đến HTĐT đối với việc giảng dạy ngoại ngữ trực tuyến ở Việt Nam" thảo luận về một số khía cạnh trong việc sử dụng Moodle trong việc xây dựng các hệ thống dạy học ngoại ngữ trực tuyến tại Việt Nam. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ Moodle đến HTĐT đối với việc giảng dạy ngoại ngữ trực tuyến ở Việt Nam

Từ Moodle đến HTĐT đối với việc giảng dạy ngoại ngữ trực<br /> tuyến ở Việt Nam<br /> TS. Đinh Lư Giang<br /> Trường ĐHKHXH và NV<br /> ĐHQG TP.HCM<br /> <br /> <br /> 1. Dẫn nhập<br /> Sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung, mạng toàn cầu nói<br /> riêng mang lại những ảnh hưởng và thay đổi đáng kể cho nhiều mặt của cuộc<br /> sống trong mấy chục năm trở lại đây, từ lối sống, ứng xử xã hội, tâm lý… đến<br /> các giao thức truyền đạt, thu nhận, xử lý thông tin và giáo dục đào tạo. Mạng di<br /> động, Facebook, Twitter, các blogs, trang tin điện tử, các diễn đàn cộng đồng…<br /> đang làm việc tiếp cận kiến thức – chất liệu của giáo dục – trở nên dễ dàng, phi<br /> không/thời gian và phát triển đa thức. Vì vậy, ứng dụng CNTT trong giáo dục<br /> và quản lý giáo dục đào tạo… ngày càng được quan tâm, bởi tính hiệu quả, tiết<br /> kiệm, nhanh chóng, tiện lợi và khoa học.<br /> Hai thập niên trở lại đây chứng kiến sự phát triển của rất nhiều các công<br /> cụ - sản phẩm của CNTT phục vụ giáo dục, với sự đầu tư rất lớn của các quốc<br /> gia và các tập đoàn công nghệ, và của các cộng đồng. Việc dạy và học ngoại<br /> ngữ cũng không nằm ngoài xu hướng ứng dụng công nghệ ấy và vì vậy, xây<br /> dựng các công cụ công nghệ phục vụ giảng dạy ngoại ngữ (các phần mềm dạy<br /> học trên máy và trực tuyến, nhận dạng lời nói, dịch tự động, kiểm tra chính tả,<br /> tương tác thông minh…) luôn song hành với nghiên cứu khoa học và giáo học<br /> pháp. Chất lượng đào tạo ở xu hướng mới này là cái tâm của tam giác: phương<br /> pháp giảng dạy, công nghệ hiện đại và nội dung hợp lý. Trong đó, xu hướng<br /> mở, miễn phí và chia sẻ nhằm mục đích phát triển là những giải pháp cho các<br /> nước đang phát triển, nơi việc đầu tư hàng triệu, hàng tỷ đô la cho các giải<br /> pháp công nghệ là không thể. Nhiều giải pháp phần mềm mã nguồn mở và<br /> miễn phí1 cho đến nay được xây dựng nhằm cung cấp cho giáo viên, trường<br /> học, tổ chức giáo dục… những công cụ xây dựng cho mình các hệ thống dạy<br /> <br /> <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />  <br /> 1<br /> Cần phân biệt 2 khái niệm gần nhau nhưng không trùng nhau này.<br /> học, quản lý người học… từ trực tuyến đến cục bộ. Trong số đó, Moodle nổi<br /> lên như là một giải pháp công nghệ trực tuyến mạng, tiết kiệm mà hiệu quả cho<br /> nhu cầu xây dựng các hệ thống học tập điện tử trực tuyến hiện nay.<br /> Bài viết này thảo luận về một số khía cạnh trong việc sử dụng Moodle<br /> trong việc xây dựng các hệ thống dạy học ngoại ngữ trực tuyến tại Việt Nam.<br /> Hiểu rõ và khai thác đúng đắn và phù hợp Moodle đối với đặc thù dạy và học<br /> ngoại ngữ ở Việt Nam sẽ không những phục vụ cho các mục tiêu phát triển và<br /> nâng cao trình độ ngoại ngữ, mà còn giúp tiết kiệm chi phí, giúp gợi ý các mô<br /> hình/tiêu chuẩn đánh giá cho các hệ thống giảng dạy ngoại ngữ trực tuyến hiện<br /> nay tại Việt Nam, vốn vẫn còn ở giai đoạn manh nha, tự phát và khác biệt về<br /> chất lượng.<br /> 2. Về Moodle và tình hình sử dụng Moodle hiện nay<br /> Moodle, được định nghĩa như là một VLE2, một LMS3 hay có khi là<br /> CLMS4, là phần mềm mã nguồn mở/miễn phí, được sử dụng để xây dựng một<br /> hệ thống quản lý nội dung và dạy học trực tuyến (ngoài những mục đích khác<br /> được sử dụng làm như trang tin, cổng thông tin, trang cộng đồng…). Được xây<br /> dựng từ 2001, đến nay sau 14 năm, Moodle phiên bản 2.7.1 (tháng 8/2014) có<br /> rất nhiều các tính năng phục vụ học tập (các tính năng cơ bản và dưới dạng các<br /> plugins do cộng đồng người sử dụng Moodle và các công ty phát triển Moodle<br /> thực hiện). Gói mã nguồn cũng như hàng trăm các plugins có thể được tải miễn<br /> phí, có hướng dẫn sử dụng. Trang chủ Moodle.org có đến 32 diễn đàn chính<br /> thức hỗ trợ sử dụng, trong đó có 27 diễn đàn thuộc các ngôn ngữ khác ngoài<br /> tiếng Anh (bao gồm cả tiếng Việt). Moodle được dịch ra 109 gói ngôn ngữ<br /> khác nhau. Có thể nói Moodle là hệ thống học tập điện tử miễn phí và mã<br /> nguồn mở lớn nhất hiện nay, được hàng chục ngàn trường học, tổ chức giáo<br /> dục và công ty sử dụng. Mỗi ngày có khoảng 2000 lần các phiên bản của<br /> Moodle được tải xuống5. Với một vài thao tác không yêu cầu kỹ năng CNTT<br /> cao, các cá nhân, các giáo viên riêng lẻ cho đến các nhóm trường đại học lớn<br /> <br /> <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />  <br /> 2<br /> Môi trường học ảo – Virtual Learning Environment<br /> 3<br /> Hệ thống quản lý học tập – Learning Management System<br /> 4<br /> Hệ thống quản lý học tập các khóa học – Courses Learning Management System<br /> 5<br /> Số liệu tính ngày 25/8/2014<br /> đến hàng trăm nghìn sinh viên đã có thể có trong tay một công cụ mạnh và<br /> nhiều tính năng để phục vụ cho mục đích dạy học, quản lý học sinh/sinh viên<br /> lớp học, xây dựng cộng đồng học tập v.v.. Tình hình sử dụng Moodle trên thế<br /> giới và một số quốc gia (trong đó có Việt Nam) được chúng tôi tổng hợp từ<br /> nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như sau (tính đến giữa tháng 8/2014):<br /> Số trang đăng ký (trên Moodle.org): 64,385<br /> Số quốc gia: 235<br /> Tổng số khóa học: 7,637,558<br /> Tổng số người dùng: 72,265,428<br /> Tổng số giáo viên: 1,153,671<br /> Tổng số đăng ký học: 103,589,557<br /> Tổng số bài diễn đàn: 135,074,005<br /> Tổng số tài nguyên: 70,156,884<br /> Tổng số câu trắc nghiệm: 217,631,936<br /> Số trang Moodle đăng ký ở VN: 490<br /> (Số liệu tổng hợp từ nguồn: moodle.org)<br /> <br /> 3. Cơ sở triết lý và giáo học pháp của Moodle<br /> Moodle được xây dựng trên nền tảng tương tác xã hội giữa người học<br /> với môi trường, thể hiện ở 4 lý thuyết giáo dục hiện đại (là đề tài của nhiều<br /> nghiên cứu, khóa luận, luận văn cao học, luận án tiến sĩ và bài viết hội thảo<br /> quốc tế). Sự hình thành triết lý giáo dục của Moodle là một quá trình vừa tuyến<br /> tính vừa đa chiều giữa một số các lý thuyết giáo dục học. Trước hết là Lý<br /> thuyết kiến tạo (constructivism). Theo lý thuyết này, con người chủ động hình<br /> thành kiến thức mới khi học tương tác với môi trường chung quanh. Những gì<br /> chúng ta đọc, xem, nghe, cảm nhận… sẽ được kiểm chứng thông qua hệ kiến<br /> thức đã có sẵn và nếu kiến thức đó phù hợp, kiến thức mới sẽ được hình thành.<br /> Như thế, người học không chỉ là một ngân hàng bộ nhớ (memory bank) thẩm<br /> thấu thông tin một cách thụ động, cũng như kiến thức không chỉ được chuyển<br /> một cách máy móc sang người học qua các giác quan thu nhận (receptive).<br /> Điều này không phủ nhận việc thông tin được chuyển trực tiếp từ nguồn thông<br /> tin, mà nhấn mạnh rằng sự chuyển dịch phải được thực hiện thông qua một quá<br /> trình lĩnh hội. Lý thuyết kiến tạo xã hội (Social constructivism), phát triển từ lý<br /> thuyết kiến tạo trong môi trường xã hội, nơi các nhóm xây dựng kiến thức cho<br /> nhau, cùng hợp tác xây dựng một môi trường văn hóa nội nhóm cùng với việc<br /> chia sẻ ý nghĩa của các sự vật hiện tượng. Khi đó, người học sẽ chìm vào và là<br /> một phần của cái môi trường văn hóa đó ở những mức độ khác nhau và sẽ ứng<br /> xử theo các đặc tính của môi trường đó. Có thể nói Lý thuyết kiến tạo xã hội là<br /> quan điểm chủ đạo của Moodle. Martin Dougiamas, nhà sáng lập Moodle, đã<br /> thể hiện quan điểm kiến tạo xã hội ở Moodle qua luận án tiến sĩ ở 5 luận điểm<br /> chính.6<br /> Ngoài ra, Moodle còn có hai cơ sở triết lý nữa là quá trình thụ đắc kiến<br /> thức qua Lý thuyết tạo dựng (Constructionism) và các dạng ứng xử phân tách<br /> và kết nối (Separate and connected) trong thảo luận nhóm. Lý thuyết tạo dựng<br /> cho rằng quá trình học chỉ hiệu quả khi người học tạo dựng cái gì đó cho sự trải<br /> nghiệm của người khác. Các dạng ứng xử phân tách và kết nối quan tâm đến<br /> động cơ bên trong của các cá nhân tham gia một thảo luận hay các hệ thống<br /> mạng xã hội.7<br /> Như vậy, có thể thấy nền tảng triết lý giáo dục của Moodle được xây<br /> dựng trên tính cộng đồng, tính tương tác, tính chủ động thụ đắc và tính đa<br /> dạng – là những đặc trưng cơ bản của thuyết kiến tạo xã hội và là các tiêu<br /> chuẩn không thể thiếu của một công cụ hệ thống dạy học hiện nay.<br /> 4. Một số ưu điểm của Moodle đối với việc giảng dạy ngoại ngữ ở Việt<br /> Nam<br /> <br /> <br /> <br /> <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />  <br /> 6<br /> Tóm tắt 5 luận điểm như sau:<br /> (1) Mỗi người học đều là người dạy tiềm năng trong một môi trường cộng tác<br /> (collaborative).<br /> (2) Một cách học hiệu quả là thông qua quá trình tạo hay giải thích nội dung kiến thức<br /> cho người khác hiểu. Đây là cách “học qua hành động”.<br /> (3) Nhận thức của người học phần lớn diễn ra qua quá trình quan sát các hoạt động của<br /> người khác.<br /> (4) Việc giảng dạy sẽ được thực hiện dưới hình thức chuyển hóa (transformational) thông<br /> qua hiểu biết nhất định về bối cảnh của người khác.<br /> (5) Môi trường học cần phải mềm dẻo và phù hợp thì mới đáp ứng được nhu cầu đa dạng<br /> của người học.<br /> 7<br /> Ứng xử tách biệt là khi một ai đó cố gắng giữ cho khách quan và nhìn nhận trên sự việc<br /> (factual) và có khuynh hướng bảo vệ quan điểm của học thông qua việc sử dụng lô gích nhằm<br /> tìm ra các lỗ hổng của ý kiến của đối thủ. Ứng xử kết nối là hướng tiếp cận đồng cảm hơn,<br /> chấp nhận tính chủ quan, cố gắng lắng nghe và chất vấn trong một nỗ lực để hiểu các quan<br /> điểm của người khác. Nói chung ứng xử kết nối trong một cộng đồng học tập là một yếu tố<br /> kích thích quá trình học, không chỉ mang người học lại gần nhau nhưng cùng lúc kích thích<br /> những phản xạ và quá trình tái xem xét những niềm tin về các giá trị của họ.<br /> <br />  <br /> Qua việc khảo sát một số hệ thống tương tự như Moodle, có thể nhận<br /> thấy Moodle, ngoài một vài nhược điểm kỹ thuật thì chứng tỏ nhiều ưu điểm –<br /> lý do cho tính phổ biến của nó.<br /> Trước hết, có thể thấy Moodle được xây dựng trên nền tảng lý thuyết<br /> giáo dục học rõ rệt và nhất quán. Cơ sở triết lý và lý thuyết giáo học pháp làm<br /> nền tảng cho Moodle có thể nói là rất phù hợp với xu hướng tương tác trực<br /> tuyến hiện nay và với khuynh hướng giáo dục của thế kỷ 21 và khuynh hướng<br /> web tương tác (Web 2.0), lấy cộng đồng làm nền tảng và lấy bản sắc cá nhân<br /> làm điểm tựa cho tri thức. Đối với Việt Nam, cơ sở giáo học pháp này lại càng<br /> quan trọng vì nó giúp người dạy và người học thoát khỏi được cách thức giảng<br /> dạy ngoại ngữ truyền thống theo các phương pháp cũ như Văn phạm-Dịch<br /> chẳng hạn (vốn vẫn được áp dụng khá nhiều ở lớp học ngoại ngữ tiểu học) và<br /> đề xuất cách thức tổ chức dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm.<br /> Thứ hai, phải nói đến tính phù hợp của Moodle trong việc triển khai các<br /> giáo trình, các khóa học ngoại ngữ ở Việt Nam thường đặt cơ sở trên các đơn<br /> vị bài/chương/phần, với sự tách rời các kỹ năng. Đặc biệt các công cụ tương<br /> tác đồng thời và lịch thời tỏ ra khá mạnh giúp cho người học và người dạy có<br /> thể xây dựng một môi trường tương tác qua lại. Các tính năng kiểm tra chuyên<br /> cần, báo cáo hoạt động của người học và quản lý điểm số theo hệ số, khả năng<br /> tạo các vai trò và tùy biến tính năng của các vai v.v và v.v cũng rất phù hợp và<br /> cần thiết với tình hình đào tạo ngoại ngữ chính thức cũng như bổ trợ hiện nay ở<br /> Việt Nam.<br /> Thứ ba là tính tùy biến và đa dụng của Moodle. Đây có thể nói là một<br /> trong những ưu điểm lớn của Moodle khi nó có thể sử dụng cho nhiều mục<br /> đích giảng dạy khác nhau, nhiều kỹ năng khác nhau và nhất là có sự tùy biến cả<br /> về nội dung lẫn hình thức. Moodle cho phép nhiều cấp độ của việc học tập kết<br /> hợp (blended learning), cho phép sự phân cấp, phân vai, phân loại người học và<br /> bao hàm rất nhiều các công cụ cho một quá trình học cộng tác (collaborative<br /> learning). Tính tùy biến này giúp cho các khóa học của Moodle trở nên đa<br /> dạng, phong phú về hình thức, tài nguyên và hướng tiếp cận nội dung. Ở góc<br /> độ kỹ thuật, tính tùy biến (bao gồm cả các gói ngôn ngữ) giúp chúng ta có thể<br /> điều chỉnh, thay đổi Moodle cho phù hợp với đặc thù của người học và hệ<br /> thống giáo dục Việt Nam. Tính đa dụng của Moodle giúp cho nó là một sự tích<br /> hợp của không những hệ thống cung cấp tài liệu học tập, tài liệu tra cứu, mà hệ<br /> thống các lớp học theo nhiều kiểu định dạng theo chủ đề, theo tuần, theo<br /> chương/bài, theo hoạt động nhóm, theo dự án… cho đến các khu vực thảo luận<br /> hỗ trợ và bài tập cá nhân, bài tập nhóm… cho đến các trang tin tức, diễn đàn,<br /> blogs v.v.<br /> Thứ tư, đặc biệt là với các nước đang phát triển như Việt Nam, là tính<br /> tiết kiệm trong đầu tư xây dựng. Trong điều kiện kinh phí đầu tư cho giáo dục<br /> hiện nay ở Việt Nam còn hạn chế, Moodle có thể nói là một giải pháp để<br /> trường học ở Việt Nam có thể sở hữu hệ thống học tập trực tuyến với chi phí<br /> không đáng kể. Chỉ cần so sánh đơn giản với rất nhiều phần mềm thương mại<br /> khác thì chi phí bỏ ra cho việc xây dựng, tập huấn sử dụng, thậm chí là thực<br /> hiện nội dung trên cơ sở Moodle còn thấp hơn là chi phí ban đầu duy nhất để<br /> mua một phần mềm thương mại.8 Ngoài ra, vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ<br /> của Moodle cũng rất rõ ràng và nhất quán, giúp cho việc sử dụng, tùy biến,<br /> chỉnh sửa, thương mại hóa nội dung giảng dạy trong Moodle dễ dàng và được<br /> bảo vệ.<br /> 5. Kinh nghiệm và gợi ý trong triển khai e-learning và khai thác Moodle<br /> tại Việt Nam<br /> 5.1 Góc độ phương pháp<br /> - Mô hình học trực tuyến hay/và kết hợp: Trên cơ sở các yếu tố như nội dung,<br /> đặc điểm môn học, trình độ…, Moodle gợi ý và cho phép triển khai các mô<br /> hình học từ hoàn toàn trực tuyến đến kết hợp, đến vai trò phụ trợ. Với đặc điểm<br /> các môn thực hành ngoại ngữ, việc kết hợp giữa hoạt động trực tuyến và trên<br /> lớp, giữa trực tuyến và trực diện, giữa giáo viên với lớp (kênh tương tác chung)<br /> và các học viên với nhau (kênh tương tác cá nhân) là cần thiết. Ngoài ra, cần có<br /> sự lựa chọn nội dung cho phần trực tuyến hay ngoại tuyến. [Garrison, D. R.; H.<br /> Kanuka (2004), Watson, J., (2008)]<br /> <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />  <br /> 8 <br />  Chẳng hạn với MindFlash, phiên bản không giới hạn có giá 4,999U$/tháng (bao gồm máy<br /> <br /> chủ). Như vậy, chỉ để có 1 hệ thống LMS trong thời gian 3 năm thì số tiền lên đến gần<br /> 180,000U$ chưa có nội dung và chi phí quản lý, chi phí trả cho giáo viên. <br />  <br /> - Tiếp cận hình thức học trực tuyến: Việc triển khai e-learning nói chung và<br /> trên cơ sở Moodle nói riêng cần có một quá trình liên tục và có chiến lược,<br /> giúp người dạy và người học từng bước làm quen với hình thức học mới. Quá<br /> trình đó cần đi từ nội dung ít đến nhiều, từ vai trò thụ động đến chủ động của<br /> người học, từ hoạt động cá nhân đến hoạt động nhóm, từ hình thức học truyền<br /> thống đến hiện đại, từ cách học có hướng dẫn đến tự học, từ mục tiêu đánh giá<br /> tham khảo (quá trình) đến đánh giá chính (qua các bài kiểm tra trên mạng) v.v<br /> Quá trình tiếp cận có định hướng sẽ giúp người học tự nhận ra những ưu điểm<br /> của hình thức học trực tuyến thông qua quá trình tham gia.<br /> - Mạng xã hội: Mạng xã hội như Facebook, Twitter ngày càng thu hút và ở một<br /> mức độ nào đó thay đổi ứng xử của người dùng internet. Khả năng sẵn có trong<br /> việc bổ sung các tính năng hay tích hợp mạng xã hội vào hệ thống học tập của<br /> Moodle giúp tạo động lực học tập, nâng cao các khả năng tương tác theo hướng<br /> kiến tạo xã hội, đặc biệt là đối với thực hành (đọc viết) ngoại ngữ. Các khu vực<br /> thảo luận, việc đánh giá hay hưởng ứng một hoạt động học, các nhóm học tập<br /> khác nhau, khả năng lựa chọn các hoạt động học ưa thích, khả năng tương tác<br /> lẫn nhau trong quá trình học… làm cho việc học ngoại ngữ trên mạng có những<br /> điểm tương tự như một mạng xã hội trong đó người học là một thành viên đa<br /> quan hệ và đóng vai trò tích cực, sẽ có hiệu quả hơn là họ chỉ là những người<br /> thu nhận kiến thức/kỹ năng một chiều từ giáo viên và các bài học trên mạng.<br /> - Tính tự giác/tự chủ trong học tập: Với đặc điểm của học tập trực tuyến, thông<br /> qua quá trình tự đánh giá (self-evaluation) và đánh giá đồng cấp (peer<br /> evaluation) cũng như quá trình tự đánh giá hoàn thành nhiệm vụ học tập tự<br /> đánh giá kết quả tiếp thu nội dung. Các dạng hoạt động như workshop, wiki,<br /> glossary… trên Moodle cho phép xây dựng các quá trình đánh giá và tự đánh<br /> giá như thế. Moodle cho phép thông báo về mức độ hoàn thành bài học, những<br /> nhắc nhở đối với người học và các hình thức tự đánh giá.<br /> - Đa dạng trong quản lý và giảng dạy nội dung: Kết hợp giữa các kỹ năng giao<br /> tiếp trên cơ sở cùng chia sẻ chủ đề/đề tài/chủ điểm ngữ pháp… trong các bài<br /> tập/thực hành/dự án, kết hợp giữa nội dung ngôn ngữ và nội dung văn hóa/văn<br /> minh thông qua việc khai thác tài nguyên có sẵn trên mạng (ở các dạng âm<br /> thanh, phim ảnh, hình ảnh v.v.), vốn là một trong các điểm mạnh của Moodle.<br /> Moodle dễ dàng cho phép nhiều dạng bài khác nhau trong cùng một bài tập<br /> theo trình tự nào đó hay truy xuất một cách ngẫu nhiên.<br /> - Các công cụ trực quan sinh động như bảng trắng (white board), bài giảng<br /> video, phim hoạt hình, phim ảnh tư liệu, các đoạn âm thanh trong môi trường<br /> ngôn ngữ xã hội và môi trường tự nhiên, các dạng bài tập sinh động như kéo<br /> thả, sắp xếp thứ tự…, các dạng bài tập dự án như từ điển mở, bảng từ mở, FAQ<br /> v.v. đều là các tính năng sẵn có trong Moodle hay có thể tích hợp dễ dàng vào<br /> Moodle.<br /> - Lý thuyết tạo dựng trong triển khai lớp học: Áp dụng lý thuyết tạo dựng bằng<br /> cách cho phép người học cùng tham gia vào quá trình dạy các khóa học theo<br /> các hình thức thao giảng trực tuyến, chuẩn bị nội dung giảng dạy, đánh giá kết<br /> quả hoạt động của người khác theo nhóm hay luân phiên…[ Lê Đức Long,<br /> Trần Văn Hạo, Alex Hunger (2011)]<br /> 5.2 Góc độ tổ chức quản lý và kỹ thuật<br /> - Hệ thống hóa quản lý đào tạo: Moodle cho phép tùy biến và xây dựng hệ<br /> thống học tập trực tuyến với đầy đủ các bộ phận quản lý giáo dục. Vì vậy hệ<br /> thống học tập trực tuyến dành cho giảng dạy ngoại ngữ cũng cần được xây<br /> dựng với đầy đủ các bộ phận quản lý trường học như bộ phận quản lý đào tạo,<br /> trung tâm khảo thí, ban đảm bảo chất lượng, bộ phận tư vấn học tập, bộ phận<br /> kỹ thuật và cơ sở vật chất, các nhóm nghiên cứu phương pháp… Sự phối hợp<br /> chặt chẽ giữa các bộ phận này hoàn toàn có thể được trực hiện trên Moodle<br /> nhằm tạo nên một hệ thống quản lý đào tạo.<br /> - Tối ưu hóa hệ thống, khắc phục các vấn đề cơ sở hạ tầng mạng: Cần xây<br /> dựng cơ sở hạ tầng mạng tốt và đường truyền tốc độ nhanh nhằm khắc phục<br /> tình hình tốc độ internet còn chậm và chưa ổn định hiện nay tại Việt Nam.<br /> Triển khai Moodle với nhiều dạng bài tập đa phương tiện cũng cần lưu ý đến<br /> việc bố trí nhằm tiết kiệm băng thông, giảm thời gian tải trang cho người dùng.<br /> Nhiều biện pháp từ kỹ thuật đến thủ thuật có thể sử dụng, thí dụ như:<br /> + lựa chọn các dạng tập tin có dung lượng thấp;<br /> + chia nhỏ các trang hiển thị, trang bài tập;<br /> + giảm thiểu việc tải nhiều lần cùng một nội dung (bằng cách sử dụng<br /> các cửa sổ, các trình đơn đổ xuống riêng biệt);<br /> + tắt các mô đun, các tính năng chưa sử dụng hay không cần thiết nhằm<br /> giải thoát bộ nhớ;<br /> + sử dụng các máy chủ bên ngoài, máy chủ công cộng như flickr,<br /> youtube, mediafire, picasa, google docs, icloud, dropbox v.v. để lưu trữ<br /> nội dung;<br /> + giới hạn số lượng truy cập vào một số tài nguyên;<br /> + đặt thời gian với những thao tác lặp lại như thời gian giữa hai bài viết<br /> diễn đàn, thời gian giữa 2 lần tải cùng nội dung;<br /> + lập lịch chéo trong truy cập bài kiểm tra, bài học, các khu vực chát<br /> hình ảnh trực tuyến v.v. để tránh nghẽn mạch;<br /> + lập lịch chạy tự động hệ thống (như sao lưu, cron job, quét vi rút…) ở<br /> những giờ lưu lượng thấp (gần sáng, cuối tuần, kỳ nghỉ).<br /> v.v. và nhiều biện pháp khác nữa.<br /> - Công cụ của người dạy, người học: Cần lưu ý khả năng sở hữu hay tiếp cận<br /> trang thiết bị của người học Việt Nam. Khác với các quốc gia phát triển, nơi<br /> các trường đại học được trang bị các phòng máy hiện đại, và nơi bản thân sinh<br /> viên, học viên có thể sở hữu các thiết bị máy tính bàn, máy tính xách tay, máy<br /> tính bảng, điện thoại thông minh.... và được truy cập mạng di động 3G, LTE<br /> (4G), wifi công cộng (miễn phí hay trả tiền), thì tình hình ở Việt Nam đa số<br /> sinh viên học viên còn khó khăn và hạn chế trong khả năng sử dụng công nghệ<br /> và kết nối internet. Vì vậy, học tập ngoại ngữ trực tuyến cần lưu ý đến những<br /> khó khăn này tránh tạo nên những bất bình đẳng, bất cập và bất tiện trong học<br /> tập – những điều đi ngược lại với những gì được coi là ưu điểm của học tập<br /> điện tử.<br /> 5.3 Vấn đề đánh giá trình độ và thi cử<br /> - Đánh giá kết hợp kết quả kiểm tra và quá trình: Do đặc điểm trực tuyến, các<br /> bài thi, kiểm tra trình độ theo hình thức truyền thống giới hạn thời gian và giới<br /> hạn truy cập vào tài liệu thường không dễ thực hiện. Vì vậy, đánh giá trình độ<br /> ngoại ngữ trực tuyến cần có sự kết hợp giữa đánh giá quá trình tham gia học<br /> tập và kiểm tra (trên lớp, trên mạng) với tỷ lệ/hệ số điểm hợp lý.<br /> - Đa dạng trong các hình thức đánh giá: Việc đánh giá quá trình của người học<br /> có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau tùy vào đặc điểm môn học hay kỹ năng<br /> học. Chẳng hạn có thể dựa trên các tiêu chí như:<br /> + kết quả các bài tập, bài trắc nghiệm<br /> + tính chuyên cần (thời gian và số lượng đăng nhập) – Moodle cung cấp<br /> các thông tin này một cách rất cụ thể đối vời từng người dùng, từng môn<br /> học, từng hoạt động/tài nguyên<br /> + sự đóng góp trong các bài tập nhóm, bài tập wiki (ở cả số lượng, chất<br /> lượng đóng góp)<br /> + tính tích cực tham gia diễn đàn (số bài viết, chất lượng câu hỏi/câu trả<br /> lời) v.v.)<br /> + số lượng các đối tượng nội dung đóng góp cho khóa học<br /> + cách thức triển khai bài học, chất lượng nội dung chuẩn bị bài đối với<br /> các khóa học trên cơ sở lý thuyết kiến tạo xã hội (xem 5.1 bên trên)<br /> v.v. và v.v.<br /> - Kết hợp nhiều hình thức đánh giá: Hình thức học tập trên cơ sở kiến tạo xã<br /> hội, mang tính cộng đồng và nhóm xã hội cũng cần được đánh giá theo khuynh<br /> hướng này. Việc kết hợp (ở một tỷ lệ hợp lý) giữa đánh giá của giáo viên, đánh<br /> giá của bạn cùng lớp (peer assessment) và tự đánh giá (self-assessment). [F.<br /> Dochy, M. Segers & D. Sluijsmans (1999)] Ngoài sự đánh giá truyền thống của<br /> giáo viên, đánh giá của bạn cùng lớp có thể được tổ chức trong Moodle đối với<br /> các khóa học ngoại ngữ thông qua hệ thống đánh giá (ratings) từng hoạt động<br /> hay toàn bộ hoạt động của một người trong một khóa.<br /> - Các biện pháp kỹ thuật trong đánh giá và thi cử: Việc tổ chức thi/kiểm tra<br /> trên mạng, trong trường hợp cần thiết phải tổ chức, có thể cần đến các biện<br /> pháp giảm thiểu tiêu cực [McMurtry, K. (2001); Lathrop, A., & Foss, K.<br /> (2000)]. Ở góc độ kỹ thuật, nhiều biện pháp/công cụ có thể được sử dụng qua<br /> Moodle hay qua việc tổ chức bài kiểm tra:<br /> + khống chế truy cập,<br /> + sử dụng bộ đếm thời gian,<br /> + hạn chế hay khóa truy cập internet hay tìm kiếm mạng đối với các<br /> máy được sử dụng để đánh giá,<br /> + sử dụng webcam quan sát phòng thi,<br /> + sử dụng phần mềm lưu việc gõ bàn phím (keystroke)<br /> + các hình thức kiểm tra danh tính.<br /> + thu âm nội dung thi nói và đánh giá sau khi đã xác định đúng giọng<br /> người thi.<br /> v.v. và v.v.<br /> Về góc độ nội dung kiểm tra, bài kiểm tra nên tránh đánh giá các nội<br /> dung có tính chất ghi nhớ, và mở rộng các dạng bài tập phân tích đòi hỏi khả<br /> năng tư duy cũng như khả năng tổng hợp các kiến thức toàn khóa học.<br /> 6. Kết luận<br /> Trong bối cảnh phát triển CNTT và nhu cầu nâng cao trình độ ngoại ngữ<br /> nói riêng và nâng cao và hiện đại hóa chất lượng giáo dục nói chung, rất nhiều<br /> các công cụ, hình thức truyền đạt kiến thức và thực hành kỹ năng ngôn ngữ<br /> khác nhau có thể được áp dụng. Cùng với các công cụ đó là một sự phù ứng về<br /> mặt phương pháp luận và hình thức tổ chức đào tạo. Cụ thể, đề án ngoại ngữ<br /> 20209 của Bộ GD-ĐT là sự hiện thực hóa của khuynh hướng nêu trên. “CNTT<br /> gần như trở thành phương tiện và môi trường học tập, giảng dạy không thể tách<br /> rời với quá trình giáo dục. Chính vì vậy, năng lực CNTT của GV ngoại ngữ là<br /> một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy học.” (Nguyễn Văn Long -<br /> Chủ tịch Hội đồng chuyên gia ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ)10<br /> Đối với việc xây dựng và triển khai các hệ thống học tập điện tử dành<br /> cho việc dạy và học ngoại ngữ, cho đến nay, vẫn còn nhiều vấn đề tính hợp<br /> pháp và chủ trương đối với hình thức này. Hiện nay, ngày càng có nhiều<br /> trường, nhiều đơn vị đào tạo xây dựng e-learning nói chung trên cơ sở Moodle<br /> và/hay một phần mềm khác nhưng BGD-ĐT vẫn chưa có các quy định cụ thể<br /> đối với việc sử dụng e-learning trong đào tạo chính quy. Vậy việc áp dụng hình<br /> <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />   <br />  <br /> 9<br /> http://dean2020.moet.edu.vn:8080<br /> 10<br /> http://dean2020.moet.edu.vn:8080/news/Tin-tuc/Ung-dung-CNTT-trong-day-hoc-ngoai-<br /> ngu-Gop-y-tu-chuyen-gia-248/<br /> thức, chẳng hạn như học tập kết hợp (blended learning) hiện nay có được công<br /> nhận hay không và hình thức này sẽ liên quan đến các vấn đề đánh giá trình độ,<br /> vấn đề kiểm định chất lượng, thù lao giáo viên, tính thời lượng môn học cho<br /> sinh viên v.v. như thế nào. Đặc biệt, chưa có các hình thức đánh giá trực tuyến<br /> được công nhận. Điều gì sẽ diễn ra nếu sinh viên từ chối hình thức đánh giá<br /> qua mạng thậm chí hình thức học qua mạng và yêu cầu cơ quan đào tạo chứng<br /> minh tính pháp lý?<br /> Việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hệ thống trực tuyến<br /> giảng dạy ngoại ngữ ở Việt Nam ngày càng trở nên cần thiết và theo chúng tôi,<br /> có thể tiếp cận việc xây dựng các chuẩn này theo hai hướng: (1) hướng phần<br /> mềm sử dụng: lựa chọn các phần mềm có chất lượng và trên cơ sở đó xây dựng<br /> các tiêu chí chất lượng, và (2) xây dựng bộ tiêu chí đánh giá với những tính<br /> năng/chức năng cần có và trên cơ sở đó xây dựng hệ thống phần mềm phù hợp.<br /> Ngoài vấn đề quy định giáo dục chung đối với học tập điện tử, nhiều các quy<br /> định khác cũng cần được xây dựng và mang tính pháp lý như quy định về đánh<br /> giá trình độ, quy định tổ chức HTĐT, quy định về học tập kết hợp, quy định về<br /> CSVC cho HTĐT, quy định chuẩn chất lượng hệ thống HTĐT v.v. và v.v.<br /> Đối với việc triển khai và ứng dụng Moodle, ngoài việc nghiên cứu điều<br /> chỉnh Moodle cho phù hợp với nhu cầu và thực tiễn dạy học ngoại ngữ ở Việt<br /> Nam, cần triển khai ứng dụng và hỗ trợ kỹ thuật/phương pháp/vật chất như tập<br /> huấn sử dụng Moodle, xây dựng và chuẩn hóa hệ thống thuật giáo dục học<br /> chuyên về HTĐT, Việt hóa các gói ngôn ngữ của Moodle sang tiếng Việt, và<br /> hàng loạt các nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp khác để Moodle có thể trở thành<br /> một trong những giải pháp kỹ thuật và lựa chọn tiết kiệm cho việc hiện đại hóa<br /> việc dạy học ngoại ngữ ở Việt Nam cho đến 2020.<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> <br /> Đinh Lư Giang (2011), Tài liệu hướng dẫn sử dụng Moodle, ĐHSP<br /> TP.HCM (lưu hành nội bộ)<br /> Đinh Lư Giang, Nguyễn Văn Huệ (2008), “Một số kinh nghiệm về<br /> hình thức học tập kết hợp tại khoa Việt Nam học”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học<br /> Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ. ĐHKHXH và NV,<br /> TP.HCM<br /> Dougiamas, M. and Taylor, P.C. (2000) Improving the effectiveness<br /> of tools for Internet-based education, Teaching and Learning Forum 2000,<br /> Curtin University of Technology.<br /> F. Dochy, M. Segers & D. Sluijsmans (1999), “The use of self-, peer<br /> and co-assessment in higher education: A review”, Studies in Higher<br /> Education, Volume 24, Issue 3, pp.331-350<br /> Garrison, D. R.; H. Kanuka (2004). "Blended learning: Uncovering<br /> its transformative potential in higher education". The Internet and Higher<br /> Education 7 (2): 95–105. DOI:10.1016/j.iheduc.2004.02.001.<br /> Hibberd, Fiona J. (2005), Unfolding Social Constructionism. New<br /> York: Springer. ISBN 0-387-22974-4<br /> Lathrop, A., & Foss, K. (2000). Student cheating and plagiarism in<br /> the Internet era: a wake-up call. Englewood, CO: Libraries Unlimited.<br /> Lê Đức Long, Trần Ngọc Bảo (2007), “Cấu trúc bài giảng qua mạng<br /> và thực nghiệm trong LMS nguồn mở Moodle”, Hội thảo ELATE, Vũng Tàu,<br /> nguồn: http://2learner.edu.vn<br /> Lê Đức Long, Trần Văn Hạo, Alex Hunger (2011), “Thiết kế bài học<br /> và vấn đề gắn kết tính sư phạm trong việc xây dựng nội dung học tập trực<br /> tuyến”, Hội thảo ELATE, TP.HCM, nguồn: http://2learner.edu.vn<br /> McMurtry, K. (2001, November). E-Cheating: combating a 21st<br /> century challenge. T.H.E. Journal, 29(4), 36-41.<br /> Watson, J., (2008). Blended learning: The convergence of online and<br /> face-to-face education. North American Council for Online Learning.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2