intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ thế giới nhìn về công tác xã hội học đường ở Việt Nam

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

94
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Từ thế giới nhìn về công tác xã hội học đường ở Việt Nam chỉ ra vấn đề công tác xã hội học đường ở một số nước trên thế giới cũng như Việt Nam. Mời các bạn tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về điều này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ thế giới nhìn về công tác xã hội học đường ở Việt Nam

1<br /> <br /> TỪ THẾ GIỚI NHÌN VỀ<br /> CÔNG TÁC XÃ HỘI HỌC ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM<br /> ThS. Lê Chí An<br /> Trưởng Bộ môn CTXH<br /> Khoa XHH & CTXH<br /> Đại Học Mở Tp Hồ Chí Minh<br /> Không riêng Việt Nam mà các nước đang phải đối diện và giải quyết nhiều vấn<br /> đề trong trường học. Có thể thấy đó là vấn đề học sinh bỏ học, bạo lực trong học<br /> đường, vấn đề sức khỏe, nạn bắt nạt trong học sinh, bảo vệ học sinh, giúp học<br /> sinh thoát khỏi những thương tổn, mối quan hệ gia đình-học đường, vấn đề học<br /> sinh nhút nhát, ngăn ngừa học sinh bị gạt ra rìa, vấn đề tự tử, tham vấn nhóm<br /> đồng đẳng, những hành vi không thích nghi, học sinh hiếu động, trẻ em dễ bị<br /> thương tổn, đưa trẻ đường phố vào học chính quy, bạo lực gia đình và trẻ em<br /> nghèo đói.<br /> Bản thân tôi được tham dự hội nghị quốc tế Công tác xã hội học đường lần thứ 3<br /> năm 2006 ở Busan, Hàn Quốc nhận thấy lĩnh vực CTXH ở trường học đã phát<br /> triển từ lâu và khá mạnh ở một số nước trên thế giới. Các nước đã giới thiệu cách<br /> làm của họ bài bản và yêu cầu nhân sự CTXH trong lĩnh vực nầy cũng rất cao.<br /> Nhìn chung các vấn đề của học sinh trong trường học mà nhân viên xã hội học<br /> đường các nước thường giải quyết là các nhóm vấn đề : học sinh đi học thường<br /> xuyên hay không, vấn đề cảm xúc, hành vi, vật chất, động cơ học tập, giáo dục<br /> đặc biệt cho học sinh khuyết tật, bảo vệ trẻ em…Nhân viên xã hội học đường<br /> triển khai các phương pháp CTXH như CTXH cá nhân, CTXH nhóm, hoạt động<br /> phòng ngừa, vãng gia, tham vấn, tham khảo ý kiến giáo viên, lượng giá…<br /> Ở Hoa Kỳ ngay từ đầu CTXH học đường đã chú trọng cải thiện việc đến lớp của<br /> trẻ và mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Trải qua nhiều giai đoạn phát<br /> triển ngày nay CTXH học đường bao gồm các dạng dịch vụ toàn diện cho dù<br /> trọng tâm có thay đổi tùy theo trường học. Nhân viên xã hội học đường còn làm<br /> việc với trẻ khuyết tật, những học sinh vô gia cư hoặc đóng vai trò là chuyên gia<br /> phòng ngừa. Có khoảng 20.000 nhân viên xã hội học đường làm việc ở Hoa Kỳ,<br /> tập trung nhiều nhất ở vùng Trung Tây của nước nầy. Ngày nay hầu hết nhân<br /> viên xã hội học đường được các trường cấp quận tuyển dụng. Với trình độ Thạc<br /> sĩ CTXH, nhân viên xã hội học đường làm việc trong các đội nhóm đa ngành<br /> gồm nhân viên giáo dục và ngành khác.<br /> Ở Việt Nam, CTXH học đường được giới thiệu trong chương trình đào tạo cử<br /> nhân CTXH ở Đại học Mở TP.HCM như là một lĩnh vực ứng dụng của công tác<br /> xã hội và sắp tới sẽ xây dựng chuyên ngành CTXH học đường cũng như CTXH<br /> trong lĩnh vực HIV/AIDS. Để thúc đNy việc đưa CTXH vào trường học, Khoa Xã<br /> hội học-Đại học Mở TP.HCM với sự tài trợ của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy<br /> Điển (SCS-Save the Children Sweden) và sự đồng ý của Sở Giáo dục TP.HCM<br /> đã triển khai dự án thí điểm CTXH học đường ở 2 trường Chu Văn An (Quận 1)<br /> và Hưng Phú (Quận 8) từ năm 1999-2001. Tại mỗi trường có một nữ nhân viên<br /> xã hội làm việc thường xuyên với học sinh. Học sinh gặp bất kỳ vấn đề gì về học<br /> hành, tình cảm, tâm sinh lý, mối quan hệ thầy cô, vấn đề ở gia đình … đều có thể<br /> <br /> 2<br /> <br /> gặp NVXH để bộc lộ nhằm được giúp đỡ. NVXH học đường áp dụng các<br /> phương pháp chuyên nghiệp của CTXH cá nhân, CTXH nhóm, tham vấn… để<br /> giải quyết vấn đề của trẻ. Trước khi kết thúc dự án thí điểm, một cuộc lượng giá<br /> đã chỉ ra những thành công của việc đưa công tác xã hội vào trường học như cải<br /> thiện mối quan hệ giữa học sinh-học sinh, học sinh-thầy cô, giải quyết được một<br /> số vấn đề cá nhân học sinh… Tiếc rằng sau đó đã không có được sự thỏa thuận<br /> tiếp tục triển khai nhân rộng ra các trường học khác trong thành phố. Một trong<br /> các lý do đó là nhận thức của một số người cho rằng không cần thiết phải có<br /> NVXH học đường ở trường học vì đã có giáo viên chủ nhiệm.<br /> Trong nỗ lực đưa CTXH vào trường học, tổ chức SCS đã phối hợp hỗ trợ ngành<br /> Dân số Gia đình và Trẻ em TP.HCM xây dựng 8 điểm tư vấn học đường tại 8<br /> trường thuộc các quận 3, 8, 10, Tân Bình và Gò Vấp nhưng cũng gặp không ít<br /> khó khăn, thể hiện rõ nét nhất là cụm từ “CTXH học đường” không được sử<br /> dụng trong dự án nầy.1<br /> Nhìn ra thế giới rồi nhìn lại nước ta thấy rằng trong lĩnh vực CTXH trong đó có<br /> CTXH ở trường học còn quá nhiều vấn đề đang chờ đợi các cấp lãnh đạo nhà<br /> nước giải quyết. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á ký vào Công ước Quốc tế<br /> Quyền Trẻ Em. Chúng ta có Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em và các<br /> văn bản khác quy định những chính sách đối với trẻ em nhất là trẻ em trong lứa<br /> tuổi đi học. Nhưng trong thực tế trẻ em là học sinh đang bị đối xử không tương<br /> xứng với những gì các em đáng được hưởng. Nhiều vụ việc tiêu cực đã xảy ra<br /> trong nhà trường như thầy cô đánh học sinh, bắt học sinh chịu những hình phạt<br /> mang tính hạ thấp nhân phNm, làm tổn hại sức khỏe, tâm lý…của trẻ. Chúng ta<br /> có thể làm gì để giảm bớt những rắc rối nNy sinh trong khuôn viên học đường?<br /> Thê giới đã có kinh nghiệm ứng dụng kỹ năng của khoa học CTXH vào giải<br /> quyết những vấn đề nNy sinh không chỉ trong trường học mà còn ở bệnh viện,<br /> cộng đồng, lĩnh vực tội phạm, nghiện ngập…<br /> Hiện nay ở TPHCM đã có một số trường học phổ thông có tổ chức tham vấn học<br /> đường như là biện pháp giúp học sinh “hạ nhiệt” những vấn đề thuộc tâm lý<br /> nhưng chỉ trong khuôn khổ tâm lý chứ chưa thực sự là công tác xã hội. Theo<br /> Mạng lưới công tác xã hội học đường thế giới thì nhân viên xã hội học đường là<br /> những người được huấn luyện đặc biệt để làm việc với trẻ em trong trường học.<br /> Nhân viên xã hội học đường giúp học sinh :<br /> -<br /> <br /> giải quyết những vấn đề n y sinh trong trường học<br /> <br /> -<br /> <br /> giải quyết những vấn đề trong mối quan hệ với gia đình<br /> <br /> -<br /> <br /> giải quyết những vấn đề có liên quan tới cộng đồng<br /> <br /> Vì vậy nhân viên xã hội học đường cần làm việc với :<br /> -<br /> <br /> học sinh ( ở độ tuổi trẻ em và thiếu niên)<br /> <br /> -<br /> <br /> cha mẹ học sinh<br /> <br /> -<br /> <br /> thầy cô giáo và những nhân viên khác trong trường học<br /> <br /> Nhân viên công tác xã hội học đường :<br /> 1<br /> <br /> Theo Đỗ Hải Đăng, cán bộ của SCS - Văn phòng tại TP.HCM<br /> <br /> 3<br /> <br /> -<br /> <br /> giúp học sinh các vấn đề học tập và các mối giao tiếp xã hội với bạn bè<br /> <br /> -<br /> <br /> đóng vai trò liên kết giữa gia đình và trường học<br /> <br /> -<br /> <br /> chuyển tuyến (học sinh) tới các cơ sở dịch vụ có liên quan trong cộng<br /> đồng<br /> <br /> -<br /> <br /> can thiệp lúc khủng hoảng<br /> <br /> -<br /> <br /> xây dựng các chương trình mang tính phòng ngừa trong trường học và<br /> ngoài cộng đồng<br /> <br /> Hiện Mạng lưới quốc tế CTXH học đường có thông tin từ 43 quốc gia sau đây :<br /> Argentina, Australia, Austria, Bahamas, Canada, China, Denmark, Estonia,<br /> Finland, France, Germany, Ghana, Hong Kong (Special Administrative Region<br /> of China), Hungary, Iceland, India, Japan, Korea, Latvia, Liechtenstein,<br /> Lithuania, Luxembourg, Macedonia, Malta, Mauritius, Mongolia, The<br /> Netherlands, New Zealand, Norway, Pakistan, Poland, Russia, Saudi Arabia,<br /> Singapore, Slovakia, Sri Lanka, Sweden, Switzerland, Taiwan, United Arab<br /> Emirates, United Kingdom, United States, Vietnam2.<br /> Mỗi nước đều có những tiêu chuNn riêng tuyển chọn nhân viên xã hội vào làm<br /> việc ở trường học, thí dụ : Ở Hoa Kỳ nhân viên xã hội học đường có học vị thạc<br /> sĩ CTXH, nhưng ở Úc và Canada thì chỉ cần cử nhân. Còn tên gọi cũng khác, có<br /> nước như Hàn Quốc thì có hai chức danh : nhân viên xã hội học đường (tiếng<br /> Anh), nhân viên an sinh xã hội học đường hoặc nhân viên an sinh giáo dục cộng<br /> đồng (tiếng Hàn). Tuy nhiên đại đa số các nước đều chọn chức danh “nhân viên<br /> xã hội học đường” (school social worker).<br /> Thông qua hội thảo này, những người làm công tác xã hội chuyên nghiệp mong<br /> mỏi các cơ quan nhà nước có trách nhiệm, các đoàn thể, tổ chức xã hội… cùng<br /> lên tiếng và có kế hoạch đưa CTXH học đường vào trường học; đây là hoạt động<br /> phù hợp với nội dung Đề án phát triển nghề CTXH ở Việt Nam đã được Thủ<br /> tướng phê duyệt tháng 3 năm 2010.<br /> Xin tham khảo bảng sau đây để thấy số liệu của một số nước có triển khai dịch<br /> vụ CTXH học đường.<br /> <br /> TT<br /> <br /> QUỐC<br /> GIA<br /> <br /> TRÌNH ĐỘ<br /> CẦN CÓ CỦA<br /> NHÂN VIÊN<br /> <br /> CHỨC DANH<br /> <br /> XÃ HỘI<br /> <br /> NĂM BẮT<br /> ĐẦU HOẠT<br /> ĐỘNG CTXH<br /> HỌC ĐƯỜNG<br /> <br /> SỐ LƯỢNG NVXH<br /> HỌC ĐƯỜNG<br /> ĐƯỢC TUYỂN<br /> DỤNG<br /> <br /> 1940<br /> <br /> 150<br /> <br /> HỌC ĐƯỜNG<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> Australia<br /> <br /> Cử nhân CTXH Nhân viên xã hội<br /> hoặc Cử nhân học đường hoặc<br /> CTXH có 2 năm NVXH<br /> sau đại học; hội<br /> viên Hội NVXH<br /> Úc<br /> <br /> Theo Mạng lưới quốc tế CTXH học đường<br /> <br /> 4<br /> 2<br /> <br /> Canada<br /> <br /> Cử nhân CTXH Nhân viên xã hội 1900 nhưng sau<br /> hoặc Thạc sĩ học đường<br /> năm 1940 mới<br /> CTXH<br /> được nhìn nhận<br /> <br /> 750<br /> <br /> 3<br /> <br /> Finland<br /> <br /> Thạc sĩ CTXH<br /> <br /> 4<br /> <br /> Ghana<br /> <br /> 5<br /> <br /> Ấn Độ<br /> <br /> Nhân viên xã hội<br /> học<br /> đường<br /> (koulukuraattori)<br /> <br /> 1966<br /> <br /> 400<br /> <br /> Giáo viên được<br /> đào tạo thêm về<br /> CTXH<br /> học<br /> đường<br /> <br /> Nhân viên an<br /> sinh<br /> <br /> 1967<br /> <br /> 320<br /> <br /> - Thạc sĩ<br /> <br /> Nhân viên xã<br /> hội học đường<br /> <br /> 1970<br /> <br /> 20.000<br /> <br /> - Sinh viên sau<br /> đại học CTXH<br /> <br /> Nhân viên tư<br /> vấn hướng đạo<br /> <br /> Giáo viên giáo<br /> dục đặc biệt<br /> <br /> 6<br /> <br /> Nhật Bản<br /> <br /> Chưa rõ<br /> <br /> Nhân viên xã<br /> hội học đường<br /> <br /> 1986<br /> <br /> 30<br /> <br /> 7<br /> <br /> Hàn Quốc<br /> <br /> - Cử nhân hoặc<br /> trên cử nhân về<br /> lĩnh vực an sinh<br /> xã hội<br /> <br /> Nhân viên xã<br /> hội học đường<br /> (tiếng Anh)<br /> <br /> 1993<br /> <br /> 230<br /> <br /> - Thạc sĩ về an<br /> sinh xã hội<br /> <br /> Nhân viên an<br /> sinh xã hội học<br /> đường<br /> hoặc<br /> nhân viên an<br /> sinh giáo dục<br /> cộng<br /> đồng<br /> (tiếng Hàn)<br /> <br /> 8<br /> <br /> Mông Cổ<br /> <br /> - Nhân viên có<br /> trình độ CTXH,<br /> nhà tâm lý, giáo<br /> viên<br /> <br /> Nhân viên xã<br /> hội học đường<br /> <br /> 1997<br /> <br /> 524<br /> <br /> 9<br /> <br /> New<br /> Zealand<br /> <br /> - Nhân viên có<br /> trình độ trung<br /> cấp hay Cử<br /> nhân CTXH<br /> <br /> NVXH<br /> hay<br /> NVXH<br /> ở<br /> trường học<br /> <br /> 1994<br /> <br /> 150<br /> <br /> 10<br /> <br /> Singapore<br /> <br /> - Cử nhân CTXH<br /> <br /> NVXH<br /> đường<br /> <br /> học<br /> <br /> 1965<br /> <br /> Chưa có số liệu<br /> nhưng đã có 100 cơ<br /> sở an sinh tình<br /> nguyện cung cấp dịch<br /> vụ CTXH học đường<br /> <br /> 11<br /> <br /> Sri Lanka<br /> <br /> - NV tốt nghiệp<br /> trung cấp 2 năm<br /> ở Viện phát<br /> triển xã hội<br /> quốc gia<br /> <br /> NVXH<br /> đường<br /> <br /> học<br /> <br /> 1997<br /> <br /> 17 NVXH làm việc ở<br /> 24 trường<br /> <br /> 12<br /> <br /> Thụy Điển<br /> <br /> - Cử nhân CTXH<br /> <br /> NVXH<br /> <br /> học<br /> <br /> 1950<br /> <br /> 1500-2000<br /> <br /> 5<br /> đường<br /> Skolkurator<br /> (tiếng<br /> Thụy<br /> Điển)<br /> 13<br /> <br /> Đài Loan - Cử nhân CTXH<br /> (TQ)<br /> <br /> NVXH<br /> đường<br /> <br /> học<br /> <br /> 1977<br /> <br /> 58<br /> <br /> 14<br /> <br /> Các tiểu - Cử nhân CTXH<br /> vương<br /> quốc<br /> Ả<br /> Rập thống<br /> nhất<br /> (UAE)<br /> <br /> NVXH<br /> đường<br /> <br /> học<br /> <br /> 1972<br /> <br /> 813<br /> <br /> 15<br /> <br /> Anh quốc - NVXH trung<br /> và<br /> Bắc<br /> cấp<br /> Ailen<br /> - NV các ngành<br /> gần<br /> <br /> NVXH<br /> dục<br /> <br /> giáo<br /> <br /> 1871<br /> <br /> 3.000<br /> <br /> Hoa Kỳ<br /> <br /> NVXH<br /> đường<br /> <br /> 1906<br /> <br /> 20.000<br /> <br /> 16<br /> <br /> - Thạc sĩ CTXH<br /> <br /> Nhân viên an<br /> sinh giáo dục<br /> học<br /> <br /> __________________________<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> -<br /> <br /> Các báo cáo tham luận tại hội nghị CTXH học đường ở Busan, Hàn Quốc<br /> năm 2006 của Lê Chí An và đại biểu các nước khác<br /> <br /> -<br /> <br /> Mạng lưới quốc tế công tác xã hội học đường:<br /> http://internationalnetwork-schoolsocialwork.htmlplanet.com/<br /> <br /> -<br /> <br /> Newsletter hàng tháng của International Network for School Social Work<br /> từ 2006 đến 2011.<br /> <br /> website:<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2