intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư tưởng của Lênin về mọi quan hệ biện chứng giữa chuyên chính và dân chủ của Nhà nước XHCN còn sống mãi

Chia sẻ: Nguyen Thi Gioi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

471
lượt xem
97
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày 18/5, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã tới dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 119 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 50 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2009. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam xin trân trọng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư tưởng của Lênin về mọi quan hệ biện chứng giữa chuyên chính và dân chủ của Nhà nước XHCN còn sống mãi

  1. Tư tưởng của V.I Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa chuyên chính và dân chủ của Nhà nước XHCN còn sống mãi Nguồn: fpe.hnue.edu.vn (ĐCSVN)- Ngày 22/4 này, phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và toàn nhân loại sẽ kỷ niệm lần thứ 137 ngày sinh V.I. Lênin, vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Bàn về vai trò, chức năng của bộ máy nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới này, V.I.Lênin đã đưa ra những quan điểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng về lý luận cũng như về thực tiễn. Một trong những quan điểm quan trọng đó là quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa chuyên chính và dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong phiên họp của Xô viết đại biểu công nhân và binh sĩ Pê-tô-grát ngày 25 tháng 10 (7 tháng 11 theo lịch mới) năm 1917, nghĩa là ngay những giờ phút đầu tiên sau khi Cách mạng Tháng 10 thành công, V.I.Lênin đã nêu bật ý nghĩa của cuộc cách mạng là ở chỗ nhân dân lao động Nga đã có một cơ quan chính quyền riêng, “không hề có một sự tham gia nào của giai cấp tư sản”[1], và đó là “một bộ máy quản lý mới”.
  2. Lênin khẳng định rằng, bộ máy chính quyền trong tay giai cấp vô sản chính là điều kiện tiên quyết của văn minh để xây dựng chủ nghĩa xã hội [2]. Để có thể trở thành một công cụ sắc bén cho giai cấp vô sản sử dụng nhằm thực hiện những mục tiêu lý tưởng của mình, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng, văn minh cho đại đa số nhân dân, bộ máy nhà nước này phải là một chỉnh thể thống nhất, trong đó dân chủ và chuyên chính gắn bó chặt chẽ với nhau, có quan hệ biện chứng với nhau. Lê nin khẳng định rằng, khi xã hội còn tồn tại tình trạng phân chia giai cấp thì còn cần đến nhà nước với tính cách là một công cụ của một giai cấp dùng để trấn áp sự đấu tranh của các giai cấp khác, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, do vậy bất cứ nhà nước nào cũng vừa có dân chủ, vừa có chuyên chính. Vấn đề là ở chỗ, dân chủ với giai cấp nào và chuyên chính với giai cấp nào mà thôi. Về khái niệm chuyên chính, Lê nin chỉ ra rằng không thể hiểu chuyên chính theo cách hiểu tầm thường, phiến diện, tức là hiểu khái niệm chuyên chính và khái niệm dân chủ tách rời nhau, loại trừ lẫn nhau, là hủy bỏ tất cả mọi quyền tự do và tất cả những bảo đảm về quyền dân chủ, là mọi sự độc đoán, mọi sự lạm dụng quyền hành cho lợi ích cá nhân kẻ độc tài [3]. Chuyên chính, theo quan điểm của Lê nin, đó là việc một chính quyền mới, chính quyền cách mạng dùng bạo lực để xóa bỏ những tàn tích của chế độ cũ, xóa bỏ những lực cản, những trở ngại, ngăn cản quá trình xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn. Mặt khác, chuyên chính còn có nghĩa là việc bộ máy chính quyền của giai cấp vô sản phải xây dựng được một trật tự nghiêm ngặt, một kỷ luật thép. Theo Lê nin, đó là cái cốt yếu nhất, căn bản
  3. nhất, cần thiết nhất để có thể hoàn thành được những chức năng cơ bản của nó trong thời kỳ mới: kiểm kê, kiểm soát - điều hành quá trình sản xuất và điều hành quá trình phân phối, tiêu dùng trong toàn xã hội. Vấn đề kỷ luật lao động, ý thức tổ chức, xây dựng chế độ tập trung dân chủ -nhằm tạo điều kiện cho chính quyền nhà nước vô sản thực hiện các chức năng của nó, mà trọng tâm là chức năng tổ chức xây dựng – luôn luôn được Lênin nhấn mạnh, nhiều lần trong các bài nói cũng như các bài viết của Người. Đồng thời Lê nin cũng chỉ ra rằng, sở dĩ chính quyền mới, chính quyền cách mạng có thể thực hiện được chuyên chính, trấn áp những thế lực phản động, xóa bỏ những trở ngại ngăn cản sự phát triển của xã hội, thiết lập được kỷ luật thép, trật tự nghiêm ngặt là vì “Sức mạnh mà chính quyền mới dựa vào quần chúng nhân dân…. Cơ quan của chính quyền mới là cơ quan chính quyền của nhân dân, của công nhân và nông dân đối với thiểu số… Chính quyền mới, với tính cách là chuyên chính của tuyệt đại đa số, đã có thể duy trì và đã được duy trì chỉ là nhờ vào sự tín nhiệm của quần chúng đông đảo, chỉ bằng cách lôi cuốn một cách tự do nhất, rộng rãi nhất và mạnh mẽ nhất toàn thể quần chúng tham gia chính quyền… Đó là chính quyền công khai đối với mọi người, làm mọi việc trước mặt quần chúng, quần chúng dễ dàng gần gũi nó, nó trực tiếp sinh ra từ quần chúng, là cơ quan trực tiếp đại biểu cho quần chúng nhân dân và cho ý chí của họ.” [4]. Nói cách khác, sở dĩ nhà nước mới, nhà nước cách mạng, nhà nước của giai cấp vô sản có sức mạnh thực hiện được chuyên chính là nhờ đã thực hiện dân chủ. Bởi vì, dân chủ, theo Lê nin, một mặt, “chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái của nhà nước. Cho nên, cũng như mọi nhà nước, chế độ dân
  4. chủ là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cưỡng bức đối với người ta”, “mặt khác chế độ dân chủ có nghĩa là chính thức thừa nhận quyền bình đẳng giữa những công dân, thừa nhận cho mọi người được quyền ngang nhau trong việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý nhà nước.”[5] Đặc biệt, Lênin đã đưa ra những tiêu chí bảo đảm cho chính quyền xô viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Những tiêu chí đó là, thứ nhất: phải thu hút được quần chúng nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quá trình tổ chức, quản lý đất nước. Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, không có sự tham gia của đông đảo quần chúng hàng triệu hàng triệu người thì không thể có được một sự nghiệp chính trị nghiêm túc, không thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội . Thứ hai: phải bảo đảm được sự ăn khớp nhịp nhàng giữa các bộ phận, giữa trung tâm đầu não với các cơ quan địa phương, bảo đảm phát huy được tính sáng tạo của địa phương. Lênin cũng đã phân biệt hết sức rõ ràng và rành mạch sự khác nhau về chất giữa chế độ tập trung dân chủ với tập trung quan liêu; cũng như giữa chế độ tập trung dân chủ với chủ nghĩa vô chính phủ. Chế độ tập trung dân chủ là sự thống nhất biện chứng giữa dân chủ tuyệt đối và tập trung một cách tuyệt đối. Theo Lênin, dân chủ một cách tuyệt đối trong quan hệ biện chứng nói trên là “mỗi đại biểu của quần chúng, mỗi công nhân, đều phải được ở trong điều kiện có thể tham gia thảo luận các đạo luật của nhà nước, bầu cử các đại biểu của mình cũng như thi hành các đạo luật của nhà nước” . Và tập trung một cách tuyệt đối trong mối quan hệ biện chứng với dân chủ một cách tuyệt đối đòi hỏi “quá trình lao động tập thể cần phải có sự lãnh đạo, cần phải xác định được chức trách của người lãnh đạo và
  5. cần phải có một trật tự nghiêm ngặt do ý chí thống nhất của người lãnh đạo lập ra” . Nhà nước xô viết được thiết lập và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ mới có thể thu hút được toàn thể công dân “toàn thể những người lao động, không trừ một ai, tham gia việc quản lý nhà nước”, để có thể vận hành toàn bộ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội theo nhịp điệu của đại công nghiệp, tuân theo sự chỉ huy thống nhất, khắc phục được tính tự phát, vô tổ chức, vô kỷ luật, sản phẩm tất yếu của nền sản xuất nhỏ. Đồng thời chính nhờ thực hiện được nguyên tắc tập trung dân chủ, chính quyền xô viết mới có thể giữ vững được mối liên hệ hữu cơ, vững chắc, linh hoạt và mềm dẻo với từng địa phương, với từng tế bào của xã hội, để khắc phục, chống lại chủ nghĩa quan liêu, một thứ bệnh kinh niên, mãn tính của các loại hệ thống chính quyền. Những quan điểm của Lê nin về mối quan hệ biện chứng giữa dân chủ và chuyên chính đã được Bác Hồ vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo trong quá trình xây dựng bộ máy nhà nước của chúng ta sau Cách mạng Tháng Tám. Về mối quan hệ giữa dân chủ và chuyên chính Bác Hồ cũng chỉ ra: “Dân chủ và chuyên chính đi đôi với nhau. Muốn dân chủ thực sự phải chuyên chính thực sự. Vì không chuyên chính thực sự, bọn thù địch sẽ làm hại dân chủ của nhân dân” [6]. Do đó, một trong những nguyên tắc quan trọng của việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước là: “Mở rộng dân chủ, đi đôi với tăng cường chuyên chính”, dân chủ là mục tiêu, chuyên chính là phương tiện để bảo vệ dân chủ, đúng như Bác Hồ đã chỉ ra: “Dân chủ là cái quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại”
  6. Trong thực tiễn xây dựng nhà nước của chúng ta, những nguyên lý về mối quan hệ biện chứng giữa chuyên chính và dân chủ đã được hiện thực hóa. Từ cuộc Tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên của nước ta năm 1946, sự ra đời của Hiến Pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam cho đến cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII tới đây của nước ta, tất cả đều thể hiện một cách sinh động và đầy đủ nhất tinh thần dân chủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2