intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tuyển tập quy trình kỹ thuật trồng trọt

Chia sẻ: Tran Dung Dung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

221
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

 Nhằm góp phần nhỏ bé hỗ trợ các cán bộ sinh kế và CF của dự án có thêm tài liệu để tự nâng cao năng lực bản thân, nhóm sinh kế CPO đã sưu tầm và biên soạn một số quy trình kỹ thuật nuôi, trồng các vật nuôi, cây trồng phổ biến nhất trong vùng dự án để chia sẻ đến bạn đọc. Tài liệu có kết cấu gồm 11 phần, mỗi phần trình bày kỹ thuật trồng một số loại cây trồng phổ biến như kỹ thuật trồng lúa, kỹ thuật trồng ngô lai trên đất dốc, kỹ thuật trồng lạc, kỹ thuật trồng khoai lang,... Mời bạn đọc tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tuyển tập quy trình kỹ thuật trồng trọt

  1. Lời giới thiệu Việc hỗ trợ các Nhóm cùng sở thích thực hiện các tiểu dự án sinh kế, đặt ra yêu cầu cho các cán bộ sinh kế và hướng dẫn viên cộng đồng (CF) của dự án, không chỉ có nhưng kỹ năng thúc đẩy tốt, mà còn cần có những kỹ kiến thức, kỹ năng sâu, rộng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung, và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, do có nhiều cán bộ sinh kế và CF của dự án có chuyên nghành đào tạo khác biệt so với yêu cầu kiến thức của dự án, nên khi tham gia dự án, hỗ trợ cộng đồng, những cán bộ này đã phải tự tham khảo nhiều kiến thức, tự học thêm nhiêu kỹ năng làm việc mới mà đôi khi việc tìm tài liệu thao khảo còn gặp nhiều khó khăn. Nhằm góp phần nhỏ bé hỗ trợ các cán bộ sinh kế và CF của dự án có thêm tài liệu để tự nâng cao năng lực bản thân, nhóm sinh kế CPO đã sưu tầm và biên soạn một số quy trình kỹ thuật nuôi, trồng các vật nuôi, cây trồng phổ biến nhất trong vùng dự án để chia sẻ đến bạn đọc. Xin lưu ý rằng những quy trình kỹ thuật này được sưu tầm ở nhiều nguồn khác nhau. Chúng không thể đại diện cho một địa phương trong vùng dự án được. Vì thế, không nên dùng những tài liệu này để áp dụng ngay vào thực tế sản xuất tại địa phương. Khi cần áp dụng cho một tiểu dự án nào đó, cán bộ sinh kế và CF vẫn cần đến liên hệ với các Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm khuyến nông huyện để lấy các quy trình tương ứng để áp dụng, vì các quy trình này đã được thiết kế chính xác hơn với các điều kiện vụ thể của địa phương. Hà nội, ngày 5 tháng 10 năm 2012 Nhóm sinh kế CPO 1
  2. MỤC LỤC PHẦN 1 - KỸ THUẬT TRỒNG LÚA ..........................................................................................................3 PHẦN 2 - KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ LAI TRÊN ĐẤT DỐC ..................................................................17 PHẦN 3 - KỸ THUẬT TRỒNG LẠC.........................................................................................................30 PHẦN 4 - KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI LANG ........................................................................................36 PHẦN 5 - KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC ......................................................................................................................................................................43 PHẦN 6 - KỸ THUẬT TRỒNG ATISO .....................................................................................................48 PHẦN 7 - KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THU HOẠCH CÂY THANH HAO HOA VÀNG ..........................54 PHẦN 8 - KỸ THUẬT TRỒNG GỪNG .....................................................................................................58 PHẦN 9 - KỸ THUẬT TRỒNG NẤM .......................................................................................................62 PHẦN 10 – KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ CHĂM SÓC CÂY THUỐC TẮM ..........................................69 PHẦN 11 - KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI TÂY ĐỨC ...............................................................................73 PHẦN 12 - KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI SỌ (MÔN) ...............................................................................77 PHẦN 13 - KỸ THUẬT TRỒNG CỎ .........................................................................................................79 PHẦN 14 - KỸ THUẬT TRỒNG CÀ PHÊ.................................................................................................83 2
  3. PHẦN 1 - KỸ THUẬT TRỒNG LÚA Nguồn: Tài liệu của viện khoa học nông nghiệp Việt Nam (web: vaas.org.vn) 1. Chuẩn bị hạt giống, ủ, làm đất, gieo và chăm sóc mạ a. Chuẩn bị hạt giống Nhà nông có câu ”Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”. Yếu tố đầu tiên đảm bảo cho cây lúa khoẻ cần phải có hạt giống tốt. Gieo trồng hạt giống tốt là điều kiện cần thiết để cây lúa khoẻ. có khả năng chống chịu sâu bệnh và vượt qua được biến động bất lợi của điều kiện môi trường từ đó mới có thể cho năng suất, chất lượng cao. Để có hạt giống tốt đối với những hộ nông dân tự làm giống phải tuân thủ quy trình sản xuất và bảo quản giống do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định. Nếu không tự sản xuất được thì phải mua hạt giống tại những cơ sở cung cấp giống tin cậy. Hạt giống khỏe phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Hạt giống phải khô, sạch, chắc mẩy, thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫn những hạt giống khác, không bị lẫn hạt cỏ và tạp chất, không có hạt lem, lép và không bị dị dạng. - Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không mang mầm bệnh nguy hiểm. - Tỉ lệ nảy mầm cao, đạt 85% trở lên. Số lượng hạt giống / đơn vị diện tích: Tuỳ theo mùa vụ và trọng lượng 1000 hạt của giống để tính lượng hạt giống cần cấy ( Trọng lượng 1000 hạt lớn, lượng hạt giống cần nhiều hơn hạt giống có trọng lượng 1000 hạt thấp). Thông thường lượng hạt giống cần thiết: - Vụ xuân: 2- 2,5 kg hạt giống/ sào Bắc bộ - Vụ mùa: 1,5- 2 kg hạt giống/ sào Bắc bộ Lưu ý: Đối với lúa lai chỉ cần 1 kg3hạt giống/ sào Bắc bộ
  4. b. Ngâm ủ hạt giống Thực hiện tốt các khâu kỹ thuật ngâm ủ hạt giống sẽ có tỷ lệ nảy mầm cao, loại bỏ được một số loại bệnh hại và kí sinh trên hạt. Phơi lại hạt giống: Hạt giống cần phơi lại 6- 8 giờ trong nắng nhẹ (không phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng). Phơi lại có tác dụng làm cho hạt hút nước nhanh, xúc tiến hoạt động của hệ thống men, tăng khả năng nảy mầm. Thử tỷ lệ nảy mầm Chọn hạt tốt, loại bỏ hạt lép lửng bằng nhiều cách : Bằng quạt gió, sàng sảy hoặc trong quá trình ngâm nước cần vớt hết những hạt nổi và giữ lại hạt chìm (hạt tốt). Xử lí hạt giống : Có thể sử dụng một trong các phương pháp sau: + Xử lí bằng nước nóng 540C ( pha tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh): Ngâm hạt vào nước lạnh 24 giờ, sau đó đưa vào nước nóng 45- 470C trong 5 phút và cu ối cùng là nước nóng 54- 550C trong 10 phút. Phương pháp này đơn giản nhất, có tác dụng trừ nấm bệnh và tuyệt trùng trên hạt, tạo cho hạt hút nước nhanh + Xử lí bằng nước vôi: Hòa tan 1kg vôi sống vào 100 lít nước, ngâm 1-2 ngày ở vụ mùa, 3-4 ngày ở vụ xuân, đãi sạch rồi ủ thúc mầm. + Xử lí bằng hoá chất Formalin: Dung dịch 2% phun vào hạt giống ( 5 lít dung dịch cho 50 kg hạt giống), ủ kín 3 giờ, đãi sạch rồi thúc mầm. (Xem thêm ở trang phòng trừ bệnh trên hạt) Đối với hạt giống mới thu hoạch muốn gieo ngay cần áp dụng phương pháp xử lý phá ngủ để tăng độ nảy mầm. Dùng axít nitric 0,2% (lượng dùng 100 ml dung dịch cho 1,2- 1,4 tạ hạt giống) để xử lý phá ngủ hoặc dùng supe lân để thay thế. 4
  5. Ngâm ủ hạt giống Ngâm hạt: Để hạt nảy mầm cần phải ngâm hạt hút đủ độ ẩm cần thiết. Thời gian ngâm tùy thuộc nhiệt độ, 1-2 ngày ở vụ mùa, 2-3 ngày ở vụ đông xuân. Trong quá trình ngâm, hạt hô hấp yếm khí, thiếu ô xy làm nước chua, cần phải thay nước mỗi ngày một lần. Ủ thúc mầm: Sau khi hạt đã hút đủ nước, đem ủ, để hạt nảy mầm. Trong quá trình ủ, nên định kỳ vảy nước và trộn đảo hạt để hạt nẩy mầm đều. Khi hạt đã nhú mầm, nên xen kẽ “ngày ngâm đêm ủ” để phát triển cân đối mầm và rễ. Vụ mùa, hè thu chỉ cần ủ nứt nanh, vụ đông xuân cần có mầm dài hơn. c. Các phương thức làm mạ: Tùy điều kiện đất đai và thời tiết, có thể làm mạ bằng nhiều phương pháp khác nhau: - Mạ dược: Là hình thức phổ biến nhất. Ruộng mạ được giữ nước, làm đất kỹ, trang phẳng rồi lên luống, gieo hạt đã nảy mầm, giữ ẩm thời kỳ đầu sau đó mới tưới nước cho đến lúc cấy. - Mạ sân (mạ nền): Những năm rét nhiều ở vụ xuân, mạ dược thường chết gây thiêu mạ, phảI khắc phục bằng làm mạ sân (Thường là vụ xuân muộn). Xuất phát từ kinh nghiệm làm mạ Dapog của Philippin. Làm đất khô trước khi gieo, lót giấy PE hoặc lá chuối, rải một lớp đất bột mỏng rồi gieo hạt, tưới ẩm. Mạ Dapog gieo dày (2-2,5 Kg/m2), tuổi mạ 10-15 ngày. Có thể cải tiến phương pháp này bằng cách trước khi gieo mầm, rảI một lớp bùn mỏng lên sân hay lên nền đất cứng ở bờ mương, ven đường. Nếu đất xấu có thể trộn thêm phân chuồng mục đã ủ với lân. Gieo hạt đã xử lí, ngâm ủ. Mật độ gieo từ 1,0-1,5 kg/m2 . Tưới giữ ẩm, che nilon tránh gió lạnh. Khi mạ 2,5-3 lá là nhổ cấy được. Khi lấy mạ bứng cả mảng. Khi cấy tách thành các khóm nhỏ. Mạ sân bén rễ nhanh, không thua kém mạ dược. - Mạ khô (mạ đồi, mạ nương): Làm đất khô, gieo sâu 2-3 cm (hoặc chọc lỗ bỏ hạt) dùng cào, bừa răng lấp hạt. . . ở đồng bằng, làm đất nhỏ lên luống, gieo hạt, lấp một lớp đất bột mỏng và tưới ẩm. Loại mạ này, sau cấy bén rễ nhanh, mọc khỏe. 5
  6. - Mạ nổi (mạ bè): Phổ biến ở vùng đất trũng không làm được mạ dược (mạ nước). Lấy rơm cỏ kết thành bè rộng 1-1,2 m, nổi lên 3-5 cm, dùng đất sét, bùn loãng rải lên rồi gieo mầm. * Làm đất gieo mạ *Mạ dược: Chuẩn bị ruộng mạ : Chọn chân ruộng cao, chủ động tưới tiêu, đất cát pha hoặc thịt nhẹ và tiện chăm sóc. *Làm đất: Đất cày ngả sớm, bừa 4-6 lần, nhuyễn và sạch cỏ. Nếu đất chua có thể bón vôi 15-20 kg/ sào Bắc Bộ. Bón lót 3- 4 tạ phân chuồng, 7-10 kg supe lân, 2 kg urê và 3kg kali/ sào. Lên luống rộng 1,2 - 1,4 m, có rãnh thoát nước, mặt luống phẳng ở vụ đông xuân, mặt luống hơi vồng ở vụ mùa để dễ thoát nước. Gieo mạ: Hạt giống sau khi xử lí, ngâm ủ nảy mầm đều là đem gieo Mật độ và kỹ thuật gieo: Vụ đông xuân gieo 40-45 kg/ sào Bắc bộ, vụ mùa ít hơn (tùy theo giống, thời vụ và khối lượng hạt). Gieo hơi chìm hạt, nhất là vụ đông xuân để chống rét, sau gieo có thể phủ một lớp tro mộc ( 8-10 kg/sào). Mạ sân, mạ trên nền đất cứng: Là giải pháp tình thế trước đây để khắc phục hiện tượng thiếu mạ trong vụ đông xuân, do thời tiết rét đậm kéo dài, mạ dược bị chết nhiều. Song hiện nay biện pháp này đã trở thành tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi. Làm mạ sân hay mạ trên nền đất cứng không phức tạp chỉ cần chọn được 6
  7. nền đất cứng (bờ mương, ven đường, sân, vườn..), làm cho mặt đất phẳng, rải một lớp bùn hoặc đất bột mỏng lên sân hay nền đất cứng ( Nếu đất xấu nên trộn thêm với phân chuồng hoai mục đã được ủ với lân để đảm bảo dinh dưỡng cho mạ) , gieo hạt đã xử lí, ngâm ủ, nảy mầm đều. Lượng gieo: 1,0 -1,5 kg hạt giống/m2. Tưới nước giữ ẩm. c. Chăm sóc và quản lý ruộng mạ Chăm sóc mạ dược: Nước: Ở thời kỳ mạ non (từ gieo đến 3lá), mặt luống cần được giữ ẩm để rễ phát triển thuận lợi. Khi mạ có 4 lá đến nhổ cấy tùy theo thời tiết và sinh trưởng của mạ để quyết định chế độ tưới nước. Khi cần chỉ tưới nước vào rãnh để luống mạ đủ ẩm. Trước khi nhổ có thể tưới trước 5-7 ngày cho đất mềm, dễ nhổ, tránh đứt rễ. Phân bón: Bón thúc vào thời kỳ mạ 3-4 lá, Lượng bón từ 0,5- 1,0 kg Urê/ sào Bắc bộ tùy theo giống và độ phì đất. Trước khi nhổ cấy 3-5 ngày, có thể bón tiễn chân giúp cây mạ ra rễ mới. Mạ tốt, mạ già không nên bón thúc nhiều. Phòng chống rét: Dùng các giống chịu rét. Gieo đúng thời vụ, gieo vào lúc trời ấm, gieo mật độ dày, tăng phân chuồng và lân, không bón đạm vào lúc trời rét, điều tiết nước và che phủ Nilon cho mạ trong những đợt rét. Phòng chống mạ già, mạ ống: Mạ đông xuân rất mẫn cảm với nhiệt độ. Cần đề phòng mạ ống khi thời tiết ấm, nhiệt độ bình quân trên 200c kéo dài và tích ôn đạt 5000c . Điều kiện đất tốt, nước nhiều, gieo dày cũng dẫn tới mạ ống. Biện pháp chống mạ già và ống: Rút nước để ruộng mạ khô, không bón đạm, bố trí thời vụ thích hợp và tránh tình trạng “mạ chờ ruộng”. Phòng chống sâu bệnh cho mạ: Tiến hành phòng trừ khi sâu bệnh phát sinh rộ. Tiêu chuẩn mạ tốt: Mạ cứng cây, khỏe, tỉ lệ bẹ / lá cao, đanh dảnh, màu sắc lá xanh vàng, tỉ lệ C/N thích hợp, mạ không bị ống, có sức ra rễ mạnh và không có sâu bệnh. Đúng tuổi: Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Thí dụ, ở vụ mùa tính tuổi 7
  8. mạ theo ngày tuổi, còn ở vụ đông xuân theo số lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3 lá). Chăm sóc mạ sân: Đối với mạ sân, sau khi gieo hạt cần đặt biệt điều tiết nước và giữ ẩm cho mạ. Số lần tưới nước phụ thuộc vào nhiệt độ và cường độ ánh sáng trong ngày. Ở vụ mùa số lần tước nước đòi hỏi nhiều hơn ở vụ xuân, đặc biệt vào những ngày nắng nhiều và nhiệt độ cao. Khi đó, cứ 20- 30 phút cần tưới nước một lần để giữ ẩm. Khi mạ có 2,5 - 3 lá là đủ tuổi để nhổ cấy. 2. Kỹ thuật làm đất cấy Đất trồng lúa có hai dạng cơ bản : Đất chuyên canh lúa: Thường có chân vàn hoặc chân trũng khó thoát nước. Loại đất này thường làm dầm, khi có điều kiện thì chỉ rút nước phơi ải sau khi đã thu hoạch xong vụ lúa mùa. Đất luân canh lúa-màu: Là đất chân cao, cấy vụ mùa và làm màu vụ đông xuân. đất này không phơi ải mà chỉ làm dầm. Kỹ thuật làm đất Đất lúa cần phải cày sớm, ruộng làm dầm phải giữ nước. Ruộng làm ải cần được phơi kỹ, giữa đợt cày đảo ải. Làm ải có tác dụng cho đất thoáng, tiêu diệt được một số loại dịch hại trong đất. Nếu phơi ải gặp mưa lớn không có khả năng phơi lại thì phải giữ nước, chuyển sang làm dầm. Làm đất lúa phải cày sâu, bừa kỹ cho đất nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng thuận lợi cho khi cấy đồng đều và điều tiết nước. Cày sâu tạo điều kiện cho bộ rễ lúa phát triển tốt, tăng nguồn dự trữ dinh dưỡng, có lợi cho các hoạt động của vi sinh vật vùng rễ phân giải các chất hữu cơ khó phân huỷ, tăng cường dinh dưỡng cho lúa. 8
  9. Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ, cỏ dại. đất lúa cấy mạ sân càng phải được làm kỹ hơn, mặt ruộng phẳng hơn và để mức nước nông để lúa cấy xong phát triển thuận lợi. Bón lót: Trong quá trình làm đất sẽ kết hợp với bón lót. Bón lót phân chuồng, phân xanh, vôi và các loại phân vô cơ như lân, kali, đạm…Bón lót sâu và hợp lí : Bón lót phân xanh và vôi (nếu có) vào lúc cày ngả, phân chuồng và phân lân bón vào lúc cày lại, đạm và kali bón trước khi bừa cấy. Vụ chiêm xuân nhiệt độ đầu vụ thấp cần quan tâm bón lót nhiều hơn vụ mùa. Kỹ thuật cấy Mật độ và khoảng cách cấy: Mật độ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành số bông. Xác định mật độ cấy hợp lý cần dựa và Thời vụ cấy: vụ có nhiệt độ thấp cấy dầy hơn vụ có nhiệt độ cao. Vụ xuân cấy mật độ: 45-55 khóm/m2, 2-3 dảnh /khóm Vụ mùa cấy mật độ: 40- 45 khóm/m2, 2-3 dảnh / khóm Khoảng cách:  Vụ xuân: 20 cm X 11cm hoặc 18 cm X 11 cm  Vụ mùa: 20 cm X 11 cm. Giống: loại hình nhiều bông cấy dày hơn loại hình to bông.  Giống nhiều bông cấy 200 -250 dảnh cơ bản /m2  Giống to bông: cấy 180 -200 dảnh cơ bản /m2 Đất và dinh dưỡng: Đất xấu, ít phân cấy dầy hơn nơi đất tốt và nhiều phân. Tuổi mạ, chất lượng mạ: Mạ già chất lượng kém cấy dày hơn mạ non, mạ tốt. Trình độ thâm canh: Nơi có trình độ thâm canh thấp cần cấy dầy hơn nơi có trình độ thâm canh cao. Kỹ thuật cấy: Cấy thẳng hàng, cấy nông 3-4 cm( cấy sâu 5-6cm lúa sẽ phát sinh 2 tầng rễ), ở vụ chiêm xuân cấy sâu hơn vụ mùa. 9
  10. Để cấy nông, cần làm đất kỹ, giữ nước nông, cấy ngửa tay. Cấy thẳng hàng dễ kiểm tra, bảo đảm mật độ và tạo điều kiện thuận lợi cho khâu chăm sóc sau này. 3. Kỹ thuật chăm sóc lúa a. Làm cỏ Khi cây lúa bén rễ hồi xanh thì bắt đầu làm cỏ kết hợp với sục bùn và bón thúc. Sau đó tuỳ vào giống lúa ngắn hay dài ngày có thể tiếp tục làm cỏ sục bùn từ 1-2 lần nữa và kết thúc trước khi lúa bước vào thời kỳ làm đòng. Làm cỏ sục bùn có tác dụng diệt cỏ dại, vùi phân tránh mất đạm, bổ sung ô xy cho rễ, làm đứt rễ già và kích thích ra rễ mới. Làm cỏ bằng tay, cào răng đẩy tay b. Trừ rong rêu: Những ruộng lúa có nhiều rong rêu thì nên trừ bằng cách tháo cạn nước 5-6 ngày kết hợp bón vôi bột (5-10 kg/ha), hoặc phun CuSO4 5-10% vào ngày nắng từ 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 ngày, hoặc dùng MCPA dung dịch 0,4% phun 500 lít/ ha. c. Bón thúc: Bón thúc đẻ nhánh: Khi lúa bén rễ hồi xanh kết hợp với làm cỏ đợt I, bón 50 -60 % lượng đạm Bón đón đòng: Trước trỗ 30 -35 ngày. Bón đón đòng có tác dụng xúc tiến phân hóa rễ và hoa nhằm đạt số hạt / bông cao. Bón nuôi đòng: Tiến hành vào thời gian trước trỗ 12-15 ngày. bón nuôi đòng có tác dụng tăng tỉ lệ hạt chắc và khối lượng hạt. Để tăng hiệu quả của phân bón thúc nên bón sâu theo cách kết hợp với làm cỏ sục bùn, giữ nước vừa phải, không bón khi thời tiết xấu . . .có thể dùng phân viên tổng hợp bón tập trung vào gốc sẽ năng cao hiệu quả của phân. d. Tưới nước Tuỳ điều kiện cụ thể mà có thể đảm bảo chế độ nước phổ biến như sau: duy trì mức nước < 5 cm vào thời kỳ sau cấy đến thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu, > 20cm vào thời kỳ cuối đẻ nhánh để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Nếu lúa tốt, sinh trưởng mạnh thì nên rút nước phơi ruộng, hạn chế dinh dưỡng cũng có tác dụng làm giảm đẻ nhánh vô hiệu. Duy trì 5-10 cm nước vào thời kỳ làm đòng đến chín sữa. Sau thời kỳ chín sữa có thể rút nước, lúa tiếp tục vào chắc, thuận lợi cho khâu thu hoạch. Trường hợp lúa xấu hoặc trên đất chua , mặn, phèn, phải duy trì mực nước 5-6 cm để hạn chế phèn, mặn. 10
  11. e. Phòng trừ sâu bệnh: Phải thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Cây lúa có nhiều loại bệnh như: sâu đục thân bướm hai chấm, sâu đục thân năm vách đầu nâu , sâu đục thân năm vạch đầu đen, sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn, sâu năn hại lúa, sâu phao, sâu gai, châu chấu hại lúa, rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ xít, bọ trĩ, bệnh do vi khuẩn: bệnh bạch lá, bệnh do vi-rút: bệnh vàng lụi, bệnh virut lúa cỏ, bệnh lùn xoắn lá; bệnh do nấm: bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh hoa cúc, bệnh truyền qua hạt giống, bệnh lúa von, bệnh thối bẹ, bệnh đốm nâu, bệnh đốm vòng, bệnh cháy lá, chuột đồng hại lúa. Sau đây là một số biện phát phát hiện bệnh và cách phòng trừ bệnh hại lúa. Sâu cuốn lá nhỏ Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng. * Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ - Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại là nơi trú ngụ qua đông. - Cấy dày vừa phải. Chăm sóc bón phân hợp lý. - Bẫy đèn diệt bướm. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi sâu non có mật độ 9-12 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh), 6-9 con/m2 (lúa làm đòng) cần 11
  12. phun thuốc. - Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP, Sumithion 50EC, Karate 2.5EC... phun khi sâu còn tuổi 1-2, sâu đã lớn cần phá bao lá trước khi phun mới có hiệu quả. Sâu cuốn lá lớn Thường gây hại lúc lúa đứng cái; vùng truntg du và miền núi bị hại nặng hơn đồng bằng. Những năm mưa nhiều, thời tiết mát mẻ, sâu phát sinh nặng. * Phòng trừ Gieo cấy mật độ vừa phải; chăm sóc bón phân hợp lý. Ruộng bị hại nặng có thể dùng rào tre kéo phá vỡ tổ rồi phun thuốc Regent 800WG, Padan 95SP hoặc Karate 25EC để diệt sâu non. Sau khi phun thuốc chăm sóc tốt để lúa nhanh hồi phục. Châu chấu hại lúa - Châu chấu non hại lúa ngay sau khi nở. Trưởng thành thích ánh sáng đèn, ánh sáng lửa; ban ngày hoạt động mạnh từ 7- 10 giờ sáng và từ 3- 5 giờ chiều. - Châu chấu phá hại quanh năm, thường gây hại nặng trên lúa chiêm xuân cuối vụ, mạ mùa và lúa mùa sớm. * Phòng trừ - Vệ sinh đồng ruộng. làm sạch cỏ bờ hạn chế nơi trú ngụ của châu chấu. - Thời kỳ mạ và lúa con gái dùng vợt để bắt châu chấu. - Những vùng trung du và miền núi về đêm nên đốt các đống lửa để diệt châu chấu. 12
  13. - Khi châu chấu phát sinh rộ, mật độ cao phun các loại thuốc như Sherpa 25EC, Fastac 5EC... tốt nhất phun vào giai đoạn châu chấu non mới nở. Bọ xít: gồm các loại bọ xít dài, bọ xít xanh, bọ xít đen Bọ xít thường gây hại nặng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, quan trọng nhất là thời kỳ trỗ, bông lúa bị hại lửng lép hoặc bạc trắng, giảm năng suất. Ruộng lúa gần bìa rừng, gần ruộng rau màu và có nhiều cỏ dại thường bị hại nặng. * Phòng trừ - Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại và ký chủ phụ. - Phát hiện sớm thu gom ổ trứng để diệt, vợt bắt con trưởng thành. - Dùng bả lá xoan tẩm nước giải một ngày, bó vào cọc cắm nhử bọ xít dài đến để tiêu diệt. - Dùng các loại thuốc Ofatox 400EC, Fastac 5EC, Dimenat 40EC hoặc Actara 25WG. phun khi bọ xít phát sinh rộ. Bệnh đạo ôn Bệnh hại trên lá, đốt thân, cổ bông, gié và hạt. Thời tiết âm u, ẩm ướt, có sương, cấy giống nhiễm, bón đạm nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển. 13
  14. * Phòng trừ Dùng các giống lúa kháng bệnh IR 1820, IR 17494, C70, C71, ITA 212, không dùng hạt giống ở ruộng bị bệnh. Bón phân cân đối. Khi phát hiện có bệnh không được bón đạm, giữ nước xăm xắp, cắt tỉa bỏ lá bệnh đem đốt. Phun thuốc New Hinosan 30EC, Kitazin 50EC, Kasai 21,2% trừ đạo ôn lá, thuốc Fujione 40EC, Beam 75WP trừ đạo ôn lá, cổ bông. Bệnh khô vằn Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện thời tiết nóng ẩm nên ở miền Bắc vụ chiêm xuân bệnh xuất hiện từ tháng 3; 4, vụ mùa bệnh xuất hiện ngay từ khi lúa bắt đầu đẻ nhánh nên thường hại nặng hơn vụ chiêm xuân. Ruộng lúa cấy dày, rậm rạp, bón đạm lai rai về cuối vụ bệnh nặng. * Phòng Trừ - Cấy dày vừa phải, bón phân cân đối. - Phân chuồng phải được ủ kỹ. - Khi lúa bị bệnh có thể dọn sạch tàn dư bệnh trên ruộng kết hợp phun thuốc trừ bệnh. - Sử dụng các lọai thuốc trừ bệnh như Validacin 3SL, 5L, 5SP; Vacocin 3SL; Anlicin 5WP, 5SL.... Chú ý: Nếu bệnh xuất hiện muộn vào thời kỳ lúa trỗ chín có thể leo lên lá đòng thì cần phun, không leo lên lá đòng là an toàn. Bệnh đốm nâu 14
  15. Cây mầm nhiễm bệnh dễ dàng quan sát thấy những vết nâu tròn, bầu dục trên lá mầm, làm biến dạng lá mầm. Bệnh còn làm cho rễ mầm biến màu và thối đen. Đa số cây mầm bị nhiễm bệnh nặng thường bị chết hoăc phát triển không bình thường. Vết bệnh trên lá ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu nhạt, sau đó phát triển thành các vết bệnh màu nâu tròn, bầu dục trên lá, kích thước vết bệnh dài 1-4 mm ở những giống nhiễm vừa, 5-14 mm ở những giống nhiễm nặng. Ruộng bị bệnh nặng thường có màu đỏ rực như màu lửa. Bệnh gây hại trên hạt làm cho hạt lúa có các vết màu nâu hay bị biến màu đen. Nấm bệnh tồn tại trên hạt, là nguồn bệnh cho vụ sau. 15
  16. 4. Thu hoạch bào quản Thu hoạch lúa Thu hoạch thủ công: Liềm các loại là công cụ chủ yếu và được sử dụng phổ biến tại các hộ gia đình, trang trại nhỏ. Thu hoạch cơ giới: Sử dụng các máy gặt cải tiến loại vừa và nhỏ để thu hoạch lúa. Đập, tuốt lúa: Đập lúa bằng tay, trục lúa bằng trục đá có trâu bò kéo, tuốt lúa bằng máy đạp chân, bằng máy tuốt thủ công nhỏ hoặc bằng máy tuốt lúa. Nơi đập tuốt lúa phải được lót bạt, hoặc tực tiếp ở sân phơi, nhưng phải sạch rác, sạn và không được lẫn với giống khác. Phơi sấy, cất trữ bảo quản Phơi sấy: yêu cầu phơi khô để hạt có hàm lượng nước đạt < 13%, cũng như không cho mầm bệnh phát triển và hoạt động. Có thể sử dụng 2 phương pháp phơi sấy chủ yếu sau: Phơi bằng ánh sáng mặt trời: hạt lúa nói chung có thể được phơi bằng ánh sáng tự nhiên, độ dầy 3-7 cm, thường xuyên đảo hạt để hạt khô đều, tránh cường độ ánh sáng mạnh. Phương pháp làm khô bằng hệ thống quạt không khí nóng: Hạt lúa có thể làm khô băng hệ thống sấy có thổi không khí nóng với nhiệt độ 40 - 450c, thời gian sấy tùy thuộc vào ẩm độ hạt khi thu hoạch, nhiệt lượng cung cấp, cũng như khối lượng hạt cần xử lý. Cất trữ bảo quản: Sau khi lúa đã phơI khô, quạt sạch trấu, hạt lép, đóng vào bao để bảo quản trong kho chuyên dụng. Kho bảo quản phảI được khử trùng, dọn 16
  17. sạch trước khi cất trữ. Ở các hộ gia đình nên cho thóc vào bồ, thùng phi hoặc thùng tôn đặt ở nơI khô ráo, thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra ẩm mốc, mọt và chuột. Nếu bị dịch hại và ẩm mốc cần phảI xử lí ngay. PHẦN 2 - KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ LAI TRÊN ĐẤT DỐC (Nguồn: Tài liệu của viện khoa học nông nghiệp Việt Nam(web: vaas.org.vn/kythuattrongngotrendatdoc) 1. Giới thiệu chung về cây ngô lai Các giống ngô lai có dạng cây đồng đều, khả năng cho năng suất cao, song đòi hỏi thâm canh cao. Hạt của ngô lai không để giống được cho vụ sau mà phải mua mỗi khi gieo trồng và giá khá cao. Một số giống ngô lai đang được trồng phổ biến: LVN10, LVN4, DK888, DK999, C-919, Pacific và một số giống Bioseed..., tuỳ theo thời gian sinh trưởng, các giống ngô lai được chia thành các nhóm sau: - Nhóm giống dài ngày: LVN10, DK888, DK999... - Nhóm giống trung ngày: LVN19, LVN12, LVN4... - Nhóm giống ngắn ngày: P11, P60, LVN 20, LVN17, C-919... Đời sống của cây ngô được chia ra nhiều giai đoạn sinh trưởng phát triển, mỗi giai đoạn đều có những yêu cầu ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc khác nhau. - Giai đoạn từ gieo đến mọc: Giai đoạn này thường kéo dài từ 5-7 ngày nên yêu cầu làm đất phải thoáng khí, tơi xốp, đủ ẩm và nhiệt độ thích hợp. - Giai đoạn từ mọc đến 3-4 lá: Giai đoạn này chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt đã hết nên cây phải hút chất dinh dưỡng từ đất để nuôi thân lá. Vì thế, cần phải bón lót đầy đủ và xới xáo kịp thời. - Giai đoạn cây ngô từ 7-9 lá: Đây là giai đoạn quyết định năng suất ngô (số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp ngô và kích thước của bắp ngô). 17
  18. - Giai đoạn xoáy nõn (trước khi trổ cờ khoảng 10 ngày) trổ cờ-phun râu: Giai đoạn này quyết định số hạt chắc trên bắp ngô, cây ngô rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết bất thuận như hạn, nóng, rét. Vì vậy, phải tính toán thời vụ gieo trồng thích hợp. - Giai đoạn từ trổ cờ đến thu hoạch: Thời kỳ này kéo dài từ 45-50 ngày tuỳ theo giống, cần chú ý sau khi trổ 10 ngày nếu gặp hạn thì hạt ngô vẫn bị lép nhiều. 2. Đất trồng và thời vụ a. Đất trồng ngô Ngô vùng này chủ yếu được trồng trên nhóm: Đất phù sa, đất đen nhiệt đới và đất đỏ vàng. + Đất phù sa sông suối với diện tích 78 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở Điện Biên, Hòa Bình và Sơn La. Đất rất thích hợp cho sản xuất lúa và ngô…Chúng ta, sẽ phát triển diện tích ngô trên đất này bằng cách tăng cường sản xuất vụ ngô với các cơ cấu: Lúa xuân-lúa mùa-ngô đông, ngô xuân-lúa mùa-ngô đông hoặc ngô xuân- ngô hè thu; có thể chuyển diện tích đất ruộng thiếu nước vụ xuân sang trồng vụ ngô Xuân. Chú trọng bón cân đối các nguyên tố N, P, K cần chú ý nguyên tố K. + Đất đen nhiệt đới: khoảng 8,6 nghìn ha, tập trung ở tỉnh Sơn La. Đất thường được phân bố ở những địa hình khá bằng phẳng. Đất có chất lượng khá tốt, thích hợp cho việc phát triển cây ngô trên loại đất này. + Nhóm đất đỏ vàng với diện tích lớn nhất 1.323 nghìn ha, với các loại đất: Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, đất đỏ nâu trên đá vôi, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất vàng đỏ trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát và đất nâu vàng trên phù sa cổ. - Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, có diện tích khoảng 198 nghìn ha, phân bố tập trung ở các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Điện Biên. Đất có có 18
  19. chất lượng khá tốt: hàm lượng mùn, đạm, lân tổng số khá cao, thành phần cấp hạt nặng (sét), Song, lượng nước hút ẩm của đất khá cao, độ ẩm cây héo đối với ngô lớn. Độ ẩm hữu hiệu khá cao, mùa khô nhiều trường hợp độ ẩm của tầng mặt xuống dưới độ ẩm cây héo. Đất rất thích hợp cho cây ngô, tuy nhiên cần chú trọng: chống xói mòn; che phủ, giữ ẩm đất vào mùa khô; làm đất tối thiểu để bảo vệ kết cấu đất và bón phân cân đối N, P, K; cần chú ý P và K trong tỷ lệ cân đối. - Đất đỏ nâu trên đá vôi có diện tích khoảng 153 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Sơn La và Điện Biên, đất có các chất dinh dưỡng khá, thành phần cấp hạt từ trung bình đến nặng, đất xốp, song tốc độ thấm nước mạnh. Trong điều kiện khô hạn ở tầng mặt thường thiếu ẩm nghiêm trọng. Đất thích hợp với nhiều loại cây trồng (cây công nghiệp và cây lương thực) đặc biệt là ngô. Khi sử dụng loại đất này cần chú ý các biện pháp giữ ẩm và chống xói mòn. - Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất có diện tích khoảng 1,167 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu: đất có độ dầy trung bình, kém tơi xốp hơn đất đỏ bazan, đất chua pH 4-4,5, thường có thành phần cơ giới nặng, lân tổng số và dễ tiêu đều nghèo. Đất khá phù hợp với cây ngô, cần chú ý đến bón phân cân đối đặc biệt là lân, nâng cao hàm lượng hữu cơ bằng các biện pháp như: che tủ gốc bằng tàn dư thực vật, vùi phụ phẩm nông nghiệp (thân lá ngô vụ trước vùi cho vụ sau) và chống xói mòn rửa trôi. - Đất vàng đỏ trên trên đá macma axit có diện tích khoảng 219 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Sơn La và Lai Châu. Do địa hình dốc và nằm trên đá mẹ axit nên tầng đất mỏng. Đất có chất lượng kém, dễ bị thoái hóa. Phát triển diện tích cây lương thực ở những nơi địa hình phù hợp (có độ dốc < 250, nếu đất có độ dốc >200 cần tạo các tiểu bậc thang trước khi trồng ngô, che phủ bằng vật liệu hữu cơ), chú trọng các biện pháp chống xói mòn, bón phân cân đối và giữ ẩm cho đất; Diện tích còn lại nên phát triển lâm nghiệp. 19
  20. - Đất vàng nhạt trên đá cát có diện tích khoảng 732 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình. Đất có tầng mỏng. Đây là loại đất rất xấu lại phân bố trên địa hình dốc và rất khô hạn, thường bị xói mòn mạnh. Nên phát triển cây lâm nghiệp trên loại đất này. Ở các địa phương quỹ đất hạn chế có thể trồng ngô trên loại đất ở những nơi địa hình thích hợp (có độ dốc < 250, nếu đất có độ dốc >200 cần tạo các tiểu bậc thang trước khi trồng ngô và che phủ bằng vật liệu hữu cơ), cần chú ý đến thâm canh cây ngô, sử dụng các biện pháp canh tác phù hợp, làm sao vừa tăng hàm lượng hữu cơ cho đất, chống xói mòn, giữ ẩm. Vùng Tây Bắc có tốc độ tăng rất nhanh diện tích sản xuất ngô, trong vòng 5 năm qua (2003-2008) diện tích ngô toàn vùng tăng khoảng 68 nghìn ha (52%). Người dân đã tiến hành trồng ngô trên một số diện tích của nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Đất có diện tích khoảng 1.154 nghìn ha, phân bố ở tất cả các địa phương trong vùng, tập trung chủ yếu ở Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Loại đất này nằm ở vùng núi trung bình từ độ cao 700-900 m đến 2000 m so với mực nước biển. Khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng đồi núi thấp. Do ở địa hình cao, dốc nên đất thường bị xói mòn mạnh. Đất có phản ứng chua vừa đến chua ít; hàm lượng mùn cao; lân và kali tổng số và dễ tiêu từ nghèo đến trung bình. Đất mùn vàng đỏ trên núi thích hợp cho việc sử dụng theo phương thức nông lâm kết hợp; có thể phát triển cây dược liệu và cây ăn quả ôn đới. Đối với cây ngô, nên hạn chế mở rộng diện tích trên nhóm đất này. Ở những diện tích đã và đang sẽ trồng ngô cần chú trọng các biện pháp kỹ thuật: Chống xói mòn, bón phân cân đối đặc biệt chú ý đến nguyên tố P, K… b. Thời vụ gieo trồng ngô 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2