intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột khoai mì

Chia sẻ: Nguyễn Tuyết Loan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:36

374
lượt xem
96
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tinh bột là sản phẩm tồn tại dưới dạng Hydrat cacbon hữu cơ tự nhiên với hàng ngàn công dụng khác nhau. Các loại tinh bột tự nhiên được sử dụng phổ biến và có giá trị thương mại chủ yếu bao gồm tinh bột sắn, tinh bột khoai tây, tinh bột ngô và tinh bột lúa mì. Từ sự so sánh các loại tinh bột này, chúng ta biết rằng thành phần và đặc tính của tinh bột sắn là gần giống với tinh bột khoai tây và tốt hơn nhiều tinh bột ngô và tinh bột lúa mì....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột khoai mì

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN  CÔNG NGHỆ SINH THÁI ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TINH BỘT KHOAI MÌ GVHD: TS. Lê Quốc Tuấn Thực hiện: Lớp DH10DL Đoàn Văn Chiến 10157021 Nguyễn Thị Tuyết Loan10157094 Phạm Thị Khánh Ly 10157101 Nguyễn Thị Thanh Nga 10157116 Dương Thị Mỹ Nhi 10157131 Nguyễn Thị Thu Thân 10157175 Võ Ngọc Trân 10157213
  2. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL TP. Hồ Chí Minh, 11/2012 MỤC LỤC TRANG I.ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II.TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI TINH BỘT MÌ: 3 II.2. Tổng quan về công nghiệp sản xuất bột mì:..............................................................7 II.2.1 Trên thế giới:..........................................................................................................7 II.2.2 Hiện trạng sản xuất trong nước:............................................................................7 II.2.3 Quy trình công nghệ:..............................................................................................9 II.2.4 Hiện trạng ô nhiễm:.............................................................................................10 II.3. Nước thải trong sản xuất tinh bột mì:.......................................................................12 II.3.1 Nguồn phát sinh:..................................................................................................12 II.3.2 Đặc tính nước thải:..............................................................................................13 ......................................................................................................................................16 III.XỬ LÝ NƯỚC THẢI TINH BỘT KHOAI MÌ BẰNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI: 16 Sơ đồ xử lý tổng quát:......................................................................................................17 III.1 Các giai đoạn xử lý nước thải tinh bột khoai mì........................................................18 III.1.1 Giai đoạn tiền xử lý.............................................................................................18 III.1.2 Giai đoạn sơ cấp –xử lý kị khí............................................................................19 III.1.3 Giai đoạn xử lý cấp 2- hiếu khí...........................................................................23 III.1.4 Giai đoạn xử lý cấp 3: Bể lắng...........................................................................27 III.1.5 Hệ thống đất ngập nước nhân tạo.....................................................................28 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tinh bột là sản phẩm tồn tại dưới dạng Hydrat cacbon hữu cơ tự nhiên với hàng ngàn công dụng khác nhau. Các loại tinh bột tự nhiên được sử dụng phổ biến Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 2
  3. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL và có giá trị thương mại chủ yếu bao gồm tinh bột sắn, tinh bột khoai tây, tinh bột ngô và tinh bột lúa mì. Từ sự so sánh các loại tinh bột này, chúng ta biết rằng thành phần và đặc tính của tinh bột sắn là gần giống với tinh bột khoai tây và tốt hơn nhiều tinh bột ngô và tinh bột lúa mì. Ngoài ra, về giá cả, tinh bột khoai tây có giá cao hơn nhiều tinh bột sắn. Với các ưu điểm hấp dẫn về đặc tính và giá, vì thế nhu cầu về tinh bột sắn tăng lên rõ rệt trên thế giới. Để thể hiện đầy đủ tiềm năng của cây khoai mì thì phải chuyển đổi cây lương thực này thành cây phục vụ cho công nghiệp. Cuộc cách mạng này đã xảy ra tại nhiều quốc gia ở Châu Á, Nam Mĩ và một vài khu vực ở Châu Phi. Tại Việt Nam, chế biến khoai mì đã được phổ biến ở nước ta từ thế kỷ 16. Những năm gần đây, do yêu cầu phát triển của ngành chăn nuôi và ngành chế biến thực phẩm từ khoai mì gia tăng. Sản lượng khoai mì hằng năm đạt khoảng 3 triệu tấn. Vì sản xuất càng nhiều thì lượng chất thải càng lớn. Ước tính trung bình hằng năm gần đây ngành chế biến tinh bột khoai mì (bao gồm nhà máy chế biến và hộ gia đình) đã thải ra môi trường 500.000 tấn thải bã và 15 triệu m3 nước thải. Trong đó phải kể đến hàm lượng hữu cơ, dinh dưỡng và nồng độ COD, BOD, SS,.. vượt tiêu chuẩn cho phép đến hàng trăm lần. Điều này đã gây ô nhiễm nghiêm trọng đ ến môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng dân cư trong khu vực. Trước thực trạng trên, yêu cầu thực tiễn đặt ra là phải có một biện pháp cụ thể, thích hợp và tiết kiệm kinh phí để xử lý nước thải nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm do nước thải ngành tinh bột khoai mì gây ra. Để tìm hiểu rõ hơn về hiệu quả xử lý nước thải của ngành này , nhóm đã chọn đề tài “ ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì ” được thực hiện bằng phương pháp sinh học, áp dụng mô hình phân hủy kị khí hiếu khí kết hợp với hệ thống trồng cây ngập nước nhân tạo với mong muốn góp phần vào phát triển bền vững ngành chế biến tinh bột khoai mì. II. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI TINH BỘT MÌ: II.1 Tổng quan về cây khoai mì: Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 3
  4. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL Cây khoai mì còn gọi là cây sắn có tên khoa học là Manihot esculenta Crantz, thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae). Khoai mì là một loại cây dễ trồng, thích nghi với các loại đất và chịu hạn tốt. Các giống khoai mỳ đang phổ biến hiện nay: KM 60, KM 94, có bổ sung một số giống khác như: HL20, HL 23, HL 24. Củ khoai mì tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%. Lá khoai mì trong nguyên liệu khô 100% chứa đựng đường + tinh bột 24,2%, protein 24%, chất béo 6%, xơ 11%, chất khoáng 6,7%. Bảng 1.Một số giá trị các chất dinh dưỡng có trong 100g củ khoai mì: Muối khoáng Hàm Vitamin Chất Chất xơ lượng Protein béo Ca P B1 B2 PP tro 18,8- 0,8- 2,5 1,1-1,7 0,6- 0,9 0,02 0,02 0,5 0,2-0,3 g 22,5 25,4mg g g g mg mg mg mg Trong củ khoai mì, hàm lượng các acid amin không được cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích. Trong lá và củ khoai mì ngoài các chất dinh dưỡng còn chứa một lượng độc tố (HCN) đáng kể. Các giống khoai mì ngọt có 80–110 mg HCN/kg lá tươi và 20– 30 mg/kg củ tươi. Các giống khoai mì đắng chứa 160–240 mg HCN/kg lá tươi và 60–150 mg/kg củ tươi. Liều gây độc cho một người lớn là 20 mg HCN, liều gây chết người là 50 mg HCN cho mỗi 50 kg thể trọng. Tuỳ theo giống, vỏ củ, lõi củ, thịt củ, điều kiện đất đai, chế độ canh tác, thời gian thu hoạch mà hàm l ượng HCN có khác nhau. Hiện tại, khoai mì được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. II.1.1 Phân loại cây khoai mì: Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 4
  5. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL - Dựa theo đặc điểm thực vật của cây (xanh tía, lá 5 cánh, lá 7 cánh). - Dựa theo đặc điểm củ( khoai mì trắng hay khoai mì vàng). - Dựa theo hàm lượng độc tố có trong khoai mì ( khoai mì đắng hay khoai mì ngọt, …).Đây là cách phân loại được sử dụng phổ biến: + Khoai mì đắng (M.Utilissima ) có hàm lượng HCN hơn 50 mg/kg củ.Giống này thường có 7 lá cây thấp và nhỏ. + Khoai mì ngọt (M. Dulcis )có hàm lượng HCN dưới 50 mg/kg củ. Giống này thường có 5 lá, mũi mác cây cao, thân to. Hình 1. Khoai mì đắng Khoai mì ngọt II.1.2 Thành phần hóa học: Thành phần các chất có trong khoai mì dao động trong khoảng khá lớn tùy thuộc loại giống, chất đất, điều kiện phát triển của cây và thời gian thu hoạch. Bảng 2.Thành phần hóa học trong củ khoai mì Thành phần Tỷ trọng(% trọng lượng) Nước 70,25 Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 5
  6. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL Tinh bột 21,45 Chất đạm 1,12 Chất béo 5,13 Chất xơ 5,13 Độc tố (CN-) 0,001-0,04 Nguồn: Đoàn Dụ và các cộng sự,1983 Bảng 3.Thành phần hóa học của vỏ củ khoai mì và bã mì. Thành phần Vỏ củ mì(mg/100mg) Bã phơi khô( mg/100mg) Độ ẩm 10,8-11,4 12,5-13 Tinh bột 28-38 51,8-63 Sợi thô 8,2-11,2 12,8-14,5 Protein thô 0,85-1,12 1,5-2 Độ tro 1-1,45 0,58-0,65 Đường tự do 1-1,4 0,37-0,43 Các loại Polysaccharide 6,6-10,2 4-8,492 Hội thảo giảm thiểu ô nhiễm trong công nghiệp chế biến tinh bột Hà Nội Đường trong khoai mì chủ yếu là Glucose và một ít maltose. Khoai càng già thì hàm lượng đường càng giảm. Trong chế biến, đường hòa tan trong nước thải ra ngoài theo nước dịch. Ngoài những thành phần có giá trị dinh dưỡng, trong củ khoai mì còn chứa độc tố, tanin, sắc tố và cả hệ enzim phức tạp.Độc tố trong củ khoai mì là CN, nhưng khi củ chưa đào nhóm này nằm ở dạng glucozite gọi là phaseolutanin ( C10H17NO6 ). Dưới tác dụng của enzyme hay môi trường acid, chất này bị phân Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 6
  7. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL hủy tạo thành glucose, acetone và acid cyanhydric. Như vậy, sau khi đào củ khoai mì mới xuất hiện HCN tự do vì chỉ sau khi đào các enzyme trong củ mới bắt đ ầu hoạt động mạnh và đặc biệt xuất hiện nhiều trong khi chế biến và sau khi ăn vì trong dạ dày người hay gia súc là môi trường acid và dịch trong chế bien1 cũng là môi trường acid. Phaseolutanin tập trung ở vỏ củ, dễ tách ra trong quá trình chế biến, hòa tan tốt trong nước, kém tan trong rượu etylic và metylic, rất ít hòa tan trong chlorofom.Vì hòa tan tốt trong nước nên khi chế biến, độc tố theo nước dịch ra ngoài, nên mặc dù giống khoai mì đắng có hàm lượng độc tố CN cao nhưng tinh bột và khoai mì lát chế biến từ khoai mì đắng vẫn sử dụng làm thức ăn được. II.2. Tổng quan về công nghiệp sản xuất bột mì: II.2.1 Trên thế giới: Khoai mì là lượng lương thực cần thiết cho con người giải quyết vấn đ ề về năng lượng và dinh dưỡng, theo những số liệu thống kê thì tinh bột khoai mì cung cấp thực phẩm cho hơn 500 triệu người trên thế giới.(theo Cock, 1985; Jackson &Fackson, 1990). Hầu hết các nước trên thế giới đều có sản lượng khoai mì nhất định: Brazil sản xuất khoảng 25 triệu tấn/năm, Nigeria, Indonesia cũng có một sản lượng lớn chủ yếu để xuất khẩu (FAO, 1998). II.2.2 Hiện trạng sản xuất trong nước: Nước ta hiện nay là một trong những nước có sản lượng tinh bột mì đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau Indonesia và Thái Lan.Sản lượng xuất khẩu đạt khoảng 180-350 tấn/năm. Các nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì ở nước ta hiện nay khá nhiều, chủ yếu tập trung nhiều ở 2 tỉnh như Bình Phước và Tây Ninh. Bảng 4. Một số nhà máy sản xuất tinh bột mì Tỉnh Công suất Tên công ty Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 7
  8. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL ( tấn tinh bột/ngày) Phước Long (VEDAN) Bình Phước 600 Đức Liên Bình Phước 100 Tân Châu-Singapore Tây Ninh 120 Trường Thịnh Tây Ninh 80 Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 8
  9. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL II.2.3 Quy trình công nghệ: Đây là quy trình công nghệ chung của các nhà máy sản xuất tinh bột mì tại Việt Nam: Củ mì tươi Nước Tách tạp chất, Nước thải cấp vỏ nhỏ Băm và nghiền nát Dd SO2 Tách bã Bã. cát Tách dịch Nước thải Tách bột, vắt nước Nước thải Sấy khô Đóng bao Thành phẩm Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 9
  10. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL Hình 1. Sơ đồ quy trình sản xuất tinh bột mì Thuyết minh quy trình: Củ từ bãi nguyên liệu được chuyển lên khâu rửa. Khâu rửa có hai phần là rửa sơ bộ và rửa ướt. Quá trình rửa sơ bộ để tách lượng đất cát trên củ, khâu rửa ướt sẻ tách hết phần đất còn lại và một phần lớn vỏ củ. Sau đó củ được đưa vào máy cắt, cắt thành những lát nhỏ giúp cho quá trình mài sát được nhanh hơn. Tiếp đến chúng sẽ được đưa vào máy nghiền để nghiền nhỏ tiến hành ly tâm để lấy dịch bào. Sau khi tách một lượng lớn dịch bào, hỗn hợp sệt đ ược đ ưa vào ly tâm tách bã với kích thước lỗ rây giảm dần từ khâu đầu đến khâu cuối. Trong khâu này có bổ sung vào SO2 0,05% khối lượng để kiềm chế các quá trình sinh hóa ( phân hủy gây chua bột), đồng thời giữ màu trắng cho tinh bột. Sữa bột thu từ quá trình tách bã trên sẽ được đưa qua hệ ly tâm siêu tốc nhằm tách hết lượng dịch bào còn lại và thu hồi tinh bột. Lượng sữa tinh bột thu được sẽ đưa qua hệ thống ly tâm tách nước, nhằm mục đích giảm lượng nước để tăng cường hiệu quả cho quá trình sấy phía sau. Lượng bột ẩm thu được sẽ đưa qua hệ thống sấy khô sau đó được làm mát , sàn và đóng bao. II.2.4 Hiện trạng ô nhiễm: Hiện nay quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các ngành công nghiệp ngày một phát triển dẫn đến một thực trạng là ô nhiễm môi trừơng cũng ngày một trầm trọng hơn. Có rất nhiều ngành công nghiệp gây nên hiện trạng này nhưng vấn đề muốn nhắc đến ở đây là ngành công nghiệp chế biến khoai mì, một trong những ngành gây nên sự ô nhiễm nặng nề nhất cho môi trường. Bảng 5. Thành phần tính chất nước thải từ sản xuất tinh bột khoai mì. Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 10
  11. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL Công đoạn BOD5 COD Cặn lơ lửng Độ kiềm pH (mg/l) (mg/l) sản xuất (mg/l) (mg/l) Rửa củ 6,5 995 1350 1687 122 Lọc thô 4,5 660 3850 4812 122 Lọc tinh 4,05 660 3850 4800 122 Hỗn hợp 6,1 1655 5200 6499 140 Dương Đức Tiến, Trần Hiếu Nhuệ, Nguyễn Kim Thái, 1991. Theo những số liệu thống kê thì riêng ở khu vực miền Nam đã có đến 15-20 nhà máy chế biến tinh bột khoai mì, có thể kể đến những nhà máy lớn như là: nhà máy chế biến tinh bột khoai mì KMC ( Bình Phứơc), nhà máy chế biến tinh bột khoai mì của công ty VEDAN ( Bình Phứơc), công ty liên doanh VINAFOOD- GCR….. Bảng 6.Tải lựơng ô nhiễm do nước thải tinh bột khoai mì tại Việt Nam. Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày ) Tên cơ sở công nghiệp STT SS BOD5 COD Công ty cổ phần Vedan 1 15.600 30.060 38.700 Công ty khoai mì Tây 2 7.800 15.030 19.350 Ninh Nhà máy chế biến tinh 3 3.900 7.515 9.675 bột Tân Châu-Singapore Phân xưởng xản suất tinh bột Phước 4 khoai mì 46.800 90.180 116.100 Long( VEDAN) Nhà máy chế biến tinh 5 109.200 210.420 270.900 bột khoai mì KMC Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 11
  12. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL Hội thảo chuyên đề: “phát triển ngành chế biến tinh bột khoai mì tại Việt Nam,2006”. II.3. Nước thải trong sản xuất tinh bột mì: II.3.1 Nguồn phát sinh: Quy trình sản xuất tinh bột khoai mì có nhu cầu sử dụng lượng nước rất lớn (15-20m3/tấn ).Do đó khi lượng nước thải ra mang theo một phần tinh bột không thu hồi hết trong quá trình sản xuất, các protein, chất béo, chất khoáng…..Trong dịch bào của củ và các thành phần SO32-, SO42- từ công đoạn tẩy trắng sản phẩm. Lưu lượng thải lớn và nồng độ chất hữu cơ rất cao (16-20 kg COD/m 3 nước thải), đây là một nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường. Trong quá trình sản xuất này, nguồn gây ô nhiễm nước gồm: nước thảy rửa củ, nước thảy nghiền củ, ly tâm, sàn loại sơ, lọc thô. Trong công đoạn rửa nước: nước sử dụng trong giai đoạn rửa củ mì trước khi lột vỏ để loại bỏ các chất bẩn bám trên bề mặt. Công đoạn bóc vỏ, mài củ, ép bã: chứa một hàm lượng lớn cyanua, alcaloid, xenluloza, pectin, đường và tinh bột. Đây là nguồn chính gây ô antoxian, protein, nhiễm nước thải, thường dao động trong khoảng 20-25m 3/ tấn nguyên liệu, có hàm lượng: SS (chất rắn lơ lửng), BOD (Phản ánh hàm lượng chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học) rất cao. Nước thải trong quá trình nghiền củ, lọc thô có nhiều tinh bột, protein và khoáng chất tách ra trong quá trình nghiền thô. Nước thải trong quá trình nghiền củ mì với khối lượng không đáng kể. Nước thải trong quá trình tách dịch có nồng độ chất hữu cơ cao (BOD), chất rắn lơ lửng nhiều (SS). Ngoài ra trong nước thải này còn chứa các dịch bào có Tanin, men và nhiều chất vi lượng có mặt trong củ mì. Trong công đoạn ly tâm và sang loại xơ, nước được sử dụng nhằm mục đích rửa và tách tinh bột từ bột xơ củ mì. Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 12
  13. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL Nước thải trong quá trình lắng trích ly: chứa tinh bột, xenluloza, protein thực vật, lignin và cyanua, do đó có hàm lượng SS, BOD, COD rất cao, pH thấp. Ở công đoạn rửa máy móc, thiết bị, vệ sinh nhà xưởng: có chứa dầu máy, hàm lượng SS, BOD cao. Nước thải sinh hoạt (Nước thải từ nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh) chứa các chất cặn bã, lượng SS, BOD, các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật… Nước mưa chảy tràn tại nhà máy cuốn theo các chất cặn bã, rác, bụi. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, HCN hoà tan trong nước rửa bã, thoát khỏi dây chuyền sản xuất cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường tạo màu sẫm của nước thải. Tóm lại, lượng nước thải ra môi trường thường chiếm 80- 90 % nước s ử dụng, trong đó có 10% bắt nguồn từ nước rửa củ và 90% từ công đoạn ly tâm, sang lọc và khử nước và một số nguồn khác. II.3.2 Đặc tính nước thải: Nước thải sinh ra từ dây chuyền sản xuất bột mì có các thông số đặc trưng: pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao, thể hiện qua hàm l ượng chất rắn lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng chứa N, P, các chỉ số về nhu cầu oxy sinh học (BOD5), nhu cầu oxy hoá học (COD), …với nồng độ rất cao. Đặc biệt trong khoai mì có chứa HCN là một acid có tính độc hại. Khi ngâm khoai mì vào trong nước HCN sẽ tan vào trong nước và theo nước thải ra ngoài. Nước thải trong quá trình sản xuất thường chứa nhiều tạp chất cơ học (đất, cát, bùn, vỏ, xơ), một số tinh bột còn sót qua l ọc, một ít đ ường hòa tan, protein, lipit và enzim, nên rất dễ bị lên men rượu sinh ra mùi hôi chua, hôi thối. Trong nước thải chứa nhiều cặn lơ lửng nên hàm lượng chất hữu cơ cao, nước có độ đục cao. Bảng 7.Thành phần và tính chất nước thải. Nước thải Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 13
  14. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL Đơn vị Nước thải Từ công đoạn Từ công đoạn Chỉ tiêu rửa củ ly tâm-sàng lọc tổng hợp pH -- 6,5 – 7,5 4,5 – 5,0 4 – 4,5 Chất rắn tổng mg/l 550 – 700 3.500 – 4.000 cộng 4.000 – 4.500 mg/l 400 – 500 1.100 – 1.500 Cặn lơ lửng 1.300 – 1.800 mg/l 40 – 60 3.500 – 4.000 BOD 3.500 – 4.500 mg/l 100 – 150 4.000 – 4.400 COD 4.000– 4.800 mg/l 30 – 38 60 – 70 Nitơ 70 – 75 mg/l 1 – 1,5 5,5 – 10 Phosphat 5,5 – 10 mg/l 5 – 25 CN- Nguồn: Xí nghiệp công nghệ môi trường– ECO II.3.3 Tác động của nước thải: • Ảnh hưởng của pH Độ pH quá thấp sẽ làm mất khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận do các loài vi sinh vật có trong tự nhiên trong nước bị kiềm hãm phát triển. Ngoài ra nước có tính axit sẽ gây ăn mòn hệ thống xử lý, làm mất cân bằng trao đổi chất của tế bào, ức chế sự phát triển bình thường của quá trình sống trong nước. • Ảnh hưởng của các chất hữu cơ Hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ làm giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước, làm ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật của nguồn tiếp nhận. Ngoài ra, nó còn gây nên tình trạng ô nhiễm mùi. Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 14
  15. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL Nước thải chế biến tinh bột có hàm lượng chất hữu cơ cao, khi xả vào nguồn nước sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng xy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồng nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. • Ảnh hưởng của chất lơ lửng Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, không những làm mất vẻ mỹ quan mà quan trọng nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh: tảo, rong, rêu,…giảm lượng oxy sinh ra, giảm quá trình trao đổi oxy và truyền sáng, dẫn nước đến tình trạng kỵ khí. Mặt khác, phần cặn lắng xuống đáy sẽ gây bồi l ắng lòng sông, cản trở sự lưu thông và làm thay đổi dòng chảy. Phần cặn này s ẽ bị phân hủy kị khí gây nên mùi hôi cho khu vực xung quanh. • Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng Hàm lượng chất dinh dưỡng (N, P) quá lớn sẽ gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, sự phát triển khó kiểm soát của rong và tảo. Khiến môi trường sống của nguồn tiếp nhận bị thay đổi và xấu đi. Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ, nồng độ là chết tôm, cá từ 1,2 – 3 mg/l. Tiêu chuẩn chất lượng nước của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ Amonia không vượt quá 1 mg/l. • Ảnh hưởng của Cyanua Cyanua tồn tại trong nước ở dạng muối, CN- và HCN. Nó gây ảnh hưởng độc trực đến hệ thủy sinh thực vật. Nước ngấm xuống đất sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, ở điều kiện thích hợp HCN sẽ phân hủy tạo thành NH4 + là chất dinh dưỡng cho các thực vật thủy sinh. Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 15
  16. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL Bảng 8. Thông số nước thải ngành sản xuất tinh bột khoai mì. TCVN 5945-2005 Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Loại A Loại B Loại C pH 3.8-4.5 6-9 5,5-9 5-9 Mg BOD5 1.540-8.750 30 50 100 /l Mg COD 2.500-10.000 50 80 400 /l Mg SS 120-3000 50 100 200 /l Nitơ Mg 150-800 15 30 60 tổng /l Photpho Mg 4-91 4 6 8 tổng /l Cyan Mg 4-75 0,07 0,1 0,2 ua /l III.XỬ LÝ NƯỚC THẢI TINH BỘT KHOAI MÌ BẰNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI: Nước thải tinh bột mì chứa hàm lượng chất hữu cơ rất cao ( tỷ lệ BOD/COD = 0,87) nên dùng phương pháp sinh học để xử lý là hợp lý. Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 16
  17. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL Sơ đồ xử lý tổng quát: Nước thải tinh bột khoai mì Giai đoạn tiền xử lý: c, bể điều hòa Bùn thải Giai đoạn sơ cấp: Hệ Ao kị khí Thống Ao Sinh Học Hoàn lưu bùn Giai đoạn II: Bể chứa bùn Xử lý bùn Ao hiếu khí Giai đoạn III: Bể lắng Bùn thải Hệ thống đất ngập nước nhân tạo Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 17 Tưới tiêu hoặc tái sử dụng cho ao nuôi cá
  18. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL III.1 Các giai đoạn xử lý nước thải tinh bột khoai mì III.1.1 Giai đoạn tiền xử lý Nước thải từ các quy trình công nghệ được dẫn qua song chắn rác đ ể loại bỏ các tạp chất thô có kích thước lớn, trước khi vào hố gom, nước thải đ ược dẫn qua bể lắng cát, tại đây những hạt cát có kích thước lớn hơn 0,2mm được giữ lại để tránh ảnh hưởng đến hệ thống bơm của các công trình sau. Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 18
  19. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL Hình 2. Song chắn rác Tiếp đó, nước thải được chảy vào bể điều hòa kết hợp thổi khí, bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và điều chỉnh độ pH tối ưu, sau đó nước thải bơm vào bể kỵ khí để thực hiện quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải Hình 3. Bể điều hòa III.1.2 Giai đoạn sơ cấp –xử lý kị khí • Nguyên lý chung: Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 19
  20. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì Lớp DH10DL Trong điều kiện không có oxy, các chất hữu cơ có thể bị phân hủy nhờ vi sinh vật và sản phẩm cuối cùng là CH4, CO2. Ao hồ kỵ khí thường dùng để lắng và phân hủy cặn lắng ở vùng đáy. Hình 4. Nguyên lý xử lý kị khí • Các quá trình xảy ra: Quá trình chuyển hóa chất hữu cơ nhờ vi khuẩn kỵ khí chủyếu diễn ra theo nguyên lý lên men qua các bước sau: Bước 1:Thủy phân các chất hữu cơ phức tạp: tinh bột, xenlulozo, protein và các chất béo thành các chất hữu cơ đơn giản hơn như monosacarit, amino axit hoặc các muối khác. Đây là nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho vi khuẩn hoạt động. Bước 2:Các nhóm vi khuẩn kỵ khí thực hiện quá trình lên men axit, chuyển hóa các chấthữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông thường như axit axetic, glixerin, axetat,... CH3CH2COOH + 2H2O CH3COOH + CO2+ 3H2  CH3CH2CH2COOH + 2H2O 2 CH3COOH + 2H2  Bước 3:Các nhóm vi khuẩn kỵ khí bắt buộc lên men kiềm (chủ yếu là các loại vi khuẩnlên men metan như methanosarcina và methanothrix) đã chuyển hóa axit axetic và hydro thành CH4, CO2. Các khí sinh ra có thể ứng dụng làm khí biogas. Công nghệ sinh thái 11/2012 Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2