intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng kỹ thuật (Lilium strồng bon sai, phương pháp trồng bon sai, cách nuôi bon sai,pp.)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

158
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'ứng dụng kỹ thuật (lilium strồng bon sai, phương pháp trồng bon sai, cách nuôi bon sai,pp.)', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng kỹ thuật (Lilium strồng bon sai, phương pháp trồng bon sai, cách nuôi bon sai,pp.)

  1. Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô trên Hoa Lily(Lilium spp.) Cùng với hoa cẩm chướng hoa Lily là một trong hai loại cây hoa có giá trị hàng đầu thế giới về xuất khẩu và tiêu thụ nội địa của nhiều nước. Lily là một trong những loài hoa cắt cành đẹp và được nhân giống thương mại trên diện rộng Hoa Lily là cây hoa mang lại lợi nhuận lớn ở nhiều nước như Hà Lan, Nhật bản…Ở Việt Nam, hoa Lily được trồng ở Đà Lạt từ thời Pháp thuộc. Hiện nay nhu cầu về giống hoa Lily là rất lớn. Ở Đà Lạt, những người trồng hoa phải mua củ giống từ Hà Lan, giá hiện tại cho một củ giống từ 7000 - 10.000 đồng tuỳ loại và màu sắc, do vậy sản phẩm của hoa thương phẩm là rất đắc. Ứng dụng kỷ thuật nuôi cấy mô tế bào có thể chủ động sản xuất cây giống cũng như củ giống và là phương pháp được áp dụng nhiều nơi trên thế
  2. giới. Có thể nuôi cấy được nhiều bộ phần khác nhau của hoa Lily. Một trong những phương đơn giản nhất là phương pháp nuôi cấy vảy củ. Qui trình nhân giống và trồng: Môi trường tạo mẫu ban đầu: là môi trường ½ MS. Môi trường nhân chồi là môi trườmg MS có bổ sung 0.5 - 1 ml/l BA, 8 g/l và 30 g/l đường. Môi trường ra rễ là môi trường ½ MS và 20 g/l đường. Cách đưa cây ra bầu đất và chế độ chăm sóc: Cây mô Lily ra rễ đạt chiều cao 6-8 cm, lấy cây ra ngoài rữa sạch aga và trồng vào vĩ xốp (112 lỗ). Tưới nước dạng phun sương trong tuần đầu tiên và giữ ẩm bằng cách che bao Nylon. Sử dụng NPK phun lên lá để cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho cây chóng lớn. Sau 4 tuần cây hình thành lá mới, khi đó tiến hành chuyển cây ra bầu đất, đến tháng thứ 3 có thể chuyển cây mô trồng ra ngoài đồng ruộng. Hoa Hồng Môn (Anthurium spp.) Cây hoa hồng môn (Anthurium sp.) là giống cây lớn nhất thuộc họ ráy Araceae với khoảng 600 loại phân bố ở vùng Trung và Nam M ỹ. Đây là cây
  3. hoa đẹp, sang trọng và đa dạng về màu sắc cũng như hình dáng của hoa. Hồng môn được trồng trong chậu dùng trang trí trong nhà, công viên, vườn hoa hoặc trồng sản xuất hoa cắt cành trong thương mại. Sản xuất hoa hồng môn cắt cành đã đem lại một nguồn lợi lớn đối với một số nơi trên thế giới như: Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ… Cây hoa hồng môn đã được nhập trồng tại Đà Lạt từ nhiều năm trước, tuy nhiên số lượng giống còn ít, hình dáng cây, hoa cũng như màu sắc hoa chưa được phong phú và đa dạng. Mặc dù ngày nay nhiều giống hoa mới đã được nhập trồng tại Việt Nam nhưng thị trường hoa hồng môn vẫn khá ổn định và tiếp tục được mở rộng. Gần đây, một số tổ chức và cá nhân đã đứng ra nhập một số giống hồng môn mới về trồng phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên giá thành nhập cây giống khá cao, khó có thể sản xuất trên diện rộng. Bằng phương pháp nhân giống hồng môn từ lá cho phép nhân nhanh một số lượng lớn cây giống hồng môn đồng nhất với giá thành hạ, có thể cung cấp cây giống cho các nhà trồng hoa thương mại để phát triển trồng hoa trên diện rộng. Qui trình nhân giống và trồng:
  4. Môi trường cơ bản là môi trường gồm có: Khoáng đa lượng ½ MS, vi lượng Heller, vitamin MS, 2 mg/l casein, pH = 5.8. Môi trường tạo và nhân callus: Môi trường sử dụng là môi trường MS có bổ sung 30 g/l succose, 1.5 mg/l BA, 1 mg/l 2,4-D và 8 g/l agar. Môi trường tái sinh chồi: các callus được cấy trên môi trường MS không có chất kích thích sinh trưởng. Môi trường tạo rễ: là môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l - napthaleneacetic acid (NAA), 20 g/l sucrose và 1 g/l than hoạt tính. Bên cạnh đó, các nghiên cứu quá trình nhân giống từ hạt nhằm lai tạo và chọn lọc giống cũng được thực hiện. Hạt được cấy trên môi trường MS có bổ sung 30 g/l sucrose, 8 g/l agar và 1 mg/l indole-3-acetic acid (IAA). Cây trong ống nghiệm khi đạt chiều cao 5-7 cm, có 3-5 lá với bộ rễ tốt sẽ được rút ra khỏi ống nghiệm, rửa sạch agar và xử lý qua thuốc trừ nấm (thường dùng Daconil 0.5 %). Sau đó, cây được trồng trong dớn, xơ dừa hoặc hỗn hợp gồm 60% vỏ trấu và 40% tro trấu. Tỷ lệ cây sống sau ống nghiệm sau 2 tháng là 100%. Cây ra hoa sau 12 tháng.
  5. Bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào, chúng ta có thể nghiên cứu thành công quy trình nhân giống cây hồng môn Anthurium andreanum L. từ lá với thời gian khoảng 10-12 tháng. Trong đó: tạo callus (2 tháng), nhân callus (4 tháng), tái sinh chồi (3 tháng) và tái sinh rễ (1.5 tháng). Tỷ lệ cây sống sau ống nghiệm cao, cây ra hoa sau 12 tháng. Bằng phương pháp lai hữu tính, có thể tiến hành thu hạt để gieo hạt trên môi trường nuôi cấy nhân tạo nhằm tạo ra một số lượng cây giống nhất định phục vụ công tác chọn lọc giống cây trồng. Tóm lại, hiện nay công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đã ứng dụng thành công trong việc nhân nhanh một số loại hoa có giá trị kinh tế tại Đà Lạt, đây là một công cụ hữu hiệu để giải quyết nhu cầu giống cho người trồng hoa. Hiện Phòng Công Nghệ Thực Vật đang lưu giữ in vitro rất nhiều loại hoa có giá trị kinh tế, chúng tôi hy vọng rằng sẽ sản xuất được số lớn cây mô cung cấp cho bà con nông dân Đà Lạt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2