intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VAI TRÒ CỦA STATIN TRONG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân quan trọng gây tàn phế và tử vong trên thế giới. Tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiếp tục gia tăng trên toàn cầu, hiện nay đứng hàng thứ tư và dự kiến sẽ chiếm thứ ba vào năm 2020

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VAI TRÒ CỦA STATIN TRONG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

  1. VAI TRÒ CỦA STATIN TRONG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân quan trọng gây tàn phế và tử vong trên thế giới. Tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiếp tục gia tăng tr ên toàn cầu, hiện nay đứng hàng thứ tư và dự kiến sẽ chiếm thứ ba vào năm 2020(Error! Reference source not found.) . Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh lý phức tạp có các biểu hiện toàn thân mà không chỉ đơn thuần là tắc nghẽn đường dẫn khí, đặc biệt là viêm toàn thân. Viêm toàn thân trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gây khởi phát hay làm nặng hơn các bệnh phối hợp như bệnh tim mạch, loãng xương, thiếu máu, ung thư phổi, trầm cảm, đái tháo đường(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Bệnh phối hợp làm tăng tàn phế và tử vong của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Liệu pháp kháng viêm trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể điều trị đồng thời tình trạng viêm toàn thân và các bệnh phối hợp. Khác với trong điều trị hen, corticosteroid không hữu hiệu để ngăn hiện tượng viêm trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, vì vậy hiện nay nhiều thuốc kháng vi êm cho điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang tiếp tục được nghiên cứu. Một số thuốc kháng viêm thế hệ mới, như
  2. thuốc ức chế phosphodiesterase 4, có tác dụng phụ đáng kể(Error! Reference source not found.Error! Reference source not found.) . Trong khi đó statin, thuốc đã được dùng khá rộng rãi và an toàn để điều trị rối loạn lipid máu, lại có thể mang lại những lợi ích cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Điều này có thể do hiệu quả của thuốc lên các bệnh thường đi kèm với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như bệnh tim mạch, nhưng cũng có thể do ảnh hưởng của điều trị tác động lên tiến trình viêm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(Error! Reference source not found., Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . STATIN VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG Statin là thuốc giảm cholesterol máu bằng cách ức chế men 3 hydroxy -3- methylglutaryl coenzyme A (HMG-CoA) và có vai trò trong điều trị bệnh xơ vữa mạch. Các nghiên cứu gần đây thấy rằng statin còn có khả năng kháng viêm, chống oxy hoá và điều hoà miễn dịch do đó có ảnh hưởng tốt đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(Error! Reference source not found.). Một số quá trình viêm trong phổi có thể chịu ảnh hưởng bởi tác dụng của statin được minh hoạ sau đây ( hình 1). TÁC DỤNG CỦA STATIN TRÊN THỰC NGHIỆM Trên mô hình chuột bị khí phế thủng do thuốc lá, Lee và cộng sự thấy rằng simvastatin ức chế sự phá huỷ nhu mô phổi và thâm nhiễm tế bào viêm quanh phế quản và mạch máu. MMP-9, chất trung gian gây vi êm chính, cũng bị giảm trên mô hình tương tự khi thử nghiệm được lập lại và sử dụng tế bào nội mạc vi
  3. mạch máu phổi người trên in vitro. Tái c ấu trúc mạch máu phổi bị ngăn chặn v à giảm biểu hiện tổng hợp NO nội mô do thuốc lá bị ức chế(Error! Reference source not found.) . Trên mô hình chuột bị khí phế thủng, simvastatin giảm biểu hiện mRNA của IFN-γ, TNF-α và MMP-12 trên toàn bộ phổi và giảm số lượng bạch cầu đa nhân trung tính và tế bào lympho và nồng độ của TNF-α trong dịch rửa phế quản cho thấy việc giảm viêm và tái cấu trúc(Error! Reference source not found., Error! Reference source not found.) .
  4. Hình1. Khả năng chống viêm của statin lên các tế bào cấu trúc và tế bào viêm trong phổi(Error! Reference source not found.).
  5. VAI TRÒ CỦA STATIN ĐỐI VỚI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TRONG CÁC NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Liên quan của Statin và tỷ lệ tử vong của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Các nghiên cứu quan sát với cỡ mẫu lớn cho thấy statin cải thiện sống còn của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính so với người không dùng. Søyseth nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 854 bệnh nhân có đợt kịch phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thời gian theo dõi trung bình 1,9 năm, có 333 bệnh nhân tử vong. Tỷ lệ tử vong thô trên 1.000 người-năm là 110 ở bệnh nhân điều trị với statin, và 191 ở bệnh nhân không điều trị với statin. Sau khi hiệu chỉnh theo tuổi, giới, hút thuốc lá, chức năng phổi và bệnh phối hợp, hệ số nguy hại HR của bệnh nhân sử dụng statin so với bệnh nhân không sử dụng là 0,57 ( khoảng tin cậy: 0,38–0,87)(Error! Reference source not found.). Nghiên cứu của Frost và cộng sự cho kết quả tỷ lệ tử vong của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dùng statin với liều trung bình (≥ 4mg mỗi ngày) thấp hơn đáng kể so với người không dùng statin, với tỷ số chênh OR 0,19; khoảng tin cậy : 0,08 – 0,47)(Error! Reference source not found.). Những kết quả này được lập lại ở một nghiên cứu quan sát khác trên bệnh nhân có bệnh mạch máu ngoại biên, trong đó có 330 bệnh nhân kèm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được sử dụng statin. Statin li ên quan với cải thiện tử vong ngắn hạn (30 ngày) và tử vong dài hạn (10 năm) của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (tỷ số chênh
  6. OR 0,48; khoảng tin cậy: 0,23- 1,00; tỷ số nguy hại HR 0,67, khoảng tin cậy: 0,52 -0,86; theo thứ tự)(Error! Reference source not found.). Liên quan của Statin với đợt kịch phát và tỷ lệ đặt nội khí quản của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Nghiên cứu đoàn hệ của Keddissi và cộng sự trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho thấy statin làm giảm tỷ lệ khám cấp cứu hay nhập viện vì nguyên nhân hô hấp 0,12 ± 0,29 so với 0,19 ± 0,32 ở nhóm chứng , với p = 0,02(Error! Reference source not found.) . Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu của Blamoun trên 185 bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhóm sử dụng statin có ít đợt cấp hay đặt nội khí quản so với nhóm không dùng statin (p < 0,0001). Tỷ số chênh OR của nhóm không sử dụng statin so với sử dụng statin là 9,54 (khoảng tin cậy: 4,54–20,02) cho đợt kịch phát và 10,47 (khoảng tin cậy : 4,56–24,01) cho biến cố đặt nội khí quản. Thời gian xảy ra biến cố giảm bởi statin với tỷ số nguy hại HR cho đợt kịch phát là 0,19 (khoảng tin cậy: 0,06–0,14); cho đặt nội khí quản là 0,14 (khoảng tin cậy: 0,10–0,30)(Error! Reference source not found.) . Liên quan của Statin và chức năng hô hấp của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Nghiên cứu đòàn hệ của Keddissi và cộng sự về tác dụng của statin lên chức năng phổi của người hút thuốc lá, trong đó có 319 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhóm có dùng statin có mức độ giảm FEV1 chậm so với nhóm chứng ( -5 ±
  7. 207 mL/năm so với 86 ± 168 mL/năm, p < 0,0001) và FVC (- 33 ± 452 mL/năm so với +150 ± 328 mL/năm, p < 0,0001). Sự khác biệt này vẫn còn rõ ràng bất chấp bệnh nhân có ngưng hút thuốc lá hay không(9). Các quan sát thấy statin có thể làm chậm suy giảm chức năng phổi được củng cố với dữ liệu từ nghiên cứu the VA Normative Aging Study liên quan đến 803 bệnh nhân nam và 2136 phép đo lường trong hơn 10 năm, kết quả cho thấy những người không dùng statin, mức giảm FEV1 trung bình là 23,9 ml mỗi năm, trong khi những người có dùng statin có mức giảm FEV1 trung bình là 10,9 ml mỗi năm, kết quả cũng tương tự đối với FVC(Error! Reference source not found.). Trong khi đó thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, mù đôi của Lee và cộng sự không thấy có sự thay đổi các chỉ số hô hấp ở bệnh nhâ n dùng statin. Nhóm dùng Pravastatin: FEV1% lúc ban đầu 51 ± 18, sau theo dõi 55 ± 19. Nhóm giả dược: FEV1% ban đầu 56 ± 13, sau theo dõi 55 ± 14, p > 0,05. Liên quan của Statin và khả năng gắng sức bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, mù đôi của Lee và cộng sự thấy rằng nhóm sử dụng statin (Pravastatin) cải thiện thời gian gắng sức so với nhóm giả d ược. Nhóm sử dụng Pravastatin: thời gian gắng sức ở mức cơ bản 599 ± 323 giây, tăng 54% cho đến khi kết thúc đạt 922 ± 328 giây (p
  8. Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, mù đôi của Lee và cộng sự cho thấy: sử dụng Statin ít bị khó thở sau gắng sức hơn. Nhóm sử dụng Pravastatin: điểm khó thở Borg mức cơ bản 7,0 ± 0,8, sau theo dõi 4,0 ± 0,7. Nhóm giả dược: điểm khó thở mức cơ bản Borg mức cơ bản 6,9 ± 0,8, sau theo dõi 6,9 ± 1,0, p < 0.05(11). Liên quan của Statin và các chất đánh dấu sinh học viêm toàn thân của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Nghiên cứu của Lee T-M và cộng sự, điều trị bằng statin có khả năng làm giảm mức CRP / Interleukin-6 ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(Error! Reference source not found.) . Nhóm dùng Pravastatin : CRP (mg/l) mức ban đầu 3,94 ±3,54, sau thời gian theo dõi 3,85 ± 2,56. Nhóm giả dược: CRP (mg/l) lúc ban đầu 4.06 ±2.67, sau thời gian theo d õi 2,66 ± 2,49, p < 0,05. KẾT LUẬN Các nghiên cứu gần đây cho thấy statin mang lại nhiều lợi ích cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: có thể làm giảm đợt kịch phát, giảm nhập viện cấp cứu, giảm tỷ lệ tử vong, tăng khả năng gắng sức, làm chậm suy giảm chức năng phổi. Tuy nhiên
  9. hầu hết các dữ liệu dựa vào các nghiên cứu quan sát, do đó cần thiết có thêm thử nghiệm lâm sàng có đối chứng để khẳng định hiệu quả của statin trên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đặc biệt ở những bệnh nhân có biến chứng to àn thân và bệnh phối hợp. Loại statin, liều lượng cũng như thời gian điều trị của statin trên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chưa được thiết lập, có thể sẽ khác với điều trị hạ cholesterol máu. Liều cao của statin có thể gây ra tác dụng phụ, đặc biệt tr ên hệ cơ xương vốn đã bị ảnh hưởng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2