intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VIÊM CẦU THẬN MẠN (Kỳ 2)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

188
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chẩn đoán xác định: Dựa vào: - Phù. - Protein niệu. - Hồng cầu niệu. - Trụ niệu. - Cao huyết áp. - Urê máu. - Creatinin máu tăng. - Hình ảnh X quang, chụp thận. - Tuy nhiên trong giai đoạn tiềm tàng để chẩn đoán xác định phải sinh thiết thận. 2. Chẩn đoán phân biệt: - Viêm thận bể thận mạn tính. Trong viêm thận bể thận mạn bệnh nhân thường có tiền sử viêm nhiễm tiết niệu, sỏi thận - tiết niệu nhưng không có phù, Protein niệu thấp, ít khi quá l g/24h, bạch cầu niệu nhiều, có vi khuẩn niệu. Nếu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VIÊM CẦU THẬN MẠN (Kỳ 2)

  1. VIÊM CẦU THẬN MẠN (Kỳ 2) IV. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào: - Phù. - Protein niệu. - Hồng cầu niệu. - Trụ niệu. - Cao huyết áp. - Urê máu. - Creatinin máu tăng. - Hình ảnh X quang, chụp thận.
  2. - Tuy nhiên trong giai đoạn tiềm tàng để chẩn đoán xác định phải sinh thiết thận. 2. Chẩn đoán phân biệt: - Viêm thận bể thận mạn tính. Trong viêm thận bể thận mạn bệnh nhân thường có tiền sử viêm nhiễm tiết niệu, sỏi thận - tiết niệu nhưng không có phù, Protein niệu thấp, ít khi quá l g/24h, bạch cầu niệu nhiều, có vi khuẩn niệu. Nếu có trụ thì là trụ bạch cầu. Hai thận to nhỏ không đều, bờ thận thường gồ ghề, đài thận bể thận có thể giãn rộng (chụp UIV). - Xơ mạch thận lành tính (tức là bệnh cao huyết áp) trong viêm cầu thận mạn, Protein niệu thường xuất hiện trước khi có cao huyết áp hoặc cùng một lúc. Trong bệnh cao huyết áp protein niệu nếu có thì xuất hiện muộn và số lượng ít. - Xơ mạch thận ác tính (cao huyết áp ác tính) trong viêm cầu thận mạn kéo dài, hai thận thường teo nhỏ và có thiếu máu, trong cao huyết áp ác tính hai thận không teo nhỏ, bệnh thường tiến triển nhanh, suy thận nặng nhưng không có thiếu máu nặng. - Protein niệu lành tính trường hợp này protein niệu thường chỉ có từng lúc, không thường xuyên, không bao giờ dẫn đến suy thận như viêm cầu thận mạn.
  3. - Viêm cầu thận cấp: bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn ở họng và da, sau đó xuất hiện phù, đái ít, đái máu, cao huyết áp. Chẩn đoán xác định bằng siêu âm hoặc chụp thận nếu hai thận nhỏ hơn bình thường là viêm cầu thận mạn. - Viêm cầu thận cấp tiến triển nhanh: bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn ở họng và da, sau đó xuất hiện phù, đái ít, đái máu, cao huyết áp, urê máu và creatinin máu tăng. Chẩn đoán xác định bằng chụp thận hoặc siêu âm thận, thấy thận nhỏ hơn bình thường là viêm cầu thận mạn. 3. Chẩn đoán thể bệnh: - Thể tiềm tàng: Dựa vào bệnh nhân có tiền sử bệnh cầu thận, xét nghiệm có hồng cầu niệu, trụ niệu kéo dài. Chẩn đoán chắc chắn dựa vào sinh thiết thận. - Đợt cấp của viêm cầu thận mạn: Bệnh nhân có tiền sử viêm cầu thận mạn và có các yếu tố thuận lợi như: + Cao huyết áp ác tính. + Có các đợt nhiễm khuẩn. + Có thai...
  4. Viêm cầu thận mạn là một bệnh mạn tính do các bệnh tại cầu thận tiến triển, kéo dài hàng tháng, đến hàng năm. Việc phát hiện ra sớm dựa vào bệnh nhân đã bị bệnh cầu thận nhưng có hồng cầu niệu và protein niệu kéo dài và xuất hiện thêm các triệu chứng: phù, cao huyết áp, thiếu máu nên rất dễ phát hiện sớm ở cộng đồng. V. ĐIỀU TRỊ 1. Điều trị triệu chứng và biến chứng: - Nghỉ ngơi, ăn nhạt và dùng lợi tiểu khi có phù và cao huyết áp. - Khi huyết áp cao thì: + Ăn nhạt, hạn chế nước đưa vào. Khi có suy thận cần hạn chế protid trong khẩu phần thức ăn. + Lợi tiểu: Lasix 40mg x 1 viên/24h. Có thể cho liều cao hơn nếu vẫn còn phù. + Thuốc hạ áp các nhóm thuốc đều dùng được. Khi có suy tim thì không dùng thuốc chẹn β giao cảm. . Nifedipin 20mg x l-2 viên/24h. . Coversyl 40mg x 1-2 viên/24h.
  5. Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với nhóm ức chế men chuyển có thể giúp bảo vệ nhu mô thận lâu dài. - Cho kháng sinh khi có đợt viêm nhiễm: Cần cho dùng các kháng sinh thích hợp, tránh các kháng sinh độc cho thận, dùng kéo dài từ 7-14 ngày. Đối với viêm họng thì tốt nhất là Penicillin hoặc Ampicillin. 2. Điều trị bệnh chính như: Bệnh toàn thể, hệ thống, chuyển hóa: Lupus ban đỏ hệ thống hoặc đái tháo đường... 3. Điều trị bệnh phối hợp như: Hội chứng thận hư (nếu có). VI. PHÒNG BỆNH 1. Phòng bệnh viêm cầu thận cấp: Phòng viêm họng và chống các ổ nhiễm trùng ở da. 2. Phát hiện sớm bệnh bằng cách xét nghiệm định kỳ nước tiểu ở những bệnh nhân bị viêm cầu thận
  6. 3. Phòng và điều trị các yếu tố gây viêm cầu thận mạn nặng thêm: - Điều trị cao huyết áp nếu có. - Điều trị các ổ nhiễm khuẩn nếu có. - Hạn chế không nên có thai ở những bệnh nhân viêm cầu thận mạn. - Hạn chế đạm khi bệnh nhân có biểu hiện suy thận. - Không dùng thuốc độc với thận. Viêm cầu thận mạn là bệnh hay gặp, việc điều trị viêm cầu thận mạn mục đích chính là điều trị bảo tồn, phòng các yếu tố nguy cơ dẫn đến sự tiến triển nhanh của bệnh là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình kéo dài cuộc sống của người bệnh. (Bệnh học Nội khoa. Tập 2. Nhà xuất bản y học 2006)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2