intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vùng sông nước trông mưa

Chia sẻ: Tôn Thị Cẩm Hường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

96
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua mùa nắng gắt, những cơn mưa đầu mùa vừa đem lại được chút ít nước ngọt quý giá cho người dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), những người tuy sống ở vùng sông nước nhưng quanh năm cứ mong ngóng những cơn mưa... Có rất nhiều lý do để họ mong mùa mưa đến. Người chờ mưa để ruộng đồng có nước. Người trông mưa để đánh bắt cá tôm. Người cầu mưa để nước đổ về rửa đi sự ô nhiễm do sản xuất và sinh hoạt gây ra… Và, không ít người mong mưa đến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vùng sông nước trông mưa

  1. Vùng sông nước trông mưa Phạm Thanh Thôi (TBKTSG) - Qua mùa nắng gắt, những cơn mưa đầu mùa vừa đem lại được chút ít nước ngọt quý giá cho người dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), những người tuy sống ở vùng sông nước nhưng quanh năm cứ mong ngóng những cơn mưa... Có rất nhiều lý do để họ mong mùa mưa đến. Người chờ mưa để ruộng đồng có nước. Người trông mưa để đánh bắt cá tôm. Người cầu mưa để nước đổ về rửa đi sự ô nhiễm do sản xuất và sinh hoạt gây ra… Và, không ít người mong mưa đến để cho ao, hồ hay mấy cái lu chứa nước dưới mái hiên nhà được đầy tràn… Đến các huyện, xã bị nhiễm mặn, nhiễm phèn ở ĐBSCL, nơi đồng thời bị các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, mới hiểu được nỗi lòng của người dân mong trời cho những cơn mưa. Ở thập niên trước, nhiều người dân ấp Danh Coi, xã Đông Hưng B, huyện An Minh (Kiên Giang) vẫn thường sử dụng nước uống và sinh hoạt chủ yếu từ sông và kênh rạch. Vùng này trước đây, người dân cho rằng mùa nào cũng có nước ngọt từ rừng U Minh theo sông rạch chảy ra. Nước qua nhiều tầng lá cây khô trong rừng nên khi ra sông có màu nhưng không có mùi. Nước ấy uống không cần đun sôi cũng rất ngon và an toàn. Người dân sử dụng nguồn nước ấy nấu cơm hay kho cá để lâu vài ngày cũng không sợ hôi thiu. Tuy đây là vùng đất có phèn và bị nhiễm mặn, nhưng nước để ăn uống và tắm giặt chưa bao giờ là vấn đề mà người dân phải lo nghĩ. Nhưng đó là chuyện trước đây. Mấy năm gần đây, nước để ăn uống và sinh hoạt đã trở thành chuyện lo lắng hàng ngày. Nhiều bờ bao được xây đắp đã giữ nước ở lại trong rừng. Đặc biệt, nhiều vùng thuộc các huyện xã ven biển, sự nhiễm mặn và phèn ngày càng ăn sâu vào các dòng sông, kênh rạch và ruộng đồng. Nhiều cánh đồng được biến thành vuông ao, hút bùn đổ ra sông rạch để nuôi tôm cá. Rất
  2. nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh trong quá trình nuôi trồng chỉ có một chỗ thoát là hòa vào dòng nước của sông, rạch! Bây giờ, ở người dân hình thành những phản xạ mới, việc sử dụng tiết kiệm nước mưa đang dần ăn sâu vào tâm thức, thể hiện qua đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Nước vo gạo nấu cơm để dành để rửa chén, rửa rau hay thịt, cá. Nước sau khi rửa rau, rửa cá tiếp tục được dùng để tưới cây hay nấu thức ăn cho heo. Tại các gia đình có trẻ nhỏ, nước tắm rửa của trẻ cũng được để dành cho người lớn tắm… Như nhiều nơi khác, bây giờ, các hộ gia đình ở ấp Danh Coi phải tích góp tiền để khoan giếng. Nhiều giếng đã được khoan sâu hàng chục mét vẫn bịnhiễm phèn và có mùi, nên thường chỉ dùng được cho việc tắm giặt là chính. Là người nông dân sống ở vùng sông nước, nhưng không ít hộ gia đình đang phải mua từng thùng nước ngọt từ các ghe xuồng của thương lái rao bán mỗi ngày. Từ thực tế của việc thiếu nước ngọt, nước sạch, nhiều người dân sống tại các xã vùng ven biển và gần các con sông ở ĐBSCL luôn mong ông trời mưa, cho nguồn nước sạch. Với rất nhiều gia đình nghèo, đó là nguồn nước sạch miễn phí, giúp họ giảm bớt một khoản chi phí đáng kể trong cuộc sống. Nhiều hộ dân có khả năng thì mua những năm, mười cái lu đặt quanh nh à để trữ nước mưa. Nhưng cũng có những gia đình dùng bịch nhựa chứa nước mưa rồi cất dưới ao, hồ, khi cần lại kéo lên dùng (như ở xã An Ngãi Tây, An Hòa Tây thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Gần đây, một số gia đình có tiền đã xây quanh nhà nh ững cái bể, cái hồ bằng gạch với xi măng. Những cái bể hay hồ này có thể chứa từ 5-10 mét khối nước mưa để dự trữ cho việc ăn uống, sinh hoạt. Có những hộ không có tiền mua lu hoặc xây hồ xi măng thì làm theo cách cũ là đào đất quanh nhà làm ao trữ nước. Muốn nước trong hơn, người dân dùng tấm nhựa trải lót dưới đáy ao. Nơi nào đất ao bị phèn nhiều thì dùng vôi và phèn chua để làm trong nước và lóng phèn rồi xài nước tiết kiệm quanh năm…
  3. Tùy vào điều kiện kinh tế và số lượng người trong gia đình, mỗi hộ dân tại những nơi này tìm cách trữ nước mưa theo nhiều kiểu khác nhau. Có điều, đời sống hằng ngày của người nông dân vốn “chân lấm tay bùn” thì cần có nhiều nước tắm giặt hơn. Thế nhưng khả năng trữ nước mưa thường chỉ đủ dùng cho việc ăn uống. Trên thực tế, vẫn còn nhiều người buộc phải sử dụng nước từ sông, rạch, kênh, mương để rửa thực phẩm hay tắm giặt, cứnh ư thể họ chưa biết tác hại của nguồn nước ô nhiễm đối với sức khỏe và mạng sống như thế nào - Một cách dùng nước mà như nhiều du khách đến từ bên ngoài những cộng đồng dân cư này chỉ biết diễn tảmột cách chung chung là “nếp sống của người miền Tây!”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2