intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xã hội học quản lý

Chia sẻ: Tulip_12 Tulip_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

476
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vài nét sơ lược về Philip Selznick: - Philip Selznick (sinh năm 1919) là giáo sư luật học và xã hội học tại Đại học California, Berkeley . Một tác giả nổi tiếng về lý thuyết tổ chức , xã hội học của pháp luật và hành chính công. - Trong số các ấn phẩm của Giáo sư Selznick quan trọng nhất là TVA and the Grass Roots; The Organizational Weapon; Leadership in Administration; Law and Society in Transition: Toward Responsive Law và The Moral Commonwealth.. - Selznick đã nhận được bằng tiến sĩ vào năm 1947 từ Đại học...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xã hội học quản lý

  1. Xã hội học quản lý
  2. Vài nét sơ lược về Philip Selznick: - Philip Selznick (sinh năm 1919) là giáo sư luật học và xã hội học tại Đại học California, Berkeley . Một tác giả nổi tiếng về lý thuyết tổ chức , xã hội học của pháp luật và hành chính công. - Trong số các ấn phẩm của Giáo sư Selznick quan trọng nhất là TVA and the Grass Roots; The Organizational Weapon; Leadership in Administration; Law and Society in Transition: Toward Responsive Law và The Moral Commonwealth.. - Selznick đã nhận được bằng tiến sĩ vào năm 1947 từ Đại học Columbia, nơi ông là một sinh viên của Robert K. Merton . a. Nguyên nhân của sự bất ổn suy thoái chức năng của mô hình quản lý quan liêu: - Năm 1949, Philip Selznick công bố kết quả nghiên cứu thực hiện tại Tennessee Valley Authority (TVA) - một thiết chế nhà nước độc lập và minh bạch do nhà nước liên bang thiết lập năm 1933 trong khuôn khổ New Deal để tạo điều kiện phát triển kinh tế và xã hội thung lũng nông nghiệp Tennessee. - Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của một vài dự án hợp tác giữa TVA và các thiết chế địa phương, Philip Selznick đã đưa ra kết luận rằng sự bất ổn suy thoái chức năng của mô hình quản lý quan liêu không chỉ là hệ quả của hiện tượng quá nhiều quy định mà còn do những lý do khác nữa:
  3. + Việc chuyên môn hóa các hoạt động: sự chuyên môn hóa ấy dẫn đến tình trạng các thánh viên của tổ chức chỉ lo tập trung vào các mục đích chuyên biệt, cá nhân mà bỏ qua mục đích chung của tổ chức. + Áp lực của các mối quan hệ xã hội: sự biến đổi mục đích ban đầu của tổ chức không chỉ xuất phát từ các quy trình tring lòng nó mà còn do sự thông đồng giữa các thành viên của tổ chức với các nhóm áp lực bên ngoài. - Ở đây Philip Selznick đã đề cập đến vai trò của các nhóm không chính thức trong các tổ chức quan liêu. Ba quan điểm cơ bản của ông: + Mọi tổ chức đều tạo ra cơ cấu phi chính thức. + Trong lòng tổ chức, mục đích bao giờ cũng bị biến đổi thông qua các quy trình trong lòng nó. + Những biến đổi ấy được thực hiện thông qua các cơ cấu phi chính thức. - Như Philip Selznick giải thích, nguyên nhân hình thành cơ cấu phi chính thức là cơ chế ủy quyền. Các nhóm lợi ích khác nhau có những nhiệm vụ khác nhau chỉ nhận thấy mục đích và quyền lơi gắn với trách nhiệm của mình. Họ không quan tâm hoặc làm biến dạng mục tiêu của tổ chức. - Từ đó, Philip Selznick lưu ý rằng, một tổ chức không chỉ phát triển dựa vào các đòi hỏi bên trong mà còn phải chế ngự được các mối quan hệ giữa các nhóm quyền lợi trong tổ chức ấy. - Tính đúng đắn của những quan điểm trên của Philip Selznick đã được chứng minh qua thực tiễn hoạt động của các tổ chức trong xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, các nhóm không chính thức và mối quan hệ của các nhóm này với các nhóm áp lực bên ngoài cũng là một trong những nguyên nhân làm biến dạng
  4. mục tiêu của một số chính sách xã hội của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Sự thất bại của chính sách trợ giá giống ở tỉnh VP năm 2009 là một trong những ví dụ điển hình. 1. Đằng sau chính sách trợ giá giống lúa lai: Giống trợ giá hại nông dân a. Chính sách trợ giá giống lúa lai của tỉnh VP: - Năm 2009, tỉnh VP thực hiện chính sách của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về trợ giá giống lúa lai. - Mục đích của chính sách: Chính sách hỗ trợ giá giống lúa lai nhằm khuyến khích nông dân tích cực đưa giống lúa mới, năng suất cao vào sản xuất giúp người nông dân tăng giá trị, sản lượng trên đồng ruộng của mình. - Địa bàn thực hiện thí điểm: Huyện X của tỉnh VP được chọn thí điểm thực hiện chính sách trợ giá đối với giống lúa lai B. - Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện: Theo chỉ thị UBND tỉnh VP, việc tổ chức thực hiện chính sách trên sẽ được phân công cụ thể như sau: + Chủ tịch UBND tỉnh và huyện X của tỉnh VP có trách nhiệm cấp kinh phí hỗ trợ nông dân bảo đảm hiệu quả và đúng mục đích. + Các chuyên gia nông nghiệp phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành nghiên cứu, khảo sát địa bàn, lựa chọn và kiểm tra giống lúa. + Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của huyện X. + Khi thực hiện chính sách trợ giá giống lúa lai, tỉnh VP chỉ cho phép 3 đơn vị là Cty CP Dịch vụ vật tư NN-PTNT tỉnh VP, Khuyến nông tỉnh và Trung tâm Giống cây trồng tỉnh VP cung ứng chính cho nông dân. Đây là các đơn vị phụ trách khâu cung ứng trực tiếp giống trợ giá cho nông dân. Tỉnh sẽ trợ giá cho đơn vị cung ứng giống trực tiếp này.
  5. + Giống lúa B được trợ giá sẽ được mua từ những công ty độc quyền cung ứng giống trên thuộc địa bàn tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn. 3 đơn vị cung ứng trực tiếp giống lúa trợ giá trên sẽ thu mua giống từ các công ty đó và phân phối về cho người dân trên địa bàn huyện X. Chính sách trợ giá đối với giống lúa lai của tỉnh VP là một chính sách tích cực, tuy nhiên việc triển khai chính sách này tại huyện X thời gian qua nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. b. Những bất cập từ quá trình thực hiện chính sách: - Qua một thời gian thực hiện, những chỉ tiêu về sản xuất được đề ra trong chính sách không những không đạt được mà còn xuất hiện những dấu hiệu xấu. - Nhiều nông dân trong huyện phản ánh chất lượng giống lúa lai B thuộc diện hỗ trợ giá có chất lượng thấp, không phù hợp điều kiện, lợi thế của địa phương; giá bán lại cao hơn giá thị trường. - Nhiều nông dân kể, họ đã nghe khuyến cáo của các cơ quan chức năng và đơn vị cung ứng giống, các tổ chức nông nghiệp ( Hợp tác xã, …) về giống lúa lai B đạt năng suất cao (hơn 300 kg/sào), chất lượng gạo lại ngon. Hơn 250 hộ nông dân đã mua 544 kg lúa giống này về gieo cấy, được tỉnh hỗ trợ 50% giá giống lúa. Khi các giống lúa khác đã đến thời điểm thu hoạch nhưng các diện tích cấy giống lúa B vẫn xanh biếc, trỗ muộn, bông lép. Hậu quả là phần lớn các hộ cấy lúa này đều mất mùa (giảm 60-70% năng suất dự kiến). Ðến nay, bà con mới vỡ lẽ, giống lúa B chỉ là giống lúa sản xuất thử, chưa được gieo cấy đại trà trên đồng đất địa phương, chất lượng gạo kém so các giống lúa lai khác. Không biết vì lý do gì, tỉnh VP lại đưa giống lúa này vào cơ cấu giống lúa lai được hỗ trợ 50% giá giống. Giống lúa lai này cũng không nằm trong cơ cấu giống lúa gieo cấy vụ mùa năm 2009 của huyện.
  6. - Ðây trường hợp cụ thể chứng minh việc triển khai chính sách hỗ trợ giống lúa lai ở VP còn nhiều bất cập. c. Nguyên nhân thất bại của chính sách: c.1. Nguyên nhân khách quan: - Khi có trợ giá, công ty cung cấp giống về thông qua hệ thống khuyến nông viên, trưởng thôn để đến tay nông dân mà không thông qua huyện. Lợi dụng điểm hạn chế này trong chính sách của tỉnh, một số cán bộ quản lý của các sở - ban – ngành chức năng đã cấu kết với nhau và với các đơn vị cung ứng trực tiếp giống trợ giá cho huyện X làm lợi cho mình, đưa vào huyện giống lúa lai trợ giá không đảm bảo về mặt chất lượng, giá thành cao. + Giống lúa lai B chưa được kiểm nghiệm về chất lượng và chưa được kiểm tra về sự phù hợp đối với điều kiện tự nhiên ở địa phương một cách kĩ lưỡng. Nhưng vụ mùa năm 2009 giống lúa này lại nằm trong cơ cấu của tỉnh được trợ giá. + Về chuyên môn đưa giống lúa B vào huyện X là rất khó thắng. Nhưng vì các đơn vị cung ứng giống đưa giống về theo con đường trên nên huyện không có đủ điều kiện, thời gian để kiểm soát giống vào như thế nào, mà người dân thấy được trợ giá, thấy nói năng suất cao là đăng kí mua, họ không đủ khả năng để biết được thất bại. - Một số cán bộ quản lý thuộc các cơ quan có thẩm quyền tiếp tay cho các đơn vị cung ứng trực tiếp và các công ty độc quyền cung ứng giống khai tăng số lượng giống, quay vòng giống hỗ trợ để hưởng lợi, tham ô ngân sách của Nhà nước. - Tổ chuyên gia nông nghiệp thả nổi công tác nghiên cứu, tạo điều kiện cho các công ty cung ứng đưa vào những giống lúa kém chất lượng, không phù hợp với điều kiện trồng trọt của huyện X.
  7. - Các Cty độc quyền cung ứng giống ( nhà buôn giống) liên kết với các đơn vị cung ứng giống tìm mọi cách để đẩy giá lên. Cái thiệt của dân là họ chẳng bao giờ biết được giá thực của các loại giống lúa trợ gía này, giá cao cũng phải mua. c.2. Nguyên nhân sâu xa: - Những cán bộ quản lý và tổ chuyên gia nông nghiệp của tỉnh VP khi được phân công phụ trách việc triển khai thực hiện chính sách trợ giá giống lúa B tại địa bàn huyện X đã nhận thấy được lợi ích của cá nhân họ từ chính sách này. Xuất phát từ những lợi ích đó, ở họ xuất hiện những mục tiêu chuyên biệt mâu thuẫn với mục tiêu chung của tổ chức. - Để theo đuổi mục tiêu của mình, nhóm cán bộ này đã cấu kết với nhau (hình thành nhóm phi chính thức trông tổ chức) và họ đã liên kết với các đơn vị cung ứng trực tiếp và các công ty độc quyền cung ứng giống trên thị trường, tạo nên một mạng lưới các mối quan hệ ràng buộc gây áp lực có hiệu quả. - UBND cấp tỉnh đã không thể kiểm soát được mối quan hệ này, chính vì thế mục tiêu cuả chính sách đã bị bóp méo, các cá nhân và đơn vị triển khai thực hiện dự án thừa thời cơ để tìm kiếm lợi ích cho mình. d. Kết quả thực hiện chính sách: Với tình trạng ấy, nhiều người đặt câu hỏi, vậy ai là người được hưởng lợi? Nông dân? Doanh nghiệp cung ứng giống hay một số người làm công tác quản lí? - Mục tiêu ban đầu của chính sách bị méo mó, trên thực tế chính sách này đã tạo điều kiện cho các đối tượng từ nhà quản lý, đơn vị cung ứng trực tiếp giống trợ giá đến các nhà buôn giống đều thu được lợi ích về mình.Theo điều tra cho thấy, Cty giống buôn 1 kg giống lúa lai B được lãi 1.500 đồng. Với mức này, nếu tính từ khi phải nhập giống lúa lai đến khi được phân phối đến tay người dân, các Cty giống đã thu khoảng 7 tỷ đồng.
  8. - Hậu quả thì người nông dân gánh chịu: người dân thất thu vì giống trợ giá. Vụ mùa 2009, 150 ha lúa lai B được trợ giá giống trải khắp xã đã giảm năng suất 60% - 70%, trong đó có nhiều hộ mất trắng. 2. Kết luận: Trên cơ sở những kết luận của Philip Selznick từ công trình nghiên cứu TVA, chúng ta cũng có thể lý giải được phần nào nguyên nhân dẫn đến thất bại của việc thực hiện chính sách trợ giá giống ở tỉnh VP trên địa bàn huyện X trong năm 2009. Đó là sự chuyên môn hóa và áp lực của mối quan hệ xã hội không được kiểm soat đúng mức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2