intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yếu tố rừng trong văn hóa Raglai

Chia sẻ: Trần Kiêm Hoàng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

156
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong tác phẩm Triết học nghệ thuật xuất bản năm 1880, H.TAINE1 cho rằng:“Sau khi đã xác định cấu trúc tinh thần của một chủng tộc, cần phải nghiên cứu môi trường mà chủng tộc đó sống, bởi con người không cô độc trong thế giới. Bao quanh con người là thiên nhiên và những người khác...”, vì vậy, nghiên cứu văn hoá của người Raglai không thể bỏ qua môi trường tự nhiên mà họ đang sống: Núi - Rừng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yếu tố rừng trong văn hóa Raglai

  1. YẾU TỐ RỪNG TRONG VĂN HÓA RAGLAI Trần Kiêm Hoàng Trong tác phẩm Triết học nghệ thuật xuất bản năm 1880, H.TAINE 1 cho rằng:“Sau khi đã xác định cấu trúc tinh thần của một chủng tộc, cần phải nghiên c ứu môi trường mà chủng tộc đó sống, bởi con người không cô độc trong thế giới. Bao quanh con ng ười là thiên nhiên và nh ững ng ười khác...”, vì vậy, nghiên cứu văn hoá của người Raglai không thể bỏ qua môi trường t ự nhiên mà họ đang sống: Núi - Rừng. Núi rừng của người Raglai sinh sống hàng trăm năm nay chỉ ở đ ộ cao trên d ưới 500mét so với mặt biển. Tất cả mọi hoạt động sống của họ luôn gắn bó với núi rừng. Núi rừng tồn tại trong không gian và là tự nhiên có trước. Khi người Raglai đ ến c ư trú trên đ ịa bàn tự nhiên này, cùng với quá trình tồn tại và phát triển trong không gian núi r ừng h ọ đã sáng t ạo ra các giá tr ị văn hoá liên quan đến môi trường tự nhiên này. Giá trị của núi rừng trong văn hóa là s ản phẩm trực tiếp của người Raglai, nói cách khác, núi rừng gián tiếp sáng tạo ra các giá trị văn hóa của người Raglai. Do đó, nghiên cứu văn hóa núi rừng trong văn hoá của người Raglai chính là đi tìm những giá trị c ủa núi rừng được biểu hiện như thế nào trong các thành tố chứa nó. Núi rừng được người Raglai tận dụng hầu hết trong mọi hoạt động sống của họ. Bước ra khỏi nhà là họ đã ra đến rừng, thậm chí nhà cũng đ ược c ất ngay d ưới nh ững tán cây r ừng. Ngay t ừ sáng sớm, mở mắt ra người Raglai đã thấy s ừng s ững trước mặt là núi và những cánh rừng ngút ngàn. Tiếng rừng thở cùng với họ từ trên sàn nhà, theo b ước chân lên n ương, ngh ỉ ng ơi d ưới tán r ừng và đêm về lại nghe tiếng suối , tiếng gió của thổi muôn ngàn lá r ừng nh ư ru h ọ t ừ nh ững câu hát k ể sử thi, theo họ vào giấc ngủ để sáng sơm mai lại ra gặp l ại r ừng núi. Rừng có hàng trăm loại gỗ quý để làm nhà ở, nhà kho và ph ục v ụ cho l ễ nghi tín ng ưỡng khi làm nhà mồ. Tri thức bản địa của người Raglai truyền lại cho con cháu nhận biết được các loại g ỗ dầu, lim, gõ, sến, táu, hương… loại nào có thể dùng làm c ột chôn xu ống đ ất không m ối m ọt, không mục ruỗng vì ẩm; loại cây nào có thể “ dầm sương dãi nắng” để làm các trụ cọc cho các cây tiêu, cho mướp bầu bí leo giàn từ năm này sang năm khác không h ỏng; phân bi ệt đ ược lo ại cây nào làm nhà nhưng ở phần trên cao (rui, mè, đòn tay, kèo) vừa nh ẹ vừa b ền ch ắc. R ừng cho h ọ hàng trăm lo ại dây khác nhau để cột, chắp, nối bền chắc… Nếu hỏi bất kỳ một ng ười Raglai nào v ề công d ụng c ủa cây song mây, có lẽ chúng ta đều được trả lời gi ống nhau. Đó cũng chính là s ự ti ếp nh ận tri th ức của lớp cha ông để lại và là sự trải nghiệm của họ trong hiện t ại đ ối với rừng -núi . Mỗi palơi Raglai cổ chỉ trên dưới 20 hộ gia đình và cũng không bao gi ờ ch ọn nh ững thung lũng để cư trú. Theo quan niệm của họ, thung lũng là l ối đi c ủa ma qu ỉ. Ng ười ta cũng không c ư trú trên sống lưng của quả đồi vì đấy là đường đi của các thần. Gi ữa hai khe núi hẹp cũng không phải là không gian của con người. Vì vậy, ng ười Raglai chỉ ngủ ở lưng ch ừng núi. Đó là không gian h ọ đ ược quyền sở hữu mà không xâm hại đến thế giới khác rất cần đến s ự tôn tr ọng. Đ ể cúng núi r ừng hàng năm, người Raglai thường mở đầu đầu bài khấn của mình bằng những lời: “Trai pu! Chưq dlai mũ Cơi Masrĩh Mỏq Vila chupaq luơi, Pachũc palơi mucơi lagar tanãh riya ia djuh. Chưq dai jơc yàc chưq chuah tanãh lagar pu vhum vhòq choq akiaq yàc hul ơu luai yàc tacai ia cat jua haravalơu vurùq catuaiq ahũc danan vinủq riya cha-na cha-uơr…” Tạm dịch: “Cầu bái chúa thần! Núi rừng là do trời đất ông bà tổ xưa để lại, Giữ cho vững chắc làng xóm, cho trường tồn xứ sở đất đai, sông suối nước củi. Núi rừng có nhang cây, con sông dòng suối có nhang sông nhang suối, ao hồ mương máng…” 1 Hippolyte Taine (1828-1893) là nhà triết học, sử học và phê bình văn học Pháp có ảnh hưởng lớn trong tư tưởng học thuật thế gi ới.
  2. Bên cạnh nhang núi (yàc chưq), nhang rừng (yàc dlai), nhang nước (yàc ia)… ban cho con người của cải trong rừng, cấp nguồn nước để ăn uống và chăm sóc cây trồng, r ừng còn có nhang độc, nhang xấu, ó malai hại người (yàc lageh jhàq vhòq salac camalai majin). Người Raglai vẫn yên tâm sống ở núi rừng hàng ngàn đời nay vì họ vẫn tin t ưởng rằng rừng không có ma thú dữ. Cọp báo ăn thịt người là chúng đã ph ạm vào đi ều ác, ph ản l ại chúa nhang r ừng sẽ bị trừng trị những con vật hung ác đó nếu chúng xâm hại đến ng ười. Sông suối, núi rừng là của nhang, của trời, của chúa thần, vì vậy ng ười Raglai chỉ biết tôn trọng và gìn giữ bằng cách làm nhà ở xa dòng sông lớn, xa đất đai bằng phẳng, xa hồ ao, xa đỉnh núi cao và cấm kị không mang những đồ vật được xem là ô uế đối với núi rừng nh ư soong n ồi, đá táo, cối giả, sàng sãy, nong nia. Nếu vi phạm nhang sẽ ph ạt v ạ. Cây to tuy ệt đ ối không đ ược ch ặt, không làm sứt mẻ; không được làm rẫy nương ở núi cao. Đất bằng là ruộng đ ất của nhang, cây to là n ơi các vị thần trú ngụ. Hồ ao là ruộng của ông bà. S ườn núi đ ồi là đ ường đi c ủa các v ị th ần. Theo quan niệm của người Raglai, thần linh cũng sản xuất và ăn ở như loài người, họ ăn ở tại thế giới riêng nhưng các tài sản của họ lại chung với con người. Núi rừng từ xa xưa đã gắn chặt vào người Raglai trong mọi hoạt động sống của mình, ngay bản thân họ, một số người chúng tôi phỏng vấn vẫn tự nh ận là ng ười c ủa r ừng ( Ràc dlai). Là người của rừng núi nên người Raglai ở chổ nào, sản xuất ở đâu cũng đều phải xin phép thần núi, th ần rừng, tuyệt đối không xâm phạm vào đất đai của ng ười khác. Mỗi gia đình, m ỗi làng đ ều có “đ ịa gi ới riêng” của mình để canh tác, cư trú. Người nào đi lang thang không có n ơi ở c ố đ ịnh đ ược xem là người khỉ. Vì chỉ có kẻ độc ác mới sống lang thang, kẻ đó nh ư con ong không có t ổ, nh ư con kh ỉ không có bầy. Núi rừng người Raglai ở nhiều sông , suối, có nhiều vũng sâu. Nước được người Raglai s ử dụng là nước của những dòng suối hàng năm không có lũ quét gây ra s ạt l ở đ ất, n ước luôn trong v ắt. Trước đây theo quan niệm của họ nước trong vắt của nh ững dòng suối không b ị s ạt l ở này có th ể uống ngay, không cần đun sôi. Để giữ môi trường trong làng luôn trong sạch và giữ nguồn nước uống chung cho cả làng, nhà ở người Raglai luôn ở xa dòng suối . Nước được dẫn về đến sàn ngoài nhà sàn, dẫn về đến nền nhà nhờ vào hệ thống mương máng. Mương máng này có th ể làm b ằng cây l ồ ô, cây cau hay cây đùng đình (như cây cau, cây d ừa nhưng mọc ở trong rừng chứ không phải là cây trồng). Đàn ông, trai tráng thì được ra sông ra suối tắm rửa. Đàn bà, con trẻ thì dùng nước t ừ mương máng để nấu ăn, giặt áo quần…Nước sử dụng xong lại cho ch ảy theo đ ường rãnh ra xa nhà và cho thấm vào đất chứ không được cho chảy vào sông suối. Đây là đi ều kiêng c ử, vì nhang n ước (yàc ia) sẽ phạt vạ nếu làm ô uế. Rừng cây cối cỏ tranh là vợ bé của thần Mặt trời. Đi ngang đám c ỏ tranh ph ải đi nhanh, không đi bằng chân không, phải mang giày, mang dép. Đi ch ậm ông m ặt tr ời t ưởng chúng ta quan hệ với vợ bé, ông sẽ cho gai tranh đâm và chân ngay. Vì vậy, khi đi đâu trở v ề g ặp lúc tr ời x ế chi ều, người Raglai thường buộc ba túm cỏ tranh lại vác trên vai và nói: “Ông trời phải chờ vợ ông với, vợ ông đang có chữa có mang trong bụng không đi nhanh theo ý c ủa ngài đ ược. Tui đang đi v ới v ợ ông đây, ông hãy chờ vợ ông với” . Nếu làm như vậy dù đi thêm mấy rựa2, mặt trời có cách một sải tay vẫn về đến nhà kịp lúc trời tối. Người Raglai có tập quán canh tác trên đất rẫy của ông bà mình đ ể l ại. Núi nào thì làng đó thờ, rẫy nhà nào thì nhà đó canh tác ch ứ không xâm chi ếm qua r ẫy n ương ng ười ta. Đ ất r ẫy đ ược chôn cất người chết trong gia đình mình, tuyệt đối không chôn sang đ ất r ẫy ng ười khác. Hoa màu thu hoạch được, nếu chưa cúng cho nhang thì nhất thi ết ch ưa đ ược ăn. Làm cháy núi cháy rừng là phạm đến chổ ở các vị thần linh. Đốt rẫy mình làm cháy rẫy nương hoa màu, cháy m ồ m ả c ủa ng ười khác, ăn cắp hoa màu rẫy nương người khác .. . là đi ều t ối k ị. Ng ười vi ph ạm s ẽ b ị c ọp b ắt, r ắn c ắn, tr ời sẽ khiến xui cho chết bất đắc kì tử (valah vanriac)… Khi làm rẫy, người Raglai có tục làm đường ranh trước khi đốt rẫy gọi là papahnã. Công việc này cả làng cùng giúp nhau, lần lượt đổi công hết nhà ng ười này sang nhà ng ười khác. Mùa đ ốt r ẫy cũng là mùa uống rượu cần. Các nhà có rẫy đốt trong năm gọi là djùq tapa pa papahnã chuh tanãh. Người Raglai từ xưa đến nay giữ gìn rừng núi rất kỹ lưỡng, họ không dám để ra cháy rừng. Khi được hỏi ở các khu vực ở Khánh Sơn cũng như ở vùng khác có người Raglai cư trú nhưng không có rừng nữa, những cánh rừng rậm rạp xưa kia nay chỉ toàn lau lách, c ỏ tranh… thì các ng ười già 3 Raglai trả lời rằng trước đây có một t ộc người khác đến đây ở (?). Họ có tập quán canh tác khác h ẳn 2 Rựa nhỏ đi rừng vác trên vai, mỗi lần mỏi, trở vai được tính là một rựa. 3 Người già: tuha- không đồng nghĩa với già làng.
  3. với người Raglai. Họ khai thác cả núi để canh tác, làm nương r ẫy đến c ạn ki ệt núi r ừng làm cho cây không mọc, không còn ai đi rãi hạt giống cây trên núi n ữa nên m ới thành đ ất tr ống đ ồi tr ọc 4. Những người này đã phá lâu đài của chúa thần, của nhang, làm s ụp đ ổ núi. Núi r ừng là c ủa ng ười Raglai, nay núi rừng bị tàn phá, lâu đài của thần bị s ụp đ ổ thì ng ười Raglai ph ải gánh ch ịu tai ương, b ị d ịch bệnh hạn hán hoằng hoành. Vì người Raglai không bi ết gìn gi ữ n ơi c ư trú c ủa th ần linh , thú rừng bị săn bắt, bị giết hại thì kẻ mang tội vẫn là người Raglai(?). Khi nơi cư trú của người Raglai xuất hiện tộc người khác đến ở, họ luôn cảm thấy bất an vì sợ những người này xâm hại đến núi rừng mà người phải gánh chịu hậu quả lại chính là họ. Đây cũng chính là điều giải thích (của chúng tôi) hiện t ượng b ỏ đi d ần vào trong r ừng, trên r ẫy c ủa ng ười Raglai khi người Việt hay tộc người khác đến chung sống. Về vấn đ ề này, chúng tôi đã trao đ ổi v ới GS Ngô Đức Thịnh5, giáo sư cho rằng đây là hiện tượng xung đột văn hoá gi ữa các tộc ng ười. Khi cây rừng ra hoa, đó là lúc người Raglai nhận biết được một năm mới đã bắt đầu. Cùng với hoa cây rừng là những công việc s ản xuất theo chu kỳ trong m ột năm v ới n ương r ẫy, T ừ nh ững công việc đó người Raglai đặt tên tháng trong một năm: Tháng Một: Hoa cây Tháng Hai: Sấm la=tiếng sấm báo hiệu những cơn mưa đ ầu mùa (grưm manhĩ) Tháng Ba: Đốt rẫy Tháng Tư: Trỉa lúa Tháng Năm: padai lacơi (lúa con trai=Lá lúa bắt đ ầu có vòng c ườm) Tháng Sáu: Tìat cumơi (lúa thì con gái=Đẻ nhánh) Tháng Bảy: Trổ bông Tháng Tám: ăn cơm mới Tháng Chín: Suốt rẫy Tháng Mười: Kakìq (thu hoạch xong) Tháng Mười một: Puihmàc (nắng hanh, tháng tết) Tháng Mười hai: Wup wơr (tháng lãng quên, tháng lễ hội). Bên cạnh việc rừng cung cấp cho họ cây cối làm nhà ở, trong tri th ức dân gian của người Raglai còn biết tận dụng những loại cây, con trong rừng để chữa bệnh như : - Chữa đau bụng, ho: Củ (rễ) sa nhân; -Cầm máu: cây họ sắn dây, cây xương gà; -Chữa bong gân, đứt gân, các vết thương: cây Jrãu Varavup (đ ực), jrãu uraq (cái); -Chữa đau răng: các loại cây có chất liệu cay rilùc, cây ri-ieng, cây dây teh... dùng đ ể nhét vào chân răng khi nhức; -Chữa đau bụng: Cây Tô Hạp (Turùp), trầm hương (Gahlơu); -Tổ ong nhựa xông hơi chữa bệnh đậu mùa; -Mật ong để rà miệng chữa bệnh cho trẻ em, mật gấu để chữa bệnh đau mắt… Để tận dụng các loại thức ăn có sẵn trong rừng, kinh nghiệm c ủa ng ười Raglai đã truyền lại cho con cháu nhận biết các loại hoa quả nào có thể ăn đ ược, lo ại rau nào m ọc trong r ừng có th ể làm thức ăn hàng ngày, củ loại cây gì có thể giúp họ qua c ơn đói trong mùa giáp h ạt… Sau m ỗi mùa m ưa các loại nấm mọc trong rừng có nhiều cây dầu (thông, pơmu) màu trắng sữa thì hái ch ứ màu đ ỏ tuy ệt đối không đụng vào; nấm mọc ở rừng cây le, cây lồ ô nếu có màu tím là đ ộc, n ấm màu vàng ăn r ất ngon và bổ; các loại nấm mọc trên đất t ổ con mối h ầu h ết đ ều ăn đ ược; n ấm m ọc trên các thân cây mục có thân mềm, dòn thì hái, nấm cứng thì đừng… 4 Khi hỏi là dân tộc nào thì họ không nói rõ mà chỉ khẳng định không phải là người Raglai . Điều này chúng tôi chỉ ghi nhận và sẽ tiếp tục tìm hiểu là ai. 5 Tháng 5/2005 tại Khánh Sơn, trong chuyến khảo sát trữ lượng Akhàt Jucar Raglai của Viện Nghiên cứu VHDG (Nay là Viện Nghiên cứu VHVN)
  4. Vào một ngôi nhà của người Raglai , có thể khẳng định toàn bộ các đồ dùng của họ đều có nguồn gốc từ rừng, hoặc qua các cuộc trao đổi từ lâm thổ sản6. Người Raglai chăn nuôi các loại gia súc: heo, trâu , bò, dê; các loại gia c ầm: gà, v ịt… đ ều th ả rong vào rừng chứ không làm chuồng trại. Trong akhàt Jucar Raglai đã k ể v ề s ự vi ệc chu ẩn b ị cho một đám cưới7. Người chủ làng phân công bọn thanh niên trai gái trong làng gái măng, hái rau r ừng để về nấu các món ăn truyền thống: “-Hãy đi lấy canh rau mang về cho non thôi đấy, Này đây hãy đi lấy măng rừng hái về chỉ lấy búp tre non thôi, Hãy bắt con heo to cỡ bước nhảy qua, bắt con heo to c ỡ ch ừng năm ng ười khiêng m ới v ừa chừng này là được.8 Với con trâu có sừng khoảng một chẻ tre là được, cái sừng dài t ới c ổ trâu này đây 9. Có như vậy mới cho đút miệng ăn cho đủ hàng em người ta, Như thế mới đủ cho việc đút miệng ăn hàng người chị, Ăn này đây cho đủ khắp hết nhau, Ăn này đây cho đủ khắp cả mọi người…” (Akhàt Jucar Raglai: AWƠI NÃI TILƠR) Cây cau non, cây đa nhỏ trên rừng còn là hình ảnh của các chàng trai cô gái Raglai trong các câu dân ca khi họ đối đáp, tìm hiểu nhau khi mới gặp gỡ buổi đ ầu “ Ơ… Cây cau, hỡi cây cau, Ơi… Hỡi cây cau, cây cau ơi! Hãy nói lời thơm như trầm hương! (Điệu Rutu: Lý Hái cau rừng) Hay trong làn điệu Alơu: “…Tụi tui là cây đa còn nhỏ, Tụi tui là cây sung , Cây sung nhỏ nhắn . Là cái khay trầu nhỏ , Để chuẩn bị cho các cuộc lễ quanh năm, người Raglai đã có một loại thức uống truyền thống như hầu hết các tộc người Tây Nguyên: Rượu cần. Rượu cần được làm bằng các loại khoai mì, b ắp, sắn, bobo (cao lương) trong trên nương trên rẫy trộn v ới men danruq dawai lấy trong rừng, ngày nay họ sử dụng các loại men rượu bán ở chợ cho tiện và nhanh. Tuy v ậy, trong nh ững cu ộc l ễ l ớn gia đình họ vẫn thường làm rượu cần từ men này, người Raglai thường nhắc nhau trong pacap10: “Chưq char lagar drơi ngãq chapaq voh tupơi Mũ danruq dawai tacai pateh tacai hureq lacuah ugha cat ơr amreq...” (Núi nguyên xứ sở của ta có đủ đồ làm men rượu, Bằng cây thuốc daruq dawai củ gừng bo bo ớt...) Trong các Akhàt Jucar Raglai cũng nhắc đến loại men này: “… Awơi Via Valìq nói: -Rượu cần này người ta chẻ măng làm chua của măng tre ngà đó thôi. 6 Lâm sản ở đây là các loại cây trái, củ để ăn và làm thuốc. Thú rừng và cây gỗ rừng người Raglai không bao giờ làm vật trao đổi. 7 Hầu hết các Akhàt Jucar Raglai chúng tôi sưu tầm được đều có mô tả đám cưới của nhân vật chính. Chưa thấy sử thi nào không có. 8 Con heo to giết chết đặt nằm rồi người lớn muốn bước qua phải nhảy thì được. Nói con heo to bằng bò. Có nghĩa con heo phải to như con bò. Do người Raglai không có hệ thống đo lường bằng kilôgam, tạ, tấn nên phải ước lượng bằng cách gang tay, bước chân hoặc lấy vật khác để miêu tả cho vật muốn nói. 9 Do con trâu to quá nên người ta tính chiều dài từ cổ tới đầu trâu bằng đốt tre l ớn. con trâu có chi ều dài như vậy bằng một lóng tre là trâu đã đủ lớn. 10 Thành ngữ, tục ngữ ca dao= Pacap
  5. Nào có khác lòng nhau đâu, Này đây men làm bằng củ danruq chứ có khác gì. Cũng là củ danrưq11, Này dùng củ thuốc Jawai có khác gì nhau (Akhàt Jucar AWƠI NÃI TILƠR) Rừng núi bạt ngàn nhưng đối với người Raglai ở Khánh Hòa đều đã có chủ để giữ gìn, để canh tác. Mặc dù không hề có một văn bản chữ viết nào quy định nh ưng khi thành l ập m ột pal ơi người Raglai ở Khánh Hòa lấy 3 ngọn núi trong địa bàn của palơi “phân công” cho 3 dòng họ chính phụ trách: Họ Mấu/Máu (Chamaliaq), dòng họ Bo Bo (Cat ơr) và Cao/Cau (Pinang). Mỗi dòng họ thực hiện việc cúng lễ rừng/núi hàng năm. Việc cúng núi di ễn ra b ắt đ ầu vào tháng Grưm manhĩ (sấm la), tức là lúc phát dọn chuẩn bị gieo trồng vụ m ới hay còn g ọi là mùa rìu mùa r ựa. Trong dòng h ọ đóng góp lễ vật cau trầu, gà, rượu cần để cúng núi của mình. C ứ 3 năm l ại cúng l ớn m ột l ần, và chu kỳ 7 năm lại cúng lớn nhất. Lễ vật trong các kỳ cúng l ớn này là heo, bò. Sau khi cúng núi xong h ọ ti ếp t ục cúng đất (vhum tanãh). Lễ vật cúng núi như thế nào thì cúng đất đai nh ư vậy. Trường h ợp nếu trong dòng họ có người vi phạm luật tục cần phải cúng tạ núi rừng thì dòng họ nào về núi đó. Đây là điều bắt buộc nếu không tai họa sẽ liên quan đến vận mệnh cả làng. Riêng đ ối v ới h ọ Tro, h ọ Môn… do không có núi riêng trong palơi thì căn cứ m ối quan hệ đ ối v ới dòng h ọ nào trong pal ơi thì cúng ở núi dòng họ mình liên quan. Trong văn hoá sùng bái với rừng núi , người Raglai không bao giờ lên đỉnh núi mà họ chỉ ở và canh tác giữa lưng chừng núi. Rừng được phân loại theo để mọi người trong palơi biết mà thực hiện theo adãt panuãiq (luật tục), bao gồm: Rừng núi trên đỉnh là rừng thiêng, rừng cấm tuyệt đối: Cuang Pu Via; Rừng núi Sanõh là rừng của riêng từng gia đình; Rừng thần độc (Vhòq Salah) Rừng để chôn những người chết vì dịch bệnh12 (Dlai huang adhang adhaq, dlai luiq); Rừng /núi để canh tác: Duh Puq chưq. Trong thành ngữ, tục ngữ ( pacap) của người Raglai có nhiều câu nói về việc phân loại rừng để truyền lại cho người sau nhớ mà ứng dụng: -Dlai jalưc catưc bùr (Rừng ngàn rậm rạp) -Dlai tuha inã mum (Rừng già lắm bồ hóng) -Chưq jiơc padai dlai jiơc gilo (Núi sanh lúa rừng sanh bắp) Người Raglai luôn dạy bảo con cháu không bao giờ phá rừng làm rẫy, nếu phá r ừng là vi phạm điều cấm kị. Luật tục Raglai đã quy định: “…Không được làm nhà ở, Không được phát nương làm rẫy bừa bãi. Người xưa tin rằng: Đỉnh núi, đỉnh đồi, rừng đầu nguồn, rừng còn nguyên Là nơi trú ngụ của thần linh Chặt phát rừng là xúc phạm đến thần linh Sẽ bị các thần gây ra sạt núi, lũ lụt…” [Phan Đăng Nhật (cb) 2003:754] Luật tục của người Raglai cũng đã quy định để đối phó với sự tức gi ận của nhang th ần r ừng núi, để cầu mong sự yên bình, con người phải: “…Hãy têm trầu cau Hãy cầu xin với Thần Rừng, Thần Núi 11 Danuruq: Một loại củ rừng dùng để làm men cất rượu thuộc họ nghệ , gừng. 12 Người Raglai chôn người chết trong khu vực rẫy của mình chứ không có nghĩa trang riêng. Nghĩa trang chỉ dành cho những người vô thừa nhận, chết vì dịch.
  6. Xin cho chim, cho heo, cho gà Xin cho lúa nhiều, nhiều bắp Xin cho mọi sự đầy đủ Chiêng đánh, vòng đeo, nhiều ơn nhiều lộc…” Cho đến nay một bộ phận người Việt vẫn cho rằng những dân t ộc Tây Nguyên chặt phá rừng làm nương rẫy là bản năng của họ. Điều này hoàn tòan trái ngược với truyền thống c ủa ng ười Raglai nói riêng và hầu hết những dân tộc ở Tây Nguyên. Văn hoá tận dụng của rừng, người Raglai cho rằng: “…Rừng là mái nhà thiên nhiên Rừng che chở ta, bảo vệ ta Không có rừng lấy đâu ra măng, ra nấm. Không có rừng lấy đâu ra dây để buộc, tre để đan…” Và họ luôn xác định: “…Cây to đầu núi, đỉnh đồi, đầu nguồn là chiếc đập ngăn nước Không được chặt cây đa lâu năm, dây leo cuốn, cây sung th ần Không được làm rẫy làm nhà Đầu núi chân làng, núi to bãi hoang…” Để đối phó với sự bạc màu của đất đai canh tác, rẫy nương của ng ười Raglai đều chia làm 3 loại: Rẫy đang canh tác: Apu jahnãh Rẫy bỏ đã 3 năm (còn thu hoạch chuối, đu đu, mít…):Apu Casor Rẫy bỏ 10 năm (rẫy lâu lâu): Apu panroh Khi rẫy bắt đầu bạc màu họ quay trở lại rẫy 10 năm để phát dọn và để d ưỡng lại đ ộ màu c ủa các rẫy khác chứ không đi phát rẫy trên núi trong rừng. Các đất rẫy này là đất của ông bà để lại ch ứ không xâm phạm đến rẫy nương của người khác như luật t ục đã quy định: “…Rẫy cũ của ông bà Rẫy mới của ông bà Rẫy cũ của ông bà anh- anh ăn Rẫy mới của ông bà tui-tui ăn…” [Phan Đăng Nhật (cb) 2003:445]. Một điều chúng tôi đã tìm hiểu được trong quá trình kh ảo sát, đi ền dã c ủa mình ở các vùng miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh (Khánh Hoà), Bác Ái (Ninh Thuận) là ng ười Raglai trước đây không bao giờ chặt cây trong rừng già, rừng nguyên sinh, rừng đ ầu nguồn nước để làm nhà. Họ sử dụng chính ngay những cây cối lấy trong rẫy 10 năm (Apu panroh) mang về làm nhà và các vật dụng khác. Để đối phó với nạn cháy rừng, người Raglai luôn dạy bảo con cháu luôn phải cẩn thận với việc sử dụng lửa trong rừng. Khi đốt rẫy để canh tác, h ọ luôn đ ốt vào lúc đ ứng gió hay khi gió nh ẹ, đốt xong dập hết lửa mới ra về. Nếu ai vi phạm gây ra cháy rừng sẽ b ị ph ạt theo luật t ục : “…Ông bà tổ tiên người Raglai xưa đã dạy Cấm không được làm cháy nơi thờ thần Rừng, thần Núi… …Kẻ đốt lửa làm thần linh bị nóng bị bỏng Kẻ đó đã xúc phạm tới thần linh Bởi thế nó đã phạm một lỗi rất nghiêm trọng Cần phải đưa ra xét xử Với hình phạt nặng nề để làm gương cho kẻ khác…”
  7. Có thể nói hình ảnh của núi rừng, các cây con sống trong rừng đọng lại rất lớn và chiếm h ầu hết trong pacap của họ về phương thức sản xuất, canh tác; kinh nghiệm th ời tiết khi nhìn núi r ừng. Không những thế họ cũng đã đưa hình ảnh nh ững bông hoa trong rừng, đám mây trên đ ỉnh núi tr ở thành hoa văn ở một số đồ dùng như ná, ống tên, cán dao của ng ười đàn ông khi lên r ẫy; trên váy, áo của phụ nữ Raglai trong các ngày lễ hội palơi ... Những điều nói trên trong văn hoá của người Raglai là hiển nhiên bởi chính khi t ương tác với môi trường của rừng núi, người Raglai đã sáng tạo ra văn hoá của chính h ọ, m ột môi tr ường ch ủ đạo, gắn bó hàng ngày năm nay với tộc người này như bao tộc người Tây Nguyên khác. ____________________ TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU 1. NGÔ ĐỨC THỊNH 2004:Văn hóa vùng & phân vùng văn hóa ở Việt Nam. –TpHCM: NXB Trẻ, 425 trang. 2. NGÔ ĐỨC THỊNH 2006: Văn hóa – Văn hoá tộc người và văn hoá Việt Nam. –H: NXB Khoa học Xã hội, 861 trang. 3. NGUYỄN THẾ SANG 2001: Akhàt Jucar Ra-glai . – H: NXB Văn hóa Dân tộc, 872 trang. 4. NGUYỄN TUẤN TRIẾT 1991: Người Raglai ở Việt Nam. – NXB Khoa học xã hội. 5. PHAN ĐĂNG NHẬT (cb) Tô Đông Hải, Sakaya, Chamaliaq Riya Tỉenq, Trần Vũ 2003: Luật tục Chăm và Luật tục Ra-glai. – H: NXB VHDT, 844 trang. 6. PHAN NGỌC 2005: Văn hoá Việt Nam và các tiếp cận mới. – H: NXB VHTT, 245 trang. 7. PHAN XUÂN BIÊN (cb), Phan An, Phan Văn Dốp, Võ Công Nguyên, Nguyễn Văn Hụê 1998: Văn hóa và xã hội người Ra-glai ở Việt Nam. –HCM: NXB KHXH, 346 trang. 8. TRẦN NGỌC THÊM 1996/2004: Tìm về Bản sắc Văn hóa Việt Nam. – Tp HCM: NXB Tổng hợp (tái bản lần thứ 4), 690 trang.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2