YOMEDIA
ADSENSE
'Cầu vồng ngược' hiếm có trên bầu trời
45
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bầu trời nước Anh bỗng sáng rực với nụ cười bảy sắc cầu vồng rực rỡ. "Cầu vồng ngược" này thực ra không phải là cầu vồng. Mời các bạn tham khảo
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 'Cầu vồng ngược' hiếm có trên bầu trời
- 'Cầu vồng ngược' hiếm có trên bầu trời Bầu trời nước Anh bỗng sáng rực với nụ cười bảy sắc cầu vồng rực rỡ. "Cầu vồng ngược" này thực ra không phải là cầu vồng. "Cầu vồng ngược" trên bầu trời nước Anh. Ảnh: National Pictures. Thay vì được tạo ra bởi các hạt mưa, đó là kết quả của một hiện tượng hiếm gặp của bầu khí quyển bên ngoài Bắc cực và Nam cực. Bình thường cầu vồng được tạo ra khi ánh sáng xuyên qua các hạt mưa và chiếu ra phía bên kia mà không thay đổi hướng, thì "nụ cười lung linh" này được
- hình thành khi ánh sáng chiếu qua muôn triệu tinh thể băng bé xíu trong lớp mây mỏng. Do các tinh thể ở dạng dẹt và có 6 cạnh, chúng chuyển hướng ánh sáng và tạo ra một đường cong ngược, gọi là vòng cung thiên đỉnh. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi mặt trời ở thấp, khoảng dưới 32 độ tính từ đường chân trời. Đường cong có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm, và hiện thoáng qua trên bầu trời, bởi mây thường trôi rất nhanh. Nigel Blackwell, điều hành một doanh nghiệp tại Copthorne, gần Crawley, đã chụp được cảnh tượng ngoạn mục này vào tháng 2 năm nay. Hôm qua, ông cho biết: "Đó là một buổi sáng thứ bảy và con trai tôi đang rửa xe thì nhìn thấy nó. Cu cậu rất ngạc nhiên và gọi tôi ra xem. Tôi đã lấy máy ảnh và chụp hình. 'Nụ cười' xuất hiện trên bầu trời trong khoảng 5 phút rồi tự nhiên biến mất". "Ấn tượng đầu tiên của tôi là nó là một cầu vồng ngược, nhưng hôm đó là một ngày nắng trong. Thật thú vị khi nhìn thấy bầu trời đang mỉm cười với mình". Chuyên gia khí tượng học John Hammond nhận định: "Đây là một ví dụ tuyệt vời về vòng cung thiên đỉnh. Thật hiếm khi bắt gặp hiện tượng rõ rệt đến vậy". "Ngoài việc xuất hiện tại nơi thích hợp và vào đúng thời điểm, mặt trời và mây cần phải tạo ra một góc sao cho vòng cung có thể hiện rõ như vậy ở phía dưới". Ai là người đầu tiên chế tạo
- ra tàu vũ trụ Đó là Sergei Koroliov, người mở những trang đầu của ngành vũ trụ thực tiễn. Vào tháng 10.1929, tên tuổi Koroliov lần đầu tiên xuất hiện trên báo khi ông thiết kế tàu lượn tham gia cuộc thi tàu lượn toàn Liên Xô với kỷ lục bay hơn 4 giờ. Ông được tham gia tổ chức trung tâm tên lửa GIRM. Đến khi Viện nghiên cứu khoa học tên lửa được thành lập, Koroliov trở thành phó giám đốc. Ông phát triển nhiều loại tên lửa đạn đạo, có cánh và tập trung nghiên cứu các máy bay phản lực tiêm kích. Tuy nhiên, trong giai đoạn những năm 30 đầu 40 LX có những diễn biến phức tạp về chính trị, Koroliov trong thời gian này phải làm việc trong nhà tù, nhưng ông vẫn tham gia chế tạo máy bay ném bom, tên lửa gia tốc và tiếp tục phát triển loại tên lửa tầm xa. Tháng 8.1944, ông ra tù, được nhận huy chương vì sự lao động dũng cảm trong chiến tranh và Huân chương danh dự. Năm 1947, ông được chỉ định làm nhà thiết kế tên lửa chính. Trong thời gian đó ông đảm trách một công việc hết sức bí mật : chuẩn bị cho việc bay vào vũ trụ… Năm 1957 Koroliov đạt thành công lớn khi tên lửa P-7 được phóng thành công, đến tháng 10.1957 vệ tinh nhân tạo đầu tiên được phóng lên quỹ đạo, đó là giờ phút quan trọng nhất của Koroliov. Nhưng không ai được biết tên người anh hùng ấy, vì theo quy chế phải giữ bí mật. Ngày 12.4.1961 một thành quả lao động sáng tạo to lớn mà Koroliov tham gia được tiến
- hành trong thực tế: con tàu vũ trụ có người lái do nhà du hành Gagarin điều khiển đã được phóng lên quỹ đạo Trái đất, gây ngỡ ngàng khắp thế giới, mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ. Ông mất khi chưa đầy 60 tuổi, đến lúc đó người ta mới được biết Viện sĩ Sergei Koroliov - người 2 lần được tuyên dương Anh hùng lao động, tổng công trình sư các hệ thống tên lửa vũ trụ, người sáng lập ngành du hành vũ trụ thực tiễn. Quan sát nhật thực ngày 15 tháng 1 năm 2010 Chiều ngày 15/1/2010 sẽ có nhật thực hình khuyên chạy qua Myanmar, Việt Nam chỉ năm ở vùng xem được một phần, tỉ lệ che phủ cực đại sẽ lớn hơn lần tháng 7/2009. Các tỉnh càng về phía bắc sẽ xem được nhiều hơn. Ở các tỉnh ở cực bắc xem được đến hơn 70%. Ở Hà Nội là 67% bắt đầu vào lúc 14h16' chiều cực đại vào lúc 15h48' kết thúc vào lúc 17h4' Ở các tỉnh khác thời gian diễn ra cũng gần như vậy. Ở TP.HCM độ che cực đại là 38% Cách xem bảng trên: ví dụ ở Đà Nẵng có thể quan sát được nhật thực với độ che lấp cực đại là 49.4% lúc 15 giờ 47 phút 18 giây. Nhật thực tại Đà Nẵng bắt đầu lúc 14 giờ 21 phút 30 giây, kết thúc lúc 16 giờ 59 phút 55 giây.( nguồn PAC) Thank các bạn PAC đã chuyển ảnh từ pdf sang jpg
- Sau đó hơn 1 năm sau đến sáng sớm ngày 21/5/2012 mới lại có nhật thực, và cũng là nhật thực hình khuyên vùng xem được ở rất gần Việt Nam, ở phía Đông Nam Trung Quốc, Hong Kong... Ai ở Quảng Ninh vượt biên đi lên TQ 1 chút là xem được hình khuyên. Và lần này càng ở phía Bắc càng xem được nhiều, đặc biệt là vùng Đông Bắc, như Quảng Ninh, Hạ Long... sẽ xem được hơn 90%, nhưng có lẽ rất khó xem được nhật thực lần này Hà Nội nhật thực xem được đến 86%, bắt đầu từ khi mặt trời chưa Mọc ^^. Khi nhìn thấy mặt trời ló dạng là nó đã bị khuyết đến hơn 80% rồi, và kết thúc vào lúc 6h13 phút sáng. Lần này chắc phải có hướng đông trống trải mới nhìn thấy được. TPHCM còn bi thảm hơn tuy cũng bị che 0.45 % như đến 6h sáng là hết, giờ này chắc Mặt trời mới ló lên khỏi chân trời ^^. Và mãi ... cho đến 2016 chúng ta mới lại thấy nhật thực ở VN, vào ngày 9/3/2016, cũng ngay khi Mặt trời vừa ló dạng. Lần này là nhật thực toàn phần diễn ra ở Indonesia, và chúng ta lại bị cho ra rìa chỉ thấy được 1 phần. Các tỉnh càng về cực nam sẽ càng thấy nhật thực che nhiều hơn. Ở Cà Mau che là 65% trong khi đó ở Hn chỉ là 33%. Tại TP.HCM nhật thực bắt đầu vào lúc 6h35 sáng cực đại vào 7h34 với 61% và kết thúc vào 8h40phut. Do đó nếu không xem được nhật thực lần này, và lần 15/1/2010 lại bị thời tiết xấu thì có thể mãi đến 7 năm sau đến 2016 chúng ta ở VN mới lại có thể xem được nhật thực 1 phần. Và mãi đến 70 năm sau vào, vào một buổi sáng đẹp trời ngày 11.04.2070 hội người cao tuổi chúng ta (nếu còn sống) mới có thể lại được xem nhật thực toàn phần ở VN ở khu vực miền Trung. Đặc biệt năm 2074 nhật thực hình khuyên liên tiếp xem được ở VN vào 27.01.2074 và 24.07.2074 . Chúc chúng ta sống thọ. (Trước đây và trên một số tờ báo Tuấn nhầm nhật thực toàn phần ở năm 2070 với nhật thực hình khuyên 2074 ^^)
- Các bạn có thể dễ dàng tra trên các trang của NASA và đặc biệt là trang này về thời gian thấy được nhật thực ở VN http://eclipse.astronomie.info/sofi/...RV.HTM#VietNam Vào thập kỉ 70 của thế kỉ 21 sẽ có 3 vạch nhật thực chạy qua VN 1 toàn phần màu xanh và 2 hình khuyên 1- Phương pháp quan sát trực tiếp Không sử dụng các phim lọc sáng không dùng cho mục đích thiên văn như phim X- quang, băng video, kính hơ khói, giấy gói quà v.v…để quan sát, các loại này có thể lọc được ánh sáng nhưng có thể sẽ không lọc được những tia hồng ngoại và tử ngoại sẽ làm tổn thương mắt của bạn (theo tài liệu của NASA). Tuyệt đối không quan sát qua kính thiên văn, ống nhòm nếu không được gắn phim lọc mặt trời chuyên dụng. Tuyệt đối không được sử dụng các loại kính râm để quan sát nhật thực. An toàn khi sử dụng: kính của thợ hàn loại số 14 trở lên(có bán tại các tiệm cơ khí lớn giá khoảng 15 ngàn), kính chuyên dùng cho mục đích thiên văn quan sát Mặt Trời. Đĩa mềm máy tính không bị trầy xước gấp 2 hoặc 3 lớp có thể sử dụng tương đối an toàn nhưng cho chất lượng ảnh không tốt. Các kính thiên văn và ống nhòm khi được bịt phim lọc mặt trời chuyên dụng ở đầu ống kính có thể sử dụng để quan sát Nhật Thực. 2- Phương pháp quan sát gián tiếp: + Phương pháp dùng chậu nước pha mực: Sử dụng chậu nước pha mực đen và quan sát ảnh mặt trời trong chậu nước, có thể sử dụng một tấm kính để tăng độ phản xạ. Mực pha phải đảm bảo độ đen để quan sát không bị chói. + Phương pháp quan sát qua màn chắn: Tạo một lỗ thủng nhỏ khoảng 1mm trên một tấm bìa cứng hoặc một miếng thiếc, cho ánh nắng xuyên qua và quan sát ảnh của Mặt Trời xuyên qua lỗ thủng lên 1
- tấm giấy trắng đặt ở dưới. Phương pháp quan sát qua màn chắn cũng có thể ứng dụng được cho các kính thiên văn và ống nhòm. Hướng ống kính về phía Mặt Trời và hứng ảnh lên một tấm giấy trắng.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn