YOMEDIA
ADSENSE
06 tình trạng vitamin D huyết thanh của bệnh nhân bệnh parkinson
52
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá tình trạng vitamin D trong máu bệnh nhân bệnh parkinson. Nghiên cứu thực hiện trên 33 bệnh nhân parkinson đến khám tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương được khảo sát qua hỏi bệnh, thăm khám và xét nghiệm vitamin D huyết thanh.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 06 tình trạng vitamin D huyết thanh của bệnh nhân bệnh parkinson
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
06 TÌNH TRẠNG VITAMIN D HUYẾT THANH<br />
CỦA BỆNH NHÂN BỆNH PARKINSON<br />
Nguyễn Thi Hùng*, Nguyễn Lê Minh Trang*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá tình trạng vitamin D trong máu bệnh nhân bệnh Parkinson.<br />
Phương pháp nghiên cứu: 33 bệnh nhân Parkinson đến khám tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương được<br />
khảo sát qua hỏi bệnh, thăm khám và xét nghiệm vitamin D huyết thanh.<br />
Kết quả: có 12 nam chiếm tỷ lệ 36,4%, 21 nữ chiếm 63,6%, tuổi trung bình là 62,64 tuổi; tuổi khởi phát<br />
bệnh Parkinson trung bình là 55,73 tuổi. Bệnh nhân ở giai đoạn một và hai của Hoehn và Yahr chiếm tỷ lệ<br />
84,8%. Điểm UPDRS trung bình là 40,73. Các yếu tố nguy cơ thúc đẩy như sống ở nông thôn chiếm 18,25%,<br />
uống nước giếng 18,2%, tiếp xúc thuốc trừ sâu 15,2%, làm nghề nông 12,1%, chấn thương đầu 9,1%. Các yếu<br />
tố bảo vệ như hút thuốc lá chiếm 12,1% và uống cà phê 30,3%. Có 30,3% số bệnh nhân được đơn trị liệu với<br />
levodopa và 69,7% phối hợp levodopa với các thuốc khác. Có 100% bệnh nhân bị thiếu hụt vitamin D (<<br />
30ng/ml) với nồng độ vitamin D trung bình là 11,21 ng/ml. Nồng độ vitamin đặc biệt thấp ở nữ giới và ở bệnh<br />
nhân có thời gian mắc bệnh Parkinson dài.<br />
Kết luận: thiếu hụt vitamin D phổ biến ở bệnh nhân bệnh Parkinson và tình trạng vitamin D thấp có liên<br />
quan đến giới nữ, thời gian mắc bệnh Parkinson.<br />
Từ khóa: bệnh Parkinson, vitamin D<br />
<br />
ABSTRACT<br />
VITAMIN D STATUS IN PATIENTS WITH PARKINSON’S DISEASE<br />
Nguyen Thi Hung, Nguyen Le Minh Trang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 321 - 326<br />
Objectives: evaluating the serum vitamin D status in patients with Parkinson’s disease.<br />
Methods: survey, examination and blood test for serum vitamin D on 33 Parkinson’s disease patients.<br />
Results: Men make up 36.4%, women 63.6%, the average age is 62.64 years old, the mean onset age is 55.73<br />
years old. The average UPDRS score is 40.73 and 84.8% of the patients are in the first and second stage of Hoehn<br />
and Yahr. Many patients have the antecedent of living in rural areas 18.25%, drinking well water 18.2%,<br />
exposure to pesticide/herbicide 15.2%, farming 12.1%, head trauma 9.1%, smoking 12.1% and cosuming coffee<br />
30.3%. Monothepary with levodopa is 30.3%, polythepary with levodopa and other antiparkinson drugs is<br />
69.7%. 100% of the patients are vitamin D insufficient (< 30ng/ml) and the mean serum vitamin D is 11.21<br />
ng/ml. The hypovitamin D status is significantly correlated with female and Parkinson’s disease duration.<br />
Conclusion: high prevalence of vitamin D insufficiency in Parkinson’s disease and the hypovitamin D<br />
status is correlated with female and Parkinson’s disease duration.<br />
Keywords: Parkinson’s disease, vitamin D<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Bệnh Parkinson là bệnh đứng hàng thứ hai<br />
<br />
* Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc BS Nguyễn Lê Minh Trang, ĐT: 0903 780 362, Email: viettrang293@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
321<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
trong các bệnh thoái hóa của hệ thần kinh trung<br />
ương có thể gây tàn phế và giảm chất lượng<br />
sống. Căn nguyên của bệnh Parkinson là do sự<br />
tương tác giữa yếu tố di truyền và các yếu tố<br />
môi trường như tiếp xúc MPTP(12), tiếp xúc với<br />
thuốc trừ sâu(23) và thuốc diệt cỏ(3), tiếp xúc với<br />
kim loại nặng(7); tiếp xúc với hóa chất nông<br />
nghiệp(18). Ngoài ra, người ta còn thấy bệnh<br />
nhân Parkinson bị thiếu hụt một số vitamin như<br />
các vitamin nhóm B(1), vitamin C(19) và sự bổ<br />
sung các vitamin này có làm cải thiện phần nào<br />
triệu chứng bệnh(25). Trong vài năm gần đây,<br />
một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy có<br />
thiếu hụt vitamin D trong mẫu bệnh nhân bệnh<br />
Parkinson(15) và nồng độ thấp của vitamin D<br />
trong máu khi còn trẻ có thể là một yếu tố nguy<br />
cơ đưa đến bệnh Parkinson khi về già(17). Tại Việt<br />
Nam, chỉ mới có công trình nghiên cứu về tần<br />
suất thiếu hụt vitamin D ở người dân bình<br />
thường(10), chưa có công trình nghiên cứu nào về<br />
tần suất thiết hụt vitamin D ở bệnh nhân bệnh<br />
Parkinson. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu: "Khảo sát nồng độ vitamin D trong<br />
máu bệnh nhân bệnh Parkinson" với các mục<br />
tiêu: khảo sát đặc điểm lâm sàng bệnh nhân<br />
bệnh Parkinson, nồng độ vitamin D trong máu<br />
bệnh nhân bệnh Parkinson và mối liên quan<br />
giữa nồng độ vitamin D với các đặc điểm lâm<br />
sàng của bệnh Parkinson.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh<br />
Parkinson theo định nghĩa của Douglas J. Gelb<br />
và cộng sự, đến khám tại bệnh viện Nguyễn Tri<br />
Phương trong thời gian từ tháng 1/2011 đến<br />
tháng 5/ 2011, đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân bị hội chứng Parkinson thứ phát,<br />
mắc các bệnh thoái hóa thần kinh có kèm hội<br />
chứng Parkinson và bệnh nhân từ chối tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
322<br />
<br />
Thu thập số liệu<br />
Phỏng vấn trực tiếp theo bảng thu thập số<br />
liệu, thăm khám và xét nghiệm vitamin D huyết<br />
thanh của bệnh nhân. Địa điểm thực hiện:<br />
phòng khám Thần kinh bệnh viện Nguyễn Tri<br />
Phương.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Số liệu được mã hóa và phân tích bằng phần<br />
mềm SPSS 18<br />
<br />
Các yếu tố khảo sát<br />
Giới tính, tuổi, các yếu tố nguy cơ, tuổi khởi<br />
phát bệnh Parkinson, chế độ trị liệu hiện tại,<br />
thang điểm UPDRS, giai đoạn Hoehn và Yahr,<br />
nồng độ vitamin D huyết thanh.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Số bệnh nhân được khảo sát là 33, có 12 nam<br />
chiếm tỷ lệ 36,4%, 21 nữ chiếm 63,6%, tuổi trung<br />
bình là 62,64 tuổi; tuổi khởi phát bệnh Parkinson<br />
trung bình là 55,73 tuổi. Bệnh nhân ở giai đoạn<br />
một và hai của Hoehn và Yahr chiếm tỷ lệ<br />
84,8%. Điểm UPDRS trung bình là 40,73. Các<br />
yếu tố nguy cơ thúc đẩy như sống ở nông thôn<br />
chiếm 18,2%, uống nước giếng 18,2%, tiếp xúc<br />
thuốc trừ sâu 15,2%, làm nghề nông 12,1%, chấn<br />
thương đầu 9,1%. Các yếu tố bảo vệ như hút<br />
thuốc lá chiếm 12,1% và uống cà phê 30,3%. Có<br />
30,3% số bệnh nhân được đơn trị liệu với<br />
levodopa và 69,7% phối hợp levodopa với các<br />
thuốc khác. Có 100% bệnh nhân bị thiếu hụt<br />
vitamin D (< 30ng/ml) với nồng độ vitamin D<br />
trung bình là 11,21 ng/ml.<br />
Bảng: Các đặc điểm lâm sang của 33 bệnh nhân<br />
Parkinson<br />
Đặc điểm<br />
Nữ, %<br />
Tuổi trung bình<br />
Tuổi khởi phát bệnh Parkinson trung bình<br />
Điểm UPDRS trung bình<br />
Giai đoạn 1 và 2 của Hoehn và Yahr<br />
Sống ở nông thôn<br />
Uống nước giếng<br />
Tiếp xúc thuốc trừ sâu<br />
Làm nghề nông<br />
Chấn thương đầu<br />
<br />
63,6%<br />
62,64 tuổi<br />
55,73 tuổi<br />
40,73<br />
84,8%<br />
18,2%<br />
18,2%<br />
15,2%<br />
12,1%<br />
9,1%<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Đặc điểm<br />
Hút thuốc lá<br />
Uống cà phê<br />
Phối hợp levodopa với thuốc khác<br />
Nồng độ vitamin D trung bình<br />
<br />
12,1%<br />
30,3%<br />
69,7%<br />
11,21 ng/ml<br />
<br />
Bệnh nhân nữ có nồng độ vitamin D thấp<br />
hơn bệnh nhân nam với giá trị tương ứng lần<br />
lượt là: 9,54 và 14,14 ng/ml (p = 0.046, t Student).<br />
Vitamin D huyết thanh càng giảm khi thời gian<br />
điều trị bệnh Parkinson càng dài (p = 0,03; R<br />
square). Nồng độ vitamin D huyết thanh có<br />
khuynh hướng cao hơn ở nhóm bệnh nhân<br />
thường xuyên hút thuốc lá (p=0,198, t Student)<br />
hoặc có uống cà phê (p=0,131, t Student).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nồng độ vitamin D trung bình của các bệnh<br />
nhân Parkinson trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
là 11,21 ± 6,43 ng/ml (28 nmol/l) thấp hơn mức<br />
khuyến cáo 30-60ng/ml.(8,9) Như vậy 100% bệnh<br />
nhân Parkinson trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
bị thiếu hụt vitamin D. Các nghiên cứu dịch tễ<br />
học trên quần thể người bình thường cho thấy<br />
thiếu hụt vitamin D rất phổ biến. Phân tích gộp<br />
gồm 394 nghiên cứu với 33266 cá thể của T.<br />
Hagenau và cộng sự cho thấy nồng độ vitamin<br />
D trung bình toàn cầu là 54 ± 1,4 nmol/l. Riêng ở<br />
Việt Nam, nghiên cứu của Hồ Phạm Thục Lan<br />
và cộng sự cho thấy nồng độ vitamin D trung<br />
bình trên quần thể người bình thường ở thành<br />
phố Hồ Chí Minh ở nam là 36,8 ± 10,2 ng/mL<br />
cao hơn ở nữ là 30,1 ± 5,9; (p
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn