YOMEDIA
ADSENSE
100 câu hỏi ôn tập Địa lý lớp 9
2.563
lượt xem 579
download
lượt xem 579
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu này hệ thống lại kiến thức Địa lý Việt Nam: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, sự phân hóa lãnh thổ trong chương trình Địa lý lớp 9 dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 100 câu hỏi ôn tập Địa lý lớp 9
- 100 câu hỏi ôn tập Địa 9 Câu 1: Đàn trâu của nước ta (năm 2002) là: A. 6 triệu con B. 4 triệu con C. 5 triệu con D. 3 triệu con Câu 2: Vĩnh Tế là kênh được xây dựng để tiêu nước ra : A. Sông Đồng Nai B. Vịnh Thái Lan C. Sông Hậu D. Biển Đông Câu 3: Công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có bước phát triển mới khi xây dựng xong: A. Tổ hợp khí - điện - đạm ở Cà Mau B. Tổ hợp khí - điện - đạm ở Phú Mỹ C. Nhà máy ximăng công suất lớn ở Kiên Giang D. Trung tâm cơ khí ở thành phố Cần Thơ Câu 4: Loại hình vận tải có tổng chiều dài trong cả nước ta theo thứ tự nhất, nhì, ba là: A. Đường bộ, đường sắt, đường sông B. Đường sông, đường sắt, đường bộ C. Đường bộ, đường sông, đường sắt D. Đường sắt, đường bộ, đường sông Câu 5: Vùng Đông Nam Bộ có phương hướng chủ yếu gì để giữ được một nền kinh tế bền vững? A. Phát triển mạnh kinh tế đi đôi với khai thác hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi
- trường trên đất liền và trên biển cả. Bảo đảm chất lượng sản phẩm B. Phải bảo đảm chất lượng của thương hiệu C. Phát triển, đổi mới công nghiệp cho năng suất cao và sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường D. Phát triển mạnh nền công nghiệp dầu khí Câu 6: Hai thành phố tỉnh lị của Quảng Ninh và Phú Thọ lần lượt là: A. Hạ Long và Việt Trì B. Cẩm Phả và Phú Thọ C. Quảng Yên và Việt Trì D. Quảng Ninh và phú Thọ Câu 7: Muốn đến thăm khu bảo tồn chim hồng hạc ở vùng ĐBSCL thì đi đến đâu? A. Đất Mũi ở Cà Mau B. Phú Quốc ở Kiên Giang C. Tràm chim ở Đồng Tháp D. U Minh Thượng ở Rạch Giá Câu 8: Huyện đảo thuộc vùng Đông Nam Bộ là: A. Vân Đồn C. Côn Đảo D. Phú Quốc B. Phú Quý Câu 9: Trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng là: A. Phát triển và hiện đại hóa các ngành công nghiệp, dịch vụ B. Tập trung phát triển các ngành công nghệ cao. C. Đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp D. Phát triển nhanh và ổn định ngành chăn nuôi. Câu 10:
- Các dân tộc ít người có số dân chiếm khoảng: A. 14% dân số cả nước B. 20% dân số cả nước C. 18% dân số cả nước D. 16% dân số cả nước Câu 11: Bãi biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Trà Cổ B. Mũi Né C. Đồ Sơn D. Cửa Lò Câu 12: Nhập siêu là khái niệm và kết quả của hoạt động thương mại một quốc gia đang ở trong tình trạng: A. Khủng hoảng về mậu dịch B. Cân bằng mậu dịch C. Thâm hụt mậu dịch D. Thặng dư về mậu dịch Câu 13: Trong các ngành công nghiệp trọng điểm ở vùng Đông Nam Bộ, ngành nào có sản phẩm tiêu biểu cao so với tỉ trọng % cả nước: A. Dầu thô, sơn hóa học, động cơ điêden B. Dầu thô, động cơ điêden, bia C. Dầu thô, điện sản xuất, xi măng D. Dầu thô, quần áo, sơn hóa học Câu 14: Độ che phủ rừng tính trung bình trên toàn quốc ở nước ta là: A. 35% B. 43% C. 34% D. 37% Câu 15: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết tỉ lệ dân thành thị năm 2003 chiếm khoảng bao nhiêu? A. 20% B. 28% C. 26% D. 12%
- Câu 16: Nguồn nước khoáng nằm ở Đồng bằng sông Hồng là: A. Mỹ Lâm B. Vĩnh Hảo D. Sơn Kim C. Tiên Lãng Câu 17: Tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là: A. Hà Tĩnh B. Nghệ An D. Thừa Thiên – Huế C. Thanh Hóa Câu 18: Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng (năm 2002) đạt: A. 55,2 tạ/ha B. 45,9 tạ/ha D. 46,2 tạ/ha C. 56,4 ta/ha Câu 19: Sân bay quốc tế ở Đồng bằng sông Hồng là: A. Liên Khương B. Nội Bài C. Tân Sơn Nhất D. Cát Bi Câu 20: Sắt, mangan, thiếc, chì, kẽm thuộc nhóm khoáng sản: A. Nhiên liệu B. Vật liệu xây dựng C. Kim loại D. Phi kim loại Câu 21: Trên quan điểm môi trường và phát triển bền vững thì điều kiện quan trọng hàng đầu cần lưu ý là gì? A. Rừng và đất B. Không khí - nước C. Đất, nước và rừng D. Rừng và nước Câu 22:
- Chăn nuôi bò sữa ở nước ta được phát triển mạnh ở: A. Những vùng có nguồn lương thực dồi dào B. Tập trung trong các trang trại lớn C. Ven các thành phố lớn D. Những nơi có nhiều đồng cỏ tươi tốt Câu 23: Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Chăn nuôi là ngành sản xuất chính B. Đa dạng về cơ cấu sản phẩm C. Cây công nghiệp là cây trồng chính D. Phân tán về quy mô Câu 24: Tài nguyên thiên nhiên quan trọng hàng đầu với sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng là: A. Nguồn nước dồi dào B. Nguồn sinh vật phong phú C. Đất phù sa màu mỡ D. Khí hậu có mùa đông lạnh Câu 25: Vườn quốc gia không thuộc đồng bằng sông Hồng là: A. Cúc Phương C. Xuân Sơn D. Xuân Thủy B. Cát Bà Câu 26: Nạn chặt phá rừng diễn ra mạnh ở Tây Nguyên thời gian gần đây là do: A. Làm nương rẫy và trồng cà phê B. Lấy gỗ, củi C. Xây dựng thành phố, thị xã D. Xây dựng nhà cửa, chuồng trại Câu 27: Di sản phi vật thể của thế giới ở Tây Nguyên là:
- A. Tượng nhà mồ B. Trường ca Đăm San C. Cồng chiêng D. Nhã nhạc cung đình Câu 28: Các sân bay quốc tế hiện nay của nước ta là: A. Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất B. Nội Bài và Tây Sơn Nhất C. Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất D. Nội Bài và Đà Nẵng Câu 29: Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do: A. Nhiều sông suối, kênh rạch. B. Đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều C. Địa hình dốc và sông ngòi có lưu lượng lớn D. Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa. Câu 30: Năm 2002, sản lượng thuỷ sản cả nước là 2.647,4 nghìn tấn. Riêng ĐBSCL là 1.354,5 nghìn tấn, như vậy chiếm tỉ lệ % so với cả nước là: A. 52,16% B. 50,25% C. 51,16% D. 56,11% Câu 31: Thế mạnh của đánh bắt thuỷ sản ở DHNTB đã tỏ rõ ở sản lượng 2 năm: năm 2000 là 462,9 nghìn tấn, qua năm 2002 là 521,1 nghìn tấn như vậy đã tăng theo tỉ lệ % A. 110,25% B. 112,57% C. 157,21% D. 117,52% Câu 32: Các vườn quốc gia thuộc vùng Bắc Trung Bộ là: A. CátBà, Núi Chúa, Hoàng Liên, Tràm Chim
- B. Pù Mát, Bến En, Bạch Mã, Vũ Quang C. Cát Tiên, Xuân Thủy, Xuân Sơn, Pù Mát D. Ba Bể,Vũ Quang, Cúc Phương, Hoàng Liên Câu 33: Ở vùng DHNTB giá trị sản suất công nghiệp từ năm 2000 là 10,8 nghìn tỉ đồng, đến năm 2002 là 14,7 nghìn tỉ đồng, vậy đã tăng theo tỉ lệ %: A. 163,11% B. 126,12% C. 136,11% D. 162,12% Câu 34: Cơ cấu theo nhóm tuổi của nước ta từ 1979 – 1999 thay đổi theo hướng nào sau đây là đúng nhất: A. Nhóm tuổi (0 -14) tăng – Nhóm tuổi (15 - 59) và 60 giảm B. Nhóm tuổi (0 -14) giảm – Nhóm tuổi (15 - 59) và 60 tăng C. Nhóm tuổi (0 -14) và (15 - 59) tăng - Nhóm tuổi 60 giảm D. Nhóm tuổi (0 -14) và 60 giảm - Nhóm tuổi (15 - 59) tăng Câu 35: Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với các vùng lân cận nào về phía nào sau đây là chính xác: A. Vịnh Bắc Bộ về phía Đông - Trung du và miền núi Bắc Bộ về phía Đông Bắc - Bắc Trung Bộ về phía Đông Nam B. Vịnh Bắc Bộ về phía Đông - Trung du và miền núi Bắc Bộ về phía Bắc – Bắc Trung Bộ về phía Tây C. Vịnh Bắc Bộ về phía Đông Bắc - Trung du và miền núi Bắc Bộ về phía Tây Bắc - Bắc Trung Bộ về phía Tây D. Vịnh Bắc Bộ về phía Đông Nam – Trung du và miền núi Bắc Bộ về phía Bắc – Bắc Trung Bộ về phía Tây Nam
- Câu 36: Tỉnh trồng nhiều cà phê nhất ở Tây Nguyên là A. Lâm Đồng D. Đăk Lăk B. Kon Tum C. Gia Lai Câu 37: Than, dầu và khí thuộc nhóm khoáng sản: A. Kim loại B. Nhiên liệu C. Vật liệu xây dựng D. Phi kim loại Câu 38: Thế mạnh để phát triển kinh tế biển của Bắc Trung Bộ tập trung vào các ngành: A. Tất cả các ý B. NuôI trồng thủy hải sản C. Du lịch biển D. Giao thông vận tải biển Câu 39: Các địa danh văn hoá, lịch sử được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại ở vùng DHNTB là: A. Thành đồ Bàn – Tháp Chàm B. Núi thành - Phố cổ Hội An C. Trà Kiệu - Cổ Luỹ D. Di tích Mỹ Sơn Phố cổ Hội An Câu 40: Các trung tâm kinh tế chính của Tây nguyên là: A. Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Plâycu B. Đà Lạt, Kon Tum, Gia Lai C. Buôn Ma Thuột, Đăk Nông, Plâycu D. Plâycu, Đà Lạt, Lâm Đồng Câu 41: Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng năm 2002 đã tăng mạnh so với năm 1995 trong cơ cấu GDP, công nghiệp của cả nước là:
- A. 25% B. 31% C. 21 % D. 35% Câu 42: Dải đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ có nguồn gốc chủ yếu từ: B. Biển D. Sông – biển A. Sóng C. Sông Câu 43: Thành phố Hồ Chí Minh có các điểm du lịch nổi tiếng với các di tích lịch sử là : A. Bến Nhà Rồng, Xuân Lộc, Núi Bà Đen B. Bến Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Dinh Thống Nhất C. Bến Nhà Rồng, Núi Bà Đen, Dinh Thống Nhất D. Địa đạo Củ Chi, Núi Bà Đen, Nhà tù Côn Đảo Câu 44: Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người của nước ta hiện nay là: A. 0,3ha B. 0,5ha C. 0,4ha D. 0,1ha Câu 45: Đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong số các ngành kinh tế thì công nghiệp dầu khí được đánh giá là: A. Ngành không có ý nghĩa gì. B. Ngành kinh tế biển mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. C. Ngành kinh tế biển quan trọng. D. Không quan trọng bằng các ngành kinh tế khác. Câu 46: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm nhanh về tỷ
- trọng trong cơ cấu GDP của nước ta là: A. Chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước B. Thời tiết biến động, nhiều thiên tai C. Giá trị sản xuất thấp D. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp Câu 47: Diện tích ĐBSCL gần 4 triệu ha, gồm các loại đất: A. Đất cát, đất mặn, đất phèn, đất xám B. Đất phù sa mới, đất chua mặn, đất cát, đất phù sa cổ C. Đất mặn, đất phèn, đất pha cát, đất chua D. Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn và một số đất khác Câu 48: Trong các đảo sau, đảo không nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ ở nước ta là: A. Đảo Cát Bà B. Đảo Lý Sơn C. Đảo Vĩnh Thực D. Đảo Cái Bầu Câu 49: Bốn tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc là: A. Lai Châu, Cao Bằng, Điện Biên, Lạng Sơn B. Sơn La, Thái Nguyên, Lai Châu, Tuyên Quang C. Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu D. Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Lào Cai Câu 50: Các thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Đà Lạt, Buôn Ma Thuột B. Biên Hòa, Vũng Tàu C. Quy Nhơn, Nha Trang D. Mỹ Tho, Long Xuyên
- Câu 51: Sông có trữ năng thủy điện lớn nhất Trung du và miền núi Bắc Bộ là: C. Sông Chảy D. Sông Đà A. Sông Lô B. Sông Thao Câu 52: Tây Nguyên là đầu nguồn các sông lớn nào: A. Sông Xê Xan, sông Êa-Krông, sông Ba, sông Đồng Nai B. Sông Xê Xan, sông Xrê Pôk, sông Ba, sông Đồng Nai C. Sông Xê Xan, sông Xrê Pôk, sông Ba, sông Đa Nhim D. sông Xrê Pôk, sông Krông Pôkô, sông Ayun, sông Đa Dung Câu 53: Số tỉnh của Bắc Trung Bộ hiện nay là: A. 12 tỉnh B. 6 tỉnh C. 10 tỉnh D. 8 tỉnh Câu 54: Biện pháp quan trọng nhất để giảm sức ép của dân số ở Đồng bằng sông Hồng là: A. Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa B. Chuyển cư tới các vùng khác C. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động D. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý Câu 55: Đồng bào dân tộc ít người ở Tây Nguyên chiếm bao nhiêu %? A. 35% B. 30% C. 37% D. 20% Câu 56: Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số (2002) là:
- A. 1180người/1km2 B. 2000người/1km2 C. 1070người/1km2 D. 960người/1km2 Câu 57: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu: A. Xích đạo B. Nhiệt đới D. Cận xích đạo C. Ôn hoà Câu 58: Cánh đồng muối Cà Ná nổi tiếng ở nước ta thuộc tỉnh: A. Bình Thuận B. Ninh Thuận C. Bà Rịa - Vũng Tàu D. Khánh Hòa Câu 59: Khả năng khai thác hải sản giữa vùng biển gần bờ và vùng biển xa bờ của nước ta là: A. Vùng gần bờ gấp 2 - 3 lần vùng xa bờ B. Vùng xa bờ gấp 10 lần vùng gần bờ C. Bằng nhau D. Vùng xa bờ gấp 3 - 4 lần vùng gần bờ Câu 60: Nguồn nước khoáng không thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ là: B. Vĩnh Hảo D. Mỹ Lâm A. Quang Hanh C. Kim Bôi Câu 61: Sự tương hỗ kinh tế, kĩ thuật giữa vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL như thế nào? A. Công nhân có tay nghề của ĐBSCL đã chi viện cho các xí nghiệp mới mở ở ĐBSCL
- B. Vùng Đông Nam Bộ với nền kinh tế năng động đã hỗ trợ cho ĐBSCL công nghệ chế biến, thị trường tiêu thụ nông sản và xuất khẩu C. Đông Nam Bộ xay xát lúa gạo, xuất khẩu nông sản cho ĐBSCL D. Mặt hàng nông sản, thủy sản đông lạnh của ĐBSCL đã xuất khẩu qua cảng Sài Gòn của vùng ĐNB Câu 62: Trong các nhận định sau về ngành dịch vụ, nhận định chưa chính xác là : A. Dịch vụ được chia thành: dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công cộng và dịch vụ sản xuất B. Dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người C. Nền kinh tế phát triển mạnh sẽ tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển cơ cấu ngành đa dạng. D. Dịch vụ sản xuất trực tiếp ra của cải vật chất Câu 63: Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của: A. Châu thổ sông Tiền B. Châu thổ sông Cửu Long C. Châu thổ sông Mê Công D. Châu thổ sông Hậu Câu 64: Nông nghiệp của Đông Nam Bộ không có thế mạnh về : A. Trồng cây công nghiệp lâu năm B. Trồng cây lương thực C. Trồng cây công nghiệp hàng năm D. Trồng cây ăn quả Câu 65: Các địa điểm du lịch nào sau đây được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?
- A. Tam Đảo B. Ba Bể D. Hạ Long C. Sa Pa Câu 66: Các vườn quốc gia ở Tây Nguyên là: A. Chư Môm Rây, Kon Ka Kinh, Chư Yang Sin, Yok Đôn B. Yok Đôn, Cát Tiên, Pù Mát, Bạch Mã C. Chư Yang Sin, Cát Bà, Hoàng Liên, Xuân Thủy Câu 67: Các di sản văn hóa thiên nhiên và phi vật thể nào ở vùng Bắc Trung Bộ đã được UNESCO công nhận: A. Lăng tẩm cố đô Huế là di sản văn hóa, động Phong Nha là di sản thiên nhiên, Hát ví dặm Nghệ An là di sản phi vật thể B. Cố đô Huế là di sản văn hóa, động Phong Nha là di sản thiên nhiên, ca Huế là di sản phi vật thể C. Cố đô Huế là di sản văn hóa, động Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên, nhã nhạc cung đình Huế là di sản phi vật thể D. Cố đô Huế là di sản văn hóa, Bạch Mã là di sản thiên nhiên, nhạc cung đình là di sản phi vật thể Câu 68: Đỉnh núi có độ cao lớn nhất khu vực Tây Nguyên là: A. Chư Yang Sin C. Ngọc Linh D. Ngọc Kring B. Kon Ka Kinh Câu 69: Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để nuôi trồng thủy sản ở nước ta là: A. Duyên hải Nam Trung Bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Bắc Trung Bộ D. Đồng bằng sông Hồng
- Câu 70: Nhân tố tự nhiên làm cho Tây Nguyên trồng được nhiều cà phê nhất cả nước là: A. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn B. Có công nghiệp chế biến phát triển C. Có nguồn thủy năng dồi dào D. Có khí hậu và đất đai thuận lợi Câu 71: Trong cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002, ngành có tỉ trọng giảm xuống: A. Công nghiệp và xây dựng B. Nông, lâm, ngư nghiệp C. Dịch vụ D. Không có ngành nào Câu 72: Tây Nguyên có tiềm năng về công nghiệp luyện kim màu là nhờ: A. Nhiều mỏ vàng và đồng lớn B. Nhu cầu của thị trường lớn C. Nhiều bôxit và thủy năng D. Giàu thiếc và mangan Câu 73: Nhìn chung các đô thị của nước ta có: A. Nhiều chức năng B. Chức năng dịch vụ C. Chức năng hành chính D. Chức năng công nghiệp Câu 74: Trâu được nuôi nhiều nhất ở: A. Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ B. Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên C. Trung du và miền núi Bắc Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ D. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
- Câu 75: Do điều kiện khí hậu khô hạn, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu phát triển: A. Cam, quýt, nuôi vịt, nuôi gà, tôm ven biển B. Dừa, xoài, chôm chôm, nuôi cá sông, ba ba C. Cao su, cà phê, nuôi trâu đàn, bò đàn D. Nho, thanh long, nuôi dê đàn, cừu đàn, bò đàn Câu 76: Các tỉnh không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là: A. Bắc Ninh, Hà Nội, HảI Phòng B. Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Tây C. Vĩnh Phúc, HảI Dương, Hưng Yên D. Ninh Bình, TháI Bình, Hà Nam Câu 77: Khu vực dịch vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu: A. Khách sạn, nhà hàng, xuất nhập khẩu thương mại B. Thương mại, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông C. Xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch D. Vận tải thủy, du lịch, bưu chính viễn thông Câu 78: Loại cây trồng ở Đồng bằng sông Hồng từ tháng XI năm trước đến tháng II năm sau là: A. Ngô đông D. Cây ăn quả B. Lúa xuân C. Lúa mùa Câu 79: Nguyên nhân quan trọng nhất để tập đoàn cây vụ đông trở thành thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng là do: A. Nhân dân có kinh nghiệm sản xuất B. Nhu cầu tiêu thụ lớn hơn C. Đất phù sa màu mỡ D. Khí hậu có mùa đông lạnh
- Câu 80: Các hoạt động kinh tế chính ở miền núi phía Tây của Bắc Trung Bộ là: A. Làm ruộng bậc thang; trồng cây thuốc nam; nuôi vịt đàn B. Trồng lúa nước; nuôi gia súc, gia cầm C. Nghề rừng; trồng cây công nghiệp lâu năm; nuôi trâu, bò đàn D. Khai thác thỏc rung làm gia cầm Câu 81: Về số lượng, ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất (57,3% so với cả nước năm 2003) ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là chăn nuôi: A. Lợn D. Gia cầm B. Bò C. Trâu Câu 82: Hoạt động kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2002 đạt GDP là 188,1 nghìn tỉ đồng trong khi cả 3 vùng kinh tế trọng điểm cộng lại là 289,5 nghìn tỉ đồng. Vậy vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt tỉ lệ bao nhiêu %? A. 64,97% B. 65% C. 56,79% D. 76,49% Câu 83: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta cao vào khoảng giữa thế kỷ XX là do: A. Tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp. B. Tỉ suất sinh quá cao, tỉ suất tử cũng cao. C. Tỉ suất gia tăng cơ học cao D. Tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử giảm Câu 84: Địa hình Duyên hải Nam Trung Bộ gắn liền với dãy núi: A. Bắc Sơn và Ngân Sơn B. Trường Sơn Bắc C. Trường Sơn Nam D. Hoàng Liên Sơn
- Câu 85: Hoạt động kinh tế chủ yếu của các dân tộc miền núi là: A. Trồng cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản B. Sản xuất lương thực, cây công nghiệp C. Sản xuất công nghiệp, thương mại D. Nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc Câu 86: Địa hình miền núi ở Tây Bắc có đặc điểm là: A. Hướng vòng cung B. Núi cao và chia cắt sâu mạnh C. Bằng phẳng, không phân bậc. D. Núi trung bình và thấp. Câu 87: Ngành công nghiệp không phải thế mạnh của đồng bằng sông Hồng là: A. Thuỷ điện B. Sản xuất hàng tiêu dùng C. Sản xuất vật liệu xây dựng D. Chế biến lương thực thực phẩm Câu 88: Ở nước ta hiện nay, khai thác khí thiên nhiên phục vụ cho: A. Sản xuất hàng tiêu dùng B. Công nghiệp điện, sản xuất phân đạm. C. Sản xuất hóa chất cơ bản, chất dẻo. D. Sản xuất nhựa đường, cao su tổng hợp Câu 89: Chức năng kinh tế chủ yếu của các trung tâm kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ là: A. Xuất nhập khẩu và du lịch B. Xuất nhập khẩu và giáo dục C. Du lịch và cửa khẩu D. Nông nghiệp và công nghiệp Câu 90:
- Các loại khoáng sản như sét, đá vôi có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành: A. Công nghiệp hóa chất B. Công nghiệp vật liệu xây dựng C. Công nghiệp luyện kim D. Công nghiệp năng lượng Câu 91: Những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Cúc Phương, Mạch Mã, Núi Chúa. B. Đền Hùng, Pác Bó, Tân Trào C. Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể D. Trà Cổ, Đồ Sơn, Cửa Lò Câu 92: Hai vụ lúa chính ở Đồng bằng sông Cửu Long là : A. Thay đổi tùy từng năm B. Vụ đông xuân và vụ mùa C. Vụ mùa và vụ hè thu D. Vụ hè thu và vụ đông xuân Câu 93: Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23.550 km2. Năm 2002 dân số 10,9 triệu người.Vậy mật độ dân số trung bình là bao nhiêu? A. 436 người / km2 B. 463 người / km2 C. 364 người / km2 D. 634 người / km2 Câu 94: Các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng thuộc vùng kinh tế trọng điểm: A. Trung Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Nam Trung Bộ D. Miền Trung Câu 95: Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng được phát triển mạnh và có quy mô lớn ở Bắc Trung Bộ là:
- A. Sản xuất gạch, ngói B. Sản xuất cát thủy tinh C. Sản xuất đất sét D. Sản xuất ximăng Câu 96: Tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ thể hiện ở ch ỗ có c ả: A. Cây nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới. B. Cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả C. Cây dược phẩm, cây ăn quả D. Cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày. Câu 97: Khoáng sản chính của Duyên hải Nam Trung Bộ là: A. Cát thuỷ tinh, ti tan, vàng B. Bôxit, vàng, apatit C. Dầu mỏ, khí đốt, than bùn D. Than đá, sắt, mangan Câu 98: Các dãy núi đâm ra biển thuộc dãy Trường Sơn Bắc là: A. Đèo Ngang và Đèo Hải Vân B. Hoành Sơn và Bạch Mã C. Tam Điệp và Đèo Ngang D. Hoàng Liên Sơn và Bạch Mã Câu 99: Rừng ngập mặn của Đồng bằng sông Cửu Long tập trung chủ yếu là: A. Ven sông Tiền B. Ven biển C. Ven sông Hậu D. Khu vực giáp với Đông Nam Bộ Câu 100: Phạm vi được coi là biên giới quốc gia trên biển? A. Ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế B. Ranh giới phía trong của lãnh hải C. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn