YOMEDIA
ADSENSE
26 chuẩn mực kế toán Việt Nam P.1
656
lượt xem 227
download
lượt xem 227
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
26 chuẩn mực kế toán Việt Nam được sự giúp đỡ của Cộng đồng châu Âu (EU) và Ngân hàng thế giới (WB) từ năm 1996. Các chuẩn mực này được công bố thành năm đợt
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam P.1
- 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam P.1 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam được sự giúp đỡ của Cộng đồng châu Âu (EU) và Ngân hàng thế giới (WB) từ năm 1996. Các chuẩn mực này được công bố thành năm đợt: 1. Đợt 1: Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2000 2. Đợt 2: Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 3. Đợt 3: Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 4. Đợt 4: Ban hành theo quyết định theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 2 năm 2005. 5. Đợt 5: Ban hành theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/200 Bài này giới thiệu những chuẩn mực kế toán được giới thiệu trong đợt một. Đợt 1: Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/200 Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho Nội dung của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Hàng tồn kho là những tài sản: • Được giữ để bán trong kỳ sản xuất và kinh doanh bình thường • Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang • Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ được dùng để tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ Theo khái niệm như trên thì hàng tồn kho trong doanh nghiệp gồm: • Hàng hoá mua để bán: Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi đường, hàng gửi bán, hàng gửi đi gia công chế biến • Thành phẩm: Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán • Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành hoặc sản phẩm hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho. • Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho, đã mua đang đi trên đường hoặc gửi đi gia công chế biến • Chi phi dịch vụ dở dang Giá trị của hàng tồn kho được quy định theo chuẩn mực số 02 là giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện.
- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí chế biến, chi phí thu mua và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho tại vị trí và trạng thái như hiện tại. • Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định ( chi phí khấu hao máy móc nhà xưởng…) và chi phí sản xuất chung biến đổi ( chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp) trong quá trình chuyển hoá nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm. • Chi phí mua hàng tồn kho bao gồm giá mua, các khoản thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bôc xếp và bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua hàng tồn kho trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua do hàng không đúng phẩm chất quy cách. • Chi phí liên quan trực tiếp khác là những chi phí khác ngoài chi phí thu mua và chi phí chế biến ví dụ như chi phí thiết kế cho một đơn đặt hàng cụ thể. Chuẩn mực 02 cũng quy định những chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm: • Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường; • Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản; • Chi phí bán hàng; • Chi phí quản lý doanh nghiệp; Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau: • Phương pháp tính theo giá đích danh: Áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. • Phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. • Phương pháp nhập trước, xuất trước: Áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. • Phương pháp nhập sau, xuất trước: Áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc
- thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. Qua nội dung tóm tắt ở trên có thể thấy rằng chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng chủ yếu dựa theo chuẩn mực số 02 về Hàng tồn kho của kế toán quốc tế. Tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau về phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: • Hiện nay, phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) không được chấp nhận theo chuẩn mực 02 hàng tồn kho của kế toán quốc tế. • Hai phương pháp được chuẩn mực kế toán quốc tế khuyến khích sử dụng thường xuyên ở doanh nghiệp là phương pháp nhập trước xuất trước và phương pháp bình quân gia quyền. • Phương pháp giá hạch toán (standard cost) vẫn được chuẩn mực của kế toán quốc tế đưa ra áp dụng. So sánh với một số phương pháp tính giá trị hàng tồn kho của các nước trên thế giới: Kế toán Mỹ: Chế độ kế toán Mỹ xác định rất đầy đủ phạm vi của chỉ tiêu hàng tồn kho, có tính đến tất cả trường hợp có thể xẩy ra liên quan đến hàng tồn kho. Hàng tồn kho được phản ánh theo giá thực tế. Trị giá của hàng mua vào được ghi nhận là giá trên danh đơn của hàng mua vào sau khi trừ đi tất cả các khoản chiết khấu. Kế toán sử dụng tài khoản "Mua vào" để tập hợp giá trị của tất cả hàng mua vào bán trong kỳ (tài khoản này không phản ánh hàng có còn trong tay hay đã chuyển đi vì đã bán hoặc vì lý do khác). Xác định trị giá vốn hàng tồn kho được sử dụng theo bốn phương pháp: • Giá trên từng danh đơn riêng biệt (Specific invoice inventory pricing): được sử dụng vì nó hoàn toàn làm tương xứng giữa chi phí và thu nhập nhưng chỉ áp dụng cho các loại hàng có giá trị cao. • Trị giá vốn bình quân gia quyền (Weighted Average cost): cách sử dụng đơn giản nhưng có khuynh hướng che giấu sự biến động của giá. • Phương pháp nhập trước xuất trước ( FIFO): cung cấp một cách đánh giá hàng hoá tồn kho sát với giá hiện hành của hàng hoá thay thế nhất. • Phương pháp nhập sau xuất trước( LIFO): chọn chi phí phát sinh sau cùng để xác định trị giá vốn của hàng bán, do đó kết quả của nó là sự tương xứng tốt nhất giữa chi phí hiện hành và thu nhập trên báo cáo thu nhập. Kế toán Pháp: Về phương pháp đánh giá hàng tồn kho: hàng tồn kho phải được ghi sổ theo giá thực tế. Cụ thể
- • Đối với hàng mua vào: là giá mua thực tế. Giá mua thực tế bao gồm giá thoả thuận và phụ phí mua (không kể thuế di chuyển tài sản, thù lao hay tiền hoa hồng, lệ phí chứng thư) • Đối với hàng xuất kho: Giá hàng xuất kho được tính theo một trong ba phương pháp: giá bình quân cả kỳ dự trữ, giá bình quân sau mỗi lần nhập và giá nhập trước - xuất trước. Chuẩn mực số 03 – Tài sản cố định hữu hình Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, gồm: Tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ hữu hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán TSCĐ hữu hình, trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán khác cho TSCĐ hữu hình. Chuẩn mực số 04 - Tài sản cố định vô hình Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán tài sản cố định (TSCĐ) vô hình, gồm: Tiêu chuẩn TSCĐ vô hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ vô hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán TSCĐ vô hình, trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán khác cho TSCĐ vô hình. Chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Chuẩn mực này áp dụng trong kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác phát sinh từ các giao dịch và nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và các khoản thu nhập khác ngoài các giao dịch và nghiệp vụ tạo ra doanh thu kể trên.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn