intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 bước để có ngày làm việc năng suất

Chia sẻ: Cô Nương Nhím | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

54
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tạo khởi đầu hứng khởi, ngồi thẳng lưng, lên kế hoạch theo nguồn năng lượng cơ thể, xác định động lực để hoàn thành nhiệm vụ, uống nước là 5 bước được giới thiệu trong tài liệu "5 bước để có ngày làm việc năng suất". Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 bước để có ngày làm việc năng suất

5 bước để có ngày làm việc năng suất<br /> 1. Tạo khởi đầu hứng khởi<br /> Bắt đầu ngày làm việc mới luôn theo một cách giống nhau như  báo hiệu cho <br /> cả  thể  chất và tinh thần chuẩn vào bước vào vòng quay nhạt nhẽo. Để  khởi  <br /> đầu vào buổi sáng thoải mái hơn, bạn có thể hát theo những bản nhạc sôi động <br /> khi tắm hoặc trên đường tới cơ quan, dậy sớm chạy bộ trước khi đi làm giúp <br /> giải phóng dopamine, một chất hóa học giúp cơ thể có cảm giác nhiều sinh lực  <br /> hơn.<br />  <br /> <br /> <br /> <br /> <br />  <br /> <br /> 2. Ngồi thẳng lưng<br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> Nếu công việc yêu cầu ngồi cả ngày, điều tồi tệ bạn vẫn làm là ngồi cúi lưng <br /> trước mặt hình máy tính. Tư  thế  này đẩy cơ  hoành đè lên phổi khiến bạn <br /> không thể hít thở sâu. Khi chức năng thở bị hạn chế, việc cung cấp ôxy cho cơ <br /> thể bị ảnh hưởng, dẫn đến bạn mất dần khả năng tập trung.<br /> Ngoài ra, hãy tận dụng mọi cơ hội để đứng lên khỏi ghế nhiều nhất có thể. Ví <br /> như  gặp ai đó để  trao đổi công việc, bạn nên vừa đi vừa nói chuyện thay vì <br /> ngồi ở bàn. Cựu CEO Apple, Steve Jobs luôn có thói quen này, vì nó giúp tăng <br /> khả năng sáng tạo.<br /> Nếu công việc cho phép, bạn nên dùng ghế  cao để  gần với tư thế  đứng nhất <br /> hoặc để máy tính lên chiếc bàn cao hơn và không dùng ghế. Để hình thành thói <br /> quen tích cực này, bạn nên nghĩ tới chuyện đặt lịch nhắc nhở trong điện thoại <br /> về vấn đề bạn đã ngồi quá nhiều.<br /> 3. Lên kế hoạch theo nguồn năng lượng cơ thể<br /> Làm việc có hiệu quả  hay không liên quan tới mức năng lượng của cơ  thể. <br /> Bạn nên đánh giá chính xác sức lực của mình, khi nào là dồi dào nhất để  sắp <br /> xếp công việc tương ứng đòi hỏi sự tập trung suy nghĩ cao độ.<br /> Ví như bạn không phải là người  ưa hoạt động vào buổi sáng, thì chỉ  nên giải <br /> quyết những nhiệm vụ đơn giản. Phần công việc quan trọng sẽ  được ưu tiên <br /> hoàn thành trong buổi chiều.<br /> 4. Xác định động lực để hoàn thành nhiệm vụ<br /> Điều gì khiến bạn dễ  xao nhãng với công việc? Đói? Nhắn tin? Chat với bạn <br /> bè? Dù với bất kỳ lý do nào, đừng để điều đó xảy ra. Bạn nên tìm ra động lực  <br /> hoặc nguyên nhân quan trọng để  bắt buộc phải giải quyết xong nhiệm vụ.  <br /> Đan xen là thời gian nghỉ ngơi mỗi khi xử lý hoàn tất một việc. Như vậy, não  <br /> bộ  sẽ  dần hình thành thói quen suy nghĩ về  mọi việc đều có thể  giải quyết <br /> gọn gàng.<br /> 5. Uống nước<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2<br /> Nghe có vẻ đơn giản, tuy nhiên nhiều người lại quên mất nhiệm vụ này hoặc  <br /> chọn cà phê làm đồ uống thay thế. Vào buổi sáng, uống nước nên là nhiệm vụ <br /> cần hoàn thành trước tiên sau tỉnh giấc.<br /> Vì sao? Bởi lẽ  sau 7­9 tiếng chìm trong giấc ngủ, cơ  thể  bị  mất nước. Nếu  <br /> uống cà phê đầu tiên vào buổi sáng thì nguy cơ thiếu nước càng cao và dẫn tới  <br /> nhiều tác động tiêu cực như hoa mắt, uể oải. Hãy đảm bảo bạn uống đủ  2 lít <br /> nước mỗi ngày.<br /> Huy Nghĩa <br /> Theo Huffingtonpost<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2